intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiếp ảnh là một hoạt động sáng tạo, nó bị chi phối bởi quy luật nội dung và hình thức

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

94
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mặc dầu kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong nhiếp ảnh, nhưng nghệ thuật nhiếp ảnh là một sản phẩm đặc biệt của trí tuệ mang một nội dung nhất định trong một hình thức phù hợp. Nghệ thuật nhiếp ảnh là một hoạt động sáng tạo nằm trong đội ngũ nghệ thuật tạo hình,..

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiếp ảnh là một hoạt động sáng tạo, nó bị chi phối bởi quy luật nội dung và hình thức

  1. Nhiếp ảnh là một hoạt động sáng tạo, nó bị chi phối bởi quy luật nội dung và hình thức Mặc dầu kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong nhiếp ảnh, nhưng nghệ thuật nhiếp ảnh là một sản phẩm đặc biệt của trí tuệ mang một nội dung nhất định trong một hình thức phù hợp. Nghệ thuật nhiếp ảnh là một hoạt động sáng tạo nằm trong đội ngũ nghệ thuật tạo hình, nên nó chịu sự chi phối của những quy luật chung xác định nên nội dung và hình thức của tác phẩm nghệ thuật. Trong ảnh nghệ thuật cũng như trong các loại văn học nghệ thuật khác. Hội họa, điêu khác, đồ họa…, quy luật chung đó mang lại những nét độc đáo khác nhau, làm cho nội dung và hình thức của nhunữg nghệ thuật khác. Thật vậy có những nghệ thuật rất gần nhau, đều thuộc lĩnh vực nghệ thuật thị giác như nhiếp ảnh và hội họa: cả hai nghệ thuật này đều đưa các vật thể từ không gian ba chiều lên mặt phẳng hai chiều và cũng đều chịu sự phi phối của những luật chung như luật phối cảnh, đường chân trời, điểm vô cực.v.v…. Nhưng rõ ràng nội dung và hình thức của hai loại nghệ thuật tạo hình này hoàn toàn khác nhau. Vì thế không thể đưa tieu chuẩn của hội hoạ để đánh giá tác phẩm nhiếp ảnh, ngược lại không thể mang tiêu chuẩn nghệ thuật nhiếp ảnh để phê bình tác phẩm tranh vẽ. Trong nhiều bài viết, một số tác giả do không nhận thức đầy
  2. đủ thường khen “bức ảnh đẹp như tranh”. Rõ ràng đây là một lời chê bai hơn là một lời khen. Chúng ta biết rằng hội họa càng tiến gần đến nhiếp ảnh, thì không còn là hội hoạ nữa. Ngược lại nghệ thuật nhiếp ảnh càng tiệm cận với hội hoạ thì không còn là nhiếp ảnh nữa. Bởi nó đã đánh mất tính hiện thực, một trong những tính chất cơ bản nhất của nhiếp ảnh. Mỗi loại hình nghệ thuật cần phải tìm cho mình một con đường đi mà vẫn mang đầy đủ đặc tính cơ bản của mình. Tất nhiên trong quá trình phát triển có học tập, bổ sung cho nhau, để làm cho công nghệ của mình ngày càng một phong phú cả về nội dung lẫn hình thức. Nội dung tác phẩm nghệ thuật không chỉ là đối tượng mô tả, hay là đề tài như nhiều nhà lý luận thường nói mà chính là lượng tư tưởng mang chất thơ có trong tác phẩm đó. Còn hình thức của tác phẩm là sự thể hiện nội dung thực tế qua nguyên liệu chính của loại hình nghệ thuật đó. Nói cách khác hình thức của tác phẩm nghệ thuật là hệ thống tín hieụe khác nhau dùng để thu nhận, thể hiện và truyền đạt cho người xem (nếu là nghệ thuật tạo hình), người nghe, người đọc (văn học) lượng nội dung đáng tin cậy mà nó chứa đựng. Qua phân tích, ta càng thấy rõ mỗi loại hình nghệ thuật đều có một hình thức mang chất thơ riêng biệt. Nhiệm vụ của nhà nhiếp ảnh là phải xác định cho được nội dung của tác phẩm, để từ đó có hình thức thể hiện phù hợp.
  3. Bất luận loại hình nghệ thuật nào, bao giờ nội dung đều được hình thành bởi sự kết hợp cái khách quan với cái chủ quan (cái tư duy của tác giả), tức là giữa cái nhận thức được với cái đã đánh giá, giữa đức tính mẫn cảm và vốn sống của nhà nghệ sĩ. Điều này không thể hiện trong ảnh tư liệu, ảnh khoa học, ảnh dịch vụ… Nó chỉ thể hiện rất rõ trong ảnh nghệ thuật. Vì ảnh thời sự, tài liệu, khoa học, dịch vụ… cốt làm sao cho cái khách quan (thế giới hiện thực), không bị cái chủ quan *cái tôi của tác giả) chi phối. Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của các loại hình nghệ thuật khác nhau là hoàn toàn khác nhau. Chẳng hạn trong âm nhạc: nội dung chủ quan được ưu tiên tuyệt đối. Ngược lại thế giới khách quan (khách thể) không được mô tả trực tiếp trong âm nhạc. Trong lĩnh vực văn học, nội dung khách quan phát triển không ngừng qua nhiều thể loại như thơ, văn xuôi, truyện kể, tuỳ bút, tiểu thuyết.v.v… Nhưng toàn bộ hiện thực khách quan không được giới thiệu trực tiếp trong lĩnh vực văn học mà chính nằm trong ngôn ngữ mà nhà văn sử dụng để mô tả thế giới. Còn hội hoạ tái hiện thực không qua hình tượng nằm trên mặt phẳng hai chiều, ai cũng có thể nhìn thấy. Nhưng hình tượng này, có những lúc tưởng rằng đây là sự ghi chép tuyệt đối trung thành với các dodói tượng khách quan. Nhưng thực ra các đối tượng thực tế khách
  4. quan đó, luôn bị chi phối bởi chủ quan của nhà họa sĩ. Nói cách khác nó bị chi phối bởi sự tưởng tượng, sự tư duy của anh ta, làm cho hiện thực khách quan không còn như nguyên mẫu. Đối với nhiếp ảnh nghệ thuật, trong nội dung hình tượng bao giờ cái khách quan cũng được đặt lên trên cái chủ quan. Trong ảnh nghệ thuật cái khách quan và cái chủ quan là một thể thống nhất. Cũng như các ngành nghệ thuật khác, trong ảnh nghệ thuật sự thống nhất hai mặt của nội dung. Cái khách quan và cái chủ quan – là một việc làm bắt buộc và rất cần thiết. Nhưng trong nhiếp ảnh nghệ thuật mối tương quan giữa đối tượng (hiện thực) và ý đồ thể hiện của tác giả khác với các loại hình nghệ thuật khác: Trong âm nhạc, hiện thực khách quan được phản ánh đến mức dường như đã bị cái chủ quan của nhạc sĩ thay thế hoàn toàn, người nghe chỉ còn nhận biết một cách mơ hồ cuộc sống con người. Ngược lại, trong nhiếp ảnh sự bay bổng về nghệ thuật của nhà nhiếp ảnh bị giới hạn trong pạhm vi mà đối tượng cho phép. Nghĩa là đối tượng thể hiện có bao chất thưo, thì nhà nhiếp ảnh chỉ có thể thể hiện bấy nhiêu chất thơ.
  5. Khác với nhà văn, nhạc sĩ, họa sĩ… nhiếp ảnh không cần tưởng tượng xem nhân vật của mi nhf sẽ như thế nào, bối cảnh, môi trường sẽ ra sao… Vẫn biết rằng những yếu tố này góp phần biểu hiện tư tưởng, tình cảm, nội tâm của tác giả (ngoại trừ cảnh lắp ghép, xử lỹ phầm mềm photoshop). Nói cách khác ý đồ biểu hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh, nhà nghệ sĩ tìm ngay trong cuộc sống, trong hiện thựuc khách quan những hiện tượng nào, những sự kiện nào, những khoảnh khắc nào biểu hiện được tư tưởng, tình cảm và thái độ của họ đối với thế giới. Cũng khác với họa sĩ, nhà văn, nhạc sĩ… nhiếp ảnh nẩy sinh ý đồ sáng tác không phải vì yếu tố nội tại thuộc chủ quan của nhà nhiếp ảnh mà luôn luôn do những cái bên ngoài, thuộc khách quan tác động. Ý đồ sáng tác của nhà nhiếp ảnh không định trước, mà phụ thuộc vào đối tượng khi anh ta tìm thấy sự kiện, sự vật hấp dẫn đến mức độ nào, chứ không phụ thuộc hoàn toàn vào trạng thái, tâm hồn nào mà anh ta muốn biểu hiện lúc đó. Nói cách khác nhiếp ảnh đi sáng tác trước hết không phải do cảm xúc mà do tư tưởng. Ngược lại trong văn học, hội hoạ, âm nhạc… , người nghệ sĩ sáng tác trước hết không phải do “tư tưởng thúc bách” mà do cảm xúc.
  6. Trong nhiếp ảnh nghệ thuật, nội dung khách quan được biểu hiện ở giai đoạn đầu, tức giai đoạn chụp. Giai đoạn hai, còn gọi là giai đoạn làm hậu kỳ, tức là giai đoạn làm ra tấm ảnh. Ở thời điểm này có sự thay đổi về chất. Như chúng ta điều biết tấm phim âm là ghi lại mối tương quan giữa tư tưởng do chính nhà nghệ sĩa xây dựng nên, tức là khoảnh khắc trong quá trình tồn tại của đối tượng mà tác giả đã phát hiện ra khi lựa chọn bối cảnh, bố cục, đường nét, ánh sáng, phạm vi thể hiện… cho tấm ảnh. Nhưng từ tấm phim làm ra tấm ảnh là nhằm mục đích nâng cao mức tối đa sức biểu hiện nghệ thuật với sự hỗ trợ tối đa của các biện pháp kỹ thuật, kỹ xảo (ngày nay sử dụng phần mềm photoshop), để phù hợp với nội dung và khuyếch trương tính tích cực của nội dung như cắt cúp, xóa bỏ những chi tiết không cần thiết, làm thay đổi phần sáng tối… Điều này chứng tỏ rằng trong quá trình sáng tác không những cơ cấu bên trong của nội dung nghệ thuật được thay đổi mà cả tương quan giữa nội dung và hình thức cũng được thay đổi theo. Nhưng điều quan trọng sự thay đổi đó không làm mất đi tính hiện thực khách quan. Điều này xảy ra ngay trong lúc nảy sinh ý đồ xây dựng tấm ảnh nghệ thuật. Tức là lúc một hiện tượng cuộc sống nào đó ăn khớp với sự hình dung của nhà nhiếp ảnh và thôi thúc anh ta xây dựng tác phẩm về hiện tượng đó trong hình tượng nghệ thuật. Tức là nhà nghệ sĩ coi hiện tượng đó như hình thức có nội dung, một thứ có sức truyền cảm. Bởi trong hiện
  7. tượng này của cuộc sống có ý nghĩa về tư tưởng và cảm xúc. Ý nghĩa đó được khám phá ra qua cái vẻ bên ngoài của nó, tức là qua cái vỏ vật chất của nó, mà nhà nghệ sĩ đã nhìn thấy. Điều này không có trong ảnh thời sự, tư liệu và khoa học, thường không có kết cấu nghệ thuật nhất địn h, thì giá trị nhận thức thông tin sẽ được nhấn mạnh hơn nhiều và nó sẽ trở thành ảnh thời sự (tài liệu, khoa học) nghệ thuật. Trong ảnh nghệ thuật, tiêu chuẩn lựa chọn phương pháp biểu hiện bao gồm 2 mặt có liên quan chặt chẽ với nhau. Đó là đánh giá mức độ tư tưởng (cảm xúc chất thơ có trong đối tượng mô tả) và đánh giá cấu trúc nghệ thuật của đối tượng, mà cấu trúc nghệ thuật chính là phương tiện chứa đựng và truyền đạt ý nghĩa tinh thần của đối tượng. Đó chính là mối tương quan giữa nội dung và hình thức. Mối tương quan giữa nội dung và hình thức được biểu hiện rõ qua sự phân tích một số tác phẩm sau: “Gặp lại con sau những năm tháng bị Mỹ - nguỵ tù đầy” của cố nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Hồng Long, là một thành cô ng trong việc biểu hiện tình cảm của hai mẹ con người tử tù, chính là nhờ phương pháp thể hiện qua cấu trúc nghệ thuật của tấm ảnh, từ những mảng sáng tối, mái tóc bạc phơ của bà mẹ, nói lên dự đợi chờ mong con trở về bao đêm thức trắng… Trên nét mặt gầy guộc, đôi bàn tay gân guốc đủ nói lên chế độ hà khắc, dã man của Mỹ - ngụy
  8. đối với tù nhân. Rõ ràng giá trị nghệ thuật của bức ảnh này không chỉ là ở chỗ ghi lại một cách giản đơn cuộc hội ngộ của hai mẹ con người tử tù, mà giá trị đích thực của nó là ở chỗ ghi lại được trạng thái, tâm lý của cả mẹ và con “vui trong nước mắt”, chính là nhờ kết cấu nghệ thuật càng nhân sâu tâm lý tình cảm của nhân vật. Nói một cách khác giá trị nghệ thuật của tấm ảnh không chỉ là ghi lại đựơc trạng thái, tâm lý của mỗi nhân vật mà chính là ở chỗ mỗi loại tâm lý của từng nhân vật đã tìm được biểu hiện nghệ thuật mạnh mẽ, đầy đủ và chính xác. Có một loại diễn đạt nội dung thông qua hình thức nghệ thuật phức tạp. Sự phức tạp ở đây là về kết cấu nghệ thuật, chứ không phải phức tạp về quan điểm sáng tác. Trong nhiếp ảnh nghệ thuật, lối diễn đạt này gọi là sự đối lập mang tính nghệ thuật. Loại ảnh nghệ thuật này thường trong ảnh có 2 đối tượng. Sự đối lập về vị trí của hai đối tượng ấy mang ý nghĩa nội dung, cũng như về tư tưởng và cảm xúc. Chính nhờ sự đối lập có tính nghệ thuật mà tấm ảnh gây cho người xem ấn tượng mạnh như tác phẩm “O du kích nhỏ” của Phan Thoan, “Kéo xác máy bay Mỹ” của Quang Văn, “Từ Thần sấm xuống xe trâu” của Văn Bảo.
  9. Ngoài ra còn có một cách xây dựng hình thức nghệ thuật trong ảnh nghệ thụât là cách bố cục có nhịp điệu. Đối với những tấm ảnh đối tượng mô tả có nhiều bộ phận, có nhiều chi tiết có liên quan mật thiết với nhau, liên kết với nhau một cách có nhịp điệu, tạo nên sự chặt chẽ bên trong và sự hài hòa về cấu trúc bên ngoài. Đối với nhiêp ảnh, lối bố cục có nhịp điệu mang tính độc đáo riêng, không phải bản thân ảnh tạo ra được nhịp điệu. Nhịp điệu đó sẵn có trong tựu nhiên. Vấn đề quan trọng là nhà nhiếp ảnh phát hiện ra được và đánh giá được nhịp điệu đó. Chẳng hạn bức ảnh chụp những chú chim sâu đậu rải rác trên những sợi dây thép, tạo ra như những nốt nhạc, rất có nhịp điệu. Ba phương pháp thể hịên trên không phải tách bạch nhau mà quyện vào nhau, bổ sung cho nhau. Tóm lại trong ảnh nghệ thuật sự thống nhất giữa nội dung và hình thức chính là sự thống nhất giữa ý nghĩa tư tưởng – cảm xúc – chất thơ với kết cấu nghệ thuật của hình tượng.
  10. Đối với ảnh nghệ thuật, sự thay đổi tương quan giữa nội dung và hình thức trong suốt quá trình sáng tác. Cụ thể ở giai đoạn chụp, nhà nhiếp ảnh có thể tăng cường phần nào sức biểu hiện nghệ thuật của đối tượng thông qua góc chụp, biến đổi ánh sáng, điểm nhìn… Đến giai đoạn hậu kỳ, cũng cho phép nhà nghệ sĩ nâng cao hơn nữa vai trò hình thức thông qua cắt cúp, màu sắc tô đậm nhạt… Ở giai đoạn hai – giai đoạn hậu kỳ - không thể coi là mục đích duy nhất, nhưng nó lại rất quan trọng, giúp ta giải quyết trọn vẹn vấn đề tạo hình một cách hoàn chỉnh nhất, nhằm thổi bùng lên ở người xem sự rung động, cảm xúc và sự liên tưởng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2