intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhiều dược liệu quý hiếm sẽ biến mất

Chia sẻ: Trần Thị Nhỏ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

90
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc khai thác kiểu tận diệt cùng với những cơn “sốt” cây thuốc xáo tam phân, cây cà gai leo… vừa qua khiến nhiều nguồn dược liệu quý hiếm bị biến mất Nguồn dược liệu, đặc biệt là một số loài cây thuốc quý hiếm tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn bởi bàn tay con người. Cây xáo tam phân ở Nam Trung Bộ, cây cà gai leo ở tỉnh Quảng Nam đang gây sốt và bị khai thác đến cạn kiệt. Do đó, việc cần thiết hiện nay là phải nhanh chóng có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhiều dược liệu quý hiếm sẽ biến mất

  1. Nhiều dược liệu quý hiếm sẽ biến mất Việc khai thác kiểu tận diệt cùng với những cơn “sốt” cây thuốc xáo tam phân, cây cà gai leo… vừa qua khiến nhiều nguồn dược liệu quý hiếm bị biến mất Nguồn dược liệu, đặc biệt là một số loài cây thuốc quý hiếm tại Việt Nam đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn bởi bàn tay con người. Cây xáo tam phân ở Nam Trung Bộ, cây cà gai leo ở tỉnh Quảng Nam đang gây sốt và bị khai thác đến cạn kiệt. Do đó, việc cần thiết hiện nay là phải nhanh chóng có chính sách, giải pháp để bảo tồn, phát triển nguồn dược liệu trong nước. Mất rừng, mất nguồn dược liệu Theo TS Nguyễn Bá Hoạt, nguyên phó viện trưởng Viện Dược liệu Trung ương, điều tra của viện này cho thấy tính đến năm 2005, đã ghi nhận được 3.948 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408 loài động vật và 75 loại khoáng vật có công dụng làm thuốc ở Việt Nam. Kết quả này phản ánh nguồn dược liệu ở nước ta rất phong phú. Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc, gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập tung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10 % là cây thuốc trồng.
  2. Nhiều nhà khoa học không quản ngại khó khăn đi tìm kiếm các loạidược liệu mới trong rừng sâu. Ảnh: TỪ ĐỨC DŨNG Thế nhưng, trong quá trình điều tra từ năm 1970-1990, Viện Dược liệu Trung ương đã phát hiện nhiều vùng rừng có cây thuốc phong phú nay đã hoàn toàn bị phá bỏ. Vùng núi Hàm Rồng (Sa Pa – Lào Cai) vào những năm 1972 -1973 là một khu rừng rậm rạp, có nhiều loài thuốc quý như sâm vũ diệp, tam thất hoang, hoàng liên… nhưng đến năm 1985, rừng ở đây đã bị phá hủy để trồng bắp và các loại cây trồng khác. Tình trạng này cũng có thể thấy ở vùng rừng với hàng ngàn hecta ở tiểu cao nguyên An Khê (thuộc 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định), trước kia vốn là trung tâm phân bố lớn nhất Việt Nam của cây vàng đắng – là nguyên liệu chiết berberin, hiện đã nằm dưới lòng hồ chứa nước của thủy điện Vĩnh Sơn. Rất nhiều vùng phân bố tự nhiên của các loài cây
  3. thuốc quý như sâm Ngọc Linh, thiên niên kiện, ba kích, đảng sâm, hoàng đằng, ngũ gia bì… cũng bị thu hẹp do nạn phá rừng và mất rừng. Hiện nguồn tài nguyên cây thuốc không còn nguyên vẹn nữa, như cây vàng đắng, từ năm 1980-1990, mỗi năm khai thác từ 1.000 đến 2.500 tấn/năm nhưng đến năm 1991-1995 chỉ còn 200 tấn/năm. Từ năm 1995 đến nay, về cơ bản ở Việt Nam không còn vàng đắng để khai thác thương mại. Một số cây có nhu cầu sử dụng và kinh tế cao như ba kích, đảng sâm, các loài hoàng tinh, bình vôi… vốn phân bố khá phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc nhưng đã bị suy giảm nghiêm trọng nên đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ Cây thuốc Việt Nam. Theo thống kê của Viện Dược liệu Trung ương năm 2007, 144 loài cây thuốc thuộc diện quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo tồn. Trong số đó có rất nhiều loài cây thuốc quý như sâm Ngọc Linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang, các loài hoàng liên, bách hợp, biến hóa núi cao, thanh mộc hương, ba kích, đảng sâm… Đẩy mạnh nuôi trồng – Con đường tất yếu Tiềm năng tài nguyên động – thực vật làm thuốc ở Việt Nam là đặc biệt phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều này cũng chỉ có giới hạn. Chúng chỉ có thể thực sự trở thành tiềm năng lâu dài nếu biết giữ gìn và khai thác một cách hợp lý. Hơn nữa, đây lại là nhóm tài nguyên tái tạo được. Vì thế, việc đẩy mạnh nuôi trồng là con đường phát triển tất yếu trong tương lai. Tại hội thảo “Định hướng phát triển khối tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc giai đoạn 2012 – 2015”, TSKH Nguyễn Minh Khởi, Viện trưởng Viện Dược liệu Trung ương, cho
  4. biết trong giai đoạn 2012-2020, cần đẩy mạnh công tác quản lý tài nguyên, giống, chế biến, xây dựng mô hình trồng dược liệu, tư vấn. Ngoài ra, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, sớm ban hành quy trình, quy phạm về GACP (thực hành tốt trồng trọt và thu hái)… TS Nguyễn Bá Hoạt đề xuất cần điều tra tổng thể nguồn nguyên liệu tự nhiên; xây dựng và đề xuất quy hoạch các vùng khai thác để tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu đầu vào và bảo đảm việc khai thác cây thuốc; xây dựng một số vùng sản xuất nguyên liệu các loài cây thuốc đang có nhu cầu lớn theo điều kiện sinh thái và địa lý phù hợp. Đồng thời, triển khai trồng các loài cây thuốc theo GACP; bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc quý có tiềm năng phát triển tạo thuốc mới…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2