intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nho giáo - Đạo học trên đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:246

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 cuốn sách Nho giáo - Đạo học trên đất kinh kỳ (Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội) gồm có các chương sau: chương V: các tiến sĩ Nho học còn lưu danh trên đất Kinh kỳ; chương VI: Đạo học Việt Nam trước những cú huých của lịch sử; chương VII: đào tạo sau đại học trước những thách thức của nền kinh tế thị trường; chương VIII: Đạo học Việt Nam - truyền thống, quê hương - dòng họ ‘một đi có trở lại?. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nho giáo - Đạo học trên đất Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội: Phần 2

  1. N H O G IÁ O - Đ Ạ O H Ọ C TRÊN Đ Ấ T KINH K Ì (TH Ă N G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - HÀ N Ộ I) Chương V C ác tiến sĩ Nho học còn lưu danh trên đất Kinh kỳ 5.1. BIA ĐẠI BẢO TAM NIÊN - TẤM BIA ĐẦU TIÊN CỦA VĂN MIẾU ĐỂ DANH TIẾN sĩ Trước tiên chúng ta đều phải nói tới lý do tại sao lại dựng bia đề danh các tiến sĩ tại Văn Miếu? Lý do này theo chúng tôi không có gì xác đáng hơn là giới thiệu toàn bộ bài văn bia của tấm bia có nhan đề: “Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kỷ" dịch ra là: Bài ký đề bia tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442) với nội dung như sau: Lớn thay thánh triều! Đức Thái tổ cao hoàng đế trí dũng trời ban, kinh luân việc lớn, diệt bạo trừ tàn, cứu dân khỏi lầm than đau khổ, kíp khí vũ công đại định, văn đức sửa sang; nghĩ muốn chiêu tập anh tài, canh tân chính trị. Bèn xuống chiếu cho các nơi trong nước dựng nhà học để bồi dưỡng nhân tài. 255
  2. C H Ư Ơ N G 5 : C Á C TIẾN S Ỹ NHO H Ọ C C Ò N Lưu DANH TRẼN ĐẤT KINH KỲ Tại kinh đô thì có Quốc Tử Giám, ngoài các phủ có Học đường. Cao hoàng đế đích thân chọn con cháu các quan và thường dân tuấn tú vào làm học sinh ở các cục nhị thập, Còn thi ngự tiến cùng là giám sinh ở Quốc Tử Giám. Lại sai quan chuyên trách lựa chọn con em các nhà dân lương thiện vào các nhà phủ học làm sinh đồ, đặt thầy nho dạy bảo, in kinh sách ban cho, đất trồng tài năng thực đã rộng mở. Việc khảo thí tuyển kẻ sĩ, hoặc hỏi nghĩa lý kinh điển, hoặc làm phú luận các đề, hoặc đích thân hoàng đế hỏi vãn sách, tuỳ tài học từng người mà trọng dụng. Lúc bấy giờ tên gọi khoa thi tiến sĩ tuy chưa đề ra nhưng thực chất đã đề cao Nho học và phép chọn người đại khái đã đủ cả. Nền thái bình muôn thuở thực đã bắt đầu từ đây. Đẹp thay đức Thái Tông vãn hoàng đế nối giữ nghiệp lớn, làm rạng rỡ ông cha, xem xét nhân vãn, giáo hoá thiên hạ. Lấy trọng đạo sùng Nho làm việc cấp. Coi đãi hiển tôn vua làm mưu tốt. Nghĩ rằng đặt khoa thi kén kẻ sĩ là một việc chính trị nên làm trước nhất. Tô điểm cơ đồ, khôi phục mở mang trị hoá thữ do ở đó. Mà sửa sang chính trị sắp đặt công việc, gây phong tục tốt, cũng là do ở đó. Các bậc đế vương đời xưa làm nên thị bình ai cũng theo thế. Thánh tổ cao hoàng đế đã định quy mô, nhưng chưa kịp thi hành. Làm rạng rỡ đời trước, khuyến khích đời sau, nay chính là lúc để làm việc ấy. Bèn vào năm Nhâm Tuất Đại Bảo thứ 3 (1442) mở rộng xuân vi họp thi kẻ sl Bấy 256
  3. N H O G IÁ O - Đ Ạ O H Ọ C TRẼN Đ Ấ T KINH KÌ (TH Ả N G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - H À N Ộ I) giờ ứng thí bốn trăm nãm mươi người, thi qua 4 trường có 33 người trúng cách. Quan chuyên trách kê tên dâng lên, Hoàng đế sai chọn ngày vào trong sân rồng ứng đối. Lúc ấy bề tôi là Thượng thư tả bộc xạ Lê Văn Linh làm quan Để điệu, Ngự sử đài Thị ngự sử Triệu Thái làm giám thí quan. Cùng các viên Tuần xước, Thu quyển, Di phong đằng lạc, Đối độc mỗi người một việc. Ngày 2 tháng hai, Hoàng đế ngự điện Hội Anh, đích thân ra đề thi vãn sách. Ngày hôm sau các quan độc quyển là Hàn lâm viện thừa chỉ học sĩ kiêm Trung thư quốc sử sự Nguyễn Trãi, Trung thư sảnh Trung thư thị lang Nguyễn Mộng Tuân, Nội mật viẹn Tri Viẹn sự Trình Thuấn Du. Quốc tử giám bác sĩ Nguyễn Tử Tấn bưng quyển phụng đọc, rồi dâng lên vua xét định thứ bậc cao thấp. Ban cho Nguyên Trực đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Như Đổ đỗ Bảng nhãn, Lương Như Hộc đỗ Thám hoa lang. Bọn Trần Văn Huy 7 người đỗ tiến sĩ, bọn Ngô Sĩ Liên 23 người đỗ phụ bảng- đó là theo danh hiệu các đời trước đã có. Ngày 3 tháng 3 xướng danh treo bảng để tỏ cho kẻ sĩ thấy sự vẻ vang, ân ban tước trật để đặc cách biểu dương, cấp áo mũ cân đai để phục sức cho đẹp. Điện Quỳnh Lâm ban yến để tỏ ý ơn huệ, cấp ngựa đưa về quê để tỏ lòng mến yêu. Sĩ thứ Trường An đâu đâu cũng tụ tập đứng xem, đều ca ngợi thánh hoàng chuộng Nho xưa nay ít thấy. 257
  4. CHUONG 5: CÁC TIẾN SỸ NHO HỌC CÒN Lưu DANH TRẼN ĐÁT KINH KỲ Ngày 4 bọn TYạng nguyên Nguyễn Trực lạy dâng biểu tạ ơn. Ngày mồng 9 lại bệ kiến cáo từ, xin vinh quy bái tổ. Đó là khoa thi đầu tiên trong đời bản triều được ơn vinh long trọng, đến nay còn được ngợi ca. Từ đó về sau thánh nối thần truyền, vẫn theo lệ cũ. Kính nghĩ Hoàng thượng trung hưng nghiệp lớn, rộng mở nhân văn, đổi mới chế độ, lừng lẫy tiếng tăm. Riêng về phép lựa chọn kẻ sĩ lại càng lưu ý. Phàm những lề luật triều trước chưa đủ thì mở rộng thêm. Sau khi truyền lô yết bảng, lại cho dựng bia đá ghi tên để biểu thị sự khuyến khích rất mực đến lâu dài. Phép hay ý tốt thật rất mực chu đáo. Tốt thay đẹp thay! Nay xét từ năm Đại Bảo thứ 3 đến nay các khoa thi tiến sĩ còn thiếu chưa được dựng bia đá. Bọn thượng thư bộ Lễ Quách Đình bảo kính vâng mệnh hoàng thượng khắc họ tên thứ bậc những người thi đỗ lên đổi danh hiệu Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa lang làm tiến sĩ cập đệ cho hợp với quy chế ngày nay. Hoàng thượng chuẩn tấu, sai bày tôi là bọn Thân Nhân Trung chia nhau soạn các bài ký. Thần kính nghe lời truyền ân đức của hoàng thượng, vui mừng khôn xiết. Kính nghĩ: Việc dựng bia đá là cốt để làm cho thịnh ý mưu trị cầu hiền của các bậc thánh đế thần tông được lưu truyền mãi mãi. Đó chính là phép lớn để rèn 258
  5. N H O G IÁ O - Đ Ạ O H Ọ C TRÊN Đ Ấ T KINH KÌ (TH Ă N G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - HÀ N Ộ I) dũa người đời và là điều rất may cho Nho học. Thần tuy vụng về nông cạn, đâu dám chối từ. Kính cẩn cúi đầu giập đầu vái lạy viết bài ký rằng: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh và hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương và thánh minh chẳng ai không coi việc kén chọn kẻ sĩ bồi dưỡng nhân tài, vun trồng nguyên khí làm công việc cần kíp. Bởi vì kẻ sĩ có quan hệ trọng đại với quốc gia như thế, cho nên được quý chuông không dường nào. Đã được đề cao bởi khoa danh, lại thêm long trọng bởi tước trật, ơn ban đã nhiéu mà vân COI là chưa đủ. Lại neu ten ở Tháp Nhạn, ban danh hiệu long hổ để ngợi khen. Báo tin mở tiệc, triều đình mừng được người tài, không việc gì không làm hết mức. Ngày nay hoàng đế thánh minh lại cho rằng việc lớn tốt đẹp tuy đã vẻ vang một thời, nhưng lời khen tiếng thơm chưa đủ để lưu truyền dài lâu cho hậu thế. Vì vậy lại cho dựng bia đá đề tên đặt ở cửa Hiền Quan để cho kẻ sĩ 4 phương chiêm ngưỡng hâm mộ phấn chấn, rèn luyện danh tiết, mạnh mẽ tiến lên giúp rập hoàng gia, há chỉ là chuộng hư danh sính hư văn mà thôi đâu. Ôi kẻ sĩ ở chốn trường ốc lều tranh, danh phận thật là nhỏ mọn mà được triều đình đề cao rất mực như thế, thì 259
  6. C H Ư O N G 5 : C Á C TIẾN S Ỹ NHO H Ọ C C Ò N LUU DANH TRÊN ĐẮT KINH K Ỳ người mang danh kẻ sĩ phải ưọng thân mình mà lo báo đáp, đáng phải như thế nào? Hãy đem họ tên những người đỗ khoa này mà điểm lại, thì thấy: Có người đã đem tài năng văn học, chính trị tô điểm cho nền trị bình, mấy chục nảm qua quốc gia trọng dụng. Cũng không phải là không có những kẻ vì tham nhũng hối lộ mà hư hỏng hoặc rơi xuống hạng gian ác, có lẽ vì lúc sống bọn họ chưa nhìn thấy tấm bia này. Ví thử đương thời chính mắt trông thấy thì lòng thiện được khuyến khích mà ý xấu được ngăn ngừa, mầm nghiệt đâu dám nẩy sinh ra nữa? Thế là việc dựng tấm bia đá này có lợi ích rất nhiều; kẻ ác lấy đó làm răn, người thiộn lấy đó làm gắng, biết rõ đĩ vãng, rộng nhìn tương lai, vừa là để rèn dũa danh tiết của kẻ sĩ, vừa là để củng cô' mệnh mạng của nước nhà. Viộc lớn của các bậc Thánh tổ thần tông đặt ra đâu phải vô ích. Vậy thì ai xem tấm bia này cũng nên hiểu cái ý sâu ấy. Bề tôi kính ghi. Phụng trực đại phu Hàn lâm viộn thừa chỉ Đông các đại học sĩ, bề tôi là Thân Nhân Trang vâng sắc soạn. Cẩn sự lang Trung thư giám chính tự, bề tôi Nguyễn Tỗng vâng sắc viết chữ. Mậu lâm lang Kim Quang môn đã chiếu, bề tôi Tô Ngại vâng sắc khắc chữ triện. Hoàng Việt niên hiộu Hồng Đức thứ 15 (1488) ngày rằm tháng tám dựng bia. 260
  7. NHO G IÁ O - Đ Ạ O H Ọ C TRÊN Đ ẮT KINH KÌ (TH Ả N G LO N G - Đ Ổ N G Đ Ô - HÀ N Ộ I) Độ nhất giáp 3 người được ban tiến sĩ cập đệ. 1.Nguyễn Trực: Huyện Thanh Oai phủ úng Thiên. 2. Nguyễn Như Đổ: Huyện Thanh Đàm phủ Thường Tín. 3. Lương Như Hộc: Huyện Trường Tân, phủ Hạ Hồng. Đệ nhị giáp 7 người được ban tiến sĩ xuất thân. 1. Trần Văn Huy: Huyộn Bất Bạt, phủ Thao Quang. 2.Hoàng Sẩn Phu: Huyện Vĩnh Ninh phủ Thiệu Thiên. 3. Nguyễn Hộc: Huyện Thạch Hà phủ Hà Hoa. 4. Vũ Lâm: Huyện Kim Động phủ Khoái Châu. 5. Nguyễn Hữu Phu: huyện Đan Phượng phủ Quốc Oai. 6. Phạm Cư: Huyôn Thượng Phúc phủ Thường Tín. 7. Trần Bá Linh: Huyện Võ Giàng phủ Từ Sơn. Đệ tam giáp, 23 người, được ban đồng tiến sĩ xuất thân. 1.Ngô Sĩ Liên: Huyện Chương Đức, phủ úng Thiên. 2.Nguyễn Duy Tắc: Huyện Tiên Lữ phủ Khoái Châu. 3. Nguyễn Cư Đạo: Huyện Gia Định phủ Thuận An. 4. Phan Viên: Huyện Thạch Hà phủ Hà Hoa. 5. Nguyễn Đạt: Huyện Thanh Đàm phủ Thường Tín. 6. Bùi Hưu: Huyện Chương Đức phủ úng Thiên. 7 Phạm Như Trung: Huyện Nam Thanh phủ Nam Sách. 8. Trần Dương: Huyện Đông Yên phủ Khoái Châu. 261
  8. C H Ư O N G 5 : C Á C TIẾN SỸ NHO H Ọ C C Ò N LUU DANH TRÊN ĐẤT KINH KỲ 10. Khắc Hữu Thành: Huyện Thiên Tài phủ Thuận An. 11. Lê Lâm: Huyện Bất Bạt, phủ Thao Giang. 12. Nguyễn Thiện Tích: Huyện Bình Hà phủ Nam Sách. 13. Nguyễn Nghị: Huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách. 14. Trịnh Thiết Trường: Huyện Yên Định phủ Thiệu Thiên. 15. Trần Bàn: Huyện Quế Dương phủ Từ Sơn. 16. Nguyễn Quốc Kiệt: Huyện Đông Ngạn, phủ Từ Sơn. 17. Nguyễn Mỹ: Huyện Vĩnh Lai phủ Hạ Hồng. 18. Trịnh Khắc Tuy: Huyện Vĩnh Ninh phủ Thiệu Thiên. 19. Nguyễn Dịch: Huyện Đại An phủ Kiến Hưng. 20. Bùi Lôi Phủ: Huyện Phú Xuyên phủ Thường Tín. 21. Lê Cảu: Huyện Phúc Thọ, phủ Quốc Oai. 22. Lê Hiền: Huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách. 23. Nguyễn Nguyên Chấn: Huyện Thanh Lâm phủ Nam Sách. Trong quá trình nghiên cứu 82 tấm bia tiến sĩ hiện còn trong Văn Miếu chúng tôi đã nhận thấy thay vì công bố bản dịch các văn bia này bằng một loạt các thông kê như: số lượng những quan tế tửu tại Vãn Miếu. Hay danh sách các Trạng nguyên từ 1442 đến 1779... Những tư liệu này chắc chắn sẽ có ích cho những người quan tâm nghiên cứu về khoa bảng Việt Nam thời Lê. 262
  9. NHO G IÁ O - Đ Ạ O H Ọ C TRÊN ĐẮT KINH KÌ (TH ĂN G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - HÀ N Ộ I) 5.2. DANH SÁCH CÁC VỊ QUAN TÊ TỦXJ VÀ Tư NGHIỆP TẠI QUỐC TỬ GIÁM - HÀ NỘI 1. Chu Văn An. Tế tửu (1328) . (1292-1370). Xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm. Thái học sinh. 2. Nguyền Phi Khanh. Tư nghiệp(1400). (1355-1448). Xã Nhị Khê, huyện Thượng Phúc. Bảng Nhãn. 3. Lý Tử Tấn. Tế tửu ... (1378- 1457). Xã Triệu Liệt, huyện Thượng Phúc. Thái học sinh. 4. Vũ Mộng Nguyên. Tế tửu ... (1380- ?). Xã Viên Khê huyện Đông Sơn. Thái học sinh năm 1400. 5. Nguyễn Thành. Tế tửu ... . Huyện Thần Khê. Thái học sinh 1400 6. Nguyễn Thiên Túng. Tư nghiệp 1499. Huyện Đông Ngàn. Đỗ khoa Minh Kinh 1429. 7 Nguyễn Bá Ký: Tế tửu 1463. Xã Văn Nội huyện Chương Đức. Hoàng giáp 1448. 8. Thân Nhân Trung: Tế tửu . (1418-1490). XãYên Ninh huyện Yên Dũng. Tiến sĩ 1469. 9. Nguyễn Như Đổ: Tế tứu 1496.(1424-1525). Xã Đại Lan, huyện Thanh Đàm. Bảng nhãn 1442. 10. Lê Nhuân: Tế tửu. ? 11. Bùi Xương Trạch: Tế tửu .(1438-?). Xã Định Công, Thanh Đàm. Tiến sĩ 1478. 263
  10. C H Ơ Ơ N G 5: C Á C TIẾN SỸ NHO H Ọ C C Ò N LUU DANH TRÊN ĐÁT KINH KỲ 12. Phan úng Toán: Tế tửu . Xã Đông Bàn Thạch, Thạch Hà. Tiến sĩ 1481. 13. Lê Tung: Tế tửu 1512 . (1451-?). Xã Yên Cừ huyện Thanh Liêm. Hoàng giáp 1484. (Trước có tên là Dương Bang Bản). 14. Đinh Doãn Minh: Tư nghiệp. Xã Hương Gian, huyện Đường An. Tiến sĩ 1490. 15. Lê Hiếu Trung: Tư nghiệp. Xã Chi Nê, huyện Chương Đức. Tiến sĩ 1502. 16. Nguyễn Hiếu Từ: Tư nghiệp (1459-?). Xã Bình Sơn,huyện Đông Ngàn. Tiến sĩ năm 1505. 17. Hứa Tam Tính: Tư nghiệp. (1476-?). Xã Vọng Nguyệt, huyện Yên Phong. Bảng nhãn 1508. 18. Nguyễn Trọng Hiệu: Tế tửu. (1486-?). Xã Đại Đồng huyện Siêu Loại. Tiến sĩ 1514. 19. Nguyễn Doãn Địch: Tế tửu. (1490-?). Xã Hoàng Phi, huyện Lương Tài. Hoàng giáp 1529. 20. Hoàng Sĩ Khải: Tế tửu. (1527-1613). Xã Lai Xá, huyện Lương Tài. Tiến sĩ 1544. 21. Phùng Khắc Khoan: Tế tửu. (1527-1613). Xã Phùng Xá, huyện Lương Tài. Hoàng giáp 1580. 22. Lương Chí: Tế tửu. (1542-?). Xã Tào Sơn, huyện Ngọc Sơn. Hoàng giáp 1589. 264
  11. N HO G IÁ O - Đ Ạ O H Ọ C TRÊN ĐẤT KINH KÌ (TH Ă N G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - HÀ N Ộ I) 23. Ngô Trí Hoà: Tế tửu. (1565-?). Xã Lý Trai, huyện Đông Thành. Hoàng giáp 1592. 24. Nguyễn Thực: Tư nghiệp 1632. (1555-?). Xã Vân Điềm, huyện Đông Ngàn. Hoàng giáp 1595. 25. Nguyễn Duy Thì: Tế tửu 1651. (1572-1651). Xã Yên Lãng huyện Yên Lãng. Tiến sĩ 1598. 26. Nguyễn Lễ: Tế tửu. (1564-?). Xã Yên Lãng, huyện Yên Lãng. Tiến sĩ 1598. 27. Nguyễn Nghi: Tế tửu. (1589-?). Xã Vân Điềm, huyện Đông Ngàn. Tiến sĩ 1620. 28. Dương Cao: Tế tửu . Xã Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn. Hoàng giáp 1628. 29. Nguyễn Quang Nhạc: Tư nghiệp. (1626-1706). Xã Hoài Bão, huyện Tiên Du. Tiến sĩ 1608. Trước có tên: Nguyễn Kiều Nhạc. 30. Nguyễn Vãn Quảng. Tế tửu. (1613-?). Xã Sơn Đồng huyện Đan Phượng. Tiến sĩ 1640. 31. Nguyễn Chiêm; Tư nghiệp . Đỗ khoa Đông các 1657. 32. Nguyễn Long Bảng: Tư nghiệp. (1652-?). Xã Chán Hộ huyện Yên Phong. Tiến sĩ 1683. 33. Trương Công Giai: Tế tửu 1721. (1665-?). Xã Thiên Kiện, huyện Thanh Liêm. 34. Tạ Đăng Huân: Tế tửu 1728. Xã Đại Phùng huyện Đan Phượng. Tiến sĩ 1700. 265
  12. C H U Ô N G 5 : C Á C TIẾN SỸ fJH O H Ọ C C Ò N iưu DANH TRÊN ĐÁT KINH KỲ 35. Nguyễn Trù: Tư nghiệp 1728. (1668-?). Phường Đông Tác, huyện Thọ Xương. Hoàng giáp 1697. 36. Trịnh Huệ: Tế tửu 1741. (1704-?). Sóc Biện thượng, Vĩnh Phúc. Trạng nguyên 1733. 37. Từ Bá Cơ: Tư nghiệp. (1683-?). Xã Phương Quế, huyện Thượng Phúc. Tiến sĩ 1712. 38. Trần Xuân Yến: Tế tửu. (1639-?). Xã Yên Lạc, huyện Thanh Lâm. Tiến sĩ 1721. 39. Hà Tông Huân: Tế tửu 1763. (1679- ?). Xã Kim Vực huyện Yên Định. Bảng nhãn 1724. 40. Nguyễn Công Thái: Tế tửu . Đỗ Khoa Đông các 1728. 41. Nhữ Đình Toán: Tế tửu 1756. (1703-?). Xã Hoàng Trạch, huyện Đường An. Tiến sĩ 1736. 42. Nguyễn Bá Lân: Tư nghiệp 1756. (1701-?). Xã c ổ Đô, huyện Tiên Phong. Tiến sĩ 1748. 43. Vũ Miên: Tế tửu. (1726-1784). Xã Xuân Lan, huyện Lương Tài. Tiến sĩ 1748. 44. Lê Quý Đôn: Tế tửu 1766. (1726-1784). Xã Diên Hà, huyện Diên Hà. Bảng Nhãn 1752. 45. Nguyễn VT: Tế tửu . ? 46. Lý Trần Quán. Tư nghiệp. (7-1786). Xã Vân Canh, huyện Từ Liêm. Tiến sĩ 1776. 266
  13. NHO G IẢ O - Đ Ạ O H Ọ C TRẼN Đ Ắ T KINH K Ì (TH Ả N G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - HÀ N Ộ I) 5.3. CÁC TIẾN Sĩ NHO HỌC TRÊN ĐẤT KINH KỲ 1. Hoàng Nhật Ái, người xã Thượng Yên Quyết (làng Giấy), huyện Từ Liêm (nay thuộc phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy). Năm 26 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên, đời vua Lê Cung Hoàng (năm 1526). 2. Chu Văn An (1292-1370), người xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là thôn Quang Liệt, xã Thanh Liệt, Thanh Trì - Hà Nội) đỗ Thái học sinh đời Trần. 3. Vũ T á An, người xã Thổ Khối, huyện Gia Lâm (nay là thôn Thổ Khối, phường Cự Khối, quận Long Biên). Cử nhân khoa Canh Tý (năm 1840), Phó bảng khoa Tan Sửu, niên hiệu Thiệu Trị (năm 1841). 4. Ngô Anh, người làng Đặng Xá (nay là thôn Đặng Xá, xã Đặng Xá, Gia Làm). Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Đức, đời vua Lê Thánh Tông (nãm 1472) 5. Nguyễn Am. người xã Tây Mỗ, nay là Kẻ Mỗ, xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm. Năm 18 tuổi đỗ đệ tam giáp đổng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu, niên hiệu Thái Hoà, đời vua Lê Nhân Tông (năm 1453). 6. Nguyễn Quý Ân (1673-1722), người xã Thiên Mỗ (nay là thôn Đại Mỗ, xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm). Trước ông đỗ khoa Sĩ Vọng. Sau đỗ đệ nhị tiến sĩ xuất thân 267
  14. CHUONG 5: CÁC TIẾN SỸ NHO HỌC CÒN Lưu DANH TRẼN ĐẤT KINH rỲ (Hoàng Giáp) khoa Ất Mùi, niên hiệu Vĩnh Thịnh, đời vua Lê Dụ Tông (năm 1715). 7. Nguyễn Đình Bách, người xã Nguyệt Áng (Làng Nguyệt) (nay là thôn Nguyệt Áng, xã Đại Áng, huyện Thanh Trì). Năm 24 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Hợi, niên hiộu Chính Hoà, đời vua Lê Hy Tông (năm 1683). 8. Nguyễn Quý Ban, người xã Nhân Mục Cựu, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân). Năm 41 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Đinh Mùi, niên hiệu Chiêu Thống, đời vua Lê Mẫn Đ ế (năm 1787). 9. Lê Kim Bảng, người phường Thái Cực, huyện Vĩnh Xương (nay là phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm). Năm 40 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Hồng Ninh, đời vua Mạc Mậu Hợp (năm 1592). 10. Nguyễn Đương Bao (1647-1727), người xã Tây Mỗ, huyện Từ Liêm, (nay là thôn Tây Mỗ, xã Tây Mổ, huyện Từ Liêm). Năm 26 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Quý Sửu, niên hiệu Dương Đức, đời vua Lê Gia Tông (năm 1673). 11. Chu Đình Báo, người xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là thôn Quang Liệt, xã Quang Liệt, 268
  15. N H O G IÁ O - Đ Ạ O H Ọ C TRẼN Đ Ấ T KINH KÌ (TH Ă N G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - HÀ N Ộ I) huyện Thanh Trì). Nãm 32 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1484) 12. Nguyễn Đình Bật, người xã Cán Khê, huyện Kim Hoa (nay là thôn Cán Khê, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh). Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Hồng Đức, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1478). 13. Đỏ Công Bật, người xã Thượng Tốn (nay là thôn Thượng Tốn, xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm). Thi đỗ khoa Sĩ Vọng. Đến năm 33 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Ất Siru, niên hiẹu Chính Hơà, đời vua Le Ily Tông (năm 1685). 14. Nguyễn Quang BỊ, người xã Minh Cảo (nay là thôn Xuân Tảo, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm). Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính, đời vua Mạc Đăng Doanh (năm 1538). 15. Bùi Huy Bích (1744-1818), người làng Giáp Nhị, xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai). Nãm 25 tuổi đỗ Đình nguyên, đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng, đời vua Lê Hiển Tông (năm 1769). 16. Dương Bính, người xã Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn (nav là thôn Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh). Đỗ 269
  16. CHƯƠNG 5: CÁC TIẾN SỸ NHO HỌC CÒN Lưu DANH TRÊN ĐẤT KINH KỲ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất, niên hiệu Hồng Đức, đời vua Lê Thánh Tông (năm 1478). 17. Hoàng Bồi, người xã Thượng Yên Quyết (Làng Giấy), huyện Từ Liêm (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoia Mậu Thìn, niên hiệu Sùng Khang, đời vua Mạc Mậu Hợịp (nãm 1568). 18. Lê Cán, người xã Tương Mai, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Tương Mai, quận Hoàng Mai). Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Tuất, niên hiệiu Cảnh Lịch, đòi vua Mạc Phúc Nguyên (năm 1550). 19. Đô Cảnh, người xã Quang Liệt, huyộn Thanh Đàm (nay là thôn Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì). Đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Âí Sửu, niên hiệu Chính Trị, đời vua Lê Anh Tông (năm 1565). 20. Nguyễn Cảnh, người xã Thượng Cát (nay là thôni Thượng Cát (làng Kẻ), xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm).. Năm 31 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoai Tân Sửu, niên hiệu Quảng Hoà, đời vua Mạc Phúc Hảii (năm 1541). 21. Nguyễn Huy Cận (1729-1790), người xã Phú Thị (nay là thôn Phú Thị, xã Phú Thị, huyện Gia Lâm). Năm Đinh Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng, đời vua Lê Hiển 270
  17. N H O G L Á O - Đ Ạ O H Ọ C TRẼN Đ Ấ T KINH K Ì (TH Ằ N G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - H À N Ộ I) Tông, Ông đỗ khoa Hoành Từ. Ba năm sau, tại khoa Canh Thìn ông đỗ Hội nguyên, đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng, đời vua Lê Hiển Tông (năm 1760). 22. Nguyễn Đảng cẩ m , người xã Bát Tràng (nay là thôn Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm). Trước đỗ khoa Sĩ Vọng. Năm 40 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất, niên hiệu Vĩnh Thịnh, đời vua Lê Dụ Tông (1718). 23. Dương Cảo, người xã Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, (nay là thôn Hà Phong, xã Liên Hà, huyện Đông Anh). Năm 42 tuổi đỗ đệ nhị giáp liến sĩ xuất thân (Iloàng Giáp) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Vĩnh Tộ, đời vua Lê Thần Tông (năm 1628). 24. Bùi Cầu, người xã Hoằng Liệt, huyện Thanh Trì (nay chưa rõ là thôn Tứ Kỳ hay Pháp Vân thuộc phường Hoằng Liệt, quận Hoàng Mai). Năm 51 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Hoằng Định, đời vua Lê Kính Tông (năm 1619). 25. Nguyễn Cầu, người xã Yên Khê, huyện Đống Ngàn (nay là thôn Yên Khê, xã Yên Thường, huyện Gia Lâm). Nãm 34 tuổi đỗ Hội nguyên, đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng, đời vua Lê Hiển Tông (năm 1781). 271
  18. C H U O N G 5: C Á C TIẾN S Ỹ NHO H Ọ C C Ò N Lưu DANH TRẼN Đ Ắ T KINH KỲ 26. Đặng Công Chất, người xã Phù Đổng, huyộn Tiên Du, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Phù Đổng (Làng Dóng), xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm). Năm 39 tuổi đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh (Trạng Nguyên) khoa Tân Sửu, niên hiệuVĩnh Thọ, đời vua Lê Thần Tông (năm 1661). 27. Ngô Đình Chất, còn gọi là Ngô Đình Oánh, người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (nay là thôn Tả Thanh Oai, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì). Nãm 35 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái, đời vua Lê Dụ Tông (năm 1721). 28. Hoàng Quán Chi, người làng Cót, huyện Từ Liêm (nay là phường Yên Hoà - Cầu Giấy). Đỗ Thái học sinh khoa Quý Dậu, niên hiệu Quang Thái đời vua Trần Thuận Tông (năm 1393). 29. Phạm Công Chí, người xã Khương Đình, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Khương Đình, quận Thanh Xuân). Năm 35 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng, đời vua Lê Hiển Tông (năm 1769). 30. Phạm Thọ Chỉ (1539 -1581), người xã Đông Ngạc (nay là thôn Đông Ngạc (Làng Vẽ), xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm). Năm 26 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Canh Thìn, niên hiệu Diên Thành, đời vua Mạc Mậu Hợp (năm 1580). 272
  19. NHO G IÁ O - O Ạ O H Ọ C TRÊN ĐẤT KINH K Ì (TH Ả N G LO N G - Đ Ô N G Đ Ô - H À N Ộ I) 31. Nguyễn Chỉ, người xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, nay là làng Tó Tả, xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì. Đỗ đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân khoa Quý Dậu niên hiệu Thái Hoà, đời vua Lê Nhân Tông (năm 1453). 32. Nguyễn Nhân Chính, người xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, (nay là thôn Kim Giang (Làng Lủ Cầu), phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Năm 30 tuổi đỗ độ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Giáp Tuất, niên hiệu Đức Long, đời vua Lê Thần Tông (năm 1634). 33. Nguyễn Chính, người xã Linh Đường, huyện Thanh Trì (nay là thôn Đại Từ, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai). Năm 40 tuối đỗ đệ tam giáp đóng tiên sĩ xuât thân khoa Nhâm Dần, niên hiệu Hoằng Định, đời vua Lê Kính Tông (năm 1602). 34. Đoàn Chú, người xã Phù Lỗ, huyện Kim Anh (nay thuộc thôn Phù Lỗ Đoài, xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn). Năm 31 tuổi đỗ Đình Nguyên, đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Bính Dần, niên hiệu Cảnh Hưng đời vua Lê Hiển Tông (năm 1746). 35. Vũ Tuấn Chiêu, người phường Nhật Chiêu, huyện Quảng Đức (nay thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ). Năm 49 tuổi đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Ât Mùi, niên hiệu Hồng Đức, đời vua Lê Thánh Tông (nãm 1475). 273
  20. C H U O N G 5 : C Á C TIẾN SỸ NHO H Ọ C C Ò N LUU DANH TRẼN ĐÁT KINH KỲ 36. Phạm Gia Chuyên (1791-1862), người xã Đông Ngạc (nay là thôn Đông Ngạc, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm). Cử nhân khoa Tân Mão (năm 1831). Nãm 41 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Minh Mạng (năm 1832). 37. Hoàng Đình Chuyên, người xã Linh Đường, huyện Thanh Trì (nay là thôn Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai). Cử nhân khoa Mậu Thân (năm 1848). Năm 37 tuổi đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Kỷ Dậu niên hiệu Tự Đức (nămn 1849). 38. Nguyễn Chưởng, người xã Thanh Thuỷ, huyện Tân Phúc (nay là thôn Thanh Thuỷ Đông, xã Đức Hoà, huyện Sóc Sơn). Năm 26 tuổi đỗ đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp) khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống, đời vua Lê Hiến Tông (năm 1502). 39. Đàm Công, người phường Vĩnh Thái, huvện Vĩnh Xương (nay thuộc phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm). Đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân khoa Bính Tuất, niên hiệu Đoan Thái, đời vua Mạc Mậu Hợp (năm 1586). 40. Lưu Danh Công (1644-1675), người xã Phương Liệt, huyện Thanh Trì (nay thuộc phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân). Năm 26 tuổi đỗ đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ, đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị, đời vua Lê Huyền Tông (năm 1670). 274
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2