Những bài văn tả cảnh hay – Phần 1
lượt xem 10
download
Mục tiêu: Liệt kê những bài văn tả cảnh đã học trong HK I. Trình bày được dàn ý của một trong những bài văn đó. Đọc bài văn tả cảnh, biết phân tích trình tự miêu tả của bài văn, nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết, thái độ của người tả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những bài văn tả cảnh hay – Phần 1
- Ngữ văn: Những bài ăn tả cảnh hay – Phần 1
- Kể theo phương pháp sáng tạo truyện Sọ Dừa. Bài làm Quê ngoại của em miền trung du với những rừng cọ, đồi chè xanh ngát. Hè nào cũng vậy, em lại được ba mẹ về thăm ông bà. Năm nay thời tiết ưu ái, đang giữa trưa hè nhưng bất chợt lại có những cơn mưa vội vã làm cho bầu trời dịu hẳn lại, lần nào cũng vậy , khi được ngồi trong vòng tay âu yếm của bà, em lại kể cho bà nghe về thành tích học tập của mình. Mỗi lần như vậy bà thường âu yếm, khen ngợi. Rồi bỗng nhiên một hôm, bà gọi em đến cạnh bên và nói: _ Nghe nói cháu bà kể chuyện hay lắm phải không? Hãy kể cho bà nghe một câu chuyện nào đó mà cháu thích. Em liền hỏi bà có thích nghe chuyện cổ tích không và kể cho bà nghe truyện Sọ Dừa. Ngày xưa, xưa lắm có hau vợ chồng nghèo đi ở cho phú ông. Họ hiền lành tốt bụng nhung mà mãi chẳng có con. Bỗng một hôm trong lúc kiếm củi, người vợ khát nước quá. Tìm mãi chẳng có con suối nào, hai vợ chồng như kiệt sức đến bên gốc cây đa ngồi. Lạ thay người vợ thấy một cái sọ dừa còn đọng một ít nước mưa, không ngần ngại gì bà uống một mạch hết. Không ngờ về nhà bà lại có mang. Chẳng bao lâu người chồng qua đời, bà một thân một mình sinh nở. Đứa con ra đời lại quái dị không chân, không tay tròn lông lốc như quả dừa. Bà vô cùng đau buồn định vứt nhưng vì thương con nên để lại nuôi. Để mẹ khỏi buồn phiền Sọ Dừa đi ở cho nhà phú ông chăn bò. Cậu chăn rất giỏi, con nào con đó bụng no căng. Phú ông mừng lắm. Nhà có ba cô con gái chẳng hiểu sao hai cô đầu luôn chê bai ghét bỏ Sọ Dừa,
- chỉ cô út là quý mến, yêu thương Sọ Dừa. Một hôm nghe tiếng sáo thổi véo von, cô út rình thì thấy một tràng trai tuấn tú biết Sọ Dừa không phải là người phàm trần, cô út hết hòng yêu thương. Cuối năm ấy, Sọ Dừa về nói với mẹ đòi sang nhà phú ông hỏi cô út về làm vợ. Thấy vậy, bà mẹ vô cùng sửng sốt, liền khuyên con đừng nghĩ tới chuyện đó. Nhưng Sọ Dừa không nghe cứ năn nỉ mãi, bà đành kiếm buồn cau sang nhà phú ông. Thấy vậy phú ông cười vẻ khinh bỉ và nói: đòi cưới con gái ta ư? Được ta sẽ gả con gái cho nếu đem đủ được đồ sính lễ: một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm. Đến hẹn Sọ Dừa cùng mẹ và các gia nhân đem đủ đồ lễ để khiến phú ông hoa cả mắt. Vì tham của nên phú ông quyết định gả con gái cho Sọ Dừa. Hai cô chị không đồng ý lấy Sọ Dừa, chỉ có cô út là nhận lời làm vợ Sọ Dừa. Ngày cưới, Sọ Dừa tổ chức thật linh đình. Lúc rước dâu mọi người vô cùng sửng sốt vì Sọ Dừa bỗng biến thành chàng trai khôi ngô, tuấn tú. Sau ngày cưới họ sống với nhau vô cùng hạnh phúc. Ngày ngày Sọ Dừa miệt mài đèn sách chờ khoa thi, còn cô út chăm chỉ se tơ, dệt lụa, phụng dưỡng mẹ già. Bà mẹ Sọ Dừa vô cùng sung sướng khi có một người con dâu hiếu thảo. Thế rồi khoa thi đã mở Sọ Dừa đỗ trạng. Một năm sau nhà vua có chiếu sai quan trạng đi sứ. Trước lúc từ biệt mẹ và vợ, chàng đưa cho cô út một hòn đá, một con dao và quả trứng gà để phòng thân. Ở nhà, hai cô chị lập mưu giết em để được làm bà trạng. Nhờ có những vật phòng thân, cô út thoát chết và sống trên hoang đảo cùng hai con gà làm bạn. Gà gáy to khi thuyền quan trạng đi qua, cô út được chồng đón về. Hai cô chị xấu hổ bỏ đi biệt xứ. Nghe đến đây bỗng nhiên bà hỏi em
- Thế cháu có biết truyện này có ý nghĩa như thế nào không? _ Thưa bà: có phải truyện muốn ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của những con người mặc dù có hình thức xấu xí. Đồng thời nhân dân ta muốn gửi gắm niềm tin và sự chiến thắng của con người lương thiện chân chính. Bà gật gật đầu khen em giỏi quá. Bà nói: _ Mỗi câu chuyện khi đọc xong phải hiểu được ý nghĩa như thế mới là thực sự hiểu một cách sâu sắc. Kể lại một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 Đề 6: Kể lại kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ nhân ngày 20- 11 Đáp án: “Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên… Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín
- đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay… Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị: -Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ! Cô hình nh không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi: -Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp? Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh có trăm ngàn con
- kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua... Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không? Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu… Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ… Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm
- nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống. Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về Tả một loại cây, hoa ngày tết quê em Tả lại một loại cây vào dịp tết mùa xuân. *Bài viết Mùa xuân là mùa chim chóc bay về. Mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, còn các loài hoa thì đua nhau khoe sắc. Nhưng không phải loại cây nào cũng dễ dàng cảm nhận được mùa xuân. Thế nên mới có chuyện, loài cây kia vì ngủ quên mà sang tới tận tháng ba mới đâm chồi nảy lộc. Vườn nhà em rộng, lại trồng rất nhiều cây, chính vì thế mà, nhờ quan sát nhiều em mới biết xoan là một trong những nhiều cây “nhạy cảm” với mùa xuân hơn cả. Xoan rụng lá sớm, thường vào lúc mùa thu nên mấy tháng mùa đông nó khoe bộ xương gầy gộc giữa trời trông như chẳng có chút gì của mầm sống cả. Thân cây mốc meo, khô và nứt nẻ. Có những đoạn nứt to, vỏ cây bị trẻ con cậy bong ra từng mảng. ở mãi trên cao kia, cây không còn một chiếc lá
- nào, chỉ có những cành khô trụi khẳng khiu đang níu giữ một vài chùm quả chín khô chưa rụng được. Xoan đứng giữa trời đông như một cụ già không có chút nào sức sống. Thế nhưng chúng ta đâu có biết, xoan đang sống ở bên trong. Cây vẫn cung cấp lên cành nhưng sống hàng ngày để nuôi muôn triệu mầm non đang hình thành ở bên trong. Thế nên nếu chỉ nhìn vào hình thức thì chẳng ai có thể đoán được cây đang chuẩn bị cho một vòng đời mới vội vã làm sao. Mùa xuân đến đầu tiên bằng những cơn mưa lất phất xen lẫn cái lạnh của mùa đông. Dân gian ta gọi thứ mưa đó là mưa xuân. Mưa ngấm vào thân gỗ và cứ thế từ đó thân cây mốc meo khô cứng bỗng “ẩm sì”. Mưa “tưới nước cho cây làm mềm phần vỏ và thế là chỉ mấy ngày sau, xoan nảy ra không biết bao nhiêu mầm lá nhỏ li ti như hạt đỗ. Mầm lá bung nở rất nhanh, chỉ vài ngày đã mọc ra năm sáu chiếc lá non thế là cây xoan đang khô héo tự nhiên mọc ở đâu ra bao nhiêu ngọn mầm xanh. Những giọt sương đêm đọng trên lá biếc, sáng ra gặp những tia nằng màu hồng chói rọi, trông chúng như những viên ngọc nhỏ li ti. Đó là cảnh mà em quan sát được khi cây xoan ngoài vườn mới trọn một năm trồng. Loài xoan phát triển rất nhanh. Những ngày đầu năm mới chỉ có vài cành lá phất phơ trước gió như đang đón xuân rất khẽ khàng thế mà chỉ mới hơn một tháng sau xoan đã chuẩn bị đơm hoa và chỉ hơn chục ngày sau đó, những cánh hoa xoan đã rơi lả tả đầu ngõ, ngoài sân dày như mưa bụi. Xoan và hoa xoan không cao quý nhưng nó đẹp một cách giản dị vô cùng. Hình như xoan cũng giống người: Rất nhạy cảm với mùa xuân. Và còn có một điều khác nữa: Xioan sống ào ạt với mùa xuân, cũng giống như con
- người thích dâng hiến cho đất nước khi tuổi đời còn trẻ, khi đang là mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời mình. Văn lớp 6: Hãy kể về lần gặp một chú bộ đội cụ hồ KỂ VỀ MỘT LẦN GẶP CHÚ BỘ ĐỘI I/ MỞ BÀI Nhân ngày Quân đội nhân dân Việt Nam 20/12, lớp em tổ chức một chuyến gặp gỡ các anh bộ đội tại câu lạc bộ quân khu 7. Chuyến đi đã để lại trong em nhiều cảm xúc, một dấu ấn khó phai cũng như một tình cảm tốt đẹp đối với các anh bộ đội miền Nam anh dũng. II/ THÂN BÀI a) KHÁI QUÁT Chúng em đến câu lạc bộ Quân khu 7 từ 6 giờ 30 sáng. Gặp nhau tại phòng họp, khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ, háo hức. Các học sinh ăn mặc chỉnh tề, nghiêm trang trong những bộ đồng phục. Dù dậy sớm, không giấu được vẻ mệt mỏi, bơ phờ nhưng hình như qua từng ánh mắt, từng tiếng cười, các bạn đều rất mong muốn nhìn thấy các anh bộ đội miền Nam thân thương. Thầy chủ nhiệm cũng vậy, thầy tất bật ổn định chỗ ngồi cho các cậu học trò lóc chóc, cứ chạy tới chạy lui. Đúng 7 giờ, cô tổng phụ trách trong bộ áo dài xanh trang trọng lên đọc phần giới thiệu buổi gặp mặt. Giọng cô to, rõ, nghe thật trìu mến và thân thương. Cô giới thiệu sơ lược về Quân đội nhân dân Việt Nam thành lập ngày 22
- tháng 12 năm 1944. Cô hát tặng chúng em một bài hát rất quen thuộc và dễ mến: "Cô gái Sài Gòn đi tải đạn". Chúng em hoan hô nhiệt liệt, cô tiếp tục giới thiệu một số chiến sĩ bộ đội tiêu biểu. Đầu tiên là bác Hùng Chiến, bộ đội thành phố Bình Định. Bác Chiến năm nay đã 68 tuổi, người cao lớn, lực lưỡng và giọng nói ôn tồn. Bác rất vui tính, cởi mở, kể cho chúng em nghe nhiều câu chuyện kháng chiến hấp dẫn. Từ việc bác đánh thằng tây bằng món võ cổ truyền đến khi gặp cụ Hồ. Chúng em say mê theo dõi, im lặng và hồi hộp không nói nên lời. Sau đó, chúng em làm quen với anh Bình, người Tiền Giang, là chiến sĩ hạng II tiêu biểu thành phố. Anh Bình nhỏ con, tay trái bị liệt, nhưng vẫn rất lạc quan, yêu đời. Theo lời anh kể, ngày xưa giặc nó đánh bom, anh chạy đạn bị trúng. Nhìn cánh tay của anh, chúng em vô cùng thương xót, cũng không kém phần khâm phục và trân trọng. Trong lúc đang mải mê trò chuyện với các anh bộ đội, bỗng giọng nói của cô phụ trách vang lên: - Các em đã nói chuyện rất vui vẻ với các anh bộ đội rồi. Bậy giờ cô mời một bạn học sinh lên phát biểu suy nghĩ của mình về các thế hệ cha anh đã chiến đấu, hi sinh để bảo vệ Tổ quốc! Bạn nào xung phong nè? Mọi người trầm trồ thích thú, có bạn muốn giơ tay phát biểu nhưng còn e ngại. Em mạnh dạn đứng lên trả lời câu hỏi của cô đã đặt ra, lòng hồi hộp lẫn lo lắng: -Thưa cô và các bạn, theo em, các anh bộ đội đã rất can đảm, dũng cảm, hy
- sinh biết bao xương máu của mình để cho chúng ta có được hạnh phúc hôm nay. Ngày hôm nay, học sinh chúng em được học hành tốt, ăn mặc no ấm là nhờ các thế hệ cha anh đã chiến đấu để đấu tranh bảo vệ Tổ Quốc. Bác Hồ đã từng nói: "...Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là đội đàn anh mong cho chóng có những đội đàn em khác. Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang. Nó là khởi điểm của Giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam chí Bắc, khắp đất nước Việt Nam chúng ta". Chính vì ý nghĩa đó, ngày 22.12.1944 được chọn làm ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Trên cơ sở của một cuộc chiến tranh nhân dân vĩ đại, quân đội ta từ một lực lượng nhỏ bé, vũ khí trang bị thô sơ đã vươn lên thành một đội quân hùng hậu, chính quy hiện đại, gắn bó với nhân dân, tô đậm truyền thống vẻ vang mà Bác Hồ, người cha của các lực lượng võ trang Việt Nam, đã dạy. Cô phụ trách tỏ ra hài lòng về ý kiến của em. Cô bảo em hãy cố gắng trao dồi kiến thức về lịch sử dân tộc... Sau khi giao lưu khoảng hai tiếng đồng hồ, có tiếng chuông thông báo đã đến giờ ra về. Chúng em luyến tiếc nhìn các anh bộ đội, lễ phép chào các thầy cô rồi trật tự xếp hàng ra về. Khuôn mặt ai nấy đều rạng rỡ những niềm vui. III/ KẾT BÀI 1/ Cảm xúc sau chuyến giao lưu: yêu mến các anh bộ đội nhiều hơn,... 2/ Bài học rút ra: Học tập được nhiều điều: về lịch sử, sự hy sinh, tình đồng đội,... 3/ Liên hệ bản thân: Đã làm gì cho Tổ quốc thân yêu?
- 4/ Lời hứa: Phải cố gắng học tập, lao động, noi gương thế hệ đi trước để phát triển nước nhà vững mạnh..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những bài văn mẫu hay lớp 6
91 p | 2549 | 527
-
Một số bài văn hay lớp 2
8 p | 1848 | 300
-
Những bài văn hay lớp 5
21 p | 926 | 120
-
Những bài văn kể chuyện hay lớp 6 - Phần 1
7 p | 548 | 56
-
Tuyển chọn những bài văn hay lớp 2
4 p | 288 | 49
-
5 bài văn mẫu hay tả người, tả vật
7 p | 391 | 38
-
Những bài viết tả về mẹ của học sinh lớp 6
5 p | 650 | 32
-
Một số bài văn hay lớp 4
8 p | 229 | 28
-
Những bài văn tả cảnh hay – Phần 2
10 p | 143 | 16
-
Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của đoạn văn tả cảnh ông Huấn Cao “cho chữ"
7 p | 249 | 15
-
Bài Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh (Tuần 6) - Giáo án Tiếng việt 5 - GV.Mai Huỳnh
4 p | 307 | 13
-
Những bài văn hay của HS trường TH Trần Hưng Đạo Eakar - Đăk Lăk
8 p | 177 | 13
-
Bài giảng Tiếng việt 5 tuần 31 bài: Ôn tập về văn tả cảnh
33 p | 266 | 11
-
Bài Tập làm văn: Trả bài tả cảnh - Giáo án Tiếng việt 5 - GV.Mai Huỳnh
4 p | 145 | 10
-
Những bài làm văn hay của học sinh tiểu học Lạng Giang
10 p | 128 | 9
-
Những bài văn tả cảnh hay
3 p | 181 | 6
-
Những bài văn mẫu lớp 3
72 p | 25 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn