Những Bệnh Lao Khác Ngoài Lao Phổi Phần 1
lượt xem 11
download
Những Bệnh Lao Khác Ngoài Lao Phổi Phần 1 Tóm Tắt: Bài này tóm lược trình bày những bệnh lao ngoài lá phổi. Bệnh phát hiện dưới nhiều hình thức như: lao hạch, lao màng phổi, lao xương, lao não, và lao bụng như lao ruột, lao phúc mô, và lao bộ phận đường tiểu hay bộ phận sinh dục, lao vú, lao kê. Bệnh lao ngoài phổi rất thông thường ở Việt Nam và nhiều lục địa khác trên thế giới như Phi Châu, Nam Mỹ Châu và Á Châu. Mặc dầu lao ngoài phổi rất hiếm ở Mỹ, nhưng lác...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những Bệnh Lao Khác Ngoài Lao Phổi Phần 1
- Những Bệnh Lao Khác Ngoài Lao Phổi Phần 1 Tóm Tắt: Bài này tóm lược trình bày những bệnh lao ngoài lá phổi. Bệnh phát hiện dưới nhiều hình thức như: lao hạch, lao màng phổi, lao xương, lao não, và lao bụng như lao ruột, lao phúc mô, và lao bộ phận đường tiểu hay bộ phận sinh dục, lao vú, lao kê. Bệnh lao ngoài phổi rất thông thường ở Việt Nam và nhiều lục địa khác trên thế giới như Phi Châu, Nam Mỹ Châu và Á Châu.
- Mặc dầu lao ngoài phổi rất hiếm ở Mỹ, nhưng lác đác vẫn thấy trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Bệnh lao ngoài lá phổi càng ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt trong những năm gần đây, kể từ khi dịch HIV/AIDs phát hiện trên thế giới. Summary: The present paper summarizes various forms of extrapulmonary tuberculosis, such as tuberculous lymphadenitis, pleural tuberculosis, skeletal tuberculosis, central nervous system tuberculosis, abdominal tuberculosis (gastrointestinal tuberculosis, tuberculous peritonitis, and genitourinary tuberculosis). This disease is very commonly seen in Việt Nam and in many other continents in the world such as Africa, South America and Asia. Extrapulmonay tuberculosis is very rare in the United States, but sometimes it is still seen in the Vietnamese community. The recent epidemiology of HIV/AIDs has again brought extrapulmonary tuberculosis into focus. Bệnh lao phổi vẫn còn là loại bệnh nguy hại nhất tại nhiều nước trên thế giới. Bệnh lao ngoài lá phổi thường thấy ở những bệnh nhân vùng Ðông
- Nam Á Châu, kể cả Việt Nam, nơi có bệnh nhân bị nhiễm HIV, và rất nhiều trẻ em. Riêng tại Mỹ, trước năm 1985, cứ mỗi năm lại giảm tỉ lệ lao là 5%. Kể từ 1985 tới 1992, khi bệnh AIDS b ùng phát thì bệnh lao tái phát trở lại. Ðặc biệt, lao bộc phát tại nhiều cơ quan khác trong cơ thể, ngoại trừ phổi. Bệnh lao cũng xâm nhập vào Mỹ từ những di dân mới tới Mỹ (53% năm 2003). Bệnh lao ngoài phổi càng ngày càng trở nên trầm trọng và được lưu ý nhiều hơn là bởi nhiễm HIV hay bệnh AIDS hỗn hợp vơí lao ngoài phổi càng ngày càng nhiều. Bệnh lao ngoài phổi nguy hại lâm sàng như lao lá phổi. Hiện giờ có tới 50% bệnh nhân vừa bị AIDS vừa bị lao ở Mỹ. Bệnh lao ngoài lá phổi cũng tăng cao vì hệ thống miễn dịch yếu kém do AIDS gây ra. Lao tại nhiều cơ quan khác trong cơ thể giải rác khắp nơi, tiến triển rất mau lẹ, đặc biệt lao hạch trong bụng, lao làm mủ và thử nghiệm lao âm tính. Hiện giờ ở Mỹ có khoảng 4,000 bệnh nhân bị lao nhiễm những cơ quan khác trong cơ thể ngoài lá phổi. Bệnh lao ngoài phổi có thể thấy riêng rẽ nhưng cũng có thể xuất hiện đồng lúc vơí lao phổi.
- Khi khám bệnh lao phải luôn luôn lưu ý lao ngoài lá phổi. Thí dụ: 1) Bụng báng có nước có nhiều tế bào trắng lymphocytes và cấy vi trùng lao âm tính. 2) Lao hạch kinh niên, đặc biệt ở cổ. 3) Nước tủy sống chứa nhiều tế bào trắng lymphocytes, chất bạch đản xuống thấp và đường glucose lên cao. 4) Cần phân biệt lao ngoài lá phổi vơí bệnh ruột Crohns và bệnh do ký sinh trùng amíb. 5) Thũng nước trong màng phổi (khoảng chống giữa phổi và xương sườn), nhiều tế bào trắng lymphocytes và khi cấy vi trùng thấy âm tính. 6) Nhiễm siêu vi trùng HIV. 7) Một khớp xương bị viêm và khi cấy vi trùng không thấy gì. 8) Mủ lao không có vi trùng. 9) Người bị lao di dân từ vùng có lao tơí Mỹ. 10) Bao tim có nước mà không biết nguyên do, viêm bao phổi co lại hoặc đọng chất vôi.
- 11) Viêm xương trong cột sống, xương ngực. Trong việc chẩn bệnh, cần phải lưu ý lao phát hiện ngoài lá phổi trong những trường hợp như sau (nhất là ở Mỹ): 1) Tất cả mọi bệnh nhân bị lao đều phải thử nghiệm HIV, 2) Tất cả mọi bệnh lao đều phải tường trình Sở Y tế, 3) Cần điều trị bằng corticosteroids khi bệnh nhân bị lao màng óc, lao bao tim và lao kê, từng hạt nhỏ rải rác trong phổi hay cuống phổi (miliary tuberculosis), 4) Cần phải theo dõi bệnh nhân kỹ lưỡng để chắc chắn bệnh nhân vẫn tiếp tục uống thuốc đều đặn và xem bệnh lao có bị đề kháng thuốc hay không, 5) Trước khi dùng thuốc TNF-alpha inhibitor trong việc điều trị, phải phân biệt đây là lao tiến triển nhanh hay chậm. Khi bệnh nhân vừa bị lao phổi vừa bị lao thanh quản thì cần phải cách biệt bệnh nhân cho tới khi nào an toàn. Phân biệt từng bệnh lao rất quan trọng trong việc điều trị lao ngoài lá phổi.
- Lao Hạch : Nếu nói về tất cả mọi loại lao ngoài lá phổi thì phải kể lao hạch thông thường nhất. Lao hạch thấy nhiều ở cổ, hai bên háng, nách, ruột, trung thất trong phổi, và ở vú phụ nữ. Tại những nước bị dịch lao thì lao hạch cổ thường thấy nhiều nhất. Ngày xưa, lao hạch thường thấy nơi trẻ em hay những ngưòi còn trẻ. Bây giờ, lao hạch có thể xuất hiện ở những người lớn tuổi từ 20 tới 40, đặc biệt ở Mỹ, nhất là phụ nữ và những di dân từ những nước khác có bệnh lao vào Mỹ. Phát hiện lao hạch giữa bệnh nhân bị HIV và không nhiễm HIV khác nhau. Bệnh nhân lao hạch không nhiễm HIV nổi hạch không đau và kinh niên. 2/3 bệnh nhân nhiễm HIV bị lao hạch ở cổ. Tiếp đó thường thất ở nách hay ở bẹn. Bệnh nhân lao hạch, nhiễm HIV, thường bị nóng sốt, ra mồ hôi đêm, và mất cân lượng. Nhưng cũng có trường hợp chẳng có triệu chứng gì. Lao hạch lúc đầu còn nhỏ và cứng, không đau. Sau đó từ từ lớn lên và thấy hiện rõ. Nếu không điều trị, hạch lao diễn biến chia thành 5 giai đoạn: 1) giai đoạn 1: hạch lớn lên, cứng lại, và khi rờ thấy hạch di chuyển, 2) giai đoạn 2: hạch lao lớn lên, không di động, bao vây bởi những lớp viêm xung quanh hạch, 3) giai đọan 3: vùng giữa hạch lao mềm ra vì làm mủ, 4) giai đoạn 4: hạch lao bể và 5) hạch lao đục lỗ, thành đường mương, chảy mủ ra ngoài.
- Ngoài ra, nếu không điều trị thì hạch lao càng ngày càng mọc nhiều thêm. Cần lưu ý là thường rờ hạch lao không đau, nhưng nếu bị đau tức là bị nhiễm thêm vi trùng khác. Phần lớn bệnh nhân chụp hình phổi không thấy gì nhưng khi thử lao ngoài da thì thấy có “dương” tính. Chẩn bệnh là phải làm sinh thiết hạch lao, cấy lao, phân tích mô học. Nên thử nghiệm phản ứng “Polymerase chain reaction, PCR) cho vi trùng lao Mycobaterium tuberculosis bằng cách hút kim sinh thiết từ hạch lao sẽ có hiểu quả khá hơn. Khi hạch lao bị làm mủ và bể thì cần phải rạch và nặn mủ. Lao Bao Màng Phổi (Pleural tuberculosis) : Lao bao màng phổi ở Mỹ chỉ có khoảng 5%. Nước trong bao màng phổi xuất hiện ngay từ lúc lao bắt đầu sau khi mơí chớm lao, bị lao kinh niên, hay nổi thành từng hạt kê trong phổi. Nước màng phổi thường xuất hiện khi bị lao cấp tính và triệu chứng phát hiện từ vài ngày tơí vài tuần lễ. Triệu chứng lao màng phổi gồm có: ho, đau ngực nơi màng phổi, nóng và khó thở. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân bị sốt nhẹ, ít đau ngực, ho, mất cân, và ăn không ngon. Khi bị lao
- màng phổi có mủ, bệnh nhân thấy khó thở, đau ngực, ho có đờm, nóng, và người như trong tình trạng trúng độc. Chụp hình quang tuyến thấy có nước trong màng phổi, nhiều hay ít, cùng lúc vơí vết lao trong phổi (chừng 20%). Chụp hình phổi cắt lớp CT thấy lao hạch rõ ràng hơn, ngoài ra còn thấy những vết nám trong phổi, hay lủng phổi. Trong trưòng làm mủ, chụp hình thấy như có bướu. Thử nghiệm nước từ màng phổi cho biết hơn 50% là tế bào trắng, nhiều nhất là tế bào lymphocytes. Mức đường và độ cường toan pH trong nước màng phổi bình thường. Ðặc biệt, hóa chất IFN-gamma tăng cao trong nước lao màng phổi. Nhìn thẳng vào nước màng lao (kính phết, smears) chỉ thấy 5% vi trùng lao dương tính. Nếu cấy vi trùng lao thì dương tính lên tơí 40%. Nếu tổng hợp cả 3 cách sinh thiết như nhìn vi trùng lao trực tiếp lấy từ mô trong màng phổi, kính phết AFB, hay cấy vi trùng lao thì tỉ lệ dương tính có thể lên tơí 90%. Thử lao ở da chỉ dương tính khoảng 2/3. Thử nghiệm sinh hóa học như đo lường adenosine deaminase, interferon gamma, và lysozyme trong nước màng phổi cũng góp phần quan trọng trong việc chuẩn định lao. Thí dụ, adenosine deaminase có thể tìm thấy trong nước màng phổi lao,
- 99%. Thử nghiệm PCR cho nước màng phổi lao nhạy cảm 80% và đặc thù 100%. Ðiều trị lao nước màng phổi hiệu quả trong vòng 6 tới 12 tuần lễ. Lao Xương : Lao xương chiếm khoảng 35% trong tất cả mọi thứ lao ngoài lao phổi. Lao xương là do vi trùng lao từ máu dẫn vào xương. Lao xương thường thấy ở đốt xương lưng, đôi khi vài xương khác nữa, như xương háng, khớp xương đầu gối, xương chân, xương cùi chỏ, và xương tay. Lao xương sống còn gọi là bệnh Pott ở xương sống trên, thấy nhiều nhất. Lúc đầu chỉ ccó những triệu chứng như ăn không ngon, xuống cân, sốt nhẹ vào buổi chiều tối, ra mồ hôi đêm, trước khi xuất hiện triệu chứng lưng. Thường định bệnh khám phá lao xương lưng dưới 30 tuổi. Khởi đầu, phầ n trước đốt xương bị hư rồi lan tới đĩa sụn nằm giữa 2 đốt xương lưng và các đốt xương khác. Do đó khi chụp hình quang tuyến thì thấy phần trước đốt xương lưng như xẹp lại. Lao xương lưng làm mủ tràn vào bắp thịt hai bên sống lưng và chảy vào bắp thịt psoas dưới mông. Lao xương sống gây đau lưng hay tê liệt chân (30%). Lao khớp xương nằm một bên háng hay đầu gối. Triệu chứng thấy đau khớp xương, sưng khớp xương và giảm độ di chuyển khớp xương. Lao
- khớp xương cũng giống như một loại phong thấp khớp xương. Trong trường hợp kinh niên, mủ lao khớp xương cũng có thể chảy ra. Chụp hình quang tuyến không thấy gì đặc biệt: chỉ thấy sưng khớp xương, đầu xương mất chất vôi, như loãng xương nhẹ, khớp xương xẹp thấp, và sụn xương bị rữa. Lao xương những vùng khác cũng làm nhức xương, ép giân thần kinh như hội chứng đường hầm cổ tay (carpal tunnel syndrome), viêm bao xung quanh khớp xương, hay tê liệt mặt. Khoảng 50% bệnh nhân lao xương bị lao phổi. Chụp hình cộng hưởng từ trường (MRI) có thể biết thêm chi tiết lao xương như độ hư xương bao nhiêu, lao có lan vào bắp thịt hay xâm phạm những vùng bao quanh cột sống. Cấy vi trùng lao lấy từ nước, mủ khớp xương có “dương tính” 80%. Làm sinh thiết, cấy vi trùng lao, và nghiên cứu mô học là những phương pháp căn bản định bệnh lao xương. Có thể giải phẫu để lấy mủ ra ngoài, cắt bỏ những chỗ bị lao ăn vào, hay đôi khi phải bó bột làm cho cột sống lưng khỏi di chuyển. Trường hợp lao cột sống không làm hư thần kinh, không ép thần kinh, cột sống không vững vàng, chưa có gì trầm trọng, có thể điều trị lao xương bằng thuốc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ NGOẠI KHOA BỆNH ÁP XE PHỔI (Kỳ 4)
5 p | 199 | 27
-
BỆNH HỌC PHẾ - ĐẠI TRƯỜNG (Kỳ 1)
5 p | 148 | 20
-
Sáng kiến kinh nghiệm y học cổ truyền đại học – Bệnh học Phế – Đại trường
11 p | 106 | 15
-
Tại sao rifampicin được dùng làm thuốc đặc trị lao?
5 p | 156 | 14
-
Vi khuẩn lao có thể đến mắt như một hạt bụi
5 p | 146 | 13
-
Các thể lao và triệu chứng bệnh lao
4 p | 50 | 13
-
BỆNH LUPUS ĐỎ
37 p | 85 | 7
-
Những Bệnh Lao Khác Ngoài Lao Phổi Phần 2
9 p | 89 | 7
-
Những bệnh lý cần lưu ý ở nam giới ngoại tứ tuần
10 p | 97 | 7
-
Các thuốc dùng ngoài da: Bôi bên ngoài, hại bên trong?
5 p | 103 | 7
-
LAO HẠCH BẠCH HUYẾT (Lymphadenopathy tuberculosis)
5 p | 110 | 7
-
Các thuốc chống lão hoá da
4 p | 76 | 6
-
Những vấn đề sức khỏe thường gặp của nam giới
7 p | 94 | 6
-
Thuốc Statins - giải pháp chống lão hóa động mạch
4 p | 90 | 5
-
Đường lây truyền của bệnh lao
3 p | 106 | 5
-
Thận trọng khi dùng vitamin A acid trị bệnh ngoài da
3 p | 114 | 4
-
Lão thị và những điều cần biết
5 p | 115 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn