intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nóng

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

106
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nóng Thời tiết nóng bức trong những ngày hè khiến trẻ nhập viện ngày càng đông với các bệnh gặp chủ yếu như tiêu chảy cấp, sốt virut, sốt phát ban, viêm phế quản, viêm phổi, trong đó có cả những bệnh nặng như viêm não... Để biết cách phòng tránh và chăm sóc con em khi gặp các bệnh này trong những ngày hè, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Sốt: Là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sốt virut và sốt phát ban là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nóng

  1. Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa nóng Thời tiết nóng bức trong những ngày hè khiến trẻ nhập viện ngày càng đông với các bệnh gặp chủ yếu như tiêu chảy cấp, sốt virut, sốt phát ban, viêm phế quản, viêm phổi, trong đó có cả những bệnh nặng như viêm não... Để biết cách phòng tránh và chăm sóc con em khi gặp các bệnh này trong những ngày hè, mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây. Sốt: Là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó sốt virut và sốt phát ban là những biểu hiện thường gặp nhất ở trẻ. Sốt do virut khiến trẻ sốt cao, 39oC-40oC, biếng ăn, nằm li bì, có khi co giật. Để hạ nhiệt cho trẻ, các bậc cha mẹ nên thấm khăn bằng nước ấm thấp hơn thân nhiệt của trẻ 2oC rồi lau người, hạ nhiệt bằng cách dùng viên hạ sốt (có loại uống, có loại nhét hậu môn).
  2. Khi trẻ bị sốt phát ban, dấu hiệu đầu tiên là trẻ sốt, ho, sổ mũi và xuất hiện ban đỏ lúc đầu ở mặt, sau lan xuống bụng, rồi chân tay. Đặc điểm để phân biệt ban do hậu quả của sốt phát ban và ban do các nguyên nhân khác là các ban chấm mịn như cám, màu đỏ, tuyệt đối không có các chấm ban màu trắng trong niêm mạc miệng. Ban thường lặn sau 3 ngày nhưng mọc lại và có thể vài lần như thế. Trẻ sốt phát ban thường không sốt cao, co giật khiến các bậc cha mẹ chủ quan và thường nhận biết muộn nên dễ dẫn tới nhiều biến chứng. Viêm phế quản cấp: Ho là triệu chứng chủ yếu thường gặp, lúc đầu trẻ bị ho khan, ho từng cơn và thường ho vào ban đêm, sau đó có sốt nhẹ, trẻ lớn có thể thấy đau ngực. Bệnh viêm phế quản cấp là bệnh nhẹ nhưng hay mắc phải, đa số bệnh khỏi sau một tuần bệnh có thể tái phát và có biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa. Trẻ bị viêm phế quản cấp vẫn phải bú mẹ, nếu trẻ không tự bú được thì phải vắt sữa ra bình, cốc hoặc cho trẻ ăn sữa ngoài nếu mẹ không có sữa. Bên cạnh đó, việc bù lại lượng nước đã mất do sốt cao, nôn trớ, tiêu chảy bằng cách cho trẻ uống nhiều nước hơn (tốt nhất cho uống oresol) là việc làm cần thiết. Để bảo đảm chế độ dinh dưỡng, các bà mẹ vẫn duy trì chế độ ăn có nhiều vitamin, muối khoáng, ăn nhiều hoa quả, ăn tăng cường nếu trẻ trong thời kỳ ăn dặm, cho trẻ nằm nơi thoáng mát... Trong khi trẻ bị viêm phế quản cấp, bố mẹ không hút thuốc lá trong nhà, tránh cho trẻ ra ngoài vì bụi và các ô nhiễm khác khiến bệnh sẽ nặng hơn, bên cạnh đó phải vệ sinh mũi hằng ngày cho trẻ nếu trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Viêm não do virut: Viêm não virut là một tình trạng viêm cấp tính ở não và tủy sống. Có nhiều loại virut gây ra những dấu hiệu và triệu chứng, nhưng khác nhau về mức độ nặng nhẹ và sự tiến triển. Nhiều người bị nhiễm mà không có triệu chứng. Ở thể trung bình, có sốt, đau đầu; trường hợp nặng có sốt cao, đau đầu, hôn mê và có thể liệt. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với người bệnh. Biện pháp điều trị chủ yếu hiện nay là điều trị triệu chứng và chăm sóc tích cực. Bên cạnh việc phòng bệnh bằng cách như mặc quần áo bảo hộ, dùng thuốc, hương xua
  3. muỗi, dùng lưới bảo vệ nhà cửa, màn và tránh các hoạt động ngoài trời vào buổi chiều để tránh bị muỗi đốt, việc thực hiện tốt các nguyên tắc vệ sinh ăn uống là cách dự phòng hữu hiệu viêm não do các virut đường ruột gây nên. Tiêu chảy cấp: Vẫn còn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ vì do cơ thể mất nước và điện giải, tiêu chảy cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. Khi trẻ đi ngoài phân lỏng hay bị tóe nước trên 3 lần/24 giờ là trẻ đã bị tiêu chảy. Vào mùa nắng nóng, trẻ thường bị tiêu chảy do vi khuẩn (như E.Coli) hoặc do virut. Khi trẻ bị tiêu chảy, việc đầu tiên các bậc cha mẹ cần làm là cho con uống nước oresol, không nên bắt trẻ phải nhịn ăn, tiếp tục cho trẻ bú mẹ nếu trẻ đang trong thời kỳ bú. Khi trẻ khỏi nên cho trẻ ăn tăng bữa để trẻ lấy lại được sự cân bằng nhanh chóng. Không được uống bất cứ loại thuốc nào nếu như không được bác sĩ chỉ định. Phòng bệnh tiêu chảy, nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 4-6 tháng đầu để trẻ hấp thu các kháng thể. Cung cấp cho trẻ các loại vitamin và các loại nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, đồng, acid folic... Và quan trọng hơn cả là khi chế biến thức ăn cho trẻ, các bậc cha mẹ phải chú ý tới việc chế biến, việc bảo quản thức ăn và nguồn nước phải được bảo đảm vệ sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2