intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 24 Kissinger

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

46
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tháng 8-1970, bạn tôi là Lloyd Shearer, chủ bút tạp chí Parade (Diễu hành), đã nói rằng anh có cuộc hẹn phỏng vấn Kissinger ở San Clemente và hỏi tôi có muốn đi cùng không. Tôi nói có.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 24 Kissinger

  1. Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam Chương 24 Kissinger Tháng 8-1970, bạn tôi là Lloyd Shearer, chủ bút tạp chí Parade (Diễu hành), đã nói rằng anh có cuộc hẹn phỏng vấn Kissinger ở San Clemente và hỏi tôi có muốn đi cùng không. Tôi nói có. Tôi nghĩ mình có thể động viên Kissinger đọc Hồ sơ Lầu Năm Góc, ít nhất là vài phần, để ông ta có thể thấy được là những vụ leo thang như Campuchia gần đây thực ra đã được nói tới từ nhiều năm trước chứ không phải giờ mới xuất hiện. Ông ta có thể hiểu được rằng tất cả những hy vọng trước khi người ta đe doạ rồi tiến hành leo thang chiến tranh đều đã sụp đổ. Và có lẽ ông ta rút ra được điều gì đó. Tôi cũng tin rằng chính sách của ông ta, theo như tôi hiểu, phụ thuộc vào việc nó có thể che mắt công chúng Mỹ hay không. Tô i muốn ông biết rằng đối với một số người, trong đó có tôi, những nét chính của chính sách thực lế đã hiện hình khá rõ nét. Và tôi vẫn nói với những người khác về chính sách này. (Ví dụ ít nhất thì ai đó ở Nhà Trắng cũng đã phải nói cho tôi biết). Trên thực tế, tôi đã có ý tiết lộ với Nhà Trắng về những gì mà người ngoài, như tôi chẳng hạn, có thể nhận thấy được. Tôi muốn Kissinger phải lo lắng về việc người ta có thể "đọc vị" được chính sách của ông ta, vì thế nó sẽ trở nên ít hấp dẫn hơn đối với ông ta. Đó cũng là điều tôi muốn làm đối với Tổng thống Johnson khi tôi tiết lộ với báo giới năm 1968. Chúng tôi lái xe tới San Clemente. Tôi nhớ rằng khi lái vào một bãi đỗ xe, chúng tôi nghe một giọng nói vang vang đâu đó chỉ chỗ đỗ cho chúng tôi, nghe như tiếng Chúa vậy. Hình như có một hệ thống quan sát bí mật theo dõi hoạt động của chúng tôi. Cuối cùng tôi mới nhận ra đó là tiếng loa phát ra từ nóc phòng bảo vệ. Chúng tôi ngồi ở một phòng chờ bên ngoài trông như phòng chờ nha sĩ, có vài bức ảnh màu về Nixon treo trên tường. Người thợ chụp ảnh tán gẫu với chúng tôi ở sảnh cho tới khi anh ta lao ra ngo ài cửa khi nhìn thấy một chiếc xe golf màu hồng chạy qua. Có một người ngồi lái xe với tốc độ khoảng bảy dặm một giờ giống như chiếc xe điện nhỏ ở công viên Disneyland. Đó chính là Nixon. Ông ta đang quắc mắt lên, trông rất dữ tợn, hai vai khom khom trông như đang lái một chiếc xe đua chạy điện vậy. Ngay đằng sau là một chiếc xe golf màu hồng khác do Bebe Rebozo lái, sau nữa là chiếc xe hồng thứ ba với hai nhân viên an ninh. Một phái đoàn hồng. Cuối cùng chúng tôi được đưa tới sân trong và dùng bữa trưa với Kissinger. Cùng ăn với chúng tôi còn có trợ lý của Kissinger là Alexander Haig, anh này giờ đang mang cấp tướng. Khi chúng tôi chào, Kissinger quay về phía Lloyd và nói theo kiểu lấy lòng: "Anh thấy đấy, tôi đã học được từ Dan Ellsberg nhiều hơn từ bất kỳ ai khác…". Tôi cho rằng
  2. ông ta sẽ lặp lại điều đã nói với tôi ở Rand hai năm trước: "… ở Việt Nam". Nhưng hoá ra là khác "… về đàm phán". Tôi đã rất sửng sốt. Đàm phán? Mất một lúc tôi vẫn không nghĩ ra ý ông ta nói tới điều gì. Rồi tôi nhớ lại bài "Nghệ thuật ép buộc" tôi đã trình bày với nhóm nghiên cứu của ông ta ở Harvard năm 1959, được trích từ loạt bài giảng Lowell của tôi. Đó là chuyện của mười một năm trước. Tôi nói "Ông có trí nhớ thật tốt". Ông ta nói giọng lè nhè từ trong cổ họng: "Đó là những bài giảng hay". Thú vị đây, trừ việc sau đó khi nghĩ lại, tôi dựng hết cả tóc gáy. Những bài giảng của tôi trước lớp của ông ta là về sự đe doạ của Hitler đối với Áo và Tiệp Khắc cuối thập kỷ 1930 mà nhờ đó, Hitler đã có thể chiếm những nước này mà chẳng tốn viên đạn nào. Một trong những bài giảng mang tên "Đe doạ: Lý thuyết và thực hành", một bài khác là "Những sự điên rồ mang mục đích chính trị". Hitler đã chủ ý gây dựng cho địch thủ của mình ấn tượng về những hành động khó lường và phi lý của Hitler. Không thể trông đợi hắn ta không đe doạ ai đó để rồi làm điều gì đó điên rồ và có hại cho cả hai phía. Ở một mức độ nào đó thì làm vậy sẽ có lợi cho hắn ta, vì hắn điên rồ, hiếu chiến đến liều lĩnh và táo bạo. Ít nhất là đã có lúc cả thế giới phải phục dưới chân hắn. Đó không phải là cách mà tôi khuyến nghị nước Mỹ, cũng như bất kỳ nước nào khác, tiếp cận đối với vấn đề này. Cách mà tôi muốn đề xuất hoàn toàn khác. Nếu như ai đó bắt chước Hitler làm vậy thì chỉ gây nên sự điên cuồng và chuốc lấy tai hoạ. Thông tin về việc xâm lược Campuchia, lọt ra vào tháng tư trước từ những quan chức không rõ danh lính, khẳng định trên thực tế rằng động cơ chủ yếu của việc tấn công Campuchia là để cho Liên Xô, Trung Quốc và Bắc Việt tin rằng việc hoạch định chính sách cấp cao của chúng ta là không thể tiên đoán. Đồng thời, do chúng ta có thể hành động bất thường và điên rồ như đã được chứng minh bởi việc xâm lược Campuchia vào giai đoạn chiến tranh này, họ không thể tin vào sự tính toán và thận trọng của chúng ta trong những t ình hương khủng hoảng tương tự. Khi tôi đọc những thông tin này, tôi băn khoăn liệu những nguồn thông tin từ các quan chức cao cấp cũng như chiến lược sai lầm đó có phải bắt nguồn từ chính Nixon và Kissinger hay không. Tôi hy vọng là không. Việc Kissinger chẳng mấy tỏ ra khen ngợi đã trả lời cho thắc mắc của tôi. Thật rùng mình khi nhận ra rằng ba tháng sau vụ xâm lược Campuchia, trong đầu Kissinger lại có những gợi nhớ về những thủ thuật của Hitler. Bốn chúng tôi ngồi ăn trưa bên hiên nhà. Ngay đầu bữa ăn, Lloyd đã tận dụng sự có mặt của tôi để nêu lên chủ đề Việt Nam. Kissinger nói: "Này, chúng ta ngồi đây không phải để nói về Việt Nam". Tôi nghĩ thế thì nói gì? Ông ta nhìn tôi lo lắng và lộ ý rằng ông ta không muốn nói trước mặt tôi. Tôi cho rằng ông ta muốn nói dối Shearer về Việt Nam nhưng điều đó sẽ chẳng dễ gì với sự hiện diện của tôi. Chính vì muốn buộc ông ta phải nói thật về Việt Nam nên Lloyd đã mời tôi tham gia buổi nói chuyện này.
  3. Nhưng hoá ra, theo như sau đó Lloyd kể lại, điều mà Kissinger muốn thảo luận với anh lại là đời sống vợ chồng của ông ta và cái cách mà báo chí đưa tin về vấn đề này. Lloyd viết mục "Nhân vật" với bút danh là Walter Scott cho phụ trương chủ nhật của tạp chí Parade. Lloyd tự hào nói đó là trang thu hút nhiều độc giả nhất trong giới báo chí Mỹ. Thực tế anh là cây bút bình luận những chuyện bên lề hàng đầu nước Mỹ. Anh thường xuyên có các bài viết được xem là theo yêu cầu của độc giả về cuộc sống độc thân của Kissinger và những cuộc hẹn hò với cô đào Jill St. John và các ngôi sao đang lên khác. Nhìn chung chính quyền chấp thuận cách thức quan hệ công chúng như thế này vì nó góp phần làm cho Nhà Trắng thời Nixon trở nên gần gũi hơn, nhưng rõ ràng nó cũng chứa đựng những nguy cơ. Kissinger muốn khuyến khích quan hệ kiểu này để có được những lời khuyên của Lloyd và để lái dư luận về vấn đề này theo hướng mong muốn. Đấy là điều ông ta không muốn làm trước mặt tôi. Gõ gõ tay trên mặt bàn, đột nhiên ông ta nói: "Này Dan, sao anh và tướng Haig không ăn cùng nhau trong lúc chúng tôi nói chuyện khác nhỉ? Rồi chúng ta sẽ ngồi lại với nhau". Cuối cùng thì ông ta cũng gạt tôi đi. Haig và tôi sang phía bên kia ngôi nhà và cùng dùng bữa. Haig rất nhã nhặn và tôi quyết định thử thông qua anh ta đưa thông tin về chiến lược của Nixon lọt vào Nhà Trắng. Anh ta nghe và gật gật đầu. Tôi chỉ có thể coi điệu bộ này thể hiện anh ta đang lắng nghe lập luận của tôi, chứ không phải là anh ta đang khẳng định nó, mà tôi cũng chẳng mong đợi anh ta làm vậy. Tất nhiên là anh ta chẳng phản bác hay đính chính tôi, cho dù cách tôi mô tả về chính sách này đi ngược lại niềm tin của công chúng. Một giờ sau Kissinger đến với chúng tôi. Tôi rất ngạc nhiên nghe ông ta nói muốn nói chuyện với tôi, và chúng tôi đã hẹn gặp vào chuyến đi tới đây của ông ta tới California. Patricia và tôi đã định ngày cưới vào tháng tám, nên thời điểm ông ta muốn gặp tôi lại rơi đúng vào tuần trăng mật của chúng tôi ở Maui. Đến giờ tôi vẫn lấy làm lạ là tại sao tôi lại đồng ý. Chắc lúc đó tôi bị ám ảnh. Tôi đã không bỏ qua một cơ hội nào để gặp Nixon, có lẽ là để tránh những Campuchia mới và giúp chiến tranh sớm kết thúc. Tôi chắc là Patricia sẽ đồng ý (và đúng như vậy). Chúng tôi rút ngắn kỳ trăng mật để tôi có thể đúng hẹn. Trên đường trở về Santa Monica, Lloyd kể về buổi nói chuyện với Kissinger. Anh đã hỏi câu mà tôi gợi ý: ông có nghĩ đến trường hợp ông rời khỏi cương vị và phản đối chính sách của Tổng thống? Đầu tiên Kissinger trả lời không, hoàn toàn không. Nhưng khi Lloyd hỏi dồn, ông ta nói: "Tôi nghĩ có thể, nếu có kế hoạch dùng phòng hơi độc…" Tôi nói: "Đương nhiên là không thể tính tới kế hoạch sử dụng vũ khí hạt nhân". Đó là một thứ vũ khí hiểm hoạ, có thể giết chóc bừa bãi; nhưng tôi đã không biết rằng Kissinger lại đang chỉ suy tính về những kế hoạch nhằm gây ra những hoạt động bất thường như vậy. "Này Lloyd, đối với Kissinger, chỉ có một thứ mà ông ta coi là tội ác chống nhân loại, và nó đã xảy ra, xảy ra trong quá khứ. Đó là tội ác người Đức gây ra cho người Do Thái. Đó là hành vi chính trị duy nhất mà ông ta coi là vô đạo đức, Lloyd hơi bị sốc. Anh nói: "Dan, tôi hỏi hơi khó nghe một chút. Anh có thực sự tin vào điều đó không?" Tôi nói có, và tôi không nghĩ nó chỉ áp dụng cho mỗi Kissinger.
  4. Ngày 8-8-1970, Patricia và tôi làm lễ cưới cùng gia đình và bạn bè. Chúng tôi cùng hứa hôn. Tôi thề: "Patricia, anh sẽ yêu em, che chở em, tôn trọng em suốt đời". Tôi đã giữ lời thề đó, và cô ấy cũng vậy. Cuối tháng tám, sau khi buổi gặp của tôi với Kissinger bị hoãn lần thứ nhất, tôi gặp ông ta ở văn phòng ở San Clemente. Ông ta nói chỉ có nửa giờ, nhưng lại bắt đầu "tôi rất lo lắng về t ình hình Trung Đông". Gần đây có nhiều thông tin tiết lộ trên báo chí, có lẽ là từ Kissinger, về những phê phán của ông ta đối với cách Ngoại trưởng William Rogers xử lý các cuộc đàm phán về Trung Đông mà hiện Kissinger không được tham gia. "Tôi e rằng tình hình sẽ sôi lên mất". Tôi chỉ có nửa giờ để thực hiện ý muốn, nên nói luôn: "Henry này, tôi muốn nói với ông về chính sách đối với Đông Dương. Tôi nghĩ chính nó mới sôi lên đấy". Đêm hôm trước tôi đã rút gọn tóm tắt của tôi về chiến lược của Nixon thành một trang kín, trong đó tôi nói rõ: những mục tiêu đầy tham vọng (không được công khai tuyên bố), ý đồ của "hoà bình trong danh dự"; việc rút quân khỏi Việt Nam một cách chậm chạp và kéo dài nhưng vẫn để lại một số lượng quân khá lớn; những đe doạ về việc leo thang chiến tranh, điều mà tôi chắc chắn rằng sẽ không thể răn đe hoặc ép buộc được ai, cho dù có những cuộc diễu võ giương oai như ở Campuchia; những cuộc xâm lược tiềm năng trong tương lai, ở Lào, có thể ở phía Nam miền Bắc Việt Nam, và ném bom trở lại; việc phong toả cảng Hải Phòng; và xuyên suốt là việc cố tình lừa bịp dư luận. Theo tôi, phía trước đang là một cuộc chiến không ngày tháng và ngày càng lan rộng. Khi tôi thuật lại tất cả những điều này, ông ta nheo mắt, cau mày, bĩu môi nhìn tôi, theo cái cách mà tôi hiểu là muốn nói tôi đang sai hướng rồi. Nhưng ông ta chẳng nói lại gì cả. Gõ gõ tay trên bàn, đột nhiên ông nói: "Này, tôi không muốn thảo luận về chính sách của chúng tôi. Nói cái khác đi". Tôi hỏi ông có biết đến Bản nghiên cứu McNamara về Việt Nam không, ông ta đáp có. (Lúc đó tôi không biết rằng ông ta đã từng là một cố vấn cho nghiên cứu này trong một tháng đầu) "Ông có bản sao của nó ở Nhà Trắng không?". Ông ta nói ông có một bản. Tôi thấy phấn khởi khi nghe thế. Tôi hỏi tiếp: "Ông đã đọc chưa?" "Chưa, có cần không?" Tôi nói ông rất nên đọc, ít nhất là phần tóm tắt, thường là vài trang nằm ở đầu mỗi tập. Ông có thể nói một trợ lý đọc toàn bộ rồi nhặt ra giúp ông ta những đoạn có vẻ trúng tâm điểm của vấn đề. Nhưng chỉ tóm tắt thôi cũng đã lên đến khoảng sáu mươi trang. "Họ viết được đấy. Thực sự là anh nên cố gắng đọc nó".
  5. "Nhưng nghiên cứu này thực sự có cái gì để chúng ta học hỏi không?" Tim tôi như ngừng đập. Chúa ơi? Đầu óc ông ta cũng chỉ dạng như những người khác mà thôi. Họ đều chỉ nghĩ rằng lịch sử bắt đầu cùng chính quyền của mình và chẳng có gì phải học từ những chính quyền khác cả. Nhưng thực tế lại là mỗi chính quyền, kể cả chính quyền hiện nay, không hề biết mình đều đi vào vết xe đổ trong hoạch định chính sách cùng những chính sách vô vọng)giống hệt nhau. Đó là điều có thể rút ra từ Nghiên cứu McNamara, và rõ ràng là Kissinger cần phải biết. Hồ sơ Lầu Năm Góc mang đến cơ hội phá bỏ vết xe đổ này, nhưng chỉ sự tồn tại của nó thôi thì không thể làm được. Tôi đã thực sự thấy chán nản, nhưng vẫn cố trả lời: "Tôi nghĩ là có. Đó là lịch sử hai mươi năm, và có nhiều điều có thể rút ra từ đây". Ông ta nói: "Nhưng rốt cục giờ đây chúng ta đã quyết sách theo một cách rất khác mà". Tôi lại càng buồn nản: "Campuchia thì chẳng có vẻ gì là khác cả Kissinger trông vẻ khó chịu, nhấp nhổm trên ghế. Ông ta nói: "Anh phải hiểu là vụ Campuchia bắt đầu từ những nguyên nhân hết sức phức tạp". Tôi nói: "Henry, ở nơi này chẳng có quyết định sai lầm nào mà lại không xuất phát từ những nguyên nhân hết sức phức tạp cả Và thường là cùng một loại nguyên nhân phức tạp đấy". Đó không phải là cách mà bạn nói chuyện với một quan chức cấp cao khi bạn vẫn muốn gặp ông ta lần nữa. Nhưng lúc này tôi đã mất một năm sao chép tài liệu, và tôi chẳng tốn mấy sức để giữ cầu quan hệ với Kissinger. Tôi đã làm điều tôi muốn làm với ông ta, dù cho chẳng mấy thành công. Tôi sẽ rất vui lòng nói rõ ý tôi là gì nếu ông ta chịu đọc tài liệu này, nhưng ông ta đã không làm vậy. Tuy nhiên, giọng tôi đã không đến mức làm cho buổi nói chuyện phải chấm dứt tại đây cũng như chẳng khiến ông ta muốn tôi quay lại thêm. Thay vào đó ông ta nói tới việc bực mình với nhóm học giả Đại học Harvard, hầu hết trong số đó từng là.đồng nghiệp của cả hai chúng tôi, kể cả Tom Schelling, những người đã đến gặp ông ta để từ chức tập thể, không làm cố vấn nữa để phản đối vụ Campuchia. (Theo tôi đó là giờ khắc đúng đắn nhất của họ). Ông ta tỏ vẻ coi khinh những người này do họ cho rằng có thể đánh giá một chính sách mà không biết gì mấy về quá trình nội bộ hoạch định chính sách. Ông ta nói đầy coi thường: "Họ chẳng bao giờ được biết những thông tin mật". Đó là câu ông ta nói. Hẳn ông ta ương tuý luý thuốc độc của Circe rồi (Circe: tên mụ phủ thuỷ trong tác phẩm Odyssey của Homer, kẻ biến người thành lợn - ND). Kinh nghiệm hai năm trước đã quá đủ để tôi có thể giải độc cho ông ta. Không muốn bị đánh đồng và để nhắc ông ta nhớ tới lần nói chuyện với tôi hai năm trước, tôi nói: "Nhưng điều đó không đúng với tôi". Ông ta vội nhấn mạnh: "Không, đương nhiên là không rồi. Tôi không có ý nói tới anh
  6. đâu". Tôi tiếp tục tấn công: "Và cũng không đúng với Walt Rostow". Lần này chủ yếu tôi muốn Kissinger thấy rằng những ai đã từng đọc Hồ sơ Lầu Năm Góc thì có thể thấy chân tướng chính sách đang nằm trong vòng bí mật của ông ta hiện nay, cũng như chính sách của người tiền nhiệm Walt Rostow và trước đó là McGeorge Bundy. Tất cả những chính sách đó chỉ là một, đó là bí mật tôi muốn tuồn lại vào Nhà Trắng. Nhưng nhắc tới Rostow cũng chẳng có tác dụng gì. Kissinger nói: "Walt Rostow là một đồ ngốc". Tôi nói: "Có thể thế thật, nhưng McGeorge Bundy thì không". Ông ta lại nói: "Phải, McGeorge Bundy không ngốc… Nhưng… ông ta chẳng nắm được tinh thần của chính sách". Tóm lại, theo ông ta, chiến lược không lặp lại, mà thậm chí nếu có thế thật thì những người kia thực thi không tốt. Họ không biết cách đe doạ và không thể nào để làm chính sách trở nên hữu hiệu hơn. Buổi nói chuyện này càng khẳng định cảm giác của tôi trong năm trước đó. Đây không phải là một chính sách hay một mô hình hoạch định chính sách mà có thể thay đổi được từ bên ưong nhờ vào việc nói thẳng, nói thật với người có quyền lực. Các giáo sư Cambridge chuyển sang nắm vị trí trong chính quyền chẳng thể rút được kinh nghiệm từ thất bại của những đồng nghiệp cũ hơn những gì mà những đảng viên Cộng hoà học hỏi được từ các Đảng viên Dân chủ hay như người Mỹ học được từ người Pháp. Nhưng tôi không hiểu được rằng, vì thế này thế khác, Kissinger đã tỏ ra khẩn thiết gặp lại tôi và đã cố hẹn gặp. Tôi nói đến Cambridge tôi sẽ gọi lại vì chúng tôi đang chuẩn bị rời đến đó. Tôi đã gọi cho ông ra và cùng hẹn ngày giờ. Nhưng rồi chỉ một giờ trước khi tôi bay tới Washington, thư ký của ông ta gọi cho tôi báo ho ãn lại, rồi cô ta lại hẹn một ngày khác. Lại hoãn thêm một lần nữa, rồi cô thư ký lại cố hẹn tiếp lần thứ ba. Tôi nói: "Rõ ràng là ông ta rất bận. Tôi không muốn cứ tiếp tục phải bị lỗi hẹn như vậy khi mà rõ ràng là ông ta không có thời gian gặp tôi" - "Không phải, ông ấy rất muốn gặp ông mà". Lần hẹn sau, nửa giờ trước khi đi tôi đã gọi trước cho chắc, nhưng rồi lại được biết rằng cuộc hẹn lại bị hoãn. Cô ta ướm tôi một hôm khác nhưng tôi đã nói rằng ông ta nên gọi cho tôi khi ông ta thấy có thời gian. Tôi không thấy nhắc đến chuyện đó nữa. Tôi đã không bao giờ biết tất cả những chuyện này là do đâu. Lúc đó tôi đã cho qua vụ này, vì từ những lần lỗi hẹn như vậy tôi đã kết luận rằng ông ta chẳng mấy quan tâm, và ông ta muốn gặp tôi chỉ là để có thể nói ông ta đã lắng nghe "tất cả mọi người với nhiều quan điểm khác nhau, ví dụ như Dan Ellsberg". Sau đó khi gián tiếp nghe nói tới ông ta thì sự nghi ngờ của tôi càng được khẳng định. Đó là vào giữa tháng 1-1971, khi tôi đang ở Minneapolis để làm chứng tại phiên toà xét xử hai người trong nhóm gọi là "Minnesota Tám". Những người này đã bị bắt quả tang khi
  7. đang tiêu huỷ tài liệu tại một trụ sở tuyển quân. Tôi mang theo một tập Hồ sơ Lầu Năm Góc để trong cặp xách, dự kiến để đưa vào tập hồ sơ của toà. Tôi hy vọng sẽ có thể làm chứng theo cách nào đó để có thể đưa những tài liệu này ra làm bằng chứng. Sau đó các luật sư bên bị sẽ yêu cầu xem toàn bộ tài liệu và đưa vào hồ sơ phiên toà. Đêm trước phiên toà, luật sư biện hộ cho nhóm Tám đã hỏi về lai lịch của tôi để có thể đề đạt tôi thành nhân chứng tại phiên toà. Anh ta hỏi tôi đã bao giờ làm trong chính quyền chưa. Tôi nói đã từng làm trong chính quyền, nhưng tôi không thể tiết lộ điều đó tại phiên toà. Đã hai năm rồi tôi vẫn giữ kín về chuyện này vì Kissinger không muốn người ta biết tới ông vẫn nhờ vào sự giúp đỡ của Rand và đặc biệt là của tôi. Tôi không còn ở Rand, nhưng tôi không muốn làm họ khó xử khi quan hệ với Kissinger nếu tôi nói về nơi làm việc cũ, dù cho người luật sư tin rằng nếu nói ra thì sẽ giúp tăng vị thế của tôi trước toà. Sáng hôm sau, ngày 14-1, Patricia gọi điện, nói rằng Don Oberdorfer của tờ Bưu điẹn Washington gọi cho tôi. Còn một giờ nữa mới phải đến toà nên tôi đã gọi cho ông ta. Ông ta nói đang làm một tổng kết về chính sách của Nixon trong hai năm qua, trong đó có Việt Nam. Ông đã hỏi Kissinger về nguồn gốc của chính sách hiện thời. Kissinger nói: "Mỉa mai thay là có một số người đang phê phán chính quyền thì trước đây lại có vai trò then chốt trong việc hình thành chính sách", đặc biệt là "có một anh tên là Ellsberg". Tôi đã hết sức kinh ngạc: "Kissinger nhắc đến tôi?" "Phải, chắc chắn đấy. Nhờ thế tôi mới biết đến anh. Ông ta cũng nói tới Halperin và Schelling. Nhưng ông nói rằng anh đã tham gia vào việc nghiên cứu đề xuất các chính sách và vấn đề để lựa chọn". Theo như tôi biết, đây là lần đầu tiên Kissinger đề cập với các nhà báo về sự tham gia của những người ngoài chính quyền vào việc đề ra những lựa chọn chính sách. Tôi hỏi: "Thế Kissinger nói chính sách đó là gì?" "Đó là chính sách vừa đàm phán với Hà Nội vừa rút quân khỏi Việt Nam". Tôi nói: "Nếu đó là là câu tóm lược chính sách hiện thời thì tôi vẫn đang ở Rand và Mort Halperin vẫn đang ở Nhà Trắng rồi. Ông này vẫn đang che giấu thực chất chính sách là gì và vẫn che mắt chúng ta với thứ chính sách dở tệ đó". Tôi hỏi thì được biết Kissinger không nói gì về việc đe doạ leo thang chiến tranh, về các hoạt động nhằm phô trương, về việc kiên quyết yêu cầu hai bên cùng rút quân (quân Mỹ và quân Bắc Việt Nam - ND), hoặc về kế hoạch duy trì một lực lượng lớn ở Việt Nam. Oberdorfer đã rất ngạc nhiên khi nghe tôi nói về vai trò của những nhân tố đó. Ông nói chuyện thêm với vài người và kết luận rằng tôi đã đúng và ông đã bị Kissinger làm lạc hướng. Don là một trong những nhà báo đầu tiên mà tôi thành công trong việc thuyết phục họ tin theo cách nhìn của tôi. Kết quả tức thời của câu chuyện là tôi thấy mình có thể lần đầu tiên thoải mái công khai về công việc của mình khi tới dự phiên toà vài giờ sau đó. Khi được chất vấn rằng tôi đã
  8. từng làm việc cho chính quyền Nixon hay chưa, tôi nói rằng tôi yừa được biết Kissinger đã tiết lộ điều này, do đó tôi hoàn toàn có quyền thừa nhận. Nhưng tôi đã không thể đưa Hồ sơ Lầu Năm Góc vào hồ sơ của phiên toà. Tối hôm trước tôi đã nói với luật sư bên bị về tài liệu này. Chúng tôi đã cùng bàn thảo kế hoạch khiến toà phải chấp nhận dùng tài liệu này làm bằng chứng. Theo đó, anh ta sẽ hỏi ý kiến của tôi về một tuyên bố (sai lầm) nào đó của Kennedy hoặc Johnson (tôi đã chọn được một tuyên bố như vậy) Tôi sẽ nói: "Tuyên bố đó là sai lầm". Anh ta sẽ hỏi: "Đó là một cáo buộc hết sức nghiêm trọng; anh đang cáo buộc rằng Tổng thống của Hợp chủng quốc nói dối. Anh có bằng chứng nào để xác minh cáo buộc này?" Tôi sẽ nói: "Tôi có. Ở đây tôi có nhiều tài liệu có thể làm bằng chứng". Tiếp đó anh ấy sẽ bước tới lấy tập tài liệu và dùng làm chứng cớ biện hộ và được gửi tới công tố viên, thẩm phán và bồi thẩm đoàn. Theo tôi hiểu thì thẩm phán sẽ quyết định xem có công khai những t ài liệu này hoặc có gửi cho bồi thẩm đoàn hay không. Nhưng dù sao đi nữa ông ta cũng sẽ có cơ hội đọc chúng và tài liệu này sẽ trở thành một phần trong hồ sơ của phiên toà nếu ông ta niêm phong tài liệu. Toà phúc thẩm có thể sẽ xem tới những tài liệu này, rồi theo cách nào đó, chúng sẽ đưa đến những phản ứng có tính pháp lý đối với cuộc chiến. Ngày hôm sau, tôi mang theo cái cặp xách khi ngồi vào chỗ người làm chứng tại toà. Khi luật sư đề nghị tôi, với tư cách là một chuyên gia, bình luận về tuyên bố (mà tôi đã chọn trước) của Tổng thống Johnson, tôi đã đáp: "Tuyên bố đó là một sự bịa đặt". Tất cả mọi thứ đột nhiên ngưng lại. Viên thẩm phán đập mạnh búa xuống bàn, tạm dừng phiên toà và yêu cầu các luật sư tới chỗ ông ta. Ông ta nói thầm với các thành viên bồi thẩm đoàn, nhưng chỗ tôi ngay gần chỗ ông ta, nên tôi nghe được những gì ông ta nói. Ông ta rất giận dữ: "Tôi đã cảnh báo các anh là tôi không cho phép bất cứ khai báo nào trong phòng xử này cũng không được chỉ trích chính quyền". Tôi nghĩ, "Chỉ trích chính quyền?" Thế phiên toà này để làm gì? Hai bị cáo đang đứng trước nguy cơ phạt tù dài hạn vì những hành động mà họ thừa nhận là để thể hiện sự công khai phê phán chính sách của Tổng thống. Họ cho rằng ông ta đang tiến hành một cuộc chiến tranh đầy tội ác và vô đạo đức, đó chẳng là chỉ trích thì là gì? Đó chính là động cơ của họ. Liệu những chứng cớ và lời khai biện minh rằng việc họ chỉ trích là hợp lý có thể bị bác bỏ ngay lập tức hay sao? Như đọc được suy nghĩ của tôi, viên thẩm phán nói thêm: "Chính quyền và các chính sách của họ không được xét xử ở đây. Tôi cảnh cáo anh lần cuối: Nếu anh còn định cố gắng khai báo rằng chính quyền đã nói dối, tôi sẽ bác bỏ cả anh và nhân chứng". Thẩm phán đã yêu cầu bồi thẩm đoàn bỏ qua câu hỏi và câu trả lời của tôi. Tôi vẫn tiếp tục khai báo, nhưng chiếc cặp xách vẫn đóng kín. Có lẽ Don Oberdorfer đã nói với Kissinger về việc tôi không hài lòng khi ông ta nói t ới tên tôi, nên hai tuần sau, lần tiếp theo tôi gặp ông ta, cũng là lần cuối cùng, trong một căn phòng đông người ông ta đã tới bắt tay tôi. Ông ta nói khi đang bắt tay: "Tôi phải xin lỗi anh nếu như tôi đã làm khó cho anh với Don Oberdorfer". "Ồ không, Henry, không có gì đâu". Tôi rất mừng là mình đã có cơ hội nói với
  9. Oberdorfer chính xác chính sách đó là g ì. Lúc đó là vào thời gian đón tiếp khách mời trước lễ khai mạc một hội nghị của các sinh viên MIT và các doanh nhân, nhiều người trong số họ là phụ huynh của các sinh viên, những người mà đã phê phán chiến tranh. Diễn ra từ 29 đến 31-1, ý tưởng của hội thảo là để bắc nhịp nối hai thế hệ sinh viên và doanh nhân, rất nhiều trong số đó là những người Cộng hoà có tư tưởng tự do, để cùng chung tay.phản đối chiến tranh. Tên của hội thảo là Runnymede, được đặt theo tên cánh đồng mà các nam tước Anh đã buộc Vua John phải tuân theo Magna Carta[102]. Ai đó chọn t ên này thật là khéo, vì nó có thể có hàm ý là những sinh viên MIT cũng như những doanh nhân có chút nào đó tự cảm thấy mình cũng mang chất thượng lưu như những nam tước khi đối đầu với hoàng đế. Hội thảo sẽ bắt đầu với bài phát biểu của Kissinger về tình hình nói chung. Nghe Kissinger nói tôi mới hiểu tại sao ông ta có thể đạt hiệu quả cao đến như vậy trong quan hệ với công chúng. Ông ta nói hết sức nhẹ nhàng và thuyết phục. Bề ngoài là nhắm tới các sinh viên dự hội thảo, ông ta nói đến "thảm kịch" của những phong trào cách mạng gây ra những bất ổn tiêu cực và thật "bi thảm" khi cần phải xử lý bằng biện pháp mạnh. Đến phiên hỏi đáp, ông ta cũng rất tự tin và sẵn sàng trả lời. Cũng có lúc ông ta thể hiện sự bực bội, nhưng theo một cách rất thuyết phục. Một vài người hỏi rằng tại sao không rút quân nhanh hơn và ông ta đã trả lời: "Bạn đang hỏi là liệu chính sách của chúng tôi có phải là ở lại Việt Nam. Nhưng chính sách đó là rút khỏi Việt Nam. Chúng tôi đang xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và tôi có thể bảo đảm với bạn rằng chiến tranh sẽ tiếp tục giảm cường độ". Ông ta lấy ví dụ về việc giảm bớt số lượng cũng như thương vong của quân Mỹ. Kissinger cũng đã tránh trả lời một câu hỏi, nhưng một lần nữa lại theo cách càng tăng thêm sự đáng tin cậy của ông ta. Mark Gerzon, một trong những sinh viên tham gia tổ chức hội thảo, đã hỏi về những bước đi trong đời, những bước đi đã ảnh hưởng tới quan niệm về giá trị và nhận thức của ông ta về thế giới. Có lẽ vì liên quan đến cuộc sống cá nhân nên Kissinger đã từ chối trả lời. Ông ta nói với chút gì đó khá tự tôn: "Bạn sẽ không thể tôn trọng tôi nếu như tôi cố tự nói về mình trước mọi người". Sau một số câu hỏi được Kissinger trả lời đầy thuyết phục với một dáng vẻ đĩnh đạc, tôi đứng lên hỏi tiếp. Ông ta nhận ra tôi. Tôi nói mình có một câu hỏi, nhưng trước hết muốn bình luận về những gì ông ta vừa nói. "Ông nói rằng Nhà Trắng không phải là nơi dành cho triết lý hoá đạo đức. Nhưng trên thực tế Nhà Trắng vẫn giáo dục người dân bằng tất cả những gì họ làm, tất cả những gì họ nói và không nói. Đặc biệt là, tối nay, ông đã thể hiện những giá trị đạo đức khi nói rằng chiến tranh đang xuống thang và sẽ t iếp tục xuống thang, kế đó là việc ông chỉ liên hệ tới số lượng và thương vong của lính Mỹ ở Việt Nam. Ông đã không đề cập tới thương vong của người dân Đông Dương hay số lượng người tị nạn ở đây, về khối lượng bom đạn… mà thực tế là những thứ này đang leo thang. Với việc bỏ qua chi tiết này, ông đang nói với người Mỹ rằng họ không cần phải quan tâm tới những hệ quả đối với người
  10. dân Đông Dương, và ông kêu gọi người Mỹ ủng hộ những chính sách mà bỏ qua những hệ quả đó". "Vậy tôi có một câu hỏi cho ông: ô ng dự tính chúng ta sẽ giết hại bao nhiêu người dân Đông Dương nếu theo đuổi chính sách này trong vòng mười hai tháng tới?" Điều có thể nhận thấy ngay là ông ta hoàn toàn ngạc nhiên. Khán giả cũng sửng sốt bởi đây là lần đầu ông ta tỏ mất bình tĩnh. Ông ta cúi thấp đầu, mặt cau lại, nửa như quay ngược phía khán giả. Rồi ông ta quay lai, mắt nheo nheo nhìn tôi đầy soi mói khiến tôi nhớ lại cảnh ông ta gõ gõ tay lên bàn khi ở San Clemente, rồi nói với giọng đầy cáo buộc: "Thật là một câu hỏi trau chuốt… Tôi trả lời thậm chí nếu tôi không trả lời…" "Tôi không cố nói cho hay. Đó là một vấn đề cơ bản. Ông có thể trả lời chứ?" Ông ta lặng im suy nghĩ chừng một phút rồi nói: "Anh đang buộc tội chúng tôi thi hành chính sách phân biệt chủng tộc". Thật là phi lý. Ông ta vẫn đang cố xoáy vào câu chữ của tôi để câu giờ. Tôi nói: "Chủng tộc không phải vấn đề ở đây. Để tôi nói lại: Bao nhiêu sinh mạng sẽ bị chúng ta giết hại với chính sách này trong mười hai tháng tới?" Lại im lặng một lúc. Ông ta đi tới đi lui. Chẳng có vẻ gì là ông ta đang ngồi ở buổi trao đổi này cả. Khán giả cũng lặng im. Rồi ông ta chợt nói: "Thế giải pháp thay thế của anh là gì?" "Tiến sỹ Kissinger, tôi biết rất rõ ngôn ngữ của những giải pháp thay thế và những sự lựa chọn. Nhưng điều đó chẳng giải quyết được câu hỏi này. Tôi đang hỏi về những ước tính, về những hậu quả mà chính sách của chính ông gây ra trong mười hai tháng tới nếu như ông có biết. Ông có một ước tính nào không?" Lại một lúc im lặng. Rồi cậu sinh viên đang chủ toạ buổi tối hô m đó đứng lên và nói: "Chương trình tối nay đã kéo dài khá lâu rồi, và tôi nghĩ chúng ta đã có đủ thời gian hỏi đáp. Có lẽ chúng ta nên để tiến sỹ Kissinger trở lại Washington". Buổi hội thảo kết thúc tại đó. Một vài sinh viên vây quanh Kissinger cố hỏi thêm vài điều cuối cùng. Tôi không tìm cách tiếp cận ông ta trước khi ông ta rời đi. Sáng hôm sau, khi dự một phiên thảo luận, tôi đã miêu tả điều mà tôi tin là bản chất chính sách của Nixon với một nhóm nhỏ những người tham gia, trong đó có Osborne Elliott, biên tập viên của tờ Tuần tin tức. Tôi nói về khả năng bước tiếp theo ít nhất sẽ là tấn công Lào, và tệ nhất có thể là tấn công phía Nam của Bắc Việt Nam. Elliott tỏ ra đặc biệt ho ài nghi. Anh nói rằng những nhà báo của Tuần tin tức không thấy có bất kỳ dấu hiệu nào, dưới bất kỳ hình thức nào, cho thấy những hành động đe doạ leo thang như vậy. Nhưng trong giờ nghỉ giải lao phiên buổi sáng, anh đã đến gặp tôi và nói: "Ellsberg, có lẽ có điều
  11. gì đó trong những điều anh vừa nói. Tôi đã gọi cho văn phòng của tôi ở New York. Họ vừa nghe bộ phận của chúng tôi ở Sài Gòn thông báo là người ta đã cấm hoàn toàn việc đưa thông tin từ Nam Việt Nam ra bên ngoài. Có điều gì đó bất thường đang diễn ra". Ngày hôm sau, tin tức phát ra cho biết Quân đội Việt Nam cộng ho à đã xâm lược Lào với sự hỗ trợ chiến đấu của quân Mỹ. Hoá ra là ngay lúc Kissinger còn đang nói với chúng tôi rằng: "Chúng tôi đang xuống thang chiến tranh ở Việt Nam và tôi có thể bảo đảm với bạn rằng chiến tranh sẽ tiếp tục giảm cường độ" thì các cuộc ném bom ở Lào đã bắt đầu. Sau khi bớt chút thời gian vốn đã eo hẹp để đưa ra sự bảo đảm này với một số lượng nhỏ những khán giả thượng lưu ở Massachusetts, ông ta đã bay ngay về Washington để theo dõi chiến dịch tấn công này. Hẳn ông ta đã thức trắng cả đêm. Từ hội thảo ở MIT trở về, khi mà cuộc tấn công ở Lào đang ở mức ác liệt nhất (dù lúc này Quân đội VNCH chưa bị đánh bại), tôi cho ra một bài phân tích và phê phán chính sách của Nixon theo cách hiểu của tôi. Tôi viết t ên bài là "Lào: Vấn đề Nixon phải phụ thuộc", nhưng biên tập viên của chuyên san "Điểm sách New York" lại chuyển thành "Giết chóc ở Lào". Ba tháng sau, Kissinger ám chỉ tới tên bài này ở Phòng Bầu dục để làm chứng cho sự thiên lệch của tôi kể từ khi ông ta biết tôi năm 1968. Vào ngày 17-6- 1971, bỏ qua những lần tham vấn với tôi vào năm 1969 và 1970, ông ta đã nói với Tổng thống, Ehrlichman và Halderman rằng tôi đã cáo buộc ông ta là "một tên giết người" ở hội thảo tại MIT đầu năm đó. Thực tế là tôi chẳng hề dùng từ này ở Runnymede cũng như trong bài báo, cũng như trong bất kỳ cáo buộc nào khác. Nhưng có lẽ ông ta đã không quá nhạy cảm để có thể nghe ra nó trong những câu hỏi và bình luận của tôi. Nhắc lại trao đổi giữa chúng tôi ở Runnymede, tôi đã nêu ra thắc mắc này trong một bài báo trên tờ "Điểm sách New York" vào cuối tháng hai: "Có bao nhiêu người sẽ chết ở Lào?[103] chính xác nhất thì Nixon sẽ ước tính bao nhiêu người dân Lào - cả "kẻ thù" và "không phải kẻ thù" - sẽ bị hoả lực Mỹ giết hại trong mười hai tháng tới? Ông ta không có một ước tính như vậy. Ông ta đã không hỏi Kissinger về vấn đề này, và Kissinger cũng không hỏi Lầu Năm Góc… và tất cả họ đều giống hệt những người tiền nhiệm…" Tôi đã trích dẫn tính toán của Tiểu ban người tị nạn của Thượng nghị sỹ Edward Kennedy: "Từ năm 1965 đến năm 1970, ít nhất đã có 300.000 dân thường đã thiệt mạng ở Nam Việt Nam, hầu hết là do hoả lực Mỹ. Tổng số thương vong ít nhất là một triệu. Trong số đó… khoảng 50.000 dân thường thiệt mạng trong năm đầu Nixon cầm quyền, trong năm thứ hai là 35.000". Bài báo kết luận: "Người Mỹ cần phải nhìn lại những sự lựa chọn, những thông báo trong quá khứ, cả những thông tin thuận chiều và trái chiều, để thấy được người ta đang nhân danh nhân dân Mỹ làm cái gì, để từ đó cự tuyệt không đồng loã với những hành động đó Họ phải nhận ra và buộc Quốc hội và Tổng thống tuân theo lẽ phải là quân Mỹ dừng ngay việc
  12. giết chóc ở Đông Dương, và rằng cả những sinh mạng mà chúng ta mất đi và những sinh mạng mà chúng ta đã lấy đi cũng không thể khiến nước Mỹ có quyền dùng hoả lực và không lực để quyết định ai sẽ thống trị hay ai sẽ chết ở Việt Nam, Campuchia và Lào"[104].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2