Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 32 Kết thúc một phiên toà
lượt xem 10
download
Ngày 27-4-1973, mở màn ngày xét xử thứ tám mươi Anthony Russo và tôi, thẩm phán Mathew Byrne chuyển cho bên bị cáo một bản ghi nhớ nhận từ Bộ Tư pháp ngày hôm trước. Ghi nhớ này đề ngày 16-4 của công tố viên trong vụ Watergate, Earl Silbert gửi cho trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Henry E. Petersen. Ghi nhớ mở đầu: "Tôi xin thông báo rằng ngày chủ nhật, 15-4-1973, tôi nhận được tin vào một thời gian chưa xác định, Gordon Liddy và Howard Hunt đã đột nhập vào văn phòng bác sĩ tâm thần...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 32 Kết thúc một phiên toà
- Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam Chương 32 Kết thúc một phiên toà Ngày 27-4-1973, mở màn ngày xét xử thứ tám mươi Anthony Russo và tôi, thẩm phán Mathew Byrne chuyển cho bên bị cáo một bản ghi nhớ nhận từ Bộ Tư pháp ngày hôm trước. Ghi nhớ này đề ngày 16-4 của công tố viên trong vụ Watergate, Earl Silbert gửi cho trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Henry E. Petersen. Ghi nhớ mở đầu: "Tôi xin thông báo rằng ngày chủ nhật, 15-4-1973, tôi nhận được tin vào một thời gian chưa xác định, Gordon Liddy và Howard Hunt đã đột nhập vào văn phòng bác sĩ tâm thần của Daniel Ellsberg tìm kiếm bệnh án của ông ta". Nhân lúc không có mặt bồi thẩm đoàn, các nhà báo được thông báo nội dung bức điện này. Họ ngay lập tức đổ xô đến bên các máy điện thoại ngoài hành lang. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy các phóng viên ngoài đời chạy đua để đưa tin, giống hệt trong các bộ phim ngày trước. Như lời một nhà báo, họ đang phác ra trong đầu những hàng tít trên trang nhất như là "Vụ Watergate "so găng" với vụ Hồ sơ Lầu Năm Góc". Dư luận và báo giới cũng đã biết đến Hunt và Liddy, dù không thật nhiều bằng thời gian hai tuần cuối cùng của phiên toà của chúng tôi khi vai trò của họ trong vụ đột nhập tại khách sạn Watergate bị phanh phui. Cũng như thế với ba người Mỹ gốc Cuba, tất cả đều là các cựu chiến binh trong cuộc chiến Vịnh Con Lợn và là "những tài sản" của CIA kể từ cuộc chiến tranh đó. Ba người đó nhanh chóng bị phát giác đột nhập vào văn phòng bác sỹ Fielding theo sự chỉ đạo của Hunt và Liddy. Bemard Barker và Eugenio Martinez bị bắt giữ ngay tại văn phòng của Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ ở khách sạn Watergate trong ngày 17--7-1972. (Còn lại Felipe de Diego, anh ta cũng tham gia vào vụ trộm hồi tháng Năm tại khách sạn này). Cả Hunt, Barker và Martinez đều đã nhận tội, còn Liddy đã bị buộc tội đột nhập vào Watergate tại phiên toà tháng 3-1973 diễn ra ở Washington, một tháng trước khi có tuyên bố của thẩm phán Byrne về vụ án của tôi. Nhà Trắng liên tiếp chối bỏ bất kỳ liên hệ nào với một "vụ trộm hạng bét" kiểu như thế này, còn các bị cáo cũng không hề biết một dây liên lạc nào tới cấp cao hơn hay những vi phạm khác nữa, kể cả khi phải trả lời và đã tuyên thệ trước Đại bồi thẩm đoàn và được hưởng quyền miễn trừ truy tố. Giả thuyết được Silbert đưa ra về vụ trộm tại khách sạn Watergate là Liddy đã thuê Hunt và bốn người bị bắt tại khách sạn để giải quyết "công chuyện riêng" của ông ta. Liddy
- trước là một nhân viên của FBI, còn hiện giờ là cố vấn pháp lý của CREEP, Uỷ ban tái cử tổng thống (Nixon). Tuy nhiên thẩm phán Byrne không đồng t ình với cách giải thích như vậy, bởi vì trong vật dụng cá nhân của những t ên trộm này thấy ghi chép địa chỉ văn phòng làm việc của Hunt ở Toà nhà Văn phòng Hành pháp. Hơn nữa, ông ta cùng tất cả những người liên quan khác, trừ Liddy ra đều là nhân viên hoặc chính thức hoặc hợp đồng của CIA. Nghi ngờ là vậy, nhưng thẩm phán vẫn không dám chắc chắn cho mãi đến khi bị cáo James McCord, từng là một nhân viên an ninh cao cấp của CIA đã chuyển sang làm việc cho CREEP, gửi lên cho ông một tin nhắn trước giờ luận tội, báo cho thẩm phán hay rằng có người đã khai man trước toà và còn có nhiều người khác tham gia chỉ đạo vụ trộm tại Watergate. Tuy nhiên, McCord cũng không hay biết gì về liên can của Nhà Trắng. Sau khi đọc bức thư của Silbert, thẩm phán Byrne yêu cầu công tố viên nhanh chóng trao cho ông trả lời của chính phủ về một loạt các nghi vấn, như là "Hunt và Liddy tiến hành vụ trộm với tư cách là các nhân viên của chính phủ? Vụ trộm do ai dàn dựng?" Thứ hai, ngày 30 tháng tư, thẩm phán Byrne nhận được báo cáo của FBI về cuộc phỏng vấn mới ngày 27-4 với John Ehrlichman, qua đó công khai sự tồn tại của đơn vị điều tra đặc biệt, "Nhóm thợ sửa ống nước" mà Ehrlichman quản lý và nhận lệnh từ Tổng thống. Câu hỏi đầu tiên của thẩm phán Byrne đã được trả lời: Hunt và Liddy, làm việc cho Nhà Trắng, đang theo đuổi một kế hoạch nhắm chủ yếu vào tôi. Kế hoạch này bắt đầu theo yêu cầu của Tổng thống, không lâu sau khi tôi bị buộc tội. Hai người đã dàn dựng đột nhập văn phòng vị bác sĩ phân tâm, Lewis Fielding ở Beverly Hills ngày 3--9-1971 trong thời gian nghỉ lễ Ngày Lao động. Đây là lần đầu tiên có những quan chức trong chính quyền - cụ thể là Ehrlichman và Cố vấn pháp lý Nhà Trắng John Dean. Dean đã có những tiết lộ với công tố viên trong ngày 15 tháng tư - công khai thừa nhận sự chỉ đạo của Nhà Trắng đối với một hành vi phạm pháp đã rõ như ban ngày. Ít nhất thì cũng rõ ràng trong mắt tất cả những người (trừ Ehrlichman và Nixon) không nghĩ rằng cái cớ bảo vệ an ninh quốc gia có thể lấp liếm tất cả những nghi vấn về tính hợp pháp của các hành động thực hiện nhân danh chính quyền này. Tối hôm đó, 30-4, Tổng thống Nixon thông báo Ehrlichman và H. R. Haldeman, Chánh Văn phòng Nhà Trắng - "hai trong số những công chức xuất sắc nhất mà tôi từng biết" - và Richard Kleindienst, quyền Bộ trưởng Tư pháp, ba người ra đi cùng với John Dean. Bằng chứng về những vi phạm pháp luật và hành động cản trở công lý của Nhà Trắng thay nhau liên tiếp xuất hiện. Hunt phải thêm một lần đứng trước Đại bồi thẩm đoàn. Tại phiên toà của chúng tôi, công tố viên và thẩm phán công bố lời cung khai của ông ta - nhận lúc trước đã khai man. Qua lời khai của Hunt, theo yêu cầu của Ehrlichman, CIA có nhiệm vụ (bất hợp pháp) cung cấp hậu cần cho một mật vụ trong nước, những đạo cụ đại loại như danh tính giả mạo, thiết bị thay đổi giọng nói, để lại dấu giày, camera quay lén, kính, tóc giả và nộp lên Nhà Trắng hai "bệnh án tâm lý". Hunt đề nghị thực hiện vụ trộm tại nhà bác sĩ Fielding, một phần nhằm thu thập dữ liệu cho hai bệnh án này. Ông ta biết rằng trong quá khứ đã có các bệnh án tương tự đối với mục tiêu nước ngoài như Castro và Tổng thống Indonesia Sukamo. Những việc làm trên đều trái với chức
- năng pháp lý của CIA. Cơ quan này không được phép tham dự vào các mật vụ, hoạt động cảnh sát, hoạt động tình báo trong nước, kể cả hoạt động phản gián. Tất cả đều thuộc thẩm quyền riêng biệt của FBI. Cơ quan này cũng chưa từng xây dựng một hồ sơ nào như là một bệnh án tâm lý của một công dân Mỹ (vì biết pháp luật không cho phép). Nhưng Giám đốc Richard Helm ra lệnh phải hết sức kín đáo về nhiệm vụ này nên các nhân viên CIA dù cảm thấy bất an vẫn phải hoàn thành yêu cầu của Nhà Trắng. Khi được Đại bồi thẩm đoàn hỏi về những vi phạm khác trong kế hoạch của Nhà Trắng, Hunt đã nói đến hai bức điện tín làm giả sự liên luỵ của Tổng thống Kennedy vào vụ ám sát Tổng thống Diệm, do Colson thúc giục ông ta. Cố vấn Nhà Trắng Dean, đang mặc cả với công tố viên để được quyền miễn trừ truy tố trách nhiệm chỉ đạo che đậy vụ Watergate và những vi phạm khác của Nhà Trắng. Sau những tiết lộ với các công tố viên ngày 15-4 về vụ trộm tại văn phòng bác sĩ Fielding, Dean nói đến khả năng những bức điện tín đã bị tiêu huỷ. Khi ông ta lục tìm trong két an toàn của Hunt tại Nhà Trắng, chỉ vài ngày sau sự kiện Watergate, ông ta thấy có hai bức điện t ín giả mạo cùng những hồ sơ liên quan đến tôi - hai bệnh án do CIA xây dựng và các thông báo Hunt gửi cho Colson báo cáo về hoạt động tại Nhà Trắng của ông ta. (Trong các thông báo này cũng thấy nói đến cuộc điều tra bí mật đối với Ted Kennedy, trong đó Hunt lần đầu dùng đến những tài liệu nguỵ trang do CIA cung cấp). Ehrlichman gợi ý Dean tiêu huỷ tất cả những tài liệu này vì chúng sẽ trở nên đặc biệt nhạy cảm (và có thể liên luỵ đến các nhân viên Nhà Trắng, kể cả ông ta) trong một năm bầu cử như năm nay. Đối với các đồ vật lớn hơn t ìm thấy trong két an toàn như chiếc cặp đựng đạo cụ nghe lén, Dean có thể phi tang trên đường ông ta trở về nhà đi qua cầu. Dean lại không chịu làm hai việc này, vì hai lý do: Việc đó phạm pháp và đã có rất nhiều người thấy ông ta sở hữu chúng. Ông cho là vì Ehrlichman cũng đi qua con cầu đó trên đường trở về nên Ehrlichman có thể tự mình ném chiếc cặp nếu ông thấy hợp lý. Cuối cùng hai người nhất trí với nhau là nếu cần ai đó tiêu huỷ những vật chứng thì người đó nên là quyền Giám đốc FBI, L. Patrick Gray, một người rất trung thành với Nixon. Theo lời Gray, họ mời ông tới văn phòng của Ehrlichman rồi trao cho ông hai chiếc phong bì dán kín lấy ra từ két an toàn của Hunt (có những hồ sơ như trên). Dean mô tả đây là những hồ sơ "cực kỳ nhạy cảm và vô cùng bí mật" nằm trong két của Hunt, có thể trở thành những "quả bom tấn chính trị" nhưng không liên quan g ì đến vụ Watergate. Ông ta nói: "Không thể đưa chúng vào hồ sơ của FBI và cũng không được phép để chúng lộ ra ngoài. Đây, anh cầm lấy đi". Sau này Gray khai nhận là từ những cảnh báo này Dean, người thay mặt Tổng thống và có sự hiện diện người trợ lý của Ngài, ông suy luận nhiệm vụ của mình là tiêu huỷ các hồ sơ này. Và ông ta đã làm như thế. Nhưng lời khai của Gray lại không nhất quán. Khi thì ông ta nói rằng đã tiêu huỷ chúng tại văn phòng và quẳng vào trong thùng đựng rác đã cháy, lúc lại nói rằng ông ta cất ở nhà rồi đợi mãi sau này mới đốt chúng cùng mớ giấy gói quà Giáng sinh. Những điều này chỉ nổi lên qua các cuộc thảo luận tại phòng xử án của chúng tôi, giữa quan toà, công tố viên và các luật sư bào chữa, bởi vì các tài liệu liên quan đến tôi đã bị
- ông giám đốc FBI tiêu huỷ. Giờ đây không thể biết nội dung thực sự hay các liên hệ của chúng với sự kiện khác. Cùng với những tiết lộ ngày 15-4, Dean cũng nói đến những trao đổi này của ông ta với Gray. Sau khi đã thừa nhận trước Quyền Bộ trưởng Tư pháp Kleindienst việc làm của mình, Gray bị buộc thôi chức Quyền Giám đốc FBI. Và ông ta đã từ chức hôm 27-4, là ngày thẩm phán Byrne tiết lộ vụ trộm tại nhà Fielding. Tin tức đưa đi về lý do từ chức của Gray chính là những phanh phui đầu tiên về hành động cản trở công lý có Nhà Trắng hậu thuẫn. Nhiều người khác cũng nhanh chóng theo chân Gray. Đặc biệt, ngày 27-4, thẩm phán Byrne yêu cầu bên công tố trả lời tại sao lá thư của Silbert về vụ đột nhập văn phòng Fielding đề ngày 16-4, mất mười ngày mới đến được phòng xử án của ông. Hoá ra đích thân Tổng thống đã yêu cầu trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Petersen trì hoãn việc này với lý do bức thư là vấn đề thuộc về "an ninh quốc gia và dựa trên đánh giá của bản thân ông rằng vụ trộm chẳng qua chỉ là "cái giếng cạn", không phát hiện thêm thông tin nào có thể ảnh hưởng tới phiên toà của chúng tôi. Trách nhiệm của Bộ Tư pháp là phải làm ngược lại. Cả Petersen và bộ trưởng Kleindienst đều hiểu thẩm phán chính là người quyết định. Khi phiên toà của chúng tôi tiếp tục diễn ra và không có bức thư, hai người càng lúc càng lo lắng có thể vì thế mà họ, Tổng thống sẽ bị kết tội cản trở công lý. Ngày 25-4, Kleindienst nói với Nixon rằng thông báo của Silbert "phải" được chuyển đến cho vị thẩm phán ở Los Angeles. Khi đó thẩm phán sẽ có quyền công bố các thông tin đó qua camera (tức là giữ bí mật trước dư luận và báo chí) và có phiên điều trần kín, xác định những thông tin đó có ảnh hưởng đến phiên toà hay không. Ông cũng có thể yêu cầu các luật sư của Ellsberg không phát biểu công khai về các thông tin hoặc về thủ tục điều trần kín. Nixon nói rằng nếu quan to à nhận được những thông tin này, ông cần phải biết rằng vụ đột nhập là "một cuộc điều tra an ninh quốc gia cực kỳ nhạy cảm". Một giờ sau, Kleindienst báo cáo lại với Nixon là các công tố viên hy vọng sẽ thuyết phục được thẩm phán tạm thời không công khai và hoãn các phiên điều trần đến khi kết thúc vụ án của chúng tôi. Sẽ chỉ tiếp tục nếu có một phán quyết có tội. Nixon đáp lại: "Tốt thôi. Tôi phải nói thêm điều này[153]. Tôi không biết anh sẽ trao bức thư này bằng cách nào, nhưng thẩm phán cần biết rằng đây là một cuộc điều tra an ninh quốc gia cực kỳ quan trọng. Thực sự thế, anh biết, tôi biết". Tổng thống lặp lại là ông muốn rằng các công tố viên cũng hiểu điều này. Ông nói tiếp: "Được rồi. Thế nhé, ngủ ngon, chàng trai[154]…" Kleindienst: Khoan đã, thưa Tổng thống. Tổng thống: Chúc anh may mắn. Quỷ quái t hật. Người ta bảo sẽ luận tội Tổng thống. Thế mà, bọn họ lại nhằm vào Agnew. Cái quái gì thế nhỉ? (Cười) Ổn cả chứ? Ổn cả chứ? Kleindienst: Sẽ không có chuyện như thế đâu. Tổng thống: Được rồi, chàng trai. Sẽ tốt thôi… Đây có thể là lần đầu khả năng Tổng thống bị luận tội được đề cập tới trong các băng ghi âm. Trong ngày 26, Tổng thống đã gọi điện rất nhiều lần cho Kleindienst để hỏi về quyết
- định của toà. Ngày 27, Petersen báo cáo tối hôm trước thẩm phán Byrne đã đọc tường trình của công tố viên và "hình như cho rằng những thông tin ông có được từ trước tới giờ đã là đầy đủ. Nhưng ông đổi thái độ chỉ qua một đêm"[155]. Thực ra, do công tố viên phản đối, thẩm phán Byrne đã để cho tôi quyết định. Chiều ng ày 26-4, ông cho mời vào phòng xử án tất cả các bị cáo và luật sư bào chữa. Với David R. Nissen, ông nói rằng ông đã đọc hết những nội dung trong phong thư dán kín Nissen trao cho ông và đi đến kết luận ông không nên giữ cho riêng mình những thông tin đó. Ông hỏi Nissen xem anh ta đồng ý chuyển cho bên bị cáo hay không. Nissen trả lời phải hỏi ý kiến cấp trên ở Bộ Tư pháp và đến sáng hôm sau, câu trả lời là không nên. Lúc đấy Byrne mới yêu cầu Tony, tôi và các luật sư của cả hai bên tiến lại gần chỗ ông, tránh để các nhà báo nghe thấy và yêu cầu Nissen phải giao tài liệu đó cho bên bị cáo ông nói rằng chúng tôi có quyền được biết thông tin này và có quyền yêu cầu một cuộc điều trần tương ứng. Tôi còn nhớ khá rõ giờ phút ấy, đặc biệt bởi vì đó là lần đầu tiên trong vòng hai năm xét xử, ngài thẩm phán nhìn trực diện và trao đổi trực tiếp với tôi. Trước đây, tất cả các thông điệp tới bên bị cáo dcu được chuyển qua các luật sư. Tôi không nhớ là từ trước tới nay có lần nào ông nhìn thẳng vào mắt tôi hay không. Ông nói với tôi là: "Ông Ellsberg, tôi có lẽ không cần phải công khai thông tin này. Chúng tôi có thể giữ kín nếu ông muốn". Tôi hiểu điều ông ta nói có nghĩa là tôi không muốn để mọi người biết mình đang được điều trị tâm thần (tạp chí Times đã tiết lộ thông tin này cho mọi người, trong đó có Hunt từ hai năm trước). Tôi đáp lại: "Ngài đang đùa hay sao? Đưa nó ra đây đi!" Đây là những lời nói đầu tiên của tôi trực tiếp với quan toà kể từ sau tuyên bố tôi vô tội. Rất nhanh chúng tôi thấy cảnh các nhà báo đổ xô đến bên máy điện thoại. Cứ thế phiên toà tiếp tục. Gần như mỗi ngày lại có thêm một điều ngạc nhiên thú vị, như sự ra đi của Haldeman, Ehrlichman, Kleindienst và Dean vào tối 30-4 và Gray, Quyền Giám đốc FBI ngày 27. Như lời Kissinger viết trong hồi ký, ông ta không thể tránh cái cảm giác Tổng thống "không còn kiểm soát được tình hình nữa". Nhưng không chỉ có Nixon. Trước đó cùng ngày, luật sư của tôi, Charlie Nesson nhận điện thoại của Mort Halperin đang ở Washington. Halperin cho hay trên số báo buổi sáng của tờ Ngôi sao Washington có tin thẩm phán Byrne trước đó vài tuần đã gặp Tổng thống và Ehrlichman tại khu Tây Nhà Trắng ở San Clemente. Tại đây ông được đề nghị chức vụ giám đốc FBI. Vì Nesson đã báo trước với thẩm phán là ông có thể sẽ đề cập đến bài báo này tại phiên toà, thẩm phán đọc vội vàng một tuyên bố sơ sài, nhận có cuộc gặp nhưng không nhận đã thảo luận về vụ án và cho biết ông đã nói với Ehrlichman sẽ không có công việc nào cả chừng nào vụ án chưa kết thúc. Ngày 30-4, luật sư của chúng tôi yêu cầu ngay lập tức trong ngày hôm sau John Dean và Patrick Gray cùng Hunt và Liddy phải tường trình tại toà về vụ đột nhập vào nhà Fielding. Patrick khai nhận đã tiêu huỷ các tài liệu liên quan đến vụ án của tôi, còn tạp chí Tuần tin tức cho Dean là người đã thông tin cho Silbert. Tuy nhiên, hôm sau, các luật sư bào chữa chuyển sang kiến nghị toà án huỷ bỏ cáo trạng
- của chúng tôi. Leonard Boudin xoáy vào báo cáo của FBI về Ehrlichman mà chúng tôi mới nhận được sáng hôm đó. Leonard Weinglass, luật sư bào chữa cho Tony Russo phân tích rằng vào lúc "Ehrlichman gặp mặt quý toà này ngày 5-4," hẳn ông ta đã biết "ông ta đang là một phần trong cuộc điều tra về vụ đột nhập này" và "quý toà đang xét xử một vụ án có bị can Ellsberg… Câu hỏi đặt ra là ông Ehrlichman có tính toán gì trong đầu khi gặp quý toà". Ông bình luận hành vi của Ehrlichman "sẽ khiến đề t ài kẻ trộm tìm thấy những gì trong văn phòng của Fielding trở nên ít nghĩa lý". Thẩm phán đã bác kiến nghị huỷ bỏ cáo trạng nhưng lại nói yêu cầu này có thể được xem xét sau. Ông đặc biệt bác bỏ một lý do bãi nại có liên quan đến đề nghị của Ehrlichman và khẳng định ông không vì lời đề nghị đó mà dao động. Ông cũng nói cuộc gặp với Tổng thống chỉ rất ngắn ngủi và vụ án này cũng không được đem ra thảo luận với Nixon hay Ehrlichman. Một vài ngày sau trong tháng năm, lại vẫn là các nhà báo chứ không phải thẩm phán Byrne tiết lộ rằng ông đã gọi điện cho Ehrlichman yêu cầu một cuộc gặp khác ngày 7-5 tại Santa Monica. Ngài thẩm phán thừa nhận cuộc gặp đã diễn ra nhưng theo lời ông, chỉ để nhắc lại với Ehrlichman ông sẽ không để tâm tới công việc này chừng nào phiên toà chưa kết thúc Ehrlichman phản pháo rằng thẩm phán Byrne, trái lại, tỏ ra khá quan tâm tới công việc trong cả hai lần gặp gỡ. Ông còn bình luận về cách điều hành FBI! Đây là lời bình luận của Weinglass trước một phóng viên: "Trong những ngày diễn ra phiên toà, nếu chúng ta có ai lại đi mời ông Byrne làm việc, chắc sẽ bị tống vào tù". Tên của Byrne đã được nhắc đến trong các băng ghi âm Nhà Trắng từ cuối tháng ba trong những cuộc thảo luận về các ứng viên cho chức vụ này. Khi ấy Hunt đã bị cáo buộc tham gia vụ trộm tại khách sạn Watergate và đang sắp sửa điều trần trước Đại bồi thẩm đoàn. (Đương nhiên việc này chưa đến tai Byrne). Dù sao ông ta cũng được hưởng quyền miễn trừ truy tố. Dù đã quyết định chi t iền để Hunt tiếp tục im lặng (sẽ được nói đến sau), Tổng thống vẫn sợ rằng tin tức về vụ Fielding có thể đang lan truyền tới phòng xử án của tôi. Ở đó ngài thẩm phán sẽ cân nhắc có nên truyền đạt thông tin đó cho bị cáo và dư luận hay không. Tin tức báo chí đưa ngày 27-4 dẫn lời các quan chức cấp cao giấu t ên trong Bộ Tư pháp khá tức giận với việc làm này của ông. Sau này có người phỏng đoán đây là động cơ các quan chức này tiết lộ câu chuyện về thẩm phán cho tờ Ngôi sao. Vì sao tội cản trở công lý có phần đóng góp của Nixon? Từ các băng ghi âm và tổng hợp các chứng cứ có thể suy đoán rằng Nixon tự để mình dính líu tới kế hoạch che đậy của Nhà Trắng và hành động cản trở công lý vì cùng một lý do. Kể cả việc ông chi tiền cho các bị cáo khai man và giữ im lặng trước toà ngay từ những ngày đầu họ bị bắt giữ tại khách sạn. Tổng thống không cần phải loại bỏ những mối liên hệ trực tiếp của ông với bản thân vụ Watergate. Không ai trong số những người đã bị bắt, cả Hunt và Liddy, có thể ám chỉ đến Tổng thống hay một ai khác trong Nhà Trắng. Đáng ra mà nói, cho đến tận hôm nay vẫn chưa xuất hiện một bằng chứng hay lời khai nhận nào chứng tỏ Nixon hoặc các quan chức Nhà Trắng đã biết trước về vụ đột nhập ở Watergate ngày 17-7-1972.
- Nixon bắt đầu có những can thiệp từ ngày 23-7. Lý do của việc này là không để Howard Hunt khui ra vụ Fielding và hành động phi pháp của nhóm "Thợ sửa ống nước". Mãi sau này tôi mới biết, hoá ra việc đột nhập văn phòng bác sỹ trong tháng 9-1971, dù được biết đến nhiều nhất, không là hành động cuối cùng và nghiêm trọng nhất trong số những hành động phi pháp này. Tám tháng sau, ngày 3-5-1972, nhận được lệnh của Colson qua Hunt và Liddy, Nhà Trắng bí mật đưa mười hai người Mỹ gốc Cuba, "tài sản" của CIA, từ Miann sang Washington. Nhiệm vụ của họ là phá rối cuộc biểu t ình có tôi và nhiều người khác đứng phát biểu trên lối vào điện Capitol và gây thương tích cho tôi. Cuộc biểu tình như đã mô tả, diễn ra năm ngày sau khi Hải Phòng bị ném bom và tài liệu NSSM-1 được thượng nghị sỹ Gravel trao cho các báo. Không rõ kế hoạch làm tôi bị thương có mục đích gì. Tuy nhiên, băng ghi âm Phòng Bầu Dục ngày 2-5 cho thấy Nixon đã biết tôi sẽ lựa chọn thời điểm này công bố NSSM-l. Có lẽ ông đã nghĩ đến nguy cơ tôi sẽ tiết lộ dù là tài liệu nào lấy từ NSC. Nick Akerman, luật sư của Đội chuyện trách khởi tố đặc biệt Watergate (WSPTF) đang tiến hành điều tra tình huống này (anh đã có hơn một trăm cuộc phỏng vấn). Akerman cho hay là một số người từ Miami đã nhận được lệnh "vô hiệu hoá (tôi) hoàn toàn". Mỗi người lại có cách nghĩ khác nhau về nhiệm vụ của họ. Tất cả đều kể lại là Hunt và Liddy đã chỉ cho họ xem một tấm hình của tôi (và của Bill Kunstler cũng có mặt tại cuộc biểu t ình) và nói rằng đây là "mục tiêu" của họ. Như tạp chí Times đã đưa tin, nhiều người khai với FBI hoặc WSPTF rằng "Chúng tôi phải coi người này là "kẻ phản bộỉ" và phải táng vào giữa mặt hắn ta.". Bernard Barker là người đứng ra cùng với Eugenio Martinez tuyển dụng nhóm này. Anh ta trả lời phỏng vấn nhà báo Lloyd Shearer rằng mệnh lệnh anh nhận được là "đập què cả hai chân (của tôi). Tuy nhiên cuộc biểu tình diễn ra rất hoà bình khiến bọn họ không thể hành động. Thay vào đó một số còn tấn công các thanh niên đứng ở vòng ngoài và bị cảnh sát dẫn đi: Rồi người ta giao họ cho hai người có giấy uỷ quyền của chính phủ. Ngay tối hôm đó một số đi cùng Hunt và Liddy nhận diện "mục tiêu tiếp theo của họ", văn phòng tại khách sạn Watergate của Uỷ ban Quốc gia Đảng Dân chủ. Chỉ vài tuần sau sự kiện này, những ai đã từng góp mặt trong trong hai hành vi phi pháp của Nhà Trắng - đột nhập văn phòng của Fielding và phá rối cuộc biểu t ình ngày 3-5 đều bị bắt do liên quan đến vụ Watergate. Nixon phải tự đứng ra chỉ đạo bưng bít những tội lỗi này, nếu không những người bị bắt có thể dẫn công tố viên đến các hành vi trước đó có thể liên quan trực tiếp tới Phòng Bầu Dục. Vì những việc làm này của Hunt và Liddy đều diễn ra khi họ còn tham gia Chiến dịch tái cử Tổng thống (trừ sự việc ngày 3-4) nên người chịu trách nhiệm cao nhất chỉ là John Mitchell. Trước đó ông ta đã rời chính quyền để chỉ đạo chiến dịch tranh cử. Ngay đến Hunt, Liddy và McCord cũng không hay biết gì về một cấp nào đó cao hơn Mitchell dính líu t ới vụ Watergate, đừng nói tới mấy người Cuba bị bắt tại khách sạn kia. Nhưng rõ ràng là cuối cùng thì từ năm 1971 và trong tháng 5-1972, Hunt và Liddy đã làm việc cho ông chủ Phòng Bầu Dục và trực tiếp dưới quyền Ehrlichman và Colson, các trợ tá của Tổng thống. Mối đe doạ chỉ hiển hiện từ lúc những người kia bị bắt tại khách sạn. Bọn họ có thể chỉ đường cho các công tố viên tìm đến Hunt và Liddy. Bọn họ cũng có thể bị cưỡng bức hoặc sẽ tự nguyện cung khai các tội lỗi của Nhà Trắng do họ thực hiện. Mối lo lớn nhất dồn vào Hunt, còn Liddy, theo Tổng thống, trung thành với những qui tắc im
- lặng theo kiểu Mafia, "điên rồ"[156] nhưng chắc chắn. Sáu ngày sau khi có những vụ bắt giữ đầu tiên, ngày 23-7-1972, theo đề nghị của Mitchell và Dean, Nixon đã chỉ đạo Haldeman và Ehrlichman dùng CIA gây áp lực để FBI chấm dứt cuộc điều tra ở Hunt và Liddy. Ông chỉ muốn giới hạn truy tố những ai đã bị bắt tại trận. Vì Hunt và Liddy không ở trong số đó nên hai người này sẽ không thể bị áp lực tiết lộ những vi phạm khác của Nhà Trắng. Nhưng sau cùng Uỷ ban luận tội Tổng thống của Quốc hộỉ trong tháng 8-1974 đã có cuốn băng ghi âm kế hoạch cản trở cuộc điều tra của FBI sau mười ba tháng Nixon nỗ lực che giấu. "Khẩu súng còn ám khói" đó khiến cả những ai trung thành nhất với Nixon không thể không ủng hộ luận tội Tổng thống và buộc tội ông và dẫn ông đến chỗ từ chức. Quay trở lại với mối đe doạ Nixon đang chống đỡ. Băng ghi âm cuộc nói chuyện với John Dean ngày 21-5-1973 được coi là "vết ung nhọt trong đời Tổng thống"[157] đã làm sáng tỏ đe doạ này. Dean cho biết Hunt đang đòi được 200 nghìn đôla "chi phí"[158] và t rắng trợn doạ nạt nếu không nhận được tiền sẽ khui ra "những việc xấu xa[159] hắn ta đã làm cho Nhà Trắng". Nixon hỏi và Dean khẳng định là Hunt ám chỉ "Ellsberg" và "Kennedy". Gạt đi sự phản đối của Dean, Nixon nhấn mạnh phải giao tiền cho Hunt, ngay lập tức không còn lựa chọn nào khác. Tối hôm đó, 75 nghìn đô la được rút ra từ quỹ vận động tranh cử trao cho luật sư riêng của Hunt. Tuy tức giận không được nhận nhiều hơn thế, nhưng Hunt cũng vẫn tiếp tục, ít nhất vào lúc đó, khai man trước Đại bồi thẩm đoàn. Cứ thế trở đi hầu như ngày nào cũng có một tiết lộ theo kiểu trên tại phòng xử án của chúng tôi và ở Washington (nhưng vẫn chưa phải là cuộn băng chứng cứ). Ngày 10--5- 1973, Quốc hội lần đầu tiên bỏ phiếu cắt giảm ngân sách Chiến tranh Đông Dương, kể cả ngân sách nối lại các cuộc ném bom nửa chửng. Tổng thống phủ quyết. Nhưng ông cũng hiểu không thể giữ mãi lá phiếu phủ quyết. Ông tự biết sớm muộn sẽ phải đối mặt với khả năng bị luận tội (Uỷ ban về vụ Watergate của Thượng viện lấy tên là Uỷ ban Ervin vẫn chưa khởi động các phiên điều trần công khai). Nhiều người ngày hôm nay khi nhìn lại, nghĩ rằng "nếu Quốc hội ngăn cản, thậm chí dù không có vụ Watergate" thì Nixon "sẽ không thể" tiến hành ném bom, thực hiện lời hứa riêng của ông với Tổng thống Thiệu và ý định bảo vệ chính quyền miền Nam của mình. Họ vẫn cho rằng chỉ cần một đa số trong Quốc hội ủng hộ cắt giảm ngân sách chiến tranh. Điều đó có thể đúng. Nhưng chỉ đa số thì vẫn chưa đủ để chấm dứt ném bom và không có triển vọng đẩy lùi nó. Muốn thắng lá phiếu phủ quyết của Tổng thống, Quốc hội cần tập hợp không chỉ đa số phản đối mà còn phải là đa số hai phần ba. Mort Halperin cho tôi thấy nếu không có một vụ Watergate lơ lửng trên đầu, Nixon gần như chắc chắn sẽ dồn đủ số phiếu hai phần ba dư một, chiến thắng nỗ lực vô hiệu hoá phủ quyết của ông. Và khi đó các cuộc ném bom của Tổng thống sẽ được nguỵ trang bằng cái cớ "cưỡng bức thực hiện thoả thuận đã ký kết". Như Larry Berman đã vạch ra[160], chính nó là lý lẽ Nixon viện tới để thuyết phục Thiệu ký vào Hiệp định Paris. Tổng thống miền Nam Việt Nam sẽ từ chối việc đó nếu không vì lời hứa này. Toan tính đó cũng là cơ sở Nixon nối lại các cuộc ném bom mà Quốc hội khó có thể bác bỏ. Nhưng khi các phiên điều trần của Uỷ ban Ervin đang đến gần và có nhiều khả năng Dean sẽ phải khai ra hành vi cản trở công lý của Nixon, có lẽ tốt nhất ông không nên vét
- cạn nguồn lực chính trị của mình để thắng cuộc bỏ phiếu của Quốc hội trong khi cần phải giành giật từng lá phiếu luận tội Tổng thống. Do vậy, vào tháng sáu, Nixon đành miễn cưỡng thuận theo hai Viện chấm dứt ném bom trước ngày 15-8. Có thể nhiều nghị sỹ chỉ thấy thoả thuận này có tác động tới các cuộc ném bom lên Campuchia. Họ không hay biết lúc đó Tổng thống đã gần như nối lại hoạt động ném bom Lào và Bắc Việt Nam dù Kissinger đã bí mật đề nghị[161] từ tháng ba, trước cả khi quân đội Mỹ bắt đầu rút. Berman khẳng định quyết tâm của Nixon ném bom trở lại muộn nhất là cuối tháng tư. Trong bài báo "Sự liên hệ với Watergate" ra ngày 5-5 năm 1975, tạp chí Times tiết lộ Tổng thống trong thực tế đã "chính thức chấp thuận" nối lại các cuộc ném bom, nhưng cuối cùng rút lại quyết định khi hay tin Dean sắp sửa gặp các công tố viên. Ông "không còn cách nào khác đành nhận những những lời chỉ trích nặng nề đến đồng thời trên hai mặt trận". Nếu thực như vậy, hẳn chính các tiết lộ của Dean với công tố viên ngày 15-4 mới là mối nguy hiểm thực sự, đủ làm đảo lộn tính toán của Nhà Trắng về một "sự đã rồi" dành cho Quốc hội. Hạ viện bỏ phiếu ủng hộ cắt giảm ngân sách chiến tranh vào ngày 10-5, hai tuần sau khi phiên toà của chúng tôi nhận được các thông tin từ Dean. Vì phiên toà này là nơi có những tiết lộ công khai quan trọng nhất về vụ trộm do Nhà Trắng đứng đằng sau hậu thuẫn, nhắm tới tôi, cho nên ý định trì hoãn nó sau khi kỳ bầu cử và cuộc chiến tranh Việt Nam đã "kết thúc gọn gàng" đã thất bại ngay từ khi còn trong ý tưởng. Vẫn ngày hôm đó, ngày 10-5, quyền giám đốc mới của FBI, William Ruckelshaus thừa nhận trước toà các hoạt động nghe trộm điện tử của FBI đối với tôi, trái với những phủ nhận chính thức trước đó. Thẩm phán Byrne yêu cầu có báo cáo của các lần nghe trộm đó. Sáng hôm sau Ruckelshaus trả lời không tìm thấy chúng trong hỗ sơ của FBI và Bộ Tư pháp. Sau này người ta mới biết là các báo cáo này đã bị người phó của J. Edgar Hoover là William Sullivan lấy ra từ trong hồ sơ cá nhân của ông, theo lệnh của Tổng thống ngay từ khi phiên tuà của chúng tôi mới bắt đầu. Các báo cáo đó bao gồm biên bản mười lăm cuộc điện đàm của tôi với Mort Halperin bị nghe lén tại nhà riêng của ông. Chắc chắn các luật sư của tôi sẽ yêu cầu bên nguyên đơn cung cấp những bằng chứng này khi bắt đầu phiên toà. Cho nên Nixon không thể để chúng trong tay Hoover, sợ rằng Hoover có thể bằng cách này hay cách khác đe doạ trao các biên bản cho thẩm phán Byrne. Ngày hôm sau, 11-5, các luật sư bào chữa yêu cầu thẩm phán ra phán quyết về kiến nghị bãi nại phiên toà và để lại hệ quả (nghĩa là bên nguyên sẽ không được phép kiện bị đơn về cùng một cáo buộc này nữa), trên cơ sở tổng hợp các hành vi sai trái của chính phủ, gồm có hành động bưng bít chứng cớ, xâm phạm quan hệ bác sỹ - bệnh nhân, nghe lén phi pháp, thủ tiêu tài liệu hữu quan và bất tuân thủ lệnh của toà án. Buổi sáng ngày 11-5, sau phiên tạm nghỉ, thẩm phán Byrne đọc một thông báo, trong đó nói phán quyết của ông dựa trên "phạm vi các vấn đề ông Boudin[162] vừa nói tới. Phán quyết này không đơn thuần dựa trên chỉ riêng hoạt động nghe lén, hay riêng vụ trộm và các thông tin xuất hiện trong những ngày gần đây". Ông tiếp tục:
- Bắt đầu từ ngày 26-4, đã có một loạt các tiết lộ quan trọng liên quan đến hành vi của nhiều cơ quan trong chính quyền đối với các bị cáo trong phiên toà này… Phần lớn các thông tin đã được sử dụng, những thông tin mới làm nảy sinh những câu hỏi mới. Giờ đây chúng ta có khá nhiều vấn đề chưa được giải đáp hơn là những điều đã sáng tỏ. Các tiết lộ này bộc lộ nhiều hành động chưa từng có tiền lệ của nhiều cơ quan chính phủ đối với các bị cáo. Sau những cáo trạng đầu tiên, lẽ ra cần hạn chế quyền tiến hành hoạt động điều tra các bị cáo nhưng quan chức Nhà Trắng đã thành lập một đơn vị đặc biệt điều tra về một bị cáo ở đây. Dù chỉ nắm sơ lược về những việc làm của đơn vị đặc biệt này, nhưng chúng ta đã cảm thấy lo ngại hơn bao giờ hết. Ông điểm lại các sự kiện: vụ đột nhập vào văn phòng bác sĩ tâm lý của tôi; các hành động của CIA theo yêu cầu của Nhà Trắng "được cho là vượt quá thẩm quyền pháp định của cơ quan này", mạo danh, cung cấp thiết bị chụp ảnh và các đạo cụ khác cho các mật vụ và nhằm xây dựng hai bệnh án tâm thần. Ông cũng nhắc lại thực tế là dù có những quan chức chính phủ đã biết về các việc làm phi pháp nhằm vào bị cáo nhưng toà án và thậm chí bên nguyên đơn không được thông báo cho đến khi có bản ghi nhớ của Silbert, "và cũng chỉ hơn mười ngày sau khi nó được viết lên"; thậm chí trước bức thư này, nỗ lực liên tiếp của chính phủ ngăn chặn t ài liệu bào chữa cho bị cáo; "tiết lộ gần đây về hoạt động nghe lén điện tử đối với một số cuộc nói chuyện điện thoại của bị đơn Ellsberg" (sau rất nhiều phủ nhận của FBI và Bộ Tư pháp) nhưng ghi chép về nghiệp vụ đó đã biến mất khỏi hồ sơ lưu trữ của hai cơ quan này từ giữa năm 1971. Trong danh sách các sự kiện thẩm phán đã bỏ qua đề nghị ông giữ chức giám đốc FBI vào ngày 5 và 7-4 và ông cũng đã bác yêu cầu coi đề nghị này là một trong các cơ sở bãi nại phiên toà. Ông tiếp tục: "Tiếp tục cuộc điều tra của chính phủ sẽ không giúp ích g ì cho phiên toà… mỗi ngày trôi qua, bồi thẩm đoàn tiếp tục chờ đợi còn cuộc điều tra không thấy có hy vọng kết thúc. Thêm vào đó nó không thể giải đáp thoả đáng tại sao những hành vi lạc lõng của chính phủ có thể được che đậy trong một thời gian dài như thế và tại sao báo cáo của chính phủ lên Toà án là những hồ sơ và ghi chép liên quan đến các hành vi này đã bị mất tích hoặc bị tiêu huỷ … Có những vấn đề nghiêm túc về tính xác thực và pháp lý nổi lên từ những cáo buộc dành cho bị đơn mà tôi luôn mong muốn giải quyết triệt để… Tuy nhiên … bồi thẩm đoàn bị đặt vào thế khó để phán quyết một cách công bằng, không cảm tính sau những hành vi gần đây của chính phủ. Đối với tôi, bản thân một vụ án xử trái phép đã là bất công bằng. Cho dù như thế nào, tôi hy vọng dưới thời chính quyền hiện tại, các bị cáo sẽ không bị xét xử thêm một lần nữa về cùng những cáo buộc này. Tổng hợp những hoàn cảnh trên lại với nhau, "công lý" đã bị xâm phạm theo một cách nào đó. Những sự kiện lạ lùng xảy ra đã gây ra những xâm phạm không thể sửa chữa đối với vụ án này… Tôi tán thành rằng, ở vào tình trạng pháp lý như hiện nay của vụ án, phương cách duy nhất đảm bảo thủ tục và bảo vệ công lý đó là phiên toà này bị huỷ, kiến nghị bãi nại của bị cáo được chấp thuận và đoàn bồi thẩm giải tán.
- Yêu cầu bãi nại có hiệu lực, các hội thẩm viên sẽ được thông báo về quyết định này và vụ án bị huỷ bỏ. Xin cám ơn quý vị rất nhiều". Phòng xử án, hỗn loạn. Hân hoan, ôm hôn, tiếng khóc, tiếng cười vỡ oà. Tiếng rú nổi lên ngay khi thẩm phán kết thúc. Tiếng rú tại một nơi mà mọi biểu hiện cảm xúc của những người tham dự bị dồn nén suốt bốn tháng vừa qua. Lần này ông không cố gắng chặn nó lại nữa. Ông nói các hội thẩm viên có thể đi ra theo lối sau. Rồi ông quay lưng và với chiếc áo chùng đen, ông rảo bước. Các nhà báo đổ xô đi gọi điện thoại; bên nguyên thu dọn, không nói một lời và để lại phòng xử án cho chúng tôi. Tất cả quay cuồng, nghiêng ngả. Patricia và tôi ào đến bên nhau. Tất cả cùng túa ra ngoài, cùng nhau đứng trên bậc thang toà nhà toà án liên bang, dưới ánh nắng mặt trời và trước một biển máy quay và ánh đèn flash. Có ai đó giơ cao trang nhất của một số báo buổi sáng: MITCHELL BỊ TRUY TỐ. John Mitchell là người đứng ra khởi tố tôi. Vị Bộ trưởng Tư pháp thứ nhất đối mặt với tù ngục. Nhanh theo chân ông là Kleindienst, hai tuần trước khi từ chức còn là người chỉ đạo vụ truy tố tôi Và Haldeman, Ehrlichman và Colson. Và các cộng sự Nhà Trắng được giao nhiệm vụ "trung lập hoá tôi, các nhân viên hợp đồng cho CIA và những người Mỹ gốc Cuba có nhiệm vụ vô hiệu hoá tôi". Một tuần sau bắt đầu những phiên điều trần đầu tiên của Thượng viện về vụ Watergate. Từ những phiên này dẫn đến các cuộn băng ghi âm Nhà Trắng, củng cố lời khai của Dean rằng Tổng thống đã chi tiền bịt miệng cho Hunt để hắn không tiết lộ "những việc làm xấu xa cho Nhà Trắng", hay chính là "Ellsberg" (Cuốn băng được ghi ngày 23-7-1972 - "khẩu súng ám khói" qua đó thấy ý muốn của Tổng thống dùng CIA để ngăn cản điều tra và truy tố Ellsberg, vẫn với lý đo như trên. Cuốn băng là động lực đẩy Nixon ra đi). Người thay chỗ ông, Tổng thống Gerald Ford quyết định tuân thủ quyết định chấm dứt chiến sự tại Đông Dương của Quốc hội, cho mãi đến khi chiến tranh kết thúc, ngày 1-5-1975. Quyết định được Hạ viện thông qua một ngày trước khi phiên toà của chúng tôi kết thúc, sau đó tháng 6-1973 đã được sự nhất trí của cả hai Viện. Hệ thống ghi âm trong Nhà Trắng đã bị gỡ bỏ sau khi Alex Butterfield, một trợ lý Nhà Trắng, ngày thứ sáu, 13-7 khai báo với các điều tra viên vụ Watergate về sự tồn tại của nó. Hệ thống này vẫn hoạt động trong ngày 11-5-1973, ngày phiên toà của chúng tôi chấm dứt. Một cuộc hội thoại dài giữa Tổng thống và người cựu Chánh văn phòng H. R. Haldeman từ 11 giờ sáng đến 2 giờ chiều ở Bờ Tây. Khi thẩm phán Byrne tuyên bố bãi nại phiên toà ở Los Angeles, điều đã được dự đoán trong cả buổi sáng, ở Nhà Trắng nghe thấy Tổng thống bối rối, cay đắng nói: "Chẳng hạn với vấn đề An ninh quốc gia này(159), chúng ta lâm vào tình thế nan giải. Tên trộm huênh hoang đạo đức giả được tôn sùng lên hàng anh hùng dân tộc và thoát tội nhờ một vụ án xử trái phép. Còn tờ Thời báo New York ẵm giải thưởng Pulitzer nhờ đánh cắp hồ sơ… Bọn họ mượn bọn trộm cắp để chỉ trích chúng ta. Có Chúa mới biết
- chúng ta gặp phải thứ gì? Chúng ta gặp lại một nhà nước dân chủ cộng hoà - chứ không phải một nhà nước quân chủ - ở đó chính phủ hoạt động theo pháp luật, với Quốc hội, To à án và báo chí có nghĩa vụ phòng ngừa tệ lạm quyền, đúng như Hiến pháp đã gây dựng. Hơn nữa, trên mảnh đất này cũng như ở tất cả các quốc gia khác, đây là lần đầu tiên cơ quan lập pháp đồng thuận phản đối một cuộc chiến tranh mà Tổng thống đang tiến hành. Quốc hội đã đòi lại quyền quyết định chiến tranh trót trao gửi cho Chính quyền chín năm về trước, vì Quốc hội mới là người kiểm soát hầu bao của chính phủ. Quốc hội đòi chấm dứt ném bom. Cuộc chiến tranh đang đi đến hồi kết.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 3 Con đường dẫn tới sự leo thang
16 p | 173 | 52
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Lời nói đầu
6 p | 168 | 37
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt NamChương 7 Việt Nam: Đoàn của LansdaleTrong
6 p | 171 | 33
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 14 Chiến dịch năm 1969
10 p | 113 | 26
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 20 Nhân bản tập tài liệu
10 p | 167 | 25
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 15 Tới khách sạn Pierre
17 p | 157 | 25
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 17 Những người chống lại chiến tranh
10 p | 149 | 23
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 16 Khía cạnh đạo đức của cuộc chiến kéo dài
13 p | 139 | 23
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 12 Cái nhìn lệch lạc
18 p | 134 | 22
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 13 Sức mạnh của chân lý
15 p | 116 | 20
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 1 Vịnh Bắc bộ - tháng 8-1964
11 p | 85 | 18
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 8 Các chuyến đi cùng Vann
16 p | 108 | 18
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 22 Đồi Capitol
6 p | 72 | 17
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 25 Quốc hộ
8 p | 107 | 15
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 26 Tới Thời báo New York
10 p | 92 | 15
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 18 Tháo gỡ bế tắc
11 p | 91 | 14
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 9 Hy vọng tiêu tan
15 p | 73 | 13
-
Những Bí Mật Về Chiến Tranh Việt Nam - Chương 19 Giết chóc và cỗ máy nói dối
9 p | 93 | 12
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn