Chương 17<br />
Những Người Chống Lại Chiến Tranh<br />
<br />
V<br />
ào tuần cuối của tháng 8-1969 tôi đến đại học Quaker ở gần<br />
thành phố Philadephia để dự hội nghị tổ chức 3 năm một lần của<br />
những người chống chiến tranh quốc tế (WRI).<br />
Chủ đề của hội nghị là "Tự do và Cách mạng", không giống với<br />
chủ đề của Hội nghị Princeton "Nước Mỹ trong một thế giới cách<br />
mạng" được tổ chức trước đó 16 tháng. Nhưng cuộc gặp mặt những<br />
người chống chiến tranh năm nay không được Liên đoàn Ivy đồng tài<br />
trợ. Và tôi không còn đến dự như một người phản cách mạng nhiệt<br />
thành nữa.<br />
Mặt khác, tôi cũng không phải là nhà cách mạng Gandi không<br />
dùng bạo lực hay người theo chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình, như<br />
nhiều người đến dự nghĩ về bản thân họ. Nhưng một năm sau khi<br />
đọc những gì Janaki đã gợi ý nên đọc, tôi rất muốn gặp những người<br />
đã tự coi họ như vậy. Từ trước đến nay, Janaki là người duy nhất tôi<br />
thực sự hiểu và thường xuyên gặp gỡ. Sau Hội nghị ở Princeton, cô<br />
ấy đã đến thăm tội ở Malibu và chúng tôi gặp nhau vài ngày ở<br />
London. Cô ấy để lại ấn tượng sâu sắc đối với tôi. Tôi có thể nói cô<br />
ấy là người anh hùng của tôi, giống như một người khác mà tôi đã<br />
từng biết đến, Rosa Parks. 15 năm trước đó một trong những người<br />
anh hùng của tôi là John Wayne, người đã tuyển dụng tôi và rất<br />
nhiều người khác vào làm việc trong Hải quân Mỹ. Tôi phát hiện ra<br />
rằng lần này điều gì đó đã đổi khác Người anh hùng của tôi đã thay<br />
đổi cả màu da lẫn giới tính. Nhưng tôi còn muốn gặp cả những người<br />
khác nữa, tốt nhất là những người có kinh nghiệm sống gần giống<br />
với tôi hơn là với Janaki và hàng ngày áp dụng những nguyên tắc<br />
của Gandi mà tôi được đọc. Tôi sẵn sàng để họ thử thách, thậm chí<br />
để họ thay đổi tôi.<br />
Năm trước đó, tôi có đọc những cuốn sách Janaki khuyên tôi nên<br />
đọc; trong số đó có hai cuốn "Bước đi của Luther King hướng tới tự<br />
do". "Chinh phục bạo lực" của John Bondorant, viết về phương châm<br />
và thực hành không dùng bạo lực của Gandi và cuốn "Cách mạng và<br />
sự cân bằng" của Barbara Deming, tác giả có những bài viết về nhu<br />
cầu không cần sử dụng vũ lực trong chiến tranh Việt Nam mà tôi đã<br />
đọc đi đọc lại nhiều lần. Tôi cũng đọc nhiều lần một bài viết khác<br />
cũng về chủ đề đó, nhưng được một tác giả khác viết trước đó gần<br />
một thế kỷ, cuốn "Về nghĩa vụ không tuân lệnh dân sự" của Henry<br />
<br />
David Thoreau. Bản gốc có tiêu đề nghe rất phá phách "Chống lại<br />
chính phủ dân sự".<br />
Không tuân lệnh quyền lực dân sự, phải chăng đó là một nghĩa<br />
vụ? Liệu đó có phải là sự lựa chọn hợp pháp không? Theo Thoreau<br />
thì trong những hoàn cảnh nhất định, câu trả lời là có khi "toàn bộ<br />
một đất nước bị quân đội nước ngoài vô cớ dày xéo và chiếm đóng"<br />
[94], khi "quân đội của chúng ta là quân đội đi xâm lược"[95]. Ông ta<br />
nói trong trường hợp như vậy thì tuân lệnh những nhà lãnh đạo trong<br />
một sự nghiệp phi nghĩa là lựa chọn sai lầm. Bản thân ông ta đã vào<br />
tù vì từ chối không chịu đóng thuế thân để phản đối chiến tranh<br />
Mehicô. Ông ta chỉ ở trong tù có một đêm vì, trái với ý muốn của bản<br />
thân, "ai đó đã can thiệp và đóng thuế hộ ông ta[96]. Giống như Gandi<br />
hay King, Thoreau chủ trương không sử dụng vũ lực, nhưng chống<br />
lại tội ác nô lệ và một cuộc chiến phi nghĩa, bài viết của ông ta kêu<br />
gọi nổi loạn và phiến loạn không dùng vũ lực. Cùng giống như Rosa<br />
Parks, bằng ví dụ của mình, ông ta hối thúc những gì vượt quá cả sự<br />
phản đối bằng ngôn ngữ bất hợp tác, thường dân không chấp hành<br />
mệnh lệnh của quân đội, giống như việc "binh lính không chịu tham<br />
gia vào cuộc chiến phi nghĩa". Tại tiểu bang Massachusetts, quê<br />
hương ông, ông cho rằng những người lính như vậy được nhiều<br />
người khen ngợi nhưng không có nhiều người bắt chước làm theo,<br />
trong số hàng ngàn người, về lý thuyết thì phản đối chế độ nô lệ và<br />
chiến tranh, nhưng trên thực tế thì lại không làm gì để chấm dứt điều<br />
đó cả. Họ do dự, họ hối tiếc và thỉnh thoảng họ yêu sách nhưng họ<br />
chẳng làm được điều gì cho ra hồn cả. Họ sẽ đợi những người khác<br />
giải quyết vấn đề này. May lắm thì họ chỉ bỏ lá phiếu rẻ mạt.<br />
Đối với một thế kỷ các độc giả (Tolstoy trích dẫn lời của ông ta để<br />
chống lại lệnh gọi nhập ngũ; Gandi truyền bá lời nói của ông trước<br />
đám đông ở Ấn Độ). Thoreau tuyên bố: "Hãy bỏ lá phiếu của mình.<br />
Không phải bỏ một tờ giấy mà là gửi gắm cả ảnh hưởng của bạn<br />
nữa. Một nhóm người thiểu số là bất lực khi nó phải phục tùng đa số<br />
nhưng nó sẽ không thể đánh bại nếu dồn hết sức lực của mình".<br />
Tôi đọc những dòng chữ đó lần đầu tiên vào mùa hè nàm 1968.<br />
Một năm sau việc cử tri bỏ lá phiếu của mình mà vẫn không kết thúc<br />
được cuộc chiến tranh mà họ muốn kết thúc, văng vẳng trong đầu tôi<br />
là câu nói: "Hãy bỏ lá phiếu của mình. Không phải bỏ một tờ giấy mà<br />
là gửi gắm cả ảnh hưởng của bạn nữa"[97]. Tôi đã tới Haverford với<br />
hy vọng tìm hiểu xem điều này có nghĩa là gì.<br />
Nhiều điều đã xảy ra trong suốt 16 tháng đó. Đáng nhẽ ra những<br />
điều này phải làm cho tình hình khác đi, nhưng trên thực tế lại không<br />
phải như vậy: chiến dịch bầu cử Tổng thống đã bắt đầu với cuộc<br />
chiến tranh Việt Nam là vấn đề cốt lõi; thay đổi hoàn toàn trong đảng<br />
và chính phủ; khi một chính phủ mới bắt đầu thì người ta thường<br />
xem xét kỹ lại các phương án lựa chọn khác nhau và đặt câu hỏi về<br />
bộ máy quan liêu; bắt đầu đàm phán với Hà Nội. Những vấn đề này,<br />
<br />
hoặc bất kỳ một khía cạnh nào khác của chính trị bình thường,<br />
dường như sẽ gỡ rối mọi chuyện, mặc dù cử tri trông đợi điều này và<br />
rõ ràng là lo lắng cho nó. Nếu tôi sẵn sàng thay đổi quan hệ của mình<br />
với tình hình, thậm chí sẵn sàng thay đổi cuộc đời mình thì chắc chắn<br />
có lý do của nó.<br />
Janaki đã mời tôi tham dự hội nghị. Cô ấy là một trong những nhà<br />
tổ chức hội nghị này. Cô ấy muốn tôi làm diễn giả lên phát biểu để<br />
nêu ra những câu hỏi về chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình mà tôi đã<br />
hỏi cô ấy từ những tài liệu mà cô ấy khuyên tôi nên đọc. Tôi từ chối<br />
ngay lời mời này. Tôi biết quá ít về chủ đề này và những suy nghĩ<br />
của tôi chưa có gì là rõ ràng cả để tôi có thể lên tiếng tại hội nghị.<br />
Những thông tin tôi có được từ đại học Harvard, Rand, Bộ Quốc<br />
phòng và Bộ Ngoại giao Mỹ sẽ không gây ấn tượng gì đối với các đại<br />
biểu dự hội nghị. Và tôi cũng không có phẩm chất gì khác để khiến<br />
họ tin rằng tôi là một diễn giả thực thụ. Tôi nói tôi muốn lắng nghe,<br />
chứ không muốn tranh luận.<br />
Tại hội nghị tôi rất ít khi nhìn thấy Janaki. Là nhà tổ chức, co ấy rất<br />
bận. Nhưng như những gì tôi hy vọng, tôi thực sự có cơ hội được<br />
gặp một nhà hoạt động đã cùng ăn trưa với chúng tôi tại Princeton<br />
một ngày trước khi tôi gặp Janaki. Trên thực tế, tất cả những ai ăn<br />
rưa cùng chúng tôi hôm đó đều đến dự hội nghị.<br />
Một người trong số đó là Bob Eaton, người đã tới Bắc và Nam<br />
Việt Nam trên chiếc tàu Phoenix, theo kế hoạch sẽ bị tống giam vào<br />
sáng ngày thứ ba của hội nghị, tại phòng xử án liên bang trong toà<br />
nhà Bưu điện tại trung tâm Philadelphia. Anh ta sẽ ngồi tù 3 năm.<br />
Eaton là người đầu tiên chống quân dịch mà tôi được gặp. Anh ta<br />
hơn bất kỳ đồng nghiệp hay bạn bè tôi ở Washington hay Santa<br />
Monica. Giờ đây nhìn lại tôi kinh ngạc nhận ra rằng tôi và bạn bè tôi<br />
bị cô lập như thế nào, mãi đến năm 1969 và thậm chí sau khi nhiều<br />
người trong chúng tôi chỉ trích gay gắt cuộc chiến tranh, từ phong<br />
trào phản chiến đang rầm rộ hay rộng hơn nữa là phong trào hoà<br />
bình. Những gì tôi biết về những con người đó chủ yếu có được chỉ<br />
qua các phương tiện trưyền thông đại chúng, nhìn chung rất tiêu cực<br />
với mức độ khác nhau, nào là cực đoan, đơn giản hoá, thân Cộng<br />
sản hoặc thân Mặt trận dân tộc giải phóng nào là cuồng tín, chống Mỹ<br />
và giáo điều. Tôi tới Haverford cũng một phần là để tìm hiểu xem<br />
những gì báo chí viết có chính xác không. Tôi không muốn bản thân<br />
mình bị gọi như vậy (nhưng những năm sau, cái giá mà tôi phải trả vì<br />
đã phản kháng không dùng vũ lực để chống chiến tranh là việc tôi đã<br />
bị gán cho tất cả những tội danh nêu trên).<br />
Nhưng những người mà tôi gặp và lắng nghe tại hội nghị lại không<br />
gặp phải những vấn đề như vậy. Bốn ngày thảo luận sôi nổi mà tôi<br />
được tham dự, bao gồm cả những tranh luận về nguyên tắc và chiến<br />
lược chung, cũng như các chiến thuật đã phản bác lại những tội<br />
danh nêu trên. Xin lấy một ví dụ, người ủng hộ thuyết vô chính phủ<br />
và yêu chuộng hoà bình chỉ trích quyền lực và bạo lực của nhà nước<br />
<br />
mà tất cả các đại biểu đều chung quan điểm hầu như không tạo ra cơ<br />
sở gì cho quan điểm thán phục và không phê phán Liên Xô, chính<br />
quyền ở Hà Nội hay Mặt trận dân tộc giải phóng. Những đại biểu<br />
tham dự hội nghị này phản đối chiến tranh mà không thi vị hoá Việt<br />
Cộng, những chiến sĩ cách mạng sử dụng vũ lực của thế giới thứ ba,<br />
hay các nước xã hội chủ nghĩa nhiều hơn là phản đối nhà nước của<br />
chính họ.<br />
Cũng giống như phản đối chiến tranh, khi thách thức việc lạm<br />
dụng quyền lực nhà nước, họ đi quá những lời chỉ trích bên lề. Một<br />
số người có mặt, bao gồm Michael Randle, Chủ tịch của Tổ chức<br />
những người chống chiến tranh quốc tế và Devi Prasad, Tổng thư ký<br />
của tổ chức này đã có những hành động trực tiếp không dùng vũ lực<br />
tại Đông Âu vào tháng 9-1968, rải truyền đơn tại một số thủ đô để<br />
phản đối việc Liên Xô và Khối hiệp ước Varsava xâm lược Tiệp<br />
Khắc. Điều này đồng nghĩa với những cuộc biểu tình tại các quảng<br />
trường thành phố, nơi mà các cuộc biểu tình là bất hợp pháp và<br />
những người tham gia sẽ bị bắt ngay lập tức. Trong đa phần các<br />
trường hợp, họ sẽ bị giam giữ và cầm tù.<br />
Tôi hoài nghi về cam kết giáo điều đối với chủ nghĩa yêu chuộng<br />
hoà bình tuyệt đối mà họ có. Tổ chức những người chống chiến<br />
tranh quốc tế, trong đó Liên đoàn những người chống chiến tranh là<br />
một chi nhánh của Mỹ, đã được thành lập sau Chiến tranh thế giới<br />
lần II như một tập hợp những người phản đối chiến tranh có lương<br />
tri, vào một thời điểm mà có rất ít nước chính thức công nhận tổ<br />
chức đó. Trong thập kỷ 20, tổ chức này đã thông qua quan điểm của<br />
Gandhi và bây giờ tiếp tục mở rộng hơn nữa các cuộc đấu tranh giải<br />
phóng không dùng vũ lực, nhưng nó vẫn giữ các nguyên tắc yêu<br />
chuộng hoà bình. Tôi nói với Randall Kehler, người đứng đầu chi<br />
nhánh của Liên đoàn những người chống chiến tranh tại San<br />
Francisco và là một trong những người tổ chức hội nghị, rằng tôi<br />
không thể tham gia chi nhánh này được, vì theo như tôi hiểu thì nó<br />
bao gồm việc ký một cam kết từ chối không tham gia vào tất cả các<br />
cuộc chiến tranh, những cuộc chiến bị coi là tội ác chống lại nhân<br />
loại. Mặc dù cuộc chiến tranh Việt Nam và tôi càng ngày càng có xu<br />
hướng hoài nghi về bất kỳ cuộc chiến nào được coi là "chính nghĩa",<br />
tôi nói với Kehler rằng tôi tin là việc tự vệ bằng cách sử dụng vũ lực<br />
được biện hộ chống lại sự xâm lược, giống như trường hợp của<br />
Hitler vậy. Kehler nói ông ta cũng có mối băn khoăn tương tự.<br />
Ông ấy nói: "Tôi chưa bao giờ ký cam kết". Ông ta hỏi những<br />
người xung quanh và được biết đa phần họ cũng chưa ký cam kết.<br />
Chủ nghĩa yêu chuộng hoà bình của họ không phải giáo điều. Nó<br />
phát triển và khám phá, công nhận tính bất trắc và tình hình tiến thoái<br />
lưỡng nan.<br />
Một khía cạnh nổi trội của hội nghị này là chiến tranh Việt Nam<br />
chắc chắn thu hút được sự chú ý hàng đầu, trong chương trình nghị<br />
sự hoặc trong những cuộc thảo luận. Điều này xảy ra mặc dù hầu<br />
<br />
như mọi người có mặt, từ nước Mỹ cho đến các nơi khác, đều kịch<br />
liệt phản đối chiến tranh và mặc dù chiến tranh vẫn tiếp diễn khốc liệt<br />
như trước. Thực ra, máy bay Mỹ không còn ném bom Bắc Việt Nam<br />
mà chỉ đơn thuần là chuyển mục tiêu sang Lào, Nam Việt Nam và bí<br />
mật sang Campuchia. Tính tổng cộng, họ đã ném một số lượng bom<br />
lớn hơn trước đó, với số lượng khoảng một triệu tấn bom một năm<br />
hay là bằng nửa tổng số bom ném xuống trong Chiến tranh thế giới<br />
lần II. Tuy nhiên biên bản của hội nghị này cho thấy chỉ có một phần<br />
mười giấy tờ và một phần hai mươi diễn giả tập trung trực tiếp vào<br />
chiến tranh Việt Nam, cuộc chiến mà tất cả các diễn giả đều cho rằng<br />
sắp kết thúc.<br />
Những nhà hoạt động chống chiến tranh này đều có chung một giả<br />
thuyết được hầu như tất cả mọi tầng lớp trong xã hội Mỹ chấp nhận<br />
trong vòng 18 tháng kể từ khi Hà Nội đồng ý lời đề nghị của Johnson<br />
tiến hành đàm phán công khai vào ngày 3-4-1968. Giả thuyết cho<br />
rằng cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968 và lời đề nghị đàm<br />
phán của Johnson đã vĩnh viễn giải quyết liệu Mỹ có rút quân khỏi<br />
Việt Nam và kết thúc chiến tranh hay không? Người ta cho rằng câu<br />
hỏi duy nhất còn lại là những gì mà một diễn giả đã mô tả là "tốc độ<br />
rút quân khi kết thúc cuộc chiến tranh bẩn thỉu đằng đẵng này".<br />
Nhưng tôi biết giả thuyết đó là sai. Tôi vừa được biết tại<br />
Washington một tuần trước khi họp hội nghị về điều bí mật được giữ<br />
kín rằng bản thân Nixon không chấp nhận giả thuyết đó Nixon cũng<br />
như Johnson đều không muốn chấp nhận thất bại của Mỹ trong việc<br />
quyết định chính trị của Nam Việt Nam, thất bại trong việc ngăn ngừa<br />
sự thống trị của Cộng sản tại Sài Gòn và những nơi khác nữa. Khi tôi<br />
tới Haverford, trong đầu tôi văng vẳng lời tiên đoán của Halperin với<br />
tôi ở Washington: "Chính quyền này sẽ không tham gia tranh cử năm<br />
1972 mà lại không đặt mìn tại Hải Phòng hay ném bom tại Hà Nội".<br />
Và sự tiết lộ của Vann rằng ít nhất sẽ vẫn còn hàng nghìn quân Mỹ<br />
đóng ở Việt Nam vào cuối năm 1972. Tại hội nghị tôi không thể tiết lộ<br />
những gì tôi biết. Những thông tin được tiết lộ cho tôi cực kỳ bí mật.<br />
Tôi hầu như không thể nói gì về điều đó mà không hỏi ý kiến hay<br />
nguồn cung cấp thông tin là John Paul Vann và Morton Halperin. Bản<br />
thân hai người này không phải là người chia sẻ thông tin và đã bí<br />
mật biết được thông tin này.<br />
Dù thế nào đi nữa thì tôi vẫn cố gắng giải thích rõ ý nghĩa của<br />
những thông tin đó. Tôi dành hẳn 4 ngày hội nghị để xem xem cần<br />
phải làm những gì.<br />
Cuối cùng, vào tối thứ ba, tôi đã có cơ hội nói chuyện với Bob<br />
Eaton, một đêm trước khi anh ta bị tống giam, hai năm sau khi anh ta<br />
tuyên bố với Uỷ ban tuyển quân rằng anh ta sẽ không cộng tác với<br />
Hệ thống dịch vụ tuyển trạch nữa. Kể từ đó, ngoài chuyến đi của anh<br />
ta trên tàu Phoenix tới bắc và nam Việt Nam, anh ta làm việc với<br />
mạng lưới những người yêu chuộng hoà bình AQAG (một nhóm<br />
hành động Quaker) và nhóm Chống chiến tranh, ủng hộ việc bất hợp<br />
<br />