NHỮNG ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬP BẢN - 2
lượt xem 3
download
Xoá bỏ những hạn chế trong hoạt động kinh doanh ở các chi nhánh của các tổ chức tài chính Chuyển từ chế độ cấp giấy phép sang chế độ dăng ký đối với các công ty chứng khoán Tự do hoá mức hoa _ang của người môi giới Cho phép các ngân hàng phát hành thẳng trái phiếu và cổ phiếu Sử dụng thị trường thân thiện, nhiều hơn - Cải tiến mua bán ngoại tệ và xoá bỏ mức ấn dịnh cho các loại chứng khoán có trong danh sách - Tăng cường chức năng của thị trường đăng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHỮNG ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬP BẢN - 2
- ty cổ phần 3/98 - Xoá bỏ những hạn chế trong hoạt động kinh doanh ở các chi nhánh của các tổ 10/99 chức tài chính - Chuyển từ chế độ cấp giấy phép sang chế độ dăng ký 12/98 đối với các công ty chứng khoán - Tự do hoá mức hoa _ang của người môi giới 10/99 - Cho phép các ngân hàng 10/99 phát hành thẳng trái phiếu và cổ phiếu 3. Sử dụng thị trường thân thiện, nhiều hơn - Cải tiến mua bán ngoại tệ 12/98 và xoá bỏ mức ấn dịnh cho các loại chứng khoán có trong danh sách - Tăng cường chức năng của 12/98 thị trường đăng ký qua máy - Xoá bỏ thuế giao dịch chứng khoán và thuế ở thị 4/99 trường hối đoái - Xoá bỏ một phần thuế của 4/99 những người có JGBs 4. Cải tiến khung pháp lý cho việc trao đổi bình đẳng và minh bạch 4/99 - Thực hiện ngay các biện 13
- pháp hành động đúng - Tăng cường chế độ công 12/98 khai tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp - Cải cách các tiêu chuẩn về kế toán: đánh gia kế toán 3/01 thị trường bằng điểm 14
- CHƯƠNG II: MỘT SỐ THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ Ở NHẬT BẢN Có thể thấy tư sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực Đông á Nhật Bản đã có những cố gắng xúc tiến mạnh hơn chương trình cải cách nền kinh tế của mình. Trên thực tế cuộc khủng hoảng đã làm bộc lộ rõ những điểm hạn chế trong bản thân nền kinh tế Nhật Bản, nhất là trong hệ thống Tài chính Ngân hàng buộc Nhật Bản phải có sự cải cách toàn diện. Nhìn lại các cuộc cải cách trong những năm gần đây ta thấy Nhật Bản không chỉ chú trọng vào phương diện tạo cầu, kích cầu mà còn chú ý cả khía cạnh cung của nền kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý trên cơ sởphát triển mạnh các ngành kinh tế kỹ thuật cao. Trên phương diện cầu, Chính phủ Nhật Bản đã có nhiều chương trình kích thích kinh tế hàng năm nhằm mở rộng đầu tư. Bên cạnh đó là những cố gắng tập trung giải quyết các khoản nợ khó đòi, nhằm tạo sự lành mạnh trong hệ thống ngân hàng, kích thích các hoạt động đầu tư tư nhân. Trong các chương trình cải cách của Thủ tướng Nhật Bản trước ông Koizumi lại chú trọng kích thích đầu tư tư nhân, hạn chế, giảm tài trợ đầu tư công cộng nhằm tiến tới cân bằng ngân sách. Chẳng hạn theo dự toán ngân sách năm tài chính 2002, công trái được phát hành không qua 30 nghìn tỷ Yên,giảm 10% ODA và giảm đầu tư công cộng 10%. Để kích thích mạnh hơn đầu tư tư nhân chính phủ đã tập trung vào giải quyết nợ khó đòi thông qua một số giải pháp mạnh có tính khả thi như bán lại nợ, cho doanh nghiệp chịu nợ phá sản, ngân hàng tự huỷ bỏ một phần nợ. Cùng với đó thực hiện giảm thuế để kích thích người dân tăng chi tiêu và đầu tư phát triển kinh tế. Trên phương diện cung nhà nước chú ý đẩy mạnh cải cách cơ cấu và thể chế kinh tế nhằm tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp hoạt động. Các chính sách Nhà nước tập trung chú trọng phát triển các nghành công nghệ cao đại diện cho nền kinh tế mới – kinh tế tri thức. Xúc tiến chương trình phát triển tổng thể vùng kinh tế nhằm gắn kết các khu vực trong nền kinh tế theo 4 trục chính: Đông – Bắc, ven biển Nhật Bản, 15
- ven Thái Bình Dương và trục phía tây Nhật Bản, qua đó phát huy lợi thế so sánh của từng vùng trong hoạt động kinh doanhhợp tac quốc tế. Nhật Bản cũng đẩy mạnh tiến trình tự do hoá và hội nhập quốc tế. Bên cạnh gia tăng các hoạt động hợp tác với ASEAN, Nhật Bản cũng từng bước mở cửa thị trường nội địa và tự do hoá các hoạt động kinh doanh, thu hút nhiều hơn dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường Nhật Bản. Điều đáng chú ý trong các cuộc cải cáchgần đây là chú trọng phát triển kinh tế theo hướng gia tăng nội nhu, láy nội nhu làm động lực phát triển. I. MỘT SỐ THÀNH CÔNG BƯỚC ĐẦU CỦA CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬT BẢN Nhìn một cách tổng thể, cải cách kinh tế ở Nhật Bản đã thu được những kết quả tương đối khả quan. Các cuộc cải cách này đã và đang dẫn tới những thay đổi mạnh mẽ cơ cấu kinh tế Nhật Bản, làm cho khu vực tài chính Nhật Bản đã trở lên có sức cạnh tranh mạnh hơn và, sự thâm nhập của nước ngoài vào nền kinh tế Nhật Bản cũng trở nên ít khó khăn hơn. Các cuộc cải cách này cũng đã dẫn tới sự cơ cấu lại các công ty và sự phát triển mạnh của các thị trường vốn độc lập. Hơn 10 năm trước dây, người Nhật Bản không thể nghĩ rằng sự xuất hiện của thị trường vốn sẽ là một lực lượng quan trọng thúc đẩy sự cơ cấu lại nền kinh tế Nhật Bản và làm thay đổi phong cách quản lý truyền thống trong các công ty của Nhật Bản. Sự ra đời của một ban giám đốc độc lập và quyền lợi của các cổ đông là những vấn đề đáng chu ý hiện nay ở các công ty Nhật Bản. Chế độ làm việc suốt đời và trả lương theo thâm niên cũng đã trở nên không còn thích hợp nữa. Nếu như trong những năm 1980, người ta không thể tuyển mộ sinh viên giỏi từ một trường đại học có tiếng ở Nhật Bản vào làm việc cho một công ty mà không phải là lớn hoặc không phải Bộ tài chính; và người Nhật Bản cũng không thích thú vào làm việc trong các công ty nước ngoài, thì trong những năm gần đây, tình hình đã hoàn toàn khác. Những sự thay đổi này, một phần chính là kết quả của những cuộc cải cách kinh tế trong những năm 1990, đặc biệt là cuộc cải cách hệ thống tài chính trong những năm gần đây của Nhật Bản. 16
- 1. Những tiến bộ trong việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Kể từ khi nền kinh tế “bong bóng” bị sụp đổ, Chính phủ Nhật Bản đã ban hành khá nhiều giải pháp kích thích cả gói với quy mô lớn cùng với các luật cải cách tài chính và tỷ lệ lãi suất thấp nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Những giải pháp này đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân. Các nhà lãnh đạo kinh doanh của khu vực tư nhân đã phần nào lấy lại được lòng tin trong việc đưa khu vực tư nhân thành khu vực đi đầu trong việc đem lại sự phục hồi kinh tế cho Nhật Bản. Dưới tác động của các chính sách cải cách, các tập đoàn công ty của Nhật Bản đã và đang tiến hành việc cơ cấu lại theo hướng phù hợp với xu thế toàn cầu hoá kinh tế. Có 4 tín hiệu chứng tỏ các tập đoàn công ty Nhật Bản đang tự chuyển đổi theo hướng một cơ cấu có khả năng cạnh tranh mạnh hơn. Thứ nhất là có sự thay đổi trong khâu quản lý theo hướng tăng cường vai trò của những người nắm cổ phần. Theo hướng này, các tập đoàn công ty Nhật Bản được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các cổ đông, và do đó các hoạt động kinh doanh sẽ trở nên có hiệu quả hơn. Thứ hai là việc thực hiện hệ thống tính toán thống nhất. Hệ thống này đã có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường sự minh bạch cũng như buộc các công ty phải tập trung vào những khả năng cốt lõi của họ. Thứ ba là các công ty đang xúc tiến việc nâng cao chất lượng lãnh đạo bằng cách đưa vào các giám đốc từ bên ngoài. Bằng cách này các nhà quản lý có thể nghe được nhiều ý kiến khác nhau và không thiên vị về chiến lược công ty của họ, cho phép họ thực hiện những thay đổi làm tăng khả năng cạnh tranh hơn. Việc làm này cũng góp phần tăng cường vai trò của lãnh đạo vì nó tách chức năng kiểm tra khỏi chức năng hoạt động kinh doanh. 17
- Thứ tư, việc quản lý các nguồn nhân lực cũng đang có sự thay đổi. Nhiều công ty hiện nay nhấn mạnh vào khả năng làm việc hơn là sự thâm niên và thuê mướn suốt đời. Ví dụ, theo một nghiên cứu, chỉ có 6,3% người Nhật cho rằng hệ thống trả lương theo thâm niên cần được duy trì, trong khi đó 53,8% cho rằng tiền lương cần được trả trên cơ sở công việc thực tế . Bên cạnh những nhân tố kể trên, sự phát triển mạnh của đầu tư nước ngoài vào Nhật Bản cũng là một động lực khác cho sự thay đổi cơ cấu các ngành. Đặc biệt là cuộc cải cách tài chính Big Bang đã và đang dẫn tới những thay đổi cơ cấu sâu sắc ở Nhật Bản. Khu vực tài chính Nhật Bản trở nên có sức cạnh tranh mạnh hơn và sự thâm nhập của nước ngoài vào khu vực này cũng trở nên ít khó khăn hơn. Theo các số liệu thống kê, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Nhật Bản trong những năm gần đây đã tăng rất mạnh. Trong đó khoảng 34,1% tổng vốn FDI là vào khu vực tài chính, và khoang 24% vào kỹ thuật thông tin và các ngành thương nghiệp bán lẻ. FDI, ngoài các khoản tiền đầu tư, đã đưa vào Nhật Bản các quan điểm của các nhà đầu tư và các kiểu quản lý công ty không chỉ mới mà còn có thể áp dụng đối với các xí nghiệp Nhật Bản truyền thống. Nếu như trước đây người Nhật Bản đã không thích thú làm việc trong các công ty nước ngoài ở Nhật Bản thì trong những năm gần đây tình trạng này đã được cải thiện rất nhiều. Ví dụ, nhiều người Nhật Bản đã hoan nghênh sự sát nhập của Nissan và Renault nhằm cứu vãn sự sống còn của Nissan, trong khi thừa nhận rằng sự sống còn không thể có được nếu không chấp nhận sự cơ cấu lại tập đoàn một cách đau đớn như sa thải công nhân,… Tất cả những nhân tố kể trên đã góp phần tạo ra một sự chuyển dịch đáng kể trong nội bộ các ngành kinh tế của Nhật Bản. Nhiều ngành công nghiệp mới đã ra đời và phát triển như: Thông tin liên lạc, viễn thông, điện tử và điện dân dụng…, nhiều ngành công nghiệp truyền thống đã được điều chỉnh theo hướn thu hẹp sản xuất, hoặc liên doanh liên kết, hoặc tăng cường năng lực sản xuất nhằ nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh như: 18
- ôtô, sắt thép, xây dựng…(Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Nhật Bản trong bối cảnh toàn cầu hoá, Chủ biên Vũ Văn Hà, Nxb. KHXH, Hà Nội, 2002). Có thể nói rằng, kể từ đầu thập kỷ 90 đến nay Nhật Bản đã và đang ở trong một quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế sâu sắc. Nền kinh tế Nhật Bản đang chuyển dịch theo hướng giảm sự can thiệp của Chính phủ và tăng cường sự cạnh tranh của một nền kinh tế mở theo cơ chế thị trường, và theo hướng một nền kinh tế mà sự tiến bộ của ký thuật thông tin đang được lan rộng một cách nhanh chóng đem lại những khả năng cạnh tranh mới cho các công ty trên thị trường. Trước và ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nông nghiệp và dệt là những ngành đặc trưng của cơ cấu kinh tế Nhật Bản kiểu cũ. Trong những thập kỷ gần đây, cơ cấu kinh tế Nhật Bản lại được đặc trưng bởi các công ty to lớn đã được thiết lập một cách vững chắc trong nhiều ngành công nghiệp nặng (như luyện kim, chế tạo máy, và hoá chất), hệ thống ngân hàng, và các công ty thương mại tổng hợp lớn,… Và trong những năm gần đây, cơ cấu kinh tế này lại đang được chuyển đổi theo hướng cải tổ cơ cấu và đầu tư vào kỹ thuật thông tin để có thể hoạt động có hiệu quả trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã và đang được cải tổ và nâng cấp, có rất nhiều ngành nghề mới đang được hình thành trong nền kinh tế Nhật Bản. Người ta gọi đó là “Kinh tế Nhật Bản kiểu mới”. Sự chuyển dịch cơ cấu ngành chính là nhân tố quan trọngnhất tạo ra gương mặt mới của nền kinh tế Nhật Bản. 2. Những thành tựu trong lĩnh vực cải cách tài chính. Theo đánh giá chung, cuộc cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản đã thu được những kết quả bước đầu như: Vai trò và chức năng của hai cơ quan chủ yếu trong hệ thống tài chính là Bộ Tài chính (MOF) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã có sự thay đổi về cơ bản với việc tăng cường tính độc lập và quyền tự quyết của BOJ trong việc quản lý và thực hiện chính sách tiền tệ; Luật Ngân hàng mới đã có hiệu lực và đi vào hoạt động kể từ năm 1997; nhiều ngân hàng đã tiến hành việc bán những uỷ thác đầu tư; các cơ quan tài chính đã có quyền chủ động hơn trong việc giải 19
- quyết những vấn đề nảy sinh; và rất nhiều công ty kinh doanh chứng khoán đã được thành lập và đi vào hoạt động. Việc hợp nhất, các ngân hàng nhằm làm tăng sức mạnh tài chính và khả năng lợi nhuận đã được đẩy mạnh. Sự thâm nhập của các ngân hàng thương mại và ngân hàng uỷ thác vào kinh doanh bảo hiểm thông qua các chi nhánh cũng đã được thực hiện… Sau hơn 5 năm triển khai và thực hiện, cuộc cải cách hệ thống tài chính Nhật Bản bước đầu đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Cuộc cải cách này đã và đang dẫn tới những thay đổi cơ cấu sâu sắc ở Nhật Bản. Khu vực tài chính Nhật Bản đã trở nên có sức cạnh tranh hơn, sự thâm nhập của nước ngoài vào khu vực này cũng trở nênít khó khăn hơn, các thị trường vốn độc lập cũng đã được phát triển thêm một bước. Các cơ quan tài chính Nhật Bản đã hoàn toàn được tự do trong các hoạt động của mình và các phương tiện quản lý tài sản đã được cải thiện một cách có ý nghĩa, sự thâm nhập lẫn nhau về công việc kinh doanh của các ngân hàng, các công ty chứng khoán và công ty bảo hiểm, cùng với xu hướng hợp nhất các loại cơ quan này đã được đẩy mạnh, các thị trường vốn đã được phát triển thêm một bước, đặc biệt là mạng lưới thị trường thông qua hệ thông trao đổi thương mại điện tử và qua Internet; Sự liên doanh, liên kết với nước ngoài và sự thâm nhập của các công ty ài chính nước ngoài vào Nhật Bản đã được đẩy mạnh dưới các hình thức như: FDI, mua cổ phần, tham gia trực tiếp vào công việc quản lý của các công ty Nhật Bản và các thị trường chứng khoán ở Nhật Bản; Và chất lượng quản lý tín dụng của các cơ quan trong hệ thống tài chính Nhật Bản đã được cải thiện rất đáng kể (Hệ thống tài chính Nhật Bản: Những đăc trưng cơ bản và cuộc cải cách hiện nay; chủ biên Trần Quang Minh, Nxb KHXH, Hà Nội, 2003). II. NHỮNG CHÍNH SÁCH VÀ BIỆN PHÁP CẢI CÁCH TRONG TỪNG LĨNH VỰC CỦA HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Mặc dù đã từng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế của Nhật Bản, đặc biệt là trong thời kỳ tăng trưởng ngoạn mục (1955 – 1973), hệ thống tài chính Nhật Bản mà trong đó các ngân hàng đóng vai trò trung tâm, kể từ cuối thập kỷ 80 đến nay đã bộc lộ rất nhiều những yếu kém và bất cập, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế của đất nước. 20
- Trong suốt hơn một thập kỷ vừa qua, Chính phủ Nhật Bản đã phải thực hiện khá nhiều chính sách và biện pháp nhằm cơ cấu lại hệ thống tài chính thích ứng với những đòi hỏi của tình hình kinh tế trong nước và bối cảnh quốc tế mới. Tuy nhiên, những giải pháp tình thế được thực hiện trong những năm đầu thập kỷ 90 đã chứng tỏ rằng đó không phải là những phương thuốc hữu hiệu đẻ chữa trị căn bệnh “khủng hoảng cơ cấu” kinh tế nói chung và hệ thống tài chính của Nhật Bản nói riêng. Chỉ khi chương trình “Big Bang” do Thủ tướng Hashimoto khởi sướng và được thực hiện kể từ tháng 11/1996, hệ thống tà chính Nhật Bản mới thực sự bước vào một cuộc cải cách sâu sắc và toàn diện. Đặc điểm nổi bật của hệ thống tài chính Nhật Bản là chủ yếu dựa vào ngân hàng nên trước hết chúng ta sẽ đi vào các chính sách, biện pháp để cải cách ngân hàng trung ương (NHTW) và ngân hàng thương mại (NHTM). 1. Các chính sách đối với NHTW và NHTM Hệ thống tài chính Nhật Bản, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, đã được ca ngợi có vai trò sống còn trong phát triển kinh tế của Nhật Bản trước những năm 1990. Rất nhiều ngân hàng Nhật Bản thời kỳ đó là những ngân hàng lớn nhất trên thế giới: 9 trong số 10 ngân hàng hàng đầu thế giới xét về quy mô tài sản là những ngân hàng Nhật Bản. Các ngân hàng này có những quỹ tiền gửi khổng lồ, chi phí thấp và những đánh giá tín dụng cao nhất. Chính vì thế, Nhật Bản đã thay đổi hẳn trong những năm 1990 với những món nợ khó đòi khổng lồ của các ngân hàng, kinh tế triền miên trong vòng suy thoái, giảm phát liên tục trong những năm gần đây. Vậy làm thế nào để có thể lập lại trật tự của hệ thống tài chính để ngân hàng có thể làm tốt vai trò trung gian tài chính của mình trong việc thu hút vốn nhàn rỗi và cung cấp vốn cho doanh nghiệp, thực sự đáp ứng những yêu cầu mới trong qua trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá. Chương trình cải cách “Big Bang” đã đưa ra những chính sách và biện pháp tương đối toàn diện để đổi mới nguyên tắc hoạt động cũng như cơ cấu tổ chức hệ thống ngân hàng Nhật Bản. a. Đối với NHTW 21
- Như chúng ta đã biết, ngân hàng trung ương là một định chế quản lý nhà nước về tiền tệ – tín dụng. Nó nằm trong bộ máy quyền lực quốc gia. Song, tuỳ theo điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi nước, HNTW có thể độc lập hay trực thuộc Chính phủ. Chẳng hạn ở Mỹ và Đức, thực hiện thể chế NHTW độc lập với Chính phủ. Trong thể chế này, Chính phủ không được can thiệp vào hoạt động của NHTW. Nhưng ở Nhật, Anh, Pháp và một số nước khác thực hiện thể chế NHTW trực thuộc Chính phủ, Chính phủ có ảnh hưởng quyết định đối với hoạt động của NHTW. Khác với tính chất quản lý nhà nước của các bộ, NHTW thực hiện việc quản lý nhà nước qua các nghiệp vụ kinh doanh có đem lại lợi nhuận. Song, việc kinh doanh này chỉ là phương tiện nâng cao hiệu suất của công tác quản lý, chứ không phải là mục đích của hoạt động chính của NHTW. Mục đích hoạt động của NHTW là cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế, điều hoà lưu thông tiền tệ và quản lý hệ thống ngân hàng, nhằm bảo đảm lưu thông tiền tệ ổn định, từ đó tạo diều kiện tăng trưởng kinh tế, tăng việc làm và kiềm chế lạm phát. Với 3 chức năng cơ bản là: phát hành tiền tệ, ngân hàng của các ngân hàng và ngân hàng của nhà nước, NHTW đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế – xã hội như điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông, ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia. Ngân hàng trung ương Nhật Bản (DOJ) ra đời vào năm 1886 theo sáng kiến của Bộ trưởng Tài chính Masayoshi Matsuka. Đây là một phần trong chương trình hiện đại hoá tài chính Nhật Bản của thời Minh Trị. Mục tiêu là để cải cách hệ thống tiền tệ, thiết lập một đồng tiền chung trong cả nước, tạo cơ sở cho tài chính quốc gia và thúc đẩy sự phát triển của ngân hàng nói chung. Gần 60 năm sau Pháp lệnh BOJ được thay thế bằng một luật NHTW mới được thực hiện trong thời kỳ Chính phủ do giới quân sự lắm quyền vào năm 1942. Sự sửa đổi lần đó có thêm vào quyền hạn của NHTW trong chính sách tiền tệ, nhưng vẫn coi HNTW là một bộ phận của Bộ Tài Chính. Sau Chiến tranh Thế giới thứ II, BOJ hầu như không có sự thay đổi. Hai sáng kiến nhằm cải cách Luật NHTW – một lần vào cuối những năm 1950 và một lần nữa vào năm 1965 đều không đem lại kết quả. Vì lúc đó kinh tế đang tăng trưởng với tốc độ cao nên các chính trị gia cũng 22
- như công chúng thấy không quan tâm nhiều tới sự thay đổi Luật NHTW. Điều này mới chỉ được thực sự nghĩ tới khi nền kinh tế đã như một quả bóng căng phồng vào cuối những năm 1980 và khi bong bóng nổ thì những tiếng kêu cứu từ những tổ chức cho vay và của công chúng buộc Chính phủ phải có một vài hành động để thay đổi chính sách tiền tệ và hệ thống tài chính. Một uỷ ban tư vấn riêng của Thủ tướng Hashimoto và báo cáo đầu tiên được công bốvào tháng 11 năm 1996. Sau đó quá trình sửa đổi luật bắt đầu được Uỷ ban Nghiên cứu hệ thống tài chính và Ban Cố vấn trong Bộ Tài chính tiến hành. Tháng 2 năm 1997 dự thảo luật được nội các chấp thuận và được 2 viện của Quốc hội thông qua vài tháng sau đó. Với tiêu đề “Tiến tới sự độc lập của BOJ” báo cáo của Uỷ ban Tư vấn đã tổng hợp ý kiến của các quan chức trong BOJ và Bộ Tài chính. Luật NHTW mới của Nhật Bản ghi rõ NHTW được độc lập trong chính sách tiền tệ và cụ thể hoá những vấn đề thuộc phạm vi của NHTW. Điều 1 của Luật đưa ra 2 mục tiêu của NHTW là quản lý tiền, ổn định giá cả, và đảm bảo cung cấp vốn cho các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác, duy trì trật tự của hệ thống tài chính. Quy định này cho thấy NHTW là trung tâm của hệ thống thanh toán cũng như là tổ chức để duy trì “trật tự tài chính”. Điều 3 của Luật tuyên bố sẽ tôn trọng quyền tự quyết của NHTW bằng sự độc lập trong quá trình ra quyết định và công bố nội dung các quyết định. Luật cũng quy định chức năng và việc bổ nhiệm các chức vụ của NHTW. Ban trị sự của BOJ sẽ gồm: 1 thống đốc, 2 phó thống đốc, 6 thành viên được lựa chọn nằm trong Ban chính sách, 3 kiểm toán viên,6 giám đốc điều hành, và một số cố vấn. Thống đốc, 2 phó thống đốc, 6 thành viên được lựa chọn nằm trong Ban Chính sách, ban này do Nội các chỉ định với sự đồng ý của 2 viện trong Quốc hội sẽ được ra những quyết định quan trọng về chính sách tiền tệ và về hệ thống ngân hàng. Những kiểm toán viên cũng do Nội các bổ nhiệm, nhưng các giám đốc điều hành và các cố vấn thì do Bộ trưởng Tài chính bổ nhiệm theo sự giới thiệu của Ban Chính sách. Luật ghi rõ 6 thành viên được lựa chọn phải là chuyên gia kinh tế hoặc tài chính, hoặc những người có kiến thức uyên thâm về kinh tế – xã hội để tăng cường tính minh bạch và có thể hạn chế sự can thiệp của Bộ Tài chính. Như vậy luật mới đã lành mạnh hoá chức năng của Ban Chính sách tiền tệ, trong tổng số 9 người của ban thì 4 thành viên mới được 23
- bổ nhiệm vào tháng 4 năm 1998 đều độc lập với Chính phủ. Trong Ban Chính sách tiền tệ, không một thành viên nào có quyền áp đặt quan điểm của riêng mình, mọi người đều có thể thẳng thắn nêu ý kiến. Bắt đầu từ tháng 1 năm 1998, BOJ đã thực hiện các cuộc họp định kỳ 1 hoặc 2 lần trong một tháng về chính sách tiền tệ, và sau 5 hoặc 6 tuần sẽ công bố công khai nội dung các cuộc họp. Đây có thể coi là một đột phá để đưa Nhật Bản tiến đến các tiêu chuẩn quốc tế về tính minh bạch trong hoạt động ngân hàng. Ngoài ra, trong việc quản lý nhân sự BOJ đã bãi bỏ quy chế thăng chức tự động hàng năm, tăng cường hiệu quả nguồn nhân lực, áp dụng một cách then trọng hệ thống thăng chức dựa vào sự đóng góp của các cá nhân cho hoạt động của ngân hàng. Như vậy vai trò, chức năng, cơ cấu tổ chức của BOJ đã có những thay đổi đáng kể theo hướng độc lập, tự quyết chứ không phải là tổ chức chỉ biết thực thi những mệnh lệnh của Bộ Tài chính như trước kia. Tuy nhiên, những thay đổi này vẫn chưa thể theo kịp các đồng sự phương Tây của họ. Có những phê phán cho rằng BOJ tuy đã được độc lập trong thực thi chính sách tiền tệnhưng lại bị hạn chế trong việc quản lý tiền tệ. Khi nói về quan hệ với Chính phủ, Điều 4 của Luật mới lại ghi “tiền mặt và quản lý tiền tệ là một bộ phận trong chính sách kinh tế tổng thể, BOJ cần phải giữ quan hệ mật thiết với Chính phủ và trao đổi ý kiến đầy đủ, như vậy thì chính sách tiền tệ mới có sự hài hoà với chính sách kinh tế của Chính phủ”. Điều này có nghĩa là BOJ phải bàn bạc với Bộ Tài chính, và nó không giống với đồng sự của họ ở Đức hoặc ở Mỹ, các quan chức của NHTW ở 2 nước này không đựoc phép nhận xét công khai về chính sách tài chính ngay cả khi nó không phù hợp với sự lựa chọn trong chính sách tiền tệ. Điều 37 và 38 khi nói về trường hợp cho vay khẩn cấp thì lại thiếu sự phân biệt giữa việc bảo vệ hệ thống thanh toán của BOJ với sự quan tâm của Chính phủ trong việcgiúp đỡ cho vay đối với các tổ chức. Với vai trò người cho vay cuối cùng, về nguyên tắc BOJ chỉ cho những ngân hàng có khả năng trả nợ được vay nhưng điều 37 của Luật lại ghi “khi các tổ chức tài chính thiếu vốn tạm thời ngoài dự đoán do những tai nạn ngẫu nhiên mà không thanh toán được” thì BOJ có thể cho vay. Ngoài ra điều 38 còn nói Bộ Tài chính có thể yêu cầu BOJ cho vay trong những trường hợp khác như “khi thấy cần thiết phải duy trì hệ thống theo trật tự nếu thấy tình trạng kinh doanh và 24
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài thuyết trình: Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam
15 p | 1306 | 134
-
Đề tài: Hoạt động huy động vốn của các NHTM nước ta. Thực trạng và giải pháp
15 p | 357 | 121
-
Luận văn: Tình hình hoạt động kinh doanh của Công Ty vận tải và Dịch vụ hàng hoá
22 p | 819 | 95
-
Đề tài: HIỆU QUẢ CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM Burkholderia sp. TRÊN CÂY LÚA CAO SẢN TRỒNG Ở HẬU GIANG
80 p | 239 | 74
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Tư duy chính trị Hồ Chí Minh - Những đặc điểm chủ yếu và ý nghĩa phương pháp luận
27 p | 199 | 35
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động xuất khẩu than của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam - thực trạng và giải pháp
99 p | 227 | 33
-
NGHIÊN CỨU TRIẾT HỌC: " SỰ PHÁT TRIỂN HỢP QUY LUẬT TỪ “CHIẾN TRANH TOÀN DÂN” ĐẾN “CHIẾN TRANH NHÂN DÂN” TRONG LỊCH SỬ BẢO VỆ, GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC "
14 p | 107 | 18
-
LUẬN VĂN: Thực trạng về vấn đề đưa KTNN giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay đó đạt được thành quả gì và những tồn tại, yếu kém nào cần khắc phục nguyên nhân của thực trạng đó
34 p | 145 | 18
-
NHỮNG ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬP BẢN - 4
12 p | 100 | 16
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Những đặc điểm chủ yếu của phong cách thơ Chế Lan Viên
93 p | 53 | 13
-
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHỦ YẾU CỦA CÔNG TY ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
80 p | 103 | 9
-
Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Đặc điểm báo Xuân của Việt Nam giai đoạn 2011-2015
34 p | 41 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Phát huy vai trò của đội ngũ trí thức nữ trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay
188 p | 20 | 8
-
Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp
161 p | 70 | 7
-
NHỮNG ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH KINH TẾ NHẬP BẢN - 1
12 p | 47 | 4
-
Tóm tắt Khóa luận tốt nghiệp khoa Xuất bản - Phát hành: Phân tích tình hình tài chính của Nhà xuất bản Văn học năm 2009
8 p | 62 | 3
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Lịch sử: Hà Nội thực hiện quy hoạch đô thị theo hướng hiện đại trong những năm 1991-2005
28 p | 39 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn