intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp

Chia sẻ: Dangthingocthuy Dangthingocthuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:161

66
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp" thực hiện nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu: tiến hành khảo sát quá trình phát triển và miêu tả những đặc điểm chủ yếu của phú Nôm qua các giai đoạn; phác họa được số phận lịch sử của phú Nôm từ lúc hình thành, phát triển đến khi "tàn lụi". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Văn học: Phú nôm thời trung đại - Hành trình và đóng góp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ÐÀO TẠO<br /> TRƯỜNG ÐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH<br /> <br /> __________________<br /> <br /> Ðàm Anh Thư<br /> <br /> PHUÏ LUÏC<br /> <br /> Chuyên ngành : Văn học Việt Nam<br /> Mã số<br /> : 60 22 34<br /> <br /> LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC<br /> <br /> NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:<br /> PGS.TS. ÐOÀN THỊ THU VÂN<br /> <br /> Thành phố Hồ Chí Minh - 2009<br /> <br /> LỜI CẢM ƠN<br /> Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể Thầy cô Khoa Ngữ<br /> văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học&<br /> Công nghệ Sau Đại học đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và<br /> nghiên cứu.<br /> Tôi xin đặc biệt bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Đoàn Thị Thu<br /> Vân, người đã tận tâm, chu đáo hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn Thạc sĩ<br /> này.<br /> Tôi cũng xin được cảm ơn Thư viện Quốc gia, Thư viện Khoa học Tổng<br /> hợp, Thư viện Khoa học Xã hội, Thư viện Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ<br /> Chí Minh đã cung cấp cho tôi nhiều tư liệu quý giá.<br /> Và tôi cũng xin cảm ơn những người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã<br /> khích lệ, giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập.<br /> Xin trân trọng cảm ơn.<br /> Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2009<br /> Người thực hiện luận văn<br /> <br /> Đàm Anh Thư<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Lý do lựa chọn đề tài<br /> 1.1. Lịch sử văn học được ghi nhận như là lịch sử hình thành và phát<br /> triển của các thể loại. Toàn bộ những ảnh hưởng của hoàn cảnh lịch sử, quan<br /> điểm thẩm mỹ, ngôn ngữ, thị hiếu… lên văn học đều đã được cụ thể hóa vào<br /> thể loại, còn các khuynh hướng, trào lưu, nói như Bakhtin, chỉ là lớp vỏ ngoài<br /> sặc sỡ. Với một nền văn học tiếp nhận nhiều thể loại từ bên ngoài như văn<br /> học Việt Nam, việc tìm hiểu số phận của từng thể loại lại càng có ý nghĩa đặc<br /> biệt quan trọng. Quá trình Việt hóa luôn là cơ sở để khẳng định sức sống<br /> riêng của văn học dân tộc. Trong quá trình ấy, bên cạnh thơ luật, phú cũng nổi<br /> bật lên với tư cách là thể loại đầu tiên được sáng tác bằng chữ Nôm. Chỉ riêng<br /> điều này cũng đã đủ để phú quốc âm khẳng định cho mình một vị trí không<br /> thể thay thế trong lịch sử văn học nước nhà.<br /> Nhưng không chỉ có vậy. Giá trị của phú Nôm còn thể hiện ở chỗ:<br /> trong khoảng trên dưới bảy thế kỷ tồn tại, mảng sáng tác này đã góp vào văn<br /> học một tiếng nói độc đáo. Nét độc đáo ấy trước hết sẽ nằm ở sự phá cách.<br /> Tác phẩm của Nguyễn Hãng, Nguyễn Bá Lân, Nguyễn Công Trứ… là những<br /> bằng chứng thuyết phục nhất về khả năng sáng tạo nên cách miêu tả mới mẻ<br /> mang cảm hứng trào lộng, hài hước của phú quốc âm. Cũng chính vì thế phú<br /> Nôm có thể tự làm mình trở nên đặc biệt khi đứng bên cạnh phú chữ Hán. Mở<br /> rộng phạm vi phản ánh hiện thực, phú Nôm len vào những góc nhỏ trong cuộc<br /> sống thường nhật của người bình dân để từ đó vẽ lại bức tranh xã hội muôn<br /> màu với nhiều mảng tối sáng khác nhau. Ấy là điều mà độc giả không thể tìm<br /> thấy ở phú chữ Hán. Sự khác biệt này nếu được lý giải một cách cẩn thận ắt<br /> hẳn sẽ cho thấy nhiều nét đặc trưng trong tâm lý chung của dân tộc về cách<br /> cảm nhận và tái hiện thế giới.<br /> <br /> Bên cạnh đó, so sánh với những thể loại khác, phú quốc âm cũng có<br /> không ít thế mạnh riêng. Dễ thấy hơn cả là khả năng miêu tả tỉ mỉ mọi góc<br /> cạnh của đối tượng với hệ thống chi tiết nghệ thuật hết sức phong phú, đa<br /> dạng. Chẳng những vậy, tuy cùng chịu ảnh hưởng từ văn học chính thống lẫn<br /> văn học dân gian nhưng phú Nôm lại có cách xử lý riêng đối với việc tiếp thu<br /> và vận dụng ngôn ngữ dân tộc. Có những loại từ bị xem là tối kỵ trong thơ<br /> như hư từ lại không bị hạn chế ở phú. Nhìn từ góc độ ngôn ngữ nghệ thuật,<br /> đấy là những đóng góp đáng kể của phú Nôm cho sự phát triển của tiếng Việt.<br /> 1.2. Trải qua thử thách của thời gian, nhiều giá trị của phú quốc âm đã<br /> được công nhận. Song vẫn còn những mặt cần được tiếp tục khám phá sâu<br /> hơn, nhất là về sự vận động của ngôn ngữ, thi pháp miêu tả trong phú Nôm<br /> hay sự tương tác giữa phú Nôm và các thể loại khác. Trong khi giá trị nội<br /> dung rất được chú ý thì ngược lại, về mặt hình thức, phú Nôm thường được<br /> cho là “rập khuôn theo phú Trung Quốc” [12, tr.10]. Chính vì nhận định này<br /> mà phú quốc âm ít được quan tâm hơn so với thơ Nôm Đường luật, truyện<br /> thơ, khúc ngâm hay hát nói. Cho nên, sẽ không phải là thừa khi chúng ta cố<br /> gắng thâm nhập và tìm hiểu một cách hệ thống những giá trị làm nên đóng<br /> góp riêng của phú Nôm không chỉ ở phương diện nội dung mà còn từ phương<br /> diện hình thức nghệ thuật.<br /> 1.3. Trong thời trung đại, phú từng là thể loại giữ địa vị quan trọng và<br /> sang trọng. “Thi thiên, phú bách, văn sách năm mươi” là những gì cần thiết để<br /> chứng minh sự uyên bác của các nho sĩ trong mỗi khoa thi. Việc phú cùng với<br /> thơ và văn sách hợp thành ba thể tài chủ đạo trong hệ thống khoa cử đã mang<br /> lại điều kiện thuận lợi để thể loại này được vận dụng phổ biến và đạt đến mức<br /> tinh tế. Nhưng trong tiếp nhận của người đọc hôm nay, phú, với tầng tầng lớp<br /> lớp điển cố, điển tích, đã trở nên xa lạ, khó hiểu. Con đường đến với phú nói<br /> chung, phú Nôm nói riêng, càng khó đi hơn. Đó là trở ngại song đồng thời<br /> <br /> cũng là thử thách khơi dậy sự hứng thú ở người viết. Tin rằng nghiên cứu về<br /> phú Nôm vẫn là mảnh đất xứng đáng được cày xới và nếu cày xới, đoan chắc<br /> sẽ thu được những kết quả thú vị. Vì thế, chọn thực hiện đề tài Phú Nôm thời<br /> trung đại – Hành trình và đóng góp với chúng tôi không chỉ đơn giản là phục<br /> vụ cho môn học và nhiệm vụ giảng dạy mà quan trọng hơn, đấy còn là niềm<br /> vui được khám phá những kiến thức mới mẻ về văn chương trung đại.<br /> 2. Mục đích nghiên cứu<br /> 2.1. Vì phải tiếp cận với một đối tượng có lịch sử tồn tại lâu dài nên ở<br /> bước đầu tiên luận văn sẽ tiến hành khảo sát quá trình phát triển và miêu tả<br /> những đặc điểm chủ yếu của phú Nôm qua các giai đoạn.<br /> 2.2. Phác họa được số phận lịch sử của phú Nôm từ lúc hình thành,<br /> phát triển đến khi “tàn lụi” là cơ sở để luận văn đạt được mục đích thứ hai:<br /> xác định đóng góp của phú Nôm thời trung đại từ nhiều góc độ khác nhau.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phú Nôm thời kỳ trung đại và<br /> những đóng góp của nó cho văn học dân tộc. Những bài phú xuất hiện từ thế<br /> kỷ XX trở về sau nằm ngoài phạm vi tìm hiểu của luận văn. Chúng sẽ chỉ<br /> được đề cập đến trong trường hợp luận văn cần mở rộng sự liên hệ, so sánh.<br /> 3.2. Phạm vi khảo sát<br /> 3.2.1. Phạm vi tư liệu<br /> Trong luận văn, dựa trên những bài phú Nôm đã công bố, chúng tôi<br /> chọn khảo sát 54 tác phẩm. Văn bản chủ yếu được lấy từ những công trình đã<br /> có sự khảo cứu công phu như Thơ văn Lý Trần (Nhiều tác giả), Phú Nôm (Vũ<br /> Khắc Tiệp), Phú Việt Nam cổ và kim (Phong Châu và Nguyễn Văn Phú) (xin<br /> xem thêm ở phụ lục).<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2