intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều cần biết khi mang thai

Chia sẻ: Nguyễn Thùy Linh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

651
lượt xem
153
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo các điều cần biết khi mang thai và sinh hoạt vợ chồng trong kỳ thai nghén

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều cần biết khi mang thai

  1. Những điều gì cần đặc biệt kiêng cử trong quá trình mang thai? Sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ thai nghén nên lưu ý những điều gì? Đó cũng là nội dung chính của chương trình hôm nay, trong câu chuyện với bác sĩ Cơ, từ California, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành sản phụ khoa, và hiện đang là giám đốc Trung tâm y tế Bolsa tại Little Sài Gòn. Mời quý vị theo dõi: Trà Mi: Xin được hỏi bác sĩ, khi người phụ nữa mang thai có những điều gì cần đặc biệt quan tâm tới? Bác sĩ Cơ: Khi biết mình có mang đó là một niềm vui, người mẹ nên cảm thấy phấn khởi và ăn uống dinh dưỡng tốt vì mình đang nuôi dữơng một mầm sống. Dinh dữơng tốt thì mầm sống ấy sẽ phát triển tốt và đứa con của mình sẽ được thông minh. Chúng ta nên hiểu rằng mình nuôi con từ trong bụng mẹ. Thứ nhất người mẹ cần phải mặc quần áo thoải mái, tránh đi giày cao gót. Chuyện vợ chồng vẫn đựơc gần nhau, nhưng nhớ là nhẹ nhàng, người chồng nên lưu ý tránh đừng đè lên bụng vợ mình để đứa bé không bị đè lên trên. Chuyện sinh hoạt vợ chồng Trà Mi: Nhiều người quan niệm trong lúc mang thai nên kiêng cữ chuyện sinh hoạt vợ chồng. Giới chuyên môn, như bác sĩ vừa nói, thì cho rằng điều này không nên kiêng cữ lắm. Như vậy thì thời gian nào thích hợp và thời điểm nào không thích hợp cho việc sinh hoạt vợ chồng khi người vợ mang thai? Bác sĩ Cơ: Thực ra có nhiều người Việt Nam khi có mang thì chuyện vợ chồng kiêng cữ hoàn toàn. Đó là thời các cụ ngày xưa, nhưng thời buổi bây giờ chung đụng ở ngoài nhiều, nếu mình bắt người chồng phải kiêng cữ hoàn toàn thì đôi khi cũng ảnh hửơng đến hạnh phúc gia đình. Chúng tôi chỉ khuyên nên kiêng cữ trong các trường hợp như người mẹ bị ra máu, bị bể nước ối, khi nhau bị đóng thấp, hoặc người mẹ trước đây có tiền căn bị sinh non. Nếu gần gũi chồng thì nên gần khoảng thời gian nào? Chúng tôi thường khuyên các sản phụ kiêng gần chồng trong tháng cuối cùng khi gần sanh, vì lúc đó thai đã nặng nề quá rồi, chẳng may bị bể nước ối thì có thể bị nhiễm trùng. Trong ba tháng đầu khi mang thai, chúng tôi cũng khuyên thai phụ nên kiêng cữ vì khi đó cơ thể người phụ nữ cảm thấy rất khó chịu. Hơn nữa, phải qua 12 tuần lễ đầu thì mới biết đựơc là đứa bé tốt hay không. Nếu vợ chồng gần nhau, nhiều khi đụng mạnh cái thai, có thể làm hư thai. Khoảng thời gian tốt nhất mà vợ chồng có thể sinh hoạt là sau 12 tuần đến 36 tuần. Trong thời gian mang thai có 2 vấn đề người mẹ cần quan tâm là đi làm và tập thể dục. Nếu người mẹ đang đi làm thì vẫn có thể tiếp tục công việc của mình trong thời kỳ thai nghén. Đến tháng cuối cùng có thể nghỉ. Nhớ là phải luôn luôn giữ cơ thể cho
  2. ấm, mặc quần áo thoải mái, tránh những việc gần gũi với các chất hoá học hay quang tuyến. Nếu công việc phải tiếp xúc với các chất hoá học thì nên đeo găng tay và thay quần áo trước khi rời khỏi sở. Những người có công việc phải ngồi nhiều như thư ký, thì thỉnh thoảng nên đứng dậy đi lại, đi tiểu thường xuyên để tránh bọng đái bị đầy sẽ cấn thai nhi. Các thai phụ không nên đi giày cao gót, không đi guốc để tránh đau lưng, nên mang các đôi sandal đế êm, bằng da. Ngoài ra, cần phải thường xuyên tập thể dục, đi bộ trong khi có mang là phương pháp thể dục tốt nhất. Các cụ ngày xưa thường khuyên thai phụ không nên với, không đựơc trèo lên cao bởi vì khi người mẹ kéo tay lên cao như vậy sẽ làm cho thai nhi bị dằng, quật, có nguy cơ bị quấn nhau nhiều lần dẫn đến tử vong trong bụng người mẹ. Còn động tác trèo qua có thể làm cổ tử cung nở ra, dẫn đến tình trạng đẻ non hoặc bị bể nước ối sớm. Đó là các động tác nên cẩn thận khi có mang. Ở Việt Nam, các phụ nữ khi mang thai phải di chuyển bằng xe honda cũng phải cẩn thận, bị té xe sẽ dễ bị hư thai. Thực ra, không phải bất cứ chấn động nào cũng dẫn đến hư thai vì đứa bé trong bụng người mẹ đựơc bảo vệ bằng một bọc nước rất an toàn. Tuy nhiê, nếu bị đụng xe thì nguy hiểm vô cùng, các thai phụ nên nhớ đội nón an toàn khi đi xe. Khám thai định kỳ Trà Mi: Các bà mẹ cần phải tuân thủ định kỳ khám thai như thế nào, thưa bác sĩ? Bác sĩ Cơ: Sau lần khám thai đầu tiên khi phát hiện có mang, chúng tôi hẹn bệnh nhân trở lại sau 2 tuần để làm các xét nghiệm xem có nhiễm trùng hay ung thư cổ tử cung, bị giang mai hay bị AIDS hay không. Nếu kết quả tốt, thì hẹn bệnh nhân cứ 4 tuần trở lại một lần. Đến tuần thứ 28 thì bệnh nhân sẽ đựơc gặp bác sĩ 2 tuần một lần. Đến tuần thứ 36 thì mỗi tuần một lần. Từ sau tuần 40 trở đi, có thể cứ cách 2,3 ngày bệnh nhân sẽ gặp bác sĩ một lần cho đến ngày sinh. Thời kỳ sinh nở thường bắt đầu từ tuần 40 hay 41, nếu đến lúc này mà thai phụ vẫn chưa có dấu hiệu sinh thì phải truyền thuốc cho họ sinh. Trà Mi: Bây giờ xin đựơc hỏi thăm bác sĩ về chế độ dinh dữơng cho người mẹ trong thời kỳ mang thai. Có những loại thức ăn nào cần phải kiêng cữ, thưa bác sĩ? Bác sĩ Cơ: Khuyên thai phụ không đựơc ăn cá thu, cá mập, cá mú, cá lữơi kiếm bởi vì những loại cá lớn sống lâu trên biển thì chất thuỷ ngân của chúng rất cao. Người mẹ tiêu thụ những loại cá có chất thuỷ ngân cao sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và trí khôn của trẻ. Người ta nghi ngờ điều này cùng với một vài yếu tố nữa dẫn đến tình trạng cháu bé sau này bị ù lì, tính tình bực mình, khó chịu, không chơi với ai cả.
  3. Người mẹ nên uống thêm chất vôi hoặc uống sữa tươi, mỗi ngày cần uống 4 ly sữa tươi ít chất béo. Trong khi có bầu nếu người mẹ tiêu thụ nhiều chất béo sẽ dễ bị ngứa hay sạn trong túi mật. 4 ly sữa tươi mỗi ngày sẽ cung cấp đủ lựơng protein và calcium cho trẻ. Thức ăn Trà Mi: Có nhiều người uống sữa không hạp, thường có thói quen thay thế bằng sữa đậu nành, điều này có nên không, thưa bác sĩ? Bác sĩ Cơ: Nếu người mẹ không uống sữa đựơc thì uống calcium chứ không nên uống sữa đậu nành vì trong sữa đậu nành có chất kích thích tố nữ. Nếu uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bộ phận sinh dục của cháu. Nếu cháu là con trai thì sau này dương vật của cháu có thể bị nhỏ đi, hoặc mang loại bệnh như lai lai con gái. Vì vậy, chúng tôi khuyên bệnh nhân trong lúc có mang không nên dùng sữa đậu nành hàng ngày. Mình có thể ăn đậu phụ nhưng đừng ăn nhiều, đừng ăn hàng ngày. Trà Mi: Cũng có ý kiến cho rằng trong lúc mang thai không nên ăn đu đủ phải không ạ? Bác sĩ Cơ: Đu đủ chứa rất nhiều vitamin A, mà trong khi có bầu không được ăn vitamin A. Ngoài đu đủ còn có những loại như xoài vàng cũng không nên ăn, dưa hấu ăn nhiều quá cũng không nên vì dưa hấu có vitamin A nhiều. Trong khi có mang cũng không nên ăn đường nhiều quá vì chất ngọt sẽ làm cho đứa bé to lớn quá, sẽ khó sinh, đôi khi phải mổ mới lấy cháu ra được. Nhiều người thường thích sinh ra đứa bé to lớn, bụ bẫm. Người ta khám phá ra rằng nếu cháu sinh ra to quá sau này rất dễ bị tiểu đường, vì khi người mẹ có mang ăn nhiều đường thì con mới to lớn đựơc. Đường vào trong cơ thể đứa bé sẽ kích thích lá tuỵ tạng của cháu sớm quá, và có thể sau này cháu sẽ bị tiểu đường. Trung bình một cháu bé lúc mới sinh ra phải cân nặng trên 2,5 kg và dưới 4kg thì tốt. Vì vậy người mẹ cần lưu ý ăn uống đầy đủ dinh dữơng và hợp lý. Tăng cân Trà Mi: Trung bình hàng tháng người mẹ nên tăng cân bao nhiêu thì đựơc coi là vừa đủ? Bác sĩ Cơ: Thường thường mỗi tuần nên lên chừng nửa ký, một tháng lên từ 1,5kg đến 2kg là vừa. Trà Mi: Ngoài ra, có những chất dinh dưỡng nào đặc biệt cần phải bổ sung giúp cho
  4. thai nhi phát triển mạnh khỏe? Bác sĩ Cơ sẽ trình bày trong chương trình “Sức khoẻ và đời sống” sáng thứ sáu tuần sau. Mời quý vị đón theo dõi. 1. Nguyên văn bởi chilun88  mình cũng đang có thai nè ,được 4 tháng rùi ,mấy tháng đầu mình kiêng : ko ăn đu đủ sống  , ko ăn dưa hấu  ko ăn rau gót  ,ko ăn rau răm ,ko ăn chuối già  , ko ăn tôm nữa  ko được ăn những thứ tươi sống  , những thứ ko nên làm : ko với tay ,ko chạy nhảy ,ko ngồi chồm hỏm ,nói   nhỏ nhẹ ,đừng đi cầu thang nhiều quá dễ động thai lắm ,đừng làm việc nặng ,và tuyệt đối ko   chăn gối với ox ,vì 3 tháng đầu thai còn nhỏ lắm ,mình kiêng như vậy đó , còn cái khác nữa thì   mình ko bít ,hy vọng giúp được mấy chị Tớ đây vẫn ăn dưa hấu, vẫn ăn rau ngót, vì rau ngót rất dễ ăn, mát và nhiều chất xơ, vẫn ăn rau  răm (nhưng không phải ăn nhiều mà chỉ cho vào canh cho có mùi), còn tôm thì đặc biệt ăn mạnh  vì có nhiều calci rất tốt cho bà bầu. Trộm vía từ khi mang bầu tới giờ tớ chả bị làm sao cả, baby  nhà tớ giờ khỏe, đạp mẹ mạnh lắm, sờ thấy cả chân bé chồi lên nhé! Đi siêu âm bác sỹ không  phàn nàn gì...Cách đây 2tuần, tớ còn theo anh xã cùng công ty anh vi vu vào Huế 1tuần, đi như  ngựa thăm Đại nội, du thuyền sông Hương, tắm biển Lăng cô rồi vào cả Hội An lượn lờ phố cổ, ai  cũng kêu là bụng to mà đi khiếp thế! Còn chuyện ... abc... với ông xã, từ lúc mang bầu tớ và anh nhà vẫn ... như thường, có điều đừng  làm gì thái quá, ảnh hưởng tới con thôi, chọn position cho thích hợp. @ chủ topic: Hồi tớ mới có bầu, tớ mất khá nhiều thời gian lục lọi các topic của WTT để đọc và  đương nhiên là có chọn lọc các ý kiến để biết được nên và không nên ăn gì, làm gì. Bạn chịu khó  đọc nhé, chứ cứ hỏi thế này khó trả lời lắm.  1. Nguyên văn bởi greencurt  Theo như mình đọc trong quyển Cẩm nang dành cho bà mẹ sinh con đầu lòng   (http://www.firstnews.com.vn/Home/FNS...130&&type1=17), bạn k phải kiêng khem gì cả (chỉ   hạn chế uống nước ngọt, các loại thức ăn có phẩm màu, nên ăn những thức ăn dễ tiêu hóa v.v). Còn khi mình đi khám ở bác sĩ Trang (bệnh viện Từ Dũ) thì được chỉ định không được uống nước   dừa, nước mía, ăn đu đủ và rau ngót. Có 1 số bà bầu bạn mình thì bảo là k được uống/ăn rau má.   Nếu mình uống được sữa bà bầu thì càng tốt.  Hy vọng thông tin của mình sẽ giúp ích cho bạn  Sao bác sỹ Trang gì đó lại dặn bạn kiêng những thứ đó nhỉ. Hồi tớ bầu con giai đầu, bữa nào ăn  cơm xong cũng ăn mía (thấy mọi người bảo tốt) làm anh xã tớ cũng ăn theo, thành nghiện, mỗi  hôm uống một quả dừa xiêm (đều đặn gần như từ khi biết có bầu đến khi sinh nhé). Rau ngót thì  sao lại không ăn nhỉ, rau ngót tốt chứ, bà đẻ chẳng ăn rau ngót suốt là gì. Còn vụ đu đủ và rau 
  5. má thì tớ không biết. Nói chúng tớ chẳng kiêng gì, hình như chỉ không ăn đào. Con tớ đẻ ra trộm  vía khỏe mạnh thông minh. Giờ đang làm đứa thứ hai, chẳng tớ cũng định chẳng kiêng gì cho con  đủ chất. Nói chung cứ đơn giản hóa các vấn đề, cũng không cần phải đi nhẹ nói khẽ quá đâu, tớ  nghĩ bản thân mình sẽ biết việc gì là quá sức, cũng không nên phụ thuộc vào người khác quá,  vận động đi lại cho người nhanh nhẹn tốt chứ sao. Nói chung các cụ dặn cũng nên lựa chọn. Hồi  cu nhà tớ mới đẻ trong viện, vừa cho con bú xong, tớ bế dựng con lên vỗ cho ợ, bị các bà mắng  cho té tát bảo là định giết con hay sao mà bế nó như thế, tớ phải nói thế là khoa học và sau vài  ngày về các bà cũng bắt chước làm thế, thấy cu cháu ợ to đùng thì cười khà khà bảo hay quá.  Trả Lời Với Trích Dẫn    3. 11/07/2008 03:35 PM #9  greencurt  Thành viên  Tham gia ngày  28/05/2007  Bài gởi  2,719 
  6. Cám ơn  417  Được cám ơn 283 lần trong 245 bài  Ðề: Cho Mình hỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì kiêng những gì?  Nguyên văn bởi rosy1910  Sao bác sỹ Trang gì đó lại dặn bạn kiêng những thứ đó nhỉ. Hồi tớ bầu con giai đầu, bữa nào ăn   cơm xong cũng ăn mía (thấy mọi người bảo tốt) làm anh xã tớ cũng ăn theo, thành nghiện, mỗi   hôm uống một quả dừa xiêm (đều đặn gần như từ khi biết có bầu đến khi sinh nhé). Rau ngót thì   sao lại không ăn nhỉ, rau ngót tốt chứ, bà đẻ chẳng ăn rau ngót suốt là gì. Còn vụ đu đủ và rau   má thì tớ không biết. Nói chúng tớ chẳng kiêng gì, hình như chỉ không ăn đào. Con tớ đẻ ra trộm   vía khỏe mạnh thông minh. Giờ đang làm đứa thứ hai, chẳng tớ cũng định chẳng kiêng gì cho   con đủ chất. Nói chung cứ đơn giản hóa các vấn đề, cũng không cần phải đi nhẹ nói khẽ quá   đâu, tớ nghĩ bản thân mình sẽ biết việc gì là quá sức, cũng không nên phụ thuộc vào người khác   quá, vận động đi lại cho người nhanh nhẹn tốt chứ sao. Nói chung các cụ dặn cũng nên lựa chọn.   Hồi cu nhà tớ mới đẻ trong viện, vừa cho con bú xong, tớ bế dựng con lên vỗ cho ợ, bị các bà   mắng cho té tát bảo là định giết con hay sao mà bế nó như thế, tớ phải nói thế là khoa học và   sau vài ngày về các bà cũng bắt chước làm thế, thấy cu cháu ợ to đùng thì cười khà khà bảo hay   quá. Bác sĩ Trang dặn dò trong 3 tháng đầu phải kiêng mấy món đó. Nói chung là mình cũng nghĩ  theo sách báo thì chẳng dặn dò kiêng gì chỉ khuyên nên ăn những thức ăn dễ tiêu. Nhưng mình  có đứa đầu tiên nên cái gì cũng sợ, thôi thì nghe lời người có chuyên môn cho chắc ăn  Trả Lời Với Trích Dẫn    5. 11/07/2008 07:30 PM #10  aden  Thành viên  Tham gia ngày  06/01/2008  Bài gởi  11 
  7. Cám ơn  0  Được cám ơn 0 lần trong 0 bài  Ðề: Cho Mình hỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì kiêng những gì?  Các chị ơi, em đã hiếm muộn, mãi mới có baby, đến nay đã được 11 tuần, nhưng 1 tuần nay em  ngày nào cũng ăn đào, có lúc ăn tới 5 ­ 6 quả. Như thế có vấn đề gì không?. Ăn đào có gì là nguy  hiểm ạ. Các chị tư vấn cho em với. Cám ơn các chị nhiều  Trả Lời Với Trích Dẫn    7. 11/07/2008 08:00 PM #11  Mẹ Fish  Thành viên  Tham gia ngày  22/04/2005  Tên bé  Đặng Quang Duy (Fish)  Ngày sinh  23/01/2009  Tên bé  Phải xem đã ;))  Bài gởi  1,364  Cám ơn  9  Được cám ơn 39 lần trong 29 bài 
  8. Ðề: Cho Mình hỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì kiêng những gì?  Mình thì tuyệt đối k ăn đào, mặc dù thèm, chưa dám uống nước dừa nhưng nc mía thì uống  mạnh, tốt mà. thời gian đầu mang bầu, táo kinh khủng, mình cũng uống bột sắn luôn. Kiêng nữa  là măng, k tốt và hạn chế ăn đậu phụ, đạu tương, (nếu sau này thai nhi là con trai thì k tốt lắm  cho SKSS của bé sau này) Nhãn cũng thèm nhưng k dám ăn luôn. Đồ nóng cũng hạn chế bạn ạ. Một điều nữa là nên kiêng  ăn quá cay, k tôt cho mắt thai nhi! Mình nghén nặng nên cũng k ăn đc tôm, cua cá, mặc dù ăn đc thì quá tốt, hy vọng hết nghén sẽ  ăn bù  Chúc bạn khỏe, vui  Bí mật của nhà Fish là ở đây: http://vn.360plus.yahoo.com/lba­besmile/  Trả Lời Với Trích Dẫn    9. 12/07/2008 08:36 AM #12  thuyteva  Thành viên 
  9. Tham gia ngày  02/12/2007  Tên bé  Nguyễn Lê Thái Thanh  Ngày sinh  04/03/2008  Bài gởi  172  Cám ơn  31  Được cám ơn 20 lần trong 20 bài  Ðề: Cho Mình hỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì kiêng những gì?  Aden ơi nguy hiểm quá,sao bạn lại ăn nhiều đào thế,tớ khuyên bạn nên đi khám hỏi bác sĩ xem,tớ  thấy rất nhiều bà bầu kiêng ăn đào đấy,ko biết là làm sao lại như vậy,hình như nóng quá và  không tốt cho con mình đâu  Trả Lời Với Trích Dẫn    11. 12/07/2008 08:38 AM #13  thuyteva  Thành viên  Tham gia ngày  02/12/2007 
  10. Tên bé  Nguyễn Lê Thái Thanh  Ngày sinh  04/03/2008  Bài gởi  172  Cám ơn  31  Được cám ơn 20 lần trong 20 bài  Ðề: Cho Mình hỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì kiêng những gì?  Cảm ơn các mẹ đã tư vấn cho mình,mình cũng cảm thấy yên tâm hơn rồi,à hôm qua mình đi siêu  âm,con mình đã về tử cung rồi,bác sĩ hẹn 7­10 ngày nữa quay lại để siêu âm tiếp xem có nhịp tim  chưa ...  Trả Lời Với Trích Dẫn    13. 12/07/2008 08:44 AM #14  Mousekin  Thành viên  Tham gia ngày  26/02/2008  Tên bé  Nguyễn Đức Đăng Phương  Bài gởi  263  Cám ơn  6 
  11. Được cám ơn 1 lần trong 1 bài  Ðề: Cho Mình hỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì kiêng những gì?  Đúc kết gọn nhất các mẹ mới ở giai đoạn đầu của tam cá nguyệt, tức 3 tháng đầu mang thai nên  tuyệt đối kiêng những thứ sau: Rau răm ­ rau ngót ­ đu đủ sống ­ nước dừa ­ long nhãn ­ táo mèo (hay còn gọi là sơn trà).  Nhà Mousekin, mời các bác ghé chơi : http://my.opera.com/Mousekin/blog Trả Lời Với Trích Dẫn    15. 12/07/2008 08:47 AM #15  Honeybunch  Thành viên  Tham gia ngày  07/11/2007  Tên bé  Bông  Ngày sinh  04/12/2007  Tên bé  Bim  Ngày sinh 
  12. 12/01/2009  Bài gởi  1,745  Cám ơn  383  Được cám ơn 246 lần trong 214 bài  Ðề: Cho Mình hỏi khi mang thai 3 tháng đầu tiên thì kiêng những gì?  Nguyên văn bởi aden  Các chị ơi, em đã hiếm muộn, mãi mới có baby, đến nay đã được 11 tuần, nhưng 1 tuần nay em   ngày nào cũng ăn đào, có lúc ăn tới 5 ­ 6 quả. Như thế có vấn đề gì không?. Ăn đào có gì là nguy   hiểm ạ. Các chị tư vấn cho em với. Cám ơn các chị nhiều Tớ lục lọi khắp nơi cố tìm các giải thích có cơ sở khoa học về việc kiêng ăn đào nhưng không  thấy, vì có vẻ ai ai cũng bảo là không nên ăn. Cá nhân tớ thì hồi bầu Bông, tớ ko chỉ ăn 5­6 quả  mà ăn vô số quả một lúc. Trộm vía, Bông nhà tớ hơn 7 tháng rồi, thấy ngon lành lắm  . Tớ nghĩ  không phải lo lắng gì đâu, ảnh hưởng sức khoẻ cả mẹ và con. Tớ theo trường phái thích gì ăn nấy  nên cũng chẳng có lời khuyên gì cho chủ topic cả, hic.  Mang bầu: Những điều cần tránh Suốt thời kỳ mang thai, trong ăn uống, người mẹ luôn nhớ là không nên kiêng khem một cách vô lý. Kiêng khem quá làm cơ thể thiếu chất dinh dưỡng gây thiếu máu, đẻ non, con nhẹ cân, thậm chí còn nhiều tai biến khác. Trong thời gian mang thai, hầu hết những thức, đồ uống... bạn ăn vào đều có ảnh hưởng đến, con bạn. Bên cạnh những loại thức ăn bạn cần ăn như trên, còn có một số loại
  13. bạn cần tránh vì nếu ăn vào sẽ gây hại cho con bạn, hoặc cũng không giúp ích gì cho sức khỏe của bé, mà lại gây tăng cân quá nhanh ở bạn, cũng là hiện tượng không tốt (ăn quá nhiều các loại bánh kẹo, đường, khoai chiên ròn, bánh quy...). Nếu bạn thấy tăng cân quá nhanh và nhiều, cần phải đến thầy thuốc khám ngay, đề phòng những tai biến... + Các chất tanh: (cá, tôm, cua, sò, ốc, hến...). Trước đây một số người kiêng chất tanh (cá, trứng), bởi chất tanh, nhất là ở cá thường kèm theo là sự ươn thiu nhanh cùng ruồi, nhặng nên rất dễ gây thiễm khuẩn, đặc biệt là ở các vùng nông thôn xa xôi thực ra, với phụ nữ có thai, trong chế độ ăn ống hợp lý, không cần kiêng hoàn toàn chất tanh, đặc biệt là cá, (vì đây là nguồn prôtêin qúy, dễ tiêu hóa hấp thu) nhưng nên chú ý với các loại cua, sò, ốc, hến, cá ngừ... dễ gây dị ứng nên chỉ ăn có mức ) và chú ý tới tiêu hóa.
  14. Tốt nhất với thức ăn có chất tanh nên rất chú ý chất lượng thực phẩm, tới khâu bảo đảm vệ sinh chế biến (kho nấu kỹ). Kiên quyết đổ bỏ khi thực ẩm đã ươn ôi, đồ ăn đã thiu. + Các loại thịt gây đầy, lâu tiêu. Thịt trâu, thịt chó, ba ba... là những thức ăn nên hạn chế với phụ nữ có thai vì đó là những thức ăn gây đầy, lâu tiêu ợ nóng, không tốt cho tiêu hóa. + Các loại gia vị như ớt, tiêu, tỏi, giấm, hành, gừng nên ăn vừa phải. �n nhiều gừng, giấm có khả năng làm cho đứa trẻ bị vàng da, có thể dẫn đến tổn thương ở não (đó là kinh nghiệm dân gian). + Các loại đồ hộp (thịt hộp, cá hộp, cà chua, dưa chuột, dứa hộp) để lâu hoặc quá hạn dễ gây rối loạl tiêu hóa. + Các loại thực phẩm có chất màu phụ gia không đúng tiêu chuẩn, không có giá trị dinh dưỡng mà cơ thể là các chất gây độc hại cần hạn chế. Nên ăn cá loài có màu từ
  15. thực vật. + Với vitamin A (dược phẩm). Vitamin A là loại vitamin có vị trí rất quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt với trẻ nhỏ và cả thai nữa. Tuy vậy do tính chất "hai mặt" của vitamin A nên khi sử dụng phải rất thận trọng, phải có chỉ định của thầy thuốc. Ðáng tiếc là có một số bà mẹ do không hiểu rõ cứ tưởng uống vitamin A là tốt, nên khi có thai lại uốn vitamin A liều cao. Ðã không cần thiết lại gây hại vì vitamin A liều cao có thể gây nên các rối loạn khi tạo thai và có thể cả quái thai. Nhu cầu vitamin A với phụ nữ có thai chỉ cần 2- 3mg/ngày (50g. gan/1 ngày là đủ). Do đó loại vitamin A 200.000 đơn vị chỉ cho người mẹ uống sau khi đẻ trong vòng 1 tháng. Sau đó không được uống. Tốt nhất, để bổ sung vitamin A cho cơ thể vẫn phải là từ nguồn thức ăn giàu vitamin A (gan cá thu, trứng...); các loại quả có nhiều tiền vitamin A (gấc, cà rốt, đu
  16. đủ...). + Các chất kích thích mạnh. Là những chất bạn phải rất chú ý kiêng như: trà đặc, cà phê, rượu bia, thuốc lá. Bởi những chất kích thích đều có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thần kinh của thai (ngay thời kỳ cho con bú, nếu bạn dùng các chất kích thích, đứa con khó ngủ yên giấc và hay giật mình). Ðặc biệt với thuốc lá, các bà mẹ tương lai hãy cảnh giác trước những lời khuyến cáo của các nhà khoa học trên thế giới. Hút thuốc lá là một sự đầu độc cực kỳ nguy hiểm, gây tổn thất lớn cho cơ thể phụ nữ (do đặc điểm sinh học của cơ thể cũng như do khói thuốc lá chứa những chất đặc biệt độc hại như: chất đồng pholonium 210...). Với phụ nữ có thai, thuốc lá vô cùng nguy hiểm cho thai (bởi khả năng bảo vệ và thích nghi ở trẻ em kém hàng chục lần so với người lớn). Nếu nghiện nặng, thật khó tránh khỏi những hậu quả do thuốc lá gây ra: - Sảy thai và tỉ lệ
  17. trẻ chết chưa sinh cao. - Cân nặng trẻ sơ sinh kém từ 7-8 % (so với các trẻ có mẹ không nghiện hút) và 1/4 trẻ sơ sinh chết trong tuần đầu tiên. - Sự chuyển hóa chất Protéin ở thai bị rối loạn làm chậm sự hình thành xương và tổng hợp các chất cần cho sự sống (do chất độc từ cơ thể người mẹ - cứ 5 giây - truyền đến đường máu thai, tích tụ lại trong các mô đầu, tim, thận, hạch). Ðặc biệt nếu người mẹ hút thuốc nhiều 2-3 tuần đầu sau khi thụ thai thì hệ thần kinh trung ương của phôi bị ảnh hưởng nhiều nhất (thời kỳ hệ thần kinh được hình thành), còn trong tuần thứ 4-5 hệ thống tim mạch được hình thành sẽ bị nhiễm độc đầu tiên. - Gây chứng thiếu máu ôxy (máu thai sẽ đọng lại một lượng ôxy các bon gấp 2 lần trong máu mẹ). Không thể không dẫn đến sự kém cỏi trí năng ở đứa trẻ sau này. - Mở đường cho những bệnh viêm, đặc biệt bệnh phổi và
  18. thương tổn nặng đến gan (do thừa hưởng từ người mẹ một enzym đầy nicôtin). - Nảy sinh tật bẩm sinh về tim ở trẻ, mở đường cho sự phát triển sớm quá trình xơ vữa động mạch...gây những yếu kém về di truyền có khi đến thế hệ thứ 2-3 sau này. Ngày gửi: 13/03/2009 - 16:31 Báo cáo vi phạm Trích dẫn Câu trả lời này có ích với bạn không? Có (0) Không (0) Bạn được cộng 10 điểm cho trả lời này Từ thuở xa xưa, người ta nghĩ ra đủ mọi điều kiêng kỵ cho phụ nữ có thai. Cho đến tận bây giờ, vẫn còn rất nhiều phụ nữ phân vân trước những lời răn dạy của bà, của mẹ. Có thể thấy một điều rằng khá nhiều lời khuyên được đúc kết từ kinh nghiệm ấy rất có ích cho sức khỏe. Nhưng không phải tất cả mọi lời khuyên đều có nghĩa như thế. Thí dụ: Có một điều kiêng kỵ Không nên cắt tóc trong thời gian mang thai. Các bà các mẹ nói rằng nếu bạn cắt tóc, bạn sẽ rút ngắn cuộc đời của đứa trẻ. Thực ra điều kiêng kỵ này có lẽ đã phát xuất từ một quan niệm xưa cổ: mái tóc dài thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất bimbim của người phụ nữ. Người ta cũng coi mái tóc là biểu hiện của sức khỏe. Thực tế thì người phụ nữ có thai cần phải thật đẹp và có vẻ ngoài được chăm sóc kỹ lưỡng. Như thế thì việc ghé tiệm làm đầu chẳng hề có hại gì cả với họ. Chỉ có một điều duy nhất không thuận tiện là mùi thuốc nhuộm tóc, duỗi, hấp… có thể làm bạn khó chịu. Nếu thế, bạn cũng có thể gọi thợ đến nhà làm cho bạn một kiểu đầu xinh đẹp. Nhưng còn vấn đề nhuộm tóc thì có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ và cân nhắc hơn. Mặc dù người ta vẫn thường khẳng định rằng thuốc nhuộm tóc tốt sẽ không gây hại gì, thế nhưng do sự thay đổi hoocmon trong cơ thể mà màu tóc có thể sẽ khác với mong muốn của bạn đó. Một nỗi lo lắng khác: Đừng thông báo cho ai biết tin vui của bạn càng lâu càng tốt. Điều này có thể xuất phát từ việc ngày xưa trẻ sơ sinh và thai nhi tử vong khá nhiều. Việc thông báo sớm hay trễ tùy vào quyết định của chính người mẹ. Nhưng không có lý do gì để bạn phải lo lắng như thế. Tất nhiên, dù sao bạn cũng chẳng nên loan báo ầm ỹ ngay ngày đầu có thai, mà cũng chẳng nên âm thầm giấu diềm cho đến tận khi sinh nở.
  19. . Không được đan len, sợi hay bất cứ cái gì, nếu không trẻ sẽ bị dây rốn quấn cổ. Có lẽ điều kiêng kỵ này bắt nguồn từ nỗi lo khi người phụ nữ đan, họ thường rất chăm chú tập trung, họ quên hết mọi chuyện quan trọng khác. Thực ra đó là một công việc hoàn toàn bình thường trong thời gian mang thai. Thậm chí nó còn có ích là giúp cho người ta thanh thản và nhẹ nhõm. Chỉ có điều khi đan lát, bạn đừng nên ngồi chết cứng trong một tư thế. Nó có thể gây hại cho em bé! Rất nhiều bà mẹ còn tin vào “truyền thuyết” không được mua sắm gì trước cho em bé. Thực ra đây là một điềm báo từ xa xưa. Các cô gái ngày nay đã không còn tin nhiều lắm vào điều này. Có một số phụ nữ vì lo lắng nên đã giao hết việc này cho chồng, và anh ta chỉ bắt đầu mua sắm khi vợ đã vào bệnh viện. Thế nhưng đàn ông vốn không được sinh ra để cảm nhận xem cái gì nên mua và cái gì không nên. Thêm vào đó, việc mua sắm cho em bé chắc chắn sẽ làm người mẹ tương lai cảm nhận tình mẫu tử thiêng liêng sớm hơn. Thậm chí tôi còn nghe các bà già xưa xưa khuyên cả về màu sắc đồ vật mua cho trẻ trước khi sinh. Thí dụ có một lần tôi nghe một bà cụ nói không nên mua đồ màu vàng cho trẻ. Vì màu vàng gắn liền với quỷ dữ. Thế nhưng chuyện này càng không có căn cứ gì. . Người ta còn cấm cả chuyện… chụp hình: Theo tôi, người phụ nữ khi mang thai thật tuyệt vời. Và đáng tiếc chừng nào khi người ta không giữ lại hình ảnh kỷ niệm cho quãng thời gian ấy. Hãy thử nhìn những tấm hình bầu xinh đẹp của ngôi sao màn bạc Demi Moore trên những bìa báo mà xem. Sau khi cô cho công bố những tấm hình ấy lên báo chì, rất nhiều ngôi sao đã bắt chước cô một cách nhiệt tình. Ngoài ra còn có những kiêng cữ khác như không được giơ tay cao. Điều này hoàn toàn có cơ sở khoa học. Động tác giơ tay cao có thể làm tăng trương lực lên tử cung và làm rối dây rốn của bào thai. Hay kiêng cữ đi giày cao, bởi một đôi giày cao có thể làm bạn vướng và té ngã bất kỳ lúc nào. Thêm vào đó nó có thề làm bạn rất đau chân . Vậy thì hãy chọn lựa trong những điều kiêng cữ những lời khuyên đúng để làm theo --------------------- Ngoài ra bạn tham khảo thêm thông tin Những phụ nữ lần đầu mang thai thường rất lúng túng do thiếu kinh nghiệm. Những câu hỏi hay được đặt ra là làm sao để biết chắc mình có thai không, khi sắp có em bé thì cần ăn uống và kiêng khem gì, có phải kiêng giao hợp không?. Dựa vào dấu hiệu gì để tự biết là mình có thai? Với phụ nữ có kinh đều hằng tháng (28-30 ngày), đó là dấu hiệu chậm kinh, kèm theo những cảm giác bất thường như thèm ăn của chua hoặc thích ăn những thứ mà từ trước tới giờ không thích, cương tức ở 2 vú, quầng vú thâm, nổi hạt... Khi có các triệu chứng trên, nên xem lại thời gian giao hợp xem có trùng với ngày có trứng rụng không, nếu trùng thì trước hết phải nghĩ đến có thai. Tuy nhiên, muốn biết chắc chắn thì bạn phải đi khám, xét nghiệm nước tiểu, làm siêu âm. Cũng có trường hợp chậm kinh mà không có thai, vì kinh nguyệt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thời tiết, tâm trạng... Khi có thai ăn uống như thế nào? Phải kiêng thứ gì? Nói chung khi có thai phải ăn nhiều chất hơn lúc chưa có thai. Ăn cân đối các nhóm bột đường, đạm, dầu mỡ, vitamin và khoáng chất. Đừng ăn các thực phẩm không tươi, kiêng bia rượu. Các nghiên cứu đã khẳng định rằng trong lúc có thai, nhất là trong
  20. những tháng đầu, việc uống rượu rất có hại cho thai. Ngoài ra, cần hạn chế các chất gia vị như ớt, hạt tiêu... Khi mang thai có được giao hợp không? Vẫn có thể sinh hoạt vợ chồng nhưng không nên thường xuyên như trước. Nghiên cứu cho thấy khi khoái cảm, người vợ sẽ tiết ra chất oxytoxin. Trong tinh dịch của người chồng có chất prostaglandin. Hai chất này đều làm co bóp dạ con, do đó dễ gây sảy thai và đẻ non. Vì thế, những người có tiền sử sảy thai hoặc đẻ non nên tránh giao hợp ít nhất 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Tại sao người có thai hay bị táo bón? Có nên dùng thuốc chữa táo bón không? Khi có thai, chất nội tiết ở buồng trứng và ở rau thai (progesteron) tăng lên làm giãn cơ, giảm sự co bóp của các cơ ở ruột. Phân nằm ở ruột không được đẩy ra ngoài nên xảy ra táo bón. Khi bị táo bón, thai phụ không nên dùng thuốc mà chỉ cần uống thêm nhiều nước, ăn thêm hoa quả tươi và ăn cơm có nhiều rau. Buổi sáng nên uống một cốc nước ấm để làm cho ruột hoạt động, tăng sự co bóp, tránh được táo bón. Trường hợp táo bón nặng có thể dùng thuốc nhuận tràng nhẹ. Người có thai bị táo bón dễ phát sinh bệnh trĩ, vì vậy đề phòng táo bón vẫn là tốt hơn cả. Tại sao khi có thai hay bị đái rắt? Chữa bằng cách nào? Trong những tuần lễ đầu, dạ con to dần lên nằm chèn vào bàng quang. Trong những tuần lễ cuối, đầu thai nhi chúc xuống phía khung chậu, đè vào bàng quang, làm cho bàng quang chứa được ít nước tiểu. Vì vậy, thai phụ buồn tiểu thường xuyên nhưng không tiểu được nhiều, gọi là đái rắt. Hiện tượng đái rắt sẽ mất đi khi dạ con phát triển trên xương mu sau vài tuần lễ và sau khi đẻ, cho nên không cần phải chữa. Nhưng nếu hiện tượng đái rắt kéo dài, kèm theo đái buốt thì cần đi khám để thử nước tiểu vì có thể đó là do viêm nhiễm đường tiết niệu. Khi có thai, màu da ở mặt, đầu vú và bụng hay bị rám nâu, có cần chữa không? Có sợ ảnh hưởng tới sắc đẹp sau này không? Thay đổi màu da, nhất là ở mặt đã là điều băn khoăn của nhiều phụ nữ trẻ. Nhưng may mắn là nó chỉ xuất hiện trong lúc có thai và sớm mất đi sau khi sinh đẻ nên không cần phải chữa chạy gì. Màu da của chị em sẽ trở lại bình thường như trước khi có thai và có khi còn đẹp hơn nếu cơ thể được bồi dưỡng tốt. Chú ý không nên dùng mỹ phẩm chữa nám trong khi mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu vì có thể gây dị dạng cho thai. BS TRẦN THỊ HẠNH, Sức Khỏe & Đời Sống Ngày gửi: 13/03/2009 - 16:34 Báo cáo vi phạm Trích dẫn Câu trả lời này có ích với bạn không? Có (0) Không (0) Bạn được cộng 10 điểm cho trả lời này Trong thời kỳ mang thai dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng quyết định sức khỏe của bà mẹ và thai nhi nên mọi người đều có ý thức ăn cho cả hai. Tuy nhiên, một chế độ dinh dưỡng tốt là phải cân đối về chất và hợp lý về lượng. Ngoài ra, cũng cần chú ý một số điều kiêng khem sau đây: cance Không ăn thức ăn nhiều mỡ Nhiều nghiên cứu y học cho thấy, ung thư vú và ung thư cổ tử cung đều có khuynh hướng di truyền gia tộc. Nếu phụ nữ mang thai ăn nhiều mỡ trong thời gian dài, con cái sau này sẽ có nhiều nguy cơ ung thư sinh dục. Các nhà y học đã từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra ung thư, nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2