intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều Cần Biết Về Chụp Và Can Thiệp Động Mạch Vành (Phần 2)

Chia sẻ: Big Big | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

225
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

3 - Làm thế nào để phát hiện bệnh ĐMV Để xác định đau thắt ngực của bạn có phải là do bệnh ĐMV hay không, bác sĩ của bạn có thể phải tiến hành một số thăm dò cơ bản. - Điện tâm đồ (ECG): Nếu bạn klhông bị một bệnh lý gì về tim mạch trước đó, thường thì điện tâm đồ bình thường. Khi ECG có thay đổi trong cơn đau thắt ngực thì có giá trị chẩn đoán là bạn đang bị bệnh ĐMV. ECG có thể cho thấy sẹo của vùng cơ tim bị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều Cần Biết Về Chụp Và Can Thiệp Động Mạch Vành (Phần 2)

  1. Những điều Cần Biết Về Chụp Và Can Thiệp Động Mạch Vành (Phần 2) 3 - Làm thế nào để phát hiện bệnh ĐMV Để xác định đau thắt ngực của bạn có phải là do bệnh ĐMV hay không, bác sĩ của bạn có thể phải tiến hành một số thăm dò cơ bản. - Điện tâm đồ (ECG): Nếu bạn klhông bị một bệnh lý gì về tim mạch trước đó, thường thì điện tâm đồ bình thường. Khi ECG có thay đổi trong cơn đau thắt ngực thì có giá trị chẩn đoán là bạn đang bị bệnh ĐMV. ECG có thể cho thấy sẹo của vùng cơ tim bị nhồi máu trước đó. - Nghiệm pháp gắng sức (NPGS): Là nghiệm pháp mà ECG ghi được trong khi bạn gắng sức ( bằng thảm chạy hay xe đạp lực kế). Mức độ gắng sức được tăng lên từ từ đến khi tần số tim của bạn đạt đến tần số tim tối đa theo lý thuyết ( tần số tim tối đa theo lý thuyết = 220 - tuổi của bạn) hay đến khi xuất hiện
  2. đau ngực hoặc có biểu hiện bất thường trên ECG. Nghiệm pháp gắng sức đôi khi không thực hiện được ở những người quá lớn tuổi hay người tàn tật. (h13a) - Siêu âm doppler tim: Siêu âm cho thấy các buồng tim, thành tim, các van tim và chức năng của chúng trong chu chuyển tim. Có thể nhìn thấy vùng cơ tim bị giảm hoặc mất khả năng co bóp. - Siêu âm tim gắng sức: Siêu âm tim gắng sức bao gồm phân tích sự đáp ứng của thất trái trong điều kiện phải làm việc nhiều hơn. Có một loại thuốc đặc biệt được tiêm hoặc truyền tĩnh mạch để làm tăng tần số tim. Nếu ĐMV bình thường, sự co bóp của tâm thất trở nên mạnh hơn và đồng đều. Nếu ĐMV bị hẹp, sự co bóp của vùng cơ tim tương ứng sẽ bị giảm đi. Một vùng cơ tim bị giảm hoặc mất vận động, nếu khôi phuc được khả năng co bóp bình thường với một liều thuốc nhất định sẽ chứng tỏ “khả năng sống” của vùng cơ tim đó. - Ghi điện tâm đồ 24 giờ (Holter điện đồ): Một máy ghi ECG nhỏ được gắng trên người bạn, bạn có thể đi lại và làm việc bình thường. Máy sẽ tự động ghi lại mọi hoạt động của tim bạn liên tục trong 24 giờ. Bác sĩ sẽ phân tích các hình
  3. ảnh ECG được ghi lại trên máy, xem bạn có bị rối loạn nhịp tim hay bị bệnh ĐMV hay không ? - Chụp cắt lớp ĐMV (Multislices CT scanner): Máy chụp cắt lớp có tốc độ rất nhanh cho phép chụp được hình ảnh ĐMV của bạn. Máy sẽ tự động dựng lại hình ảnh hệ ĐMV của bạn theo không gian 3 chiều. Bác sĩ sẽ phân tích các hình ảnh chụp cắt lớp hệ ĐMV của bạn xem có bị vôi hoá, bị hẹp, tắc hay không? III - Thực hiện thủ thuật Thủ thuật chụp ĐMV là một phương pháp có thể giúp phát hiện mãng xơ vữa trong lòng ĐMV và giúp phát hiện bất kỳ chổ nghẽn hay tắc mạch vành nào. A. Để chụp và can thiệp ĐMV, bệnh nhân cần phải chuẩn bị những gì? - Bệnh nhân cần phải nhập viện trước một ngày để 1 - Làm các xét nghiệm như: Công thức máu, chức năng đông máu toàn bộ, Bilan mỡ máu, ion đồ, glucose máu, chức năng thận (uree, creatinin), Men gan (SGOT, SGPT), huyết thanh chẩn đoán viêm gan siêu vi B & C, HIV, ECG, siêu âm tim, X-Quang phổi. 2 - Ký tên vào biên bản cam kết làm thủ thuật.
  4. 3 - Vệ sinh vùng bẹn. 4 - Nhịn ăn 6 giờ trước khi làm thủ thuật 5 - Sáng ngày làm thủ thuật, bệnh nhân được truyền dịch và đưa đến phòng làm thủ thuật. - Cách thực hiện thủ thuật 1 - Gây tê vùng bẹn hoặc cánh tay, cảm giác khi gây tê tại chổ cũng giống như khi tiêm thuốc. Bệnh nhân sẽ tỉnh táo hoàn toàn trong suốt quá trình làm thủ thuật, và có thể thực hiện một số động tác theo yêu cầu bác sĩ như: hít sâu, nín thở, ho,…. 2 - Sử dụng một kim chọc đặc biệt đâm vào ĐM đùi hoặc ĐM quay. Đặt một ống dẫn (introducer sheath) vào ĐM đùi hoặc ĐM quay. 3 – Qua introducer sheath, luồn ống thông từ ĐM đùi hoặc ĐM quay đến ĐM chủ và ĐM vành của tim dưới sự hướng dẫn của X-Quang. 4 - Bơm thuốc cản quang vào ĐMV phải và trái để chụp ĐMV, sẽ phát hiện chổ hẹp hay tắc ĐMV. 5 - Đưa bóng vào và bơm bóng lên để nong chổ hẹp ĐMV. 6 - Sau đó đặt giá đở (stent) để giữ cho lòng ĐM không bị hẹp trở lại.
  5. Chụp ĐMV là phương pháp duy nhất có thể cho thấy ĐMV một cách trực tiếp.
  6. Những phương pháp khác như điện tim đồ, nhật ký điện tim đồ, điện tim đồ gắng sức và các phương pháp khảo sát hình ảnh khác như: CT, MRI… chỉ giúp cho bác sĩ nghi ngờ có hay không tắc nghẽn ĐMV. Tuy nhiên những hình ảnh trên không cho thấy được hình ảnh ĐMV trực tiếp. Qua chụp ĐMV, bác sĩ có thể phát hiện chổ ĐMV bị tắc nghẽn. Khi các phương tiện can thiêp sẵn sàng thì bác sĩ có thể điều tri bằng cách nong bằng bóng và có thể đặt Stent (giá đở) vào chổ bị tắc nghẽn (gọi là can thiệp ĐMV một thì). Nếu được điều trị và can thiệp vào lần khác (gọi là can thiệp ĐMV hai thì). Thủ thuật được thực hiện trong khi bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, không gây đau đớn nhiều. Thuốc cản quang được bơm vào ống thông đi đến ĐMV, do đó bệnh nhân được yêu cầu nằm yên dể có được một hình ảnh tốt và rõ nét dưới màn hình X-Quang.
  7. Trong quá trình thực hiện thủ thuật, bệnh nhân sẽ được theo dõi sát về nhịp tim, huyết áp và các dấu hiệu sinh tồn một cách liên tục trên máy theo dõi huyết động. Trái tim được nuôi dưỡng bằng hai ĐM chính là ĐMV trái và phải. Thân chung ĐMV trái (left main LM) bắt nguồn từ lá van có ĐMV trái của van ĐM chủ. Nó chia làm hai nhánh chính là ĐM liên thất trước (LAD) và ĐM mũ (LCx), một số trường hợp còn có thêm nhánh trung gian. ĐMV phải (RCA) xuất phát từ lá van có ĐMV phải của ĐM chủ, chạy theo rãnh nhĩ thất phía bên phải.
  8. Nó phân ra các nhánh nuôi nhĩ phải, nhánh marginal phải (nuôi đường ra thất phải), đến đoạn 3 có phân nhánh liên thất sau (PDA). Khi ĐMV có tổn thương và có chỉ định can thiệp, BS sẽ quyết định có thể nong được hay không với bằng bóng nong ĐMV hay các dụng cụ khác. Thủ thuật dùng bóng nong ĐMV gọi là can thiệp ĐMV. Bóng nong được gắn ở đầu tận một ống thông và được đưa đến chổ tắc nghẽn ĐMV qua ống thông dùng để can thiệp. Bóng sẽ được bơm lên để làm nứt và ép mãng xơ vữa vào thành ĐMV, làm cho lòng mạch rộng ra, cho phép dòng máu lưu thông tăng lên.
  9. Sau nong bóng sẽ được xã xuống và rút ra khỏi ĐMV. Sau nong ĐMV bằng bóng, bác sĩ sẽ quyết định có đặt Stent (một ống bằng thép không gĩ) vào vị trí chổ hẹp để giúp ĐMV được thông suốt. Stent được gắn trên một bóng nong được đưa đến chổ hẹp và bơm bóng như nong ĐMV. Sau
  10. khi xã bóng và rút bóng ra thì stent vẫn nằm trong lòng ĐMV để cố đinh ĐM không bị hẹp lại. Sau khi thực hiện thủ thuật chụp hay can thiệp ĐMV, ống thông sẽ được rút ra và được băng ép tại vị trí chọc mạch máu. Bệnh nhân cần nằm yên, bên chân thực hiện thủ thuật cần bất động 24 giờ để chắc chắn là không bị chảy máu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2