intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều khiến bé lo lắng

Chia sẻ: Chieckhan Gioam | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Chuyển nhà: dọn nhà và xa bạn bè thường là mối lo lớn. Nhưng đôi khi con bạn lại chỉ lo về màu sơn phòng mới mà thôi. Hãy trò chuyện với con và hỏi rõ những điều khiến bé thích thú, và cả những điều khiến bé không thoải mái. Nhấn mạnh những lợi ích của nhà mới, như một khu vườn đẹp hay công viên gần đó. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tâm lý bé lo lắng không ổn định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều khiến bé lo lắng

  1. Những điều khiến bé lo lắng 1. Chuyển nhà: dọn nhà và xa bạn bè thường là mối lo lớn. Nhưng đôi khi con bạn lại chỉ lo về màu sơn phòng mới mà thôi. Hãy trò chuyện với con và hỏi rõ những điều khiến bé thích thú, và cả những điều khiến bé không thoải mái. Nhấn mạnh những lợi ích của nhà mới, như một khu vườn đẹp hay công viên gần đó. Có rất nhiều nguyên nhân khiến tâm lý bé lo lắng không ổn định. 2. Tin giật gân: tốt nhất đừng để trẻ xem tin thời sự.
  2. Nhưng nếu con bạn tình cờ nghe được những lời bàn luận về các tin giết người, bắt cóc trẻ em, đánh đập trẻ em... bé sẽ ghi đậm nỗi sợ hãi mà không nói ra. Hãy để trẻ bày tỏ cảm xúc của mình về chuyện đó, và nhấn mạnh với bé rằng đó là chuyện hiếm khi xảy ra, và bé luôn an toàn. Hơn nữa, người xấu sẽ bị trừng phạt. 3. Ba mẹ gặp tai nạn: bọn trẻ thực sự lo lắng bạn có thể gặp chuyện khi ra khỏi nhà. Hãy cho bé biết bạn đi đâu, làm gì, và khi nào trở về. Dùng đồng hồ hoặc những mốc thời gian quen thuộc để ấn định, và nhớ giữ lời, bởi bé sẽ đợi. Đừng gây chộn rộn trước khi đi, điều đó gây bất an cho bé. Hãy giải thích rằng người trông bé có thể gọi bạn bất cứ khi nào, nếu cần thì đưa bé mảnh giấy có ghi số điện thoại của bạn. 4. Ba mẹ cãi nhau: nhiều đứa trẻ cảm thấy chúng chính là nguyên nhân khiến cha mẹ cãi nhau. Đừng nói “không phải tại con” bởi như vậy là đặt ý tưởng đó vào đầu bé. Hãy giải thích rằng mọi ông bố bà mẹ đều có lúc bất đồng ý kiến, nhưng họ vẫn yêu nhau. Nếu lỡ to tiếng trước mặt con, hãy
  3. dừng lại ngay khi bạn nhận ra điều đó và xin lỗi nhau trước mặt trẻ. 5. Bóng tối và quái vật: nói với bé rằng bạn yêu bóng tối, bởi nó giúp mắt bạn nghỉ ngơi và giúp bạn đi vào giấc ngủ. Đôi khi bọn trẻ không sợ bóng tối mà là những thứ có thể đến trong bóng tối. Đừng bảo trẻ nhìn xuống gầm giường để kiểm tra vì như vậy chẳng khác nào nói với trẻ rằng quái vật có thể có thật. Thay vào đó, hãy nhắc lại là quái vật chỉ là những nhân vật tưởng tượng trong các quyển sách, bé an toàn trong ngôi nhà của mình và sẽ chẳng có gì xảy ra cả. Đừng để phòng ngủ quá nóng vì nhiệt độ cao có thể gây nên những cơn ác mộng. 6. Cái chết: hãy nói với trẻ rằng con sẽ sống rất lâu, hạnh phúc, và không cần quan tâm đến cái chết cho đến khi già thật già, và sẵn sàng đi đến một nơi khác. Một hành tinh khác, những ngôi sao, sự hoá thành thiên thần... là những cách giải thích tốt khi bé hỏi người chết sẽ đi đâu. Tất nhiên, bạn không thể biết trước mọi sự, nhưng tốt hơn là nói cho bé những điều có thể chấp nhận được với lứa tuổi
  4. của bé, thay vì “sự thật trần trụi”. Điều đó có thể đợi đến khi bé lớn hơn. 7. Chó: có thể bé từng bị cắn, hoặc bạn sợ chó và điều đó tác động đến bé. Bạn có thể giúp bé bớt sợ bằng cách cho bé làm quen với một con chó dễ thương. Cần chỉ ra rằng không phải con chó nào cũng đáng yêu, nhưng chúng cần được đối xử tôn trọng và bình tĩnh. Phải nhắc bé tránh gây kích động cho chúng trong bất cứ trường hợp nào. 8. Bị bạn bắt nạt: bé rất lo về những cậu bạn hung hăng ở trường. Hãy thiết lập một thói quen từ nhỏ để bé thoải mái kể với bạn về mọi thứ diễn ra trong ngày. Nếu bé bị bạn đánh, hãy liên hệ với nhà trường. Cũng phải chấp nhận một thực tế là luôn luôn có những đứa trẻ bị bắt nạt, nhưng nhà trường không giải quyết ổn thoả. Vì vậy hãy theo sát con để tránh cho bé bị tổn thương. 9. Bất hoà với bạn: lắng nghe con và hỏi những câu nhẹ nhàng. Nếu có thể hoà giải bằng cách nhún nhường và xin lỗi thì động viên con làm hoà trước. Nhưng nếu mối bất
  5. hoà là không thể hàn gắn, hãy giúp con vượt qua. Giải thích với trẻ rằng đó là điều vẫn xảy ra trong cuộc sống, có những tình bạn hình thành, và có những tình bạn tan vỡ. Khi bạn hiểu rõ vì sao con buồn, mọi chuyện sẽ ổn hơn. 10. Đến bác sĩ hoặc nha sĩ: nếu trẻ đã lớn, có thể trẻ lo lắng vì đã có một kinh nghiệm tồi tệ. Hãy thông cảm cho nỗi lo của trẻ và nói: “Lần đó thật tệ, vì vậy con hãy nói với bác sĩ con không thích bị như vậy lần nữa. Mẹ tin rằng ông ấy sẽ làm tốt hơn”. Những bé nhỏ hơn thường lo lắng mơ hồ, hãy hỏi kỹ xem bé lo về những điều cụ thể nào, rồi lần lượt giúp con giải toả từng băn khoăn một.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2