intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những điều nên và không nên nói trong buổi phỏng vấn

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

718
lượt xem
375
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trả lời phỏng vấn, nhiều ứng viên cho rằng nên đưa ra càng nhiều thông tin càng tốt, miễn sao nhà tuyển dụng nắm thật rõ về mình. Tuy nhiên, một vài thông tin có thể là kẻ phá hoại mọi cố gắng của bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những điều nên và không nên nói trong buổi phỏng vấn

  1. Những điều nên và không nên nói trong buổi phỏng vấn Nguồn: tin247.com Trả lời phỏng vấn, nhiều ứng viên cho rằng nên đưa ra càng nhiều thông tin càng tốt, miễn sao nhà tuyển dụng nắm thật rõ về mình. Tuy nhiên, một vài thông tin có thể là kẻ phá hoại mọi cố gắng của bạn. Đã từng có rất nhiều ứng viên bị loại khỏi vòng phỏng vấn vì đưa ra những thông tin không cần thiết, thậm chí nên giấu kín. Những thông tin cá nhân bạn có thể chia sẻ: Mục tiêu nghề nghiệp: Đây là một trong những thông tin cá nhân mà nhà tuyển dụng muốn nghe nhất khi phỏng vấn bạn. Qua đó họ có thể biết liệu bạn có phù hợp với vị trí đó hay không. Vì vậy bạn cần trả lời trung thực và chi tiết thông tin này. Thành tích: Ngoài ra bạn có thể cho thêm những thông tin bạn cho là cần thiết về những thành tích bạn đã làm trong thời gian qua. Một cách tự “nhấn mạnh” bản thân và cho họ thấy việc nhận bạn là đúng đắn. Một số điểm nổi bật: Trong đó bạn hãy nhấn mạnh một số chi tiết đáng giá nhất nhưng phải chân thực và không được cường điệu. Động lực: Bạn có thể nói cả về những động lực giúp bạn có cảm hứng trong lĩnh vực công việc này hay điều gì đã thu hút bạn với vị trí tuyển dụng này. Một số vấn đề không nên nói quá sâu: Những kỳ nghỉ: Nếu đó là những kỳ nghỉ liên quan đến công ty thì sẽ có lợi cho bạn. Ví dụ, nếu công ty bạn xin tuyển dụng là công ty du lịch và bạn kể rằng những kỳ nghỉ gần đây của bạn đã giúp bạn học được những kinh nghiệm từ việc đón tiếp khách hàng hay cách quản lý khách sạn. Nhưng nếu bạn chỉ thao thao về những kỳ nghỉ trong thời gian bạn thất nghiệp thì quả là tai họa.
  2. Những con vật nuôi: Câu chuyện về những con vật nuôi sẽ khiến buổi phỏng vấn dễ bị lu mờ và tốn thời gian, thậm chí nó còn gây phản cảm với người phỏng vấn mà dị ứng với con vật nuôi trong nhà. Những kỹ năng trong công việc: Bạn không cần phải tỏ ra bạn có đủ mọi kỹ năng, kinh nghiệm mà nhà tuyển dụng yêu cầu, bạn chỉ cần nói ra bạn xuất sắc nhất ở một vài kỹ năng như tiếp thu nhanh và tháo vát. Những điều bạn không bao giờ nên nói trong buổi phỏng vấn: Những chuyện “nhạy cảm”: Phong cách sống, chuyện chính trị, tôn giáo hay những kế hoạch của gia đình là những vấn đề dễ gây tranh luận, chúng có thể đem lại cảm hứng cho buổi nói chuyện nhưng cũng có thể gây ra sự tức giận hay cảm giác khó chịu cho người phỏng vấn. Tỏ ra bạn và người phỏng vấn cùng biết một người: Đó thường là thông tin chưa chính xác, có thể người bạn biết đang làm việc trong công ty này nhưng người đó lại chưa hề làm việc cùng hay nghe nói đến người đang phỏng vấn bạn. Người phỏng vấn cũng có thể nghĩ rằng bạn đang cố níu kéo một mối liên hệ giữa bạn và họ. Sức khỏe của bạn: Tránh không nói đến vấn đề sức khỏe hay tinh thần của bạn vì những thông tin cơ bản nhà tuyển dụng có thể biết qua giấy khám sức khỏe của bạn trong hồ sơ rồi. Vấn đề nhà cửa, trông trẻ hay tiền bạc: Thường nhà tuyển dụng không muốn biết nhiều về cuộc sống riêng trừ khi những vấn đề đó ảnh hưởng đến công việc của bạn vì vậy khi bạn chưa trở thành nhân viên của họ thì họ cũng sẽ không hỏi quá sâu về đời sống riêng của bạn. Nói xấu sếp cũ: Dù bạn rời công ty trước vì lý do gì thì cũng không nên nói xấu sếp cũ trước mặt nhà tuyển dụng, những người mà có thể sẽ là những sếp tương lai của bạn. Bạn nghĩ họ sẽ cảm thấy gì khi nghe bạn có những lời không hay về sếp cũ?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2