Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam
lượt xem 6
download
Việt Nam đã đi qua giai đoạn quá độ dân số, gia tăng dân số đã chậm lại, dân số bước vào giai đoạn “dân số vàng” kéo dài khoảng 3 thập kỉ, dân số nước ta đã giảm đi được gánh nặng của dân số phụ thuộc, thì sự quan tâm đối với già hóa dân số đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với bộ phận người cao tuổi ngày càng tăng. Sự mất cân bằng về giới tính khi sinh đã ở mức báo động và sẽ có thể gây hiệu quả tiêu cực trong hai thập kỉ tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 116-129 NHỮNG ĐỘNG THÁI MỚI TRONG BIẾN ĐỔI DÂN SỐ VÀ CƠ CẤU TUỔI - GIỚI TÍNH CỦA DÂN SỐ VIỆT NAM Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Các kết quả Tổng điều tra dân số (1979, 1989, 1999 và 2009) cho thấy những thay đổi lớn lao trong các xu hướng sinh, tử, gia tăng tự nhiên, cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính của dân số nước ta. Nghiên cứu dưới đây trình bày sự quá độ này theo thời gian và cả sự phân hóa không gian (1979-2009). Việt Nam đã đi qua giai đoạn quá độ dân số, gia tăng dân số đã chậm lại, dân số bước vào giai đoạn “dân số vàng” kéo dài khoảng 3 thập kỉ, dân số nước ta đã giảm đi được gánh nặng của dân số phụ thuộc, thì sự quan tâm đối với già hóa dân số đòi hỏi phải có cách tiếp cận mới đối với bộ phận người cao tuổi ngày càng tăng. Sự mất cân bằng về giới tính khi sinh đã ở mức báo động và sẽ có thể gây hiệu quả tiêu cực trong hai thập kỉ tới. Từ khóa: Việt Nam, biến đổi dân số, cơ cấu tuổi giới tính. 1. Mở đầu Ở nước ta, trong những thập kỉ từ 1979 đến nay, cứ 10 năm lại có một cuộc Tổng điều tra dân số (1979, 1989,1999, 2009), và từ 1999 trở lại đây là Tổng điều tra dân số và nhà ở. Những thông số về dân số là quan trọng để có thể tích hợp được các chính sách dân số với các chính sách phát triển của cả nước và của từng vùng. Các thông số về dân số còn là “đầu vào” quan trọng trong việc quy hoạch tổng thể phát triển của từng ngành và từng vùng, trong đó có những ngành trực tiếp đến an sinh xã hội như giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, lao động – việc làm... Trong bài này, chúng tôi chỉ phân tích khái quát những động thái mới của dân số liên quan đến gia tăng dân số tự nhiên và cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính, cả theo chiều thời gian và chiều không gian. Ngày nhận bài 1/8/2013. Ngày nhận đăng 30/08/2013. Liên lạc Nguyễn Viết Thịnh, e-mail: thinhnv@hnue.edu.vn 116
- Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Dân số và sự biến đổi dân số 2.1.1. Dân số và sự gia tăng dân số Về diện tích tự nhiên, nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, nhưng về dân số, nước ta đứng thứ 13. Theo các cuộc Tổng điều tra dân số, dân số nước ta là 76,3 triệu người (1/4/1999), 85,8 triệu người (1/4/2009). Theo Dự báo dân số 2009-2049 [6], thì dân số nước ta sẽ vượt ngưỡng 100 triệu người vào năm 2025, đạt tới con số 108,7 triệu người vào năm 2049. Vào năm 1921, dân số nước ta mới có 15,6 triệu người. Bốn mươi năm sau (1961) dân số tăng gấp đôi. Cũng như nhiều nước đang phát triển khác, hiện tượng "bùng nổ" dân số ở nước ta bắt đầu từ những năm 50 của thế kỉ này. Đến khoảng năm 1980 - 1985, dân số nước ta còn ở vào cuối giai đoạn II của sự quá độ dân số, và như vậy là sự "bùng nổ" dân số ở nước ta đạt mức cực đại vào cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80, sau đó mới giảm dần, đi vào thế ổn định từ khoảng năm 2000 - 2005 trở đi. Việt Nam hiện đã chuyển sang giai đoạn cuối của quá trình quá độ dân số: tỉ lệ sinh đã tương đối thấp và đang giảm chậm; tỉ lệ tử vong cũng giữ ổn định ở mức tương đối thấp. Hiện nay, tỉ suất gia tăng dân số của nước ta đã tương đương hoặc thấp hơn mức trung bình của thế giới, khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình. Theo 2009 World Population Data Sheet (Population Reference Bureau), thì năm 2009, tỉ suất sinh của nước ta là 17%, tỉ suất tử là 5%, tỉ suất gia tăng tự nhiên 1,2%. Trong khi đó, các chỉ tiêu này trung bình toàn thế giới tương ứng là 20%, 8% và 1,2%. Bảng 1. Dân số trung bình và tỉ lệ phát triển dân số hàng năm ở Việt Nam trong thời kì 1951- 2010 Tỉ lệ phát triển dân số hàng năm Năm Tổng số dân (nghìn người) Giai đoạn % 1951 23061 - - 1955 25074 1951-1955 2,11 1960 30172 1955-1960 3,77 1965 34929 1960-1965 2,97 1970 41063 1965-1970 3,29 1975 47638 1970-1975 3,02 1980 53722 1975-1980 2,43 1985 59872 1980-1985 2,19 1990 66016 1985-1990 1,97 1995 71995 1990-1995 1,75 2000 77631 1995-2000 1,52 2005 82392 2000-2005 1,20 2010 86928 2005-2010 1,08 Nguồn: Phân tích kết quả điều tra mẫu - Tổng điều tra dân dân số Việt Nam 1989; Niên giám thống kê năm 2010 117
- Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức Mức phát triển dân số trong hai thập niên qua đã giảm đi đáng kể. Vào đầu thập kỉ 90 của thế kỉ XX, mỗi năm dân số tăng thêm hơn 1,2 triệu người, đến năm 2000, tăng thêm khoảng 1,0 triệu người và vào cuối thập niên dầu của thế kỉ XXI, mỗi năm tăng thêm khoảng 900 nghìn người. Số dân tăng thêm này tương đương dân số của một tỉnh (năm 2010, có 20 tỉnh, thành phố có dân số dưới 900 nghìn người), lớn gấp đôi số dân của một số tỉnh như Lai Châu, Bắc Kạn, Kon Tum. Hình 1. Dân số và gia tăng dân số (nghìn người) 1990-2010 Tỉ suất tăng tự nhiên thay đổi khá mạnh theo các vùng của nước ta, trị số cao nhất gấp khoảng 1,7 lần so với trị số thấp nhất. Điều này chủ yếu do sự khác biệt trong tỉ suất sinh thô. Bảng 2. Một số chỉ tiêu về biến động dân số tự nhiên phân theo vùng năm 1999 và năm 2009 Năm 1999 Năm 2009 Tỉ suất Tỉ suất Tỉ suất Tỉ suất Tỉ suất Tỉ suất sinh thô chết thô GTTN sinh thô chết thô GTTN (%) (%) (%) (%) (%) (%) Cả nước 19,9 5,6 1,43 17,6 6,8 1,08 - Thành thị 15,9 4,2 1,12 17.3 5,5 1,18 - Nông thôn 21,2 6,0 1,52 17,8 7,4 1,04 Miền núi - Trung - - - 19,5 6,5 13,0 du Bắc Bộ: - Đông Bắc 19,3 6,4 1,29 - - - - Tây Bắc 28,9 7,0 2,19 - - - Đồng bằng sông 16,2 5,1 1,11 17,6 7,2 1,04 Hồng 118
- Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam Bắc Trung Bộ 21,4 6,7 1,47 16,8 7.6 0,92 Duyên hải Nam 21,0 6,4 1,46 16,9 6.5 1,04 Trung Bộ Tây Nguyên 29,8 8,7 2,11 21,9 6.1 1,58 Đông Nam Bộ 18,2 4,5 1,37 17,8 6.3 1,15 ĐB sông Cửu 18,9 5,0 1,39 16,0 6.8 0,92 Long Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999: Kết quả điều tra mẫu; Kết quả xử lí của tác giả từ Dữ liệu điều tra mẫu 15%, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009 2.1.2. Phân tích động thái tỉ suất tử vong Tỉ suất tử vong thô (CDR) ở nước ta những năm qua chịu tác động của nhiều biến cố xã hội. Hai cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ xâm lược đã để lại những tổn thất to lớn về người. Không chỉ hàng triệu người bị giết trong chiến tranh (mà phần lớn trong số này ở tuổi tráng niên), mà còn hàng triệu người khác mang thương tật do chiến tranh, và hậu quả còn để lâu dài cho các thế hệ mai sau. Mặt khác, song song với việc ổn định và phát triển kinh tế, sự phát triển của y học nước nhà, cải thiện điều kiện dịch vụ y tế, đặc biệt là việc chăm sóc bà mẹ và trẻ em, chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đã góp phần làm giảm nhanh chóng tỉ suất tử vong. Tỉ suất tử vong thô của dân số Việt Nam năm 1965 là 12%, năm 1989 là 7,3%, đến năm 1999 chỉ còn 5,6%. năm 2009 là 6,8%, có phần cao hơn năm 1999. Tỉ suất tử vong thay đổi giữa các vùng, tuy không thật lớn. Nếu như năm 1999, tỉ suất tử vong thô cao nhất là ở Tây Nguyên, thấp nhất ở Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, thì năm 2009 ta thấy một xu hướng khác: hai vùng xuất cư là chính (Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ) có tỉ suất tử vong thô cao nhất, còn hai vùng nhập cư lớn nhất (Tây Nguyên và Đông Nam Bộ) có tỉ suất tử vong thô thấp nhất. Điều này phản ánh tác động tích lũy nhiều năm của các luồng xuất cư ra khỏi vùng Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ làm tăng tỉ trọng người cao tuổi trong cơ cấu dân số của vùng đi, cũng như tác động theo chiều ngược lại của các luồng nhập cư người trẻ, khỏe tới Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Việc giảm tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (IMR) đã đóng góp phần quan trọng vào việc giảm tỉ suất tử vong thô. Bảng 3. Tỉ suất tử vong thô (CDR) phân theo thành thị, nông thôn, 1989-2009 1989 1999 2009 Toàn quốc: 7,3 5,6 6,8 - Thành thị 5,1 4,2 5,5 - Nông thôn 7,9 6,0 7,4 Chuẩn hóa CDR của toàn quốc theo cơ cấu 9,7 5,6 6,8 tuổi của năm 2009 Nguồn [2;68] 119
- Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức Hình 2. Bản đồ Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi năm 1999 và năm 2009 Nếu như IMR (1995-2000) trung bình trên thế giới là 57%, ở các nước phát triển là 9%, các nước đang phát triển là 63%, còn các nước kém phát triển nhất là 99%, thì ở nước ta cùng thời kì là 38%. Năm 2009, IMR toàn quốc là 16%, so với 36,7% năm 1999. Cũng trong năm 2009, thì IMR trung bình thế giới là 46%, các nước phát triển là 6%, các nước đang phát triển là 50%. Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 5 (về IMR thấp) sau các nước Singapo, Thái Lan, Malayxia, Brunây. Việc triển khai các chương trình y tế quốc gia (tiêm chủng mở rộng cho trẻ em, phòng chống sốt rét, lao, phòng chống bướu cổ và các bệnh xã hội, giám sát AIDS...) đang góp phần làm giảm tỉ lệ mắc và chết do các căn bệnh nguy hiểm này. Hai bản đồ Tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi (Hình 2) cho thấy tình hình được cải thiện rất mạnh ở các tỉnh, thành phố từ năm 1999 đến 2009. IMR năm 1999 dao động từ 10,5% (TP Hồ Chí Minh) đến 82,7% (Kon Tum), năm 2009 là từ 8,9% (TP Hồ Chí Minh) đến 47,7% (Lai Châu). Có sự thay đổi nhất định trong mẫu hình không gian của tỉ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi phân theo tỉnh trong thời kì này. Tuổi thọ trung bình của dân cư nước ta đã tăng đáng kể, trong vòng 20 năm (1989- 2009) đã tăng 7,6 tuổi (nam tăng 7,2, nữ tăng 8,1 tuổi). Tuổi thọ của nữ cao hơn của nam tới 5,4 tuổi (2009). Cùng với việc nâng tuổi thọ chung của dân cư, thì khoảng cách tuổi 120
- Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam thọ giữa nữ và nam sẽ tăng lên trong tương lai. Hình 3. Bản đồ tuổi thọ trung bình của dân cư, năm 1999 và 2009 Tuổi thọ trung bình của dân cư phân hóa khá mạnh giữa các tỉnh. Năm 1999, tuổi thọ thấp nhất của dân cư là thuộc tỉnh Kon Tum (55,8 tuổi) và cao nhất là ở TP Hồ Chí Minh (78,2 tuổi). Năm 2009, tuổi thọ trung bình thấp nhất là ở tỉnh Lai Châu (63,9 tuổi) và cao nhất vẫn là TP Hồ Chí Minh (75,9 tuổi). Nếu so sánh các bản đồ ở Hình 2 và Hình 3, đều được lập thang chú giải theo cùng một phương pháp (ở đây là phương pháp phân bậc tự nhiên), thì có thể rút ra nhận xét thú vị: Bản đồ về tỉ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi và bản đồ về tuổi thọ trung bình của dân cư giống như là âm bản và dương bản của một tấm hình vậy. Bảng 4. Tuổi thọ trung bình của dân cư 1989, 1999, 2009 1989 1999 2009 Chung 65,2 68,2 72,8 - Nam 63,0 66,5 70,2 - Nữ 67,5 70,1 75,6 Chênh lệch và tuổi thọ giữa nữ và nam 4,5 3,6 5,4 Trong các nguyên nhân gây tử vong, chiếm tỉ lệ cao nhất vẫn là các bệnh truyền 121
- Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức nhiễm, kí sinh trùng, suy dinh dưỡng, thiếu máu. Tiếp đến là các bệnh về đường hô hấp, đường tiêu hoá. Đáng chú ý là một số nguyên nhân gây tử vong chiếm tỉ lệ cao ở các nước phát triển thì nay cũng bắt đầu chiếm tỉ lệ đáng kể ở nước ta, chẳng hạn như bệnh ung thư, bệnh tim mạch... Tai nạn giao thông cũng là một nguyên nhân gây tử vong quan trọng. Việc nhiễm HIV và mắc bệnh AIDS ở một số nhóm dân cư có nguy cơ cao cũng đang trở thành mối quan tâm chung của cộng đồng. 2.1.3. Phân tích động thái tỉ suất sinh Nước ta trải qua hai cuộc chiến tranh khốc liệt, kéo dài từ 1945 đến 1975. "Quy luật bù trừ" trong phát triển dân số sau chiến tranh đã đưa đến những đỉnh cao trong tỉ suất sinh vào cuối thập kỉ 50, đầu thập kỉ 60 (ở miền Bắc) và vào những năm cuối thập kỉ 70 (trong cả nước). Hiện nay, công tác kế hoạch hoá gia đình thu hút sự nỗ lực của các tổ chức xã hội và các cá nhân, trở thành một bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Tuy nhiên, việc phấn đấu giảm tỉ suất sinh phụ thuộc rất lớn vào kết quả của cuộc vận động này ở vùng nông thôn, nơi có tỉ suất sinh còn cao, mấy thập kỉ gần đây còn tập trung gần 80% dân số, và trong thập kỉ qua, do đô thị hóa tăng tốc, thì cũng còn tập trung khoảng 70% dân số. Mặt khác một loạt các nhân tố kinh tế - xã hội chưa thật sự thuận lợi cho việc thay đổi cách nghĩ và hành vi sinh sản của các cặp vợ chồng trẻ. Tổng tỉ suất sinh (TFR) còn được gọi là "số con trung bình của một phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ". Tổng tỉ suất sinh tính chung cả nước đã giảm từ 5,5 (giai đoạn 1969-1974) xuống 4,85 (1978-1979), 3,80 (1988-1989), 2,3 (năm 1999) và 2,03 (năm 2009) dưới mức sinh thay thế. Đây là cố gắng lớn trong việc kiểm soát tỉ lệ sinh. Bảng 5. Tổng tỉ suất sinh ở các vùng năm 1989, 1999 và 2009 Năm 1989 Năm 1999 Năm 2009 Cả nước: 3,80 2,33 2,03 - Thành thị 2,23 1,67 1,81 - Nông thôn 4,27 2,57 2,14 Miền núi và trung du Bắc Bộ: 4,17 - 2,24 - Đông Bắc 2,3 (2,17) - Tây Bắc 3,6 (2,46) Đồng bằng sông Hồng 3,03 2,0 2,12 Bắc Trung Bộ 4,29 2,8 2,32 Duyên hải Nam Trung Bộ 4,61 2,5 2,15 Tây Nguyên 5,97 3,9 2,65 Đông Nam Bộ 2,89 1,9 1,70 Đồng bằng sông Cửu Long 3,88 2,1 1,83 Nguồn: Kết quả điều tra mẫu - Tổng điều tra dân số 1989, Tổng điều tra dân số và nhà ở 1999. Xử lí từ Cơ sở dữ liệu điều tra mẫu 15%, Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009. Đến nay vẫn còn tồn tại sự khác biệt khá lớn về mức sinh giữa thành thị và nông thôn, cũng như giữa các vùng địa lí lớn, mặc dù các khác biệt này đã thu hẹp đáng kể trong hai thập kỉ (1989 - 2009). Tây Nguyên vẫn là vùng có mức sinh cao nhất cả nước, kế đến 122
- Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam là Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Đây cũng là các địa phương dân cư có mức sống thấp hơn các vùng khác. Tuy nhiên, Tây Nguyên cũng là vùng có mức giảm sinh nhanh nhất trong hai thập kỉ qua. Tổng tỉ suất sinh cũng giảm khá mạnh ở duyên hải Nam Trung Bộ. Mức sinh đã khá thấp ở đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, trong đó Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có mức sinh đã thấp dưới mức sinh thay thế khá xa (Bảng 5). Các bản đồ ở Hình 4 cho thấy rõ hơn sự phân hóa không gian của tổng tỉ suất sinh ở nước ta vào hai thời điểm 1999 và 2009. Công tác kế hoạch hoá gia đình ở khu vực đô thị được thực hiện có kết quả tốt, trong khi đó ở nông thôn vẫn còn tồn tại một khoảng cách đáng kể giữa nhận thức về sức ép dân số và hành vi sinh đẻ trên thực tế. Dường như có sự giằng co của các yếu tố truyền thống trước các yếu tố kinh tế và tác động của chính sách dân số. Bảng 6. Tổng tỉ suất sinh (TFR) giả thiết cho một số giai đoạn dự báo TĐT 2009 2014-2019 2024-2029 2034-2039 2044-2049 Cả nước: 2,03 1,93 1,88 1,86 1,85 - Thành thị 1,81 1,75 1,85 1,85 1,85 - Nông thôn 2,14 2,02 1,89 1,86 1,85 Nguồn: Bộ KH-ĐT, Tổng cục Thống kê - Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049 Theo Dự báo [6], thì TFR cả nước sẽ giảm xuống dưới 2,0 trong vòng 5 năm tới và đến cuối thập niên 30, đầu thập niên 40 của thế kỉ XXI thì ổn định ở mức 1,85, không còn sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn. Với TFR ở dưới mức sinh thay thế và tiếp tục giảm, đồng thời tuổi thọ của dân cư tăng lên, thì dân số nước ta mặc dù đang ở giai đoạn có cơ cấu dân số vàng, nhưng cũng đang già hóa, và quy mô dân số sẽ dần đi vào thế ổn định. Mô hình sinh theo độ tuổi của bốn năm (1989, 1994, 1999 và 2009) cho thấy mức sinh đã giảm ở tất cả các nhóm tuổi của phụ nữ, rõ nhất là ở ba nhóm tuổi: 20-24, 25-29 và 30-34 (Hình 5). Dân số nước ta đã chuyển từ mô hình sinh con sớm (cực đại ở nhóm tuổi 20-24) sang mô hình sinh con muộn (cực đại ở nhóm tuổi 25-29), tính chung cả nước và đặc biệt rõ ở khu vực thành thị. Ở khu vực nông thôn, hiện vẫn là mô hình sinh con sớm. 2.2. Cơ cấu tuổi - giới tính 2.2.1. Cơ cấu tuổi Cho đến cuối thập kỉ 80, đầu 90 của thế kỉ trước, dân số nước ta thể hiện rõ nét là một dân số trẻ, với tỉ trọng cao của các nhóm tuổi trẻ. Tháp dân số năm 1979 và 1989 có đáy nở rộng. Do tỉ lệ sinh giảm mạnh và tuổi thọ của dân cư tăng lên, hình dáng tháp dân số (2009) thay đổi mạnh, có hình của một lá bồ đề, thu hẹp đáy tháp, nở rộng ở các nhóm tuổi trung niên, thể hiện cấu trúc tuổi của một dân số đang dần ổn định. Sự thu hẹp đột ngột của tháp dân số (năm 1989) sau độ tuổi 35 và tỉ số giới tính thấp (số nam tính trên 100 nữ) ngay từ các nhóm tuổi tráng niên cho thấy rõ tác động của các cuộc chiến tranh diễn ra trong suốt 35 năm, từ 1945 đến 1979. Hai mươi năm sau (2009), khoảng thu hẹp 123
- Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức Hình 4. Bản đồ Tổng tỉ suất sinh năm 1999 và năm 2009 Hình 5. Tỉ suất sinh phân theo độ tuổi của người mẹ này đã tiến dần lên phía đỉnh tháp dân số, "dư âm" của một thời chiến tranh khói lửa đang tắt dần. Trong các tài liệu dân số học, người ta quan tâm đến cơ cấu tuổi của dân số thuộc 3 nhóm tuổi: dưới 15 (0-14 tuổi), 15-64 và 65 trở lên (65+). Tỉ số phụ thuộc được đo bằng tỉ số giữa dân số ngoài độ tuổi lao động (ở đây quy ước là 0-14 và 65+) so với dân số trong 124
- Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam Hình 6. Tháp dân số năm 1979, 1989, 1999 và 2009 (tính theo % dân số) độ tuổi lao động (ở đây quy ước là 15-64). Ở nước ta năm 1979, tỉ số phụ thuộc chung là 89,9%, trong đó tỉ số phụ thuộc của trẻ em là gần 81%, của người già là 9%. Khi nền kinh tế có năng suất lao động xã hội còn thấp, tỉ số phụ thuộc cao là gánh nặng dân số, mặt khác một phần khá đông trẻ em (nhất là ở vùng nông thôn) sớm phải bước vào tuổi lao động. Điều này có ảnh hưởng xấu lâu dài đến việc phát triển nguồn nhân lực. Tỉ trọng cao của dân số các nhóm tuổi 0-4 và 0-14 đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hoá, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số công dân tương lai này. Vấn đề phát triển nguồn nhân lực càng gay gắt ở các tỉnh miền núi và trung du, ở các cộng đồng dân tộc ít người. Trong 30 năm qua, tỉ số phụ thuộc tiếp tục giảm, nhưng đồng thời, dân số nước ta cũng đang già hóa. Năm 1989, tỉ số phụ thuộc chung là 77,7%, trong đó tỉ số phụ thuộc của trẻ em là 69,3%, của người già là 8,4%. Năm 1999, tương ứng là 64,7%, 55,2% và 9,5%; năm 2009 tương ứng là 44,7%, 35,5% và 9,3%. Năm 2009, dân số nước ta ở vào thời kì ưu thế thuộc về lực lượng lao động, được gọi là thời kì "cơ cấu dân số vàng", mà theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, khi trẻ em dưới 15 tuổi chiếm dưới 30% và người già từ 65 tuổi trở lên chiếm dưới 15% tổng dân số. Theo Dự báo [6], thì thời kì "cơ cấu dân số vàng" này sẽ kết thúc vào quãng năm 2040, khi mà tỉ trọng của dân số 65+ vượt mức 15%. Trong khi tỉ số phụ thuộc ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ ở mức thấp nhất cả nước, ở Đồng bằng sông Hồng và hầu hết các tỉnh trung du Bắc Bộ ở mức trung bình cả nước, thì chỉ tiêu này còn khá cao ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Năm 2009 vẫn còn 10 tỉnh có tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm trên 30% dân số, hay nói cách khác là các tỉnh này chưa bước vào thời kì có "cơ cấu dân số vàng", đó là: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông. 125
- Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức Bảng 7. Tỉ lệ dân số phụ thuộc năm 2009 của thế giới, các nhóm nước và Việt Nam Tỉ lệ dân số phụ thuộc (%) Tỉ lệ dân Tỉ lệ dân số dưới số 65 tuổi 15 tuổi trở lên Trẻ em Người lớn Chung Thế giới 27 8 41,5 12,3 53,8 Các nước phát triển 17 16 25,4 23,9 49,3 Các nước đang phát 30 6 46,9 9,4 56,3 triển Các nước đang phát 33 5 53,2 8,1 61,3 triển (trừ Trung Quốc) Các nước kém phát 40 3 70,2 5,3 75,4 triển nhất Việt Nam 24,5 6,4 35,5 9,3 44,7 Nguồn: Tính toán từ 2009 World Population Datasheet [1] Tuổi trung vị của dân số (độ tuổi phân chia dân số thành hai phần bằng nhau: một nửa số dân ở dưới tuổi đó và một nửa số dân ở trên tuổi đó) đã tăng thêm gần 10 tuổi trong 30 năm, từ 18,3 (năm 1979) lên 20,2 (năm 1989), 23,0 (1999), 28,0 (2009). Chỉ số già hóa (đo bằng tỉ số (%) dân số tuổi 60+ so với dân số tuổi dưới 15) đã tăng từ 16,6 (1979) lên 18,4 (1989), 24,3 (1999) và 35,5 (2009). Chỉ số già hóa của nước ta cao hơn trung bình của các nước ASEAN, tương đương Inđônêxia và Philippin, nhưng thấp hơn Singapo và Thái Lan. Đáng chú ý là ở các tỉnh Đồng bằng sông Hồng dân số có xu hướng già hóa nhanh, chỉ số già hóa đi trước mức trung bình cả nước 10 - 15 năm. Theo Dự báo [6], thì tốc độ già hóa dân số sẽ gia tăng trong những thập kỉ tới, đòi hỏi Nhà nước phải sớm có các chiến lược, chính sách kinh tế - xã hội phù hợp đối với người cao tuổi đang chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong xã hội. 2.2.2. Cơ cấu giới tính Ở nước ta, tỉ số giới tính (số nam so với 100 nữ) của dân số phản ánh tác động của chiến tranh kéo dài. Tỉ số giới tính năm 1979 là 94,2%, vào loại thấp nhất thế giới. Cuộc sống hoà bình đang kéo tỉ số giới tính lại gần con số cân bằng từ 94,7% (năm 1989) lên 96,4% (năm 1999) và 98,1% (năm 2009) (xem thêm Hình 8). Tỉ số giới tính còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi hiện tượng chuyển cư. Sức hút về lao động, các cơ hội có việc làm đối với người di cư ở nơi đến, đã làm thay đổi tỉ số giới tính ở cả nơi đi và nơi đến. Trong thập kỉ 80 và 90 của thế kỉ XX, do xu hướng chuyển cư có những thay đổi, nên tỉ số giới tính cũng có những thay đổi tương ứng. Bức tranh tổng thể về tỉ số giới tính phân theo tỉnh của năm 2009 không khác nhiều so với năm 1999. Tỉ số giới tính thấp nhất là ở đồng bằng sông Hồng, nơi liên tục nhiều năm nay có các luồng di dân nông nghiệp tới miền núi trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tỉnh Thái Bình có tỉ số giới tính thấp nhất năm 1999 là 91,0%, đến năm 2009 là 93,3%. Tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh có tỉ số giới tính thấp nhất năm 2009 (tương ứng là 92% 126
- Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam Hình 7. Bản đồ Tỉ số phụ thuộc và Chỉ số già hóa năm 2009 Hình 8. Tỉ số giới tính theo nhóm tuổi, 1979 và 2009 và 92,2%) có liên quan đến việc thu hút nhiều lao động nữ đến làm việc tại các khu công nghiệp, các ngành dịch vụ và làm dịch vụ gia đình. Đây cũng từng là hai trong năm địa phương có tỉ số giới tính thấp nhất cả nước năm 1999. Tỉ số giới tính cao rõ rệt ở các tỉnh Tây Nguyên (cao nhất là Đắk Lắk 103,4% năm 1999; Đắk Nông 108,2% năm 2009) và Quảng Ninh, Bình Phước (104,2% và 104,4% năm 1999; 104,3% và 102,6% năm 2009), Lai Châu và Kon Tum (103,9% và 102,6% năm 2009). Quảng Ninh có tỉ số giới tính cao, do nhiều công nhân mỏ là nam giới từ các tỉnh Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, làm việc tại mỏ, nhưng vợ con vẫn sống ở quê. 127
- Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức Hình 9. Bản đồ Tỉ số giới tính khi sinh và Tỉ số giới tính năm 2009 Một trong những xu hướng dân số học được quan tâm là sự mất cân bằng trong tỉ số giới tính khi sinh (SRB). Vào năm 2000, SRB của Việt Nam là 105 [7], rất gần với mức chuẩn của thế giới (104-106 trẻ em trai/ 100 trẻ em gái). Tính trung bình thời kì 1999- 2009, mỗi năm SRB tăng thêm gần 0,5 điểm phần trăm để đạt tới con số 110,5 (2009). Nếu như ở các tỉnh miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ, SRB gần như ở mức bình thường, thì SRB đặc biệt cao ở một số tỉnh Đồng bằng sông Hồng, điển hình là Hưng Yên 130,7, Hải Dương 120,2 và Bắc Ninh 119,4 (Hình 9). Theo cảnh báo từ nghiên cứu đã dẫn [7], trong điều kiện vẫn còn tâm lí thích có con trai hơn, thì việc tiếp cận công nghệ xác định giới tính và lựa chọn giới tính trước khi sinh một cách dễ dàng hơn với khoản chi trả không lớn là một nhân tố căn bản làm cho các cặp vợ chồng theo đuổi nguyện vọng có một hoặc nhiều con trai hơn. Theo Dự báo [6] thì SRB còn tiếp tục tăng đến 115,0 vào năm 2020 sau đó mới giảm, đến năm 2030 thì sẽ trở lại mức bình thường là 105,0. Sự mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh sẽ tác động đến số nam thanh niên sinh ra sau năm 2005, mà theo [7], vào năm 2035, số nam trưởng thành sẽ nhiều hơn số nữ trưởng thành 10% hay hơn nữa. 3. Kết luận Các kết quả Tổng điều tra dân số cho thấy trong hơn ba thập kỉ qua, dân số nước ta đã trải qua những thay đổi lớn lao trong các xu hướng sinh, tử, trong cơ cấu dân số theo 128
- Những động thái mới trong biến đổi dân số và cơ cấu tuổi - giới tính của dân số Việt Nam tuổi và giới tính. Đó là kết quả của những biến chuyển trong xã hội, với sự cải thiện lớn lao về đời sống dân cư, về chăm sóc sức khỏe, thay đổi trong tâm lí xã hội về dân số và sinh sản, trong đó có phần đóng góp tích cực của chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình. Gia tăng dân số đã chậm lại, dân số bước vào giai đoạn “dân số vàng” sẽ kéo dài khoảng 3 thập kỉ, nhưng sự mất cân bằng về giới tính khi sinh đã ở mức báo động và sẽ còn kéo dài khoảng hai thập kỉ nữa. Dân số nước ta đã giảm đi được gánh nặng của dân số phụ thuộc, thì đang chuẩn bị cho những thập kỉ tới giải quyết các vấn đề an sinh cho người già ngày càng tăng trong dân số. Các thay đổi này diễn ra với tầm vóc và xu hướng khác nhau ở các vùng lãnh thổ, đặt ra những yêu cầu riêng cho từng địa phương. Nhưng những tác động của các luồng chuyển cư, mà trong nền kinh tế thị trường hiện nay, quy mô chuyển cư giữa các tỉnh và các vùng sẽ ngày càng tăng, làm cho nhiều chính sách dân số chỉ có thể giải quyết tốt ở tầm toàn cục, quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ban chỉ đạo TĐT dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 - Kết quả điều tra suy rộng mẫu. Hà Nội, 2010 [2] Ban chỉ đạo TĐT dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 - Các kết quả chủ yếu. Hà Nội, 2010. [3] Ban chỉ đạo TĐT dân số và nhà ở Trung ương, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009; Một số chỉ tiêu chủ yếu. Hà Nội, 6/2010. [4] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức, 2009. Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam (tập 1), tái bản lần thứ 5. Nxb Giáo dục, Hà Nội. [5] Tổng cục Thống kê, 2000. Báo cáo kết quả dự báo dân số Việt Nam 1999-2024. Nxb Thống kê. [6] Tổng cục Thống kê, 2/2011. Dự báo dân số Việt Nam 2009-2049. Hà Nội. [7] UNFPA, 2009. Reent Change in the Sex Ratio at Birth in Viet Nam: A Review of Evidence. ABSTRACT New trends in the age-sex structure of the Vietnamese population Vietnamese population censuses done in 1979, 1989, 1999 and 2009 have numer- ically presented the great changes that are occurring in terms of mortality, fertility, pop- ulation growth and the changing age–sex structure. This paper presents these transitions in a time/space perspective. Vietnam has passed certain demographical transition stages and population growth is slowing down. Vietnam is in a ‘demographic window’ which is lasting for 3 decades. The burden of dependents has fallen, while concern for the aged requires a new approach to the increasing elderly population. The imbalance of the sex ratio at birth (SRB) is a big concern because it is certain to cause negative consequences within two decades. 129
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chiến dịch Điện Biên - Tướng lĩnh Việt Nam: Phần 1
80 p | 120 | 25
-
Những điệu Xòe Thái: Phần 2
49 p | 97 | 22
-
Tái định cư và biến đổi kinh tế trong đời sống người Thái: Trường hợp bản Nậm Rên, xã Chiềng Sơn, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La - Lâm Minh Châu
9 p | 109 | 16
-
Mô hình tính sóng vùng ven bờ ( ĐH Quốc gia Hà Nội ) - Chương 5
45 p | 75 | 11
-
Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam - Đà Nẵng: Phần 1
106 p | 65 | 10
-
Thái độ ngôn ngữ đối với những hiện tượng biến đổi trong tiếng Việt trên mạng Internet hiện nay
11 p | 151 | 9
-
Dân tộc học, Đôi nét về động thái tôn giáo ở tỉnh Đắk Nông hiện nay - Lý Hành Sơn
13 p | 105 | 8
-
Biện pháp quản lý hoạt động dạy học theo tín chỉ của giảng viên trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông – Đại học Thái Nguyên
4 p | 101 | 6
-
Nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên
5 p | 102 | 6
-
Thái độ của người lao động hiện nay đối với cuộc sống - Lê Hương
5 p | 97 | 6
-
Mối quan hệ giữa Phật giáo với nền kinh tế - chính trị Trung Quốc thời Tùy - Đường
10 p | 73 | 4
-
Giao lưu và biến đổi kinh tế – văn hóa của cộng đồng người Khmer ở xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
14 p | 57 | 4
-
Quá trình khai phá đồng bằng ven biển của cư dân hậu Hòa Bình ở Việt Nam
13 p | 19 | 3
-
Hai tượng trong chùa Nhạn Sơn và động thái tín ngưỡng của người Việt ở Bình Định
10 p | 34 | 2
-
Nạo phá thai - tội ác chưa bao giờ nguôi
5 p | 35 | 2
-
Thái Nguyên trong chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947 - Kỷ yếu hội thảo khoa học: Phần 2
46 p | 6 | 2
-
Động thái kinh tế xã hội ở đồng bằng sông Cửu Long trong thập niên cuối thế kỷ XX - Phan Xuân Biên
0 p | 66 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn