Khi bị đau mắt, bệnh nhân có thể nhận thuốc điều trị
từ nhiều đường khác nhau: trực tiếp, uống, tiêm bắp,
tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Những đường dẫn thuốc vào mắt
- Những đường dẫn thuốc
vào mắt
Khi bị đau mắt, bệnh nhân có thể nhận thuốc điều trị
từ nhiều đường khác nhau: trực tiếp, uống, tiêm bắp,
tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch.
Đường trực tiếp
- Tra (nhỏ) mắt
- Thông dụng nhất là đường tra
(nhỏ) mắt. Người ta dùng từ
”nhỏ” cho các thuốc nước và từ
“tra” cho các thuốc mỡ. Từ “tra” có thể dùng cho cả thuốc
mỡ và thuốc nước. Nhưng từ “nhỏ” thì không dùng cho
thuốc mỡ được (nó có thể nhỏ giọt được đâu mà dùng từ
nhỏ). Ta dễ hiểu lầm là tra, nhỏ cho nó tiện, đỡ tốn thuốc,
đỡ phiền so với đường uống hoặc đường tiêm. Thực ra
không phải như thế. Con mắt có một đặc điểm còn được
gọi là một lợi thế là kết mạc (tức là niêm mạc mắt) rất dễ
ngấm thuốc. Trừ đường tiêm tĩnh mạch, các đường uống,
- tiêm bắp, tiêm dưới da, thuốc ngấm vào mắt không ăn
thua gì so với tra, nhỏ thẳng vào mắt. Chất tetracain tra,
nhỏ mắt ngấm vào mắt còn nhanh hơn cả chất đó đem
tiêm tĩnh mạch.
- Tiêm vào vùng mắt
Tiêm dưới kết mạc, thuốc ngấm vào giác mạc và phần
trước nhãn cầu tốt hơn nhiều so với tra nhỏ thuốc. Thế
nhưng với bệnh của dịch kính, hắc võng mạc thì đường
tiêm dưới kết mạc bị hạn chế tác dụng. Người ta cũng
đánh dấu phóng xạ để quan sát. Thí dụ với cortison tiêm
- dưới kết mạc, đến vành thể mi, sát sau mống mắt và thể
thủy tinh, thuốc dừng lại cho nên với các tổn thương của
thể mi, dịch kính, hắc võng mạc, phải huy động đến
đường tiêm cạnh nhãn cầu (kim 2,5cm) hoặc hậu nhãn
cầu (kim xuyên sâu gần 3,5cm). Tất nhiên là các đường
tiêm cạnh nhãn cầu hoặc hậu nhãn cầu thì chỉ có bác sĩ
chuyên khoa mắt thực hiện.
- Đường điện di
Còn gọi là ion di. Bệnh nhân mắt hay gọi loại điều trị này
là “là điện”. Chuyên khoa thì hay dùng từ “chạy điện”. Đây
- không phải là dùng dòng điện để chữa bệnh mắt mà là
dùng dòng điện để đưa thuốc đi sâu vào mắt theo nguyên
lý điện phân. Với điện di đưa thuốc vào mắt, ta sẽ tẩm
nước SO4Zn vào cực điện dương và đặt lên mắt. Phía
sau gáy bệnh nhân, tương ứng với vùng mắt ta đặt cực
âm. Cho dòng điện với cường độ an toàn chạy qua chất
kẽm sẽ di rời dung dịch và chạy về phía cực âm sau gáy.
Trên đường đi, nó sẽ bị “đánh bẫy” vào các mô mắt, phát
huy tác dụng chữa bệnh. Trong điện di điều trị, có bảng
ghi rõ thuốc nào cần đặt vào cực nào khi điện di, ta phải
dựa theo, không tự đặt một cách tùy tiện được. Điện di
- thuốc rất có tác dụng. Qua điện di, thuốc ngấm vào mắt
còn nhiều gấp 5 lần tra nhỏ.
Các đường khác
Ngoài các đường trực tiếp nêu trên còn có các đường dẫn
thuốc vào mắt khác như uống, tiêm.
Các đường tiêm thuốc toàn thân
Nhiều khi với bệnh mắt nặng, ngoài điện di, tiêm vào mắt
hoặc tra nhỏ mắt, ta vẫn phải huy động thêm các đường
tiêm dưới da, bắp hoặc tĩnh mạch nhằm đạt hiệu quả tổng
lực của chúng.