intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bệnh Đái tháo đường type 1 (Kỳ 1)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

264
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Còn có tên gọi là: Đái tháo đường phụ thuộc Insulin, bệnh Đái tháo đường người trẻ. Đái tháo đường khi lượng đường (glucose) trong máu của bạn quá cao. Với Đái tháo đường type 1, tuyến tuỵ của bạn, không sản xuất insulin. Insulin giúp đưa glucose từ máu vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose trong máu tăng cao có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, thần kinh, và nướu và răng. Bệnh đái tháo đường...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bệnh Đái tháo đường type 1 (Kỳ 1)

  1. Bệnh Đái tháo đường type 1 (Kỳ 1) Còn có tên gọi là: Đái tháo đường phụ thuộc Insulin, bệnh Đái tháo đường người trẻ. Đái tháo đường khi lượng đường (glucose) trong máu của bạn quá cao. Với Đái tháo đường type 1, tuyến tuỵ của bạn, không sản xuất insulin. Insulin giúp đưa glucose từ máu vào các tế bào để cung cấp năng lượng. Không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose trong máu tăng cao có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, thần kinh, và nướu và răng. Bệnh đái tháo đường type 1 thường xảy ra ở trẻ em và thanh niên, nhưng có thể xuất hiện ở bất cứ lứa tuổi nào Nguyên nhân : Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rỏ. Gen, vi rút, và tự kháng thể có thể đóng vai trò gây ra Đái tháo đường type 1. Triệu chứng : có thể bao gồm :
  2.  Khát nước  Tiểu thường xuyên  Cảm thấy rất đói hoặc mệt mỏi  Giảm trọng lượng mặc dù ăn ngon miệng  Vết thương lành chậm  Khô da, ngứa da  Mất cảm giác ở bàn chân hoặc cảm giác châm chích  Giảm thị lực.  Buồn nôn  Ói mửa Chẩn đoán Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán với một trong những xét nghiệm máu sau đây: Đường huyết đói : cao hơn 126 mg / dl trên hai lần xét nghiệm khác nhau
  3. Đường huyết ngẫu nhiên : cao hơn 200 mg / dl, và bệnh nhân có các triệu chứng như khát, tiểu nhiều, và sụt cân không giải thích được . Test dung nạp Glucose : Đường huyết sau 2 giờ sau uống 75g Glucose cao hơn là 200 mg / dl. Xét nghiệm Ketone cũng được sử dụng trong chẩn đoán bệnh đái tháo đường type 1. Ketones được sản xuất từ quá trình ly giải mỡ và cơ bắp. Ketone tăng cao là dấu hiệu xấu. Xét nghiệm Ketone nên được thực hiện vào những lần sau đây: * Khi lượng đường trong máu cao hơn là 240 mg / dl * Khi có bệnh khác như: viêm phổi, đau tim, đột quỵ hay * Khi xảy ra buồn nôn hay nôn mửa * Trong thời gian mang thai Xét nghiệm các marker miễn dịch : Kháng thể kháng tế bào tiểu đảo tụy: dương tính trong ĐTĐ type 1 Anti GAD : dương tính trong ĐTĐ type 1 Đo Insulin hay C-Peptide trong máu : thấp trong ĐTĐ type 1
  4. HbA1c : Bệnh nhân bị Đái tháo đường nên xét nghiệm HbA1c mỗi 3 - 6 tháng. The HbA1c là một thước đo trung bình của glucose máu trong vòng 2 - 3 tháng. Nó có thể giúp xác định việc điều trị như thế nào Điều trị Các mục tiêu của điều trị trước mắt: là chữa nhiễm ketone acid và đường huyết tăng cao ( nếu có). Mục tiêu điều trị lâu dài là:  Kéo dài cuộc sống  Giảm các triệu chứng  Phòng ngừa các biến chứng do Đái tháo đường gây ra Bệnh nhân ĐTĐ nên biết cách :  Tự kiểm tra đường huyết máu  Tập thể dục  Chăm sóc chân  Sử dụng Insulin  Chế độ ăn thích hợp
  5. Insulin Insulin làm giảm lượng đường trong máu bằng cách đưa glucose vào trong các tế bào. Tất cả mọi ngườiđều có nhu cầu insulin. Bệnh nhân Đái tháo đường type 1 không thể sản xuất đủ insulin. Họ được tiêm insulin mỗi ngày. Insulin thường được tiêm chích dưới da. Trong một số trường hợp, có thể sử dụng một bơm insulin liên tục. Ngày nay,Insulin đã có dạng sử dung bằng đường hít. Loại Insulin và số lần tiêm trong ngày phải do Bác sỹ chỉ định dựa váo mức đường huyết của bệnh nhân. Bệnh nhân Đái tháo đường cần phải biết cách tự điều chỉnh liều insulin trong các tình huống sau đây:  Khi tập thể dục  Khi bị bệnh  Khi ăn nhiều hơn hoặc ít hơn  Khi họ đang đi du lịch Chế độ ăn:
  6. Phải có chế độ ăn phù hợp cho từng bênh nhân dựa vào tuổi, hoạt động thể lực…. Tham khảo phần chế độ ăn dành cho bệnh nhân Đái tháo đường Hoạt động thể lực Tập thể dục thường xuyên giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Những bệnh nhân Đái tháo đường type 1 phải thận trọng trước khi, trong khi, và sau khi hoạt động thể lực hay tập thể dục. Luôn kiểm tra với bác sĩ của mình trước khi bắt đầu một chương trình tập luyện mới. Chọn một hoạt động thể lực thích hợp. Tập thể dục mỗi ngày và vào cùng một thời gian trong ngày, nếu có thể. Theo dõi glucose trong máu ở nhà trước và sau khi tập thể dục. Mang theo thức ăn có chứa carbohydrate trong trường hợp đường huyết quá thấp trong hoặc sau khi tập thể dục. Uống nhiều nước không chứa đường trước khi, trong khi, và sau khi tập thể dục.
  7. Khi bạn thay đổi cường độ hoặc thời gian tập thể dục của bạn, bạn có thể cần phải sửa đổi chế độ ăn uống của bạn hay thuốc để giữ mức glucose trong máu của bạn trong một phạm vi thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2