TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 28, 2005<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ TẠO VIỆC LÀM,<br />
TĂNG THU NHẬP CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN THỪA THIÊN HUẾ<br />
Phùng Thị Hồng Hà <br />
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế<br />
<br />
<br />
<br />
Thừa Thiên Huế (TTH) là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ, có 70,3% dân <br />
số sống ở nông thôn. Cũng như thực trạng chung của cả nước, tỷ lệ sử dụng thời <br />
gian lao động của lao động nông thôn TTH còn thấp; chất lượng và cơ cấu lao động <br />
chuyển dịch còn chậm; năng suất lao động thấp, thu nhập chưa cao; đời sống của <br />
người dân còn gặp nhiều khó khăn; tình trạng di dân tự do vào đô thị đã diễn ra khá <br />
phổ biến ở các vùng đông dân cư. Thực trạng trên là áp lực rất lớn đối với lao động <br />
nông thôn TTH. Vì vậy, tìm ra những giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập tại <br />
chỗ cho lao động nông thôn TTH là yêu cầu bức thiết hiện nay.<br />
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br />
I. Thực trạng việc làm và thu nhập của lao động nông thôn TTH:<br />
Năm 2001, dân số của TTH là 1.079.923 người (601.258 lao động). Trong đó <br />
70,3% là sống ở nông thôn. Hiện ở khu vực nông thôn vẫn còn có 79.388 người, <br />
chiếm 80,8% số người không biết đọc biết viết toàn tỉnh. 99,06% số người làm việc <br />
mà không có trình độ chuyên môn. Số người có trình độ đại học và trên đại học chỉ <br />
chiếm 0,16%.<br />
Bảng 1: Cơ cấu việc làm của lao động nông thôn TTH<br />
<br />
Đồng bằng Biển và phá Núi<br />
Ngành nghề<br />
LĐ % LĐ % LĐ %<br />
Thuần nông 128 51,0 190 77,6<br />
Nông kiêm NNDV 73 29,1 25 10,2<br />
Chuyên dịch vụ 50 19,9 17 5.8 30 12,2<br />
Đánh bắt xa bờ 49 16.6<br />
Đánh bắt tự nhiên 132 44.7<br />
Nuôi tôm 97 32.9<br />
<br />
Tổng 251 100,0 295 100.0 245 100,0<br />
<br />
5<br />
Nguồn: Số liệu điều tra<br />
<br />
Ở vùng núi, tỷ trọng lao động thuần túy làm nghề nông chiếm đến 77,6%. <br />
Trong khi đó, ở vùng đồng bằng chỉ có 51%. Chứng tỏ sự phân công lao động ở vùng <br />
đồng bằng diễn ra theo chiều hướng tích cực hơn. Riêng ở vùng biển và phá Tam <br />
Giang, số lao động chuyên đánh bắt và nuôi trồng chiếm đến 94%.<br />
Tính chung cho cả 3 vùng, bình quân 1 lao động làm được 200 công/năm. <br />
Trong đó, cao nhất là vùng đồng bằng (207 công/năm) và thấp nhất là vùng núi (191 <br />
công/năm). Đa số lao động làm được 162 công/năm. Số lao động đạt trên 300 <br />
công/năm chiếm tỷ lệ thấp (4,42%).<br />
Tính chung cho cả 3 vùng, thu nhập bình quân cho 1 lao động là 6.504 ngàn <br />
đồng/1năm. Trong đó, 32,2% thu từ trồng trọt và chăn nuôi, từ ngành nghề dịch vụ <br />
chiếm 16,9%. Tuy nhiên, ở các vùng khác nhau thì cơ cấu thu nhập cũng khác nhau. <br />
Ở vùng đồng bằng và miền núi, thu từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm gần 70% tổng <br />
thu của hộ. Trong khi đó ở vùng ven biển và phá Tam Giang, nguồn thu này chỉ chiếm <br />
1,8%.<br />
Bảng 2: Thu nhập và cơ cấu thu nhập<br />
<br />
(ĐVT: Ngàn đồng)<br />
<br />
Chung 3 vùng Đồng bằng Núi Ven biển và phá<br />
SL % SL % SL % SL %<br />
Tổng thu nhập 6504 100.0 4726 100.0 4396 100.0 10.390 100.0<br />
Trồng trọt 1055 16.2 1665 35.2 1366 31.1 135 1.3<br />
Chăn nuôi 1027 15.8 1456 30.8 1574 35.8 50 0.5<br />
NN DV 1098 16.9 1211 25.6 720 16.4 1.363 13.1<br />
Đánh bắt 2826 43.5 8.479 81.6<br />
Khác 468 7.2 394 8.3 647 14.7 364 3.5<br />
Lâm nghiệp 29 0.5 88 2.0<br />
Nguồn: số liệu điều tra<br />
So sánh 3 vùng, kết quả điều tra cho thấy, vùng ven biển và phá Tam Giang <br />
có thu nhập cao nhất (10.390 ngàn đồng/năm) và thấp nhất là vùng núi (4.396 ngàn <br />
đồng/năm).<br />
33,67% số lao động được điều tra có mức thu nhập từ 2 4 triệu đồng. <br />
Chênh lệch về thu nhập của nhóm cao nhất và nhóm thấp nhất lên đến 27,8 lần. Tuy <br />
nhiên, sự chênh lệch về thu nhập của các lao động ở vùng đồng bằng là không đáng <br />
kể nhưng ở vùng ven biển và phá và vùng núi là rất lớn (27 đến 28 lần).<br />
II. Ảnh hưởng của các nhân tố đến việc làm và thu nhập của lao động <br />
nông thôn TTH<br />
<br />
6<br />
1. Ảnh hưởng của cơ cấu ngành nghề:<br />
Vùng đồng bằng và miền núi:<br />
Bình quân 1 lao động hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề, dịch vụ làm <br />
được 224 ngày/năm với thu nhập 6.141 ngàn đồng (vùng đồng bằng) và 189 ngày với <br />
thu nhập 4.170 ngàn đồng/năm (vùng núi).<br />
Lao động hoạt động ở nhóm thuần nông có số ngày làm việc cũng như mức <br />
thu nhập trong năm thấp nhất (189 ngày ở vùng núi và 197 ngày ở vùng đồng bằng). <br />
Vùng Ven biển và phá Tam Giang:<br />
Bình quân một lao động ở nhóm đánh bắt tự nhiên làm được 217 ngày với thu <br />
nhập là 13.529 ngàn đồng/năm; nhóm ngành nghề dịch vụ làm được 205 ngày nhưng <br />
chỉ tạo ra được 6.442 ngàn đồng/năm. <br />
Đánh bắt xa bờ và nuôi tôm là hai nhóm nghề phụ thuộc nhiều vào thời tiết <br />
khí hậu nên số ngày làm việc trong năm cũng như thu nhập thấp hơn so với những <br />
lao động làm việc ở nhóm đánh bắt tự nhiên.<br />
2. Ảnh hưởng của diện tích đất nông nghiệp bình quân 1 lao động:<br />
Ở vùng núi: khi quy mô diện tích đất bình quân 1 lao động tăng lên từ tổ 1 <br />
đến tổ 4 thì số ngày làm việc cũng như thu nhập tăng lên tương ứng từ 169 ngày/năm <br />
lên 308 ngày/1năm. <br />
Vùng đồng bằng: Xét cụ thể cho từng nhóm ngành, kết quả phân tổ cho thấy <br />
ảnh hưởng của đất nông nghiệp đến việc làm và thu nhập của lao động thuộc nhóm <br />
chuyên nông và nông kiêm khá rõ ràng. Riêng nhóm ngành chuyên dịch vụ, quan hệ <br />
này thể hiện không rõ ràng.<br />
So sánh giữa các vùng, kết quả phân tổ cũng cho thấy, mặc dù diện tích đất <br />
nông nghiệp bình quân 1 lao động ở vùng núi cao hơn vùng đồng bằng (chênh lệch <br />
0,07ha/1lao động) nhưng thu nhập của lao động ở khu vực vùng núi vẫn thấp hơn thu <br />
nhập của lao động vùng đồng bằng (thấp hơn 330 ngàn đồng/1 lao động). <br />
Từ sự phân tích trên có thể thấy, ở cả 2 vùng, đất nông nghiệp có ảnh hưởng <br />
đến việc làm và thu nhập của lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên nếu biết kết <br />
hợp với phát triển ngành nghề dịch vụ thì khả năng tạo việc làm và tăng thu nhập sẽ <br />
tốt hơn.<br />
3. Ảnh hưởng của đầu tư vốn:<br />
Vốn đầu tư cho sản xuất ở vùng núi và vùng đồng bằng quá thấp. Bình quân <br />
1 lao động chỉ đầu tư 1.164 ngàn đồng (vùng núi) và 2.126 ngàn đồng (vùng đồng <br />
bằng). Đặc biệt ở vùng núi, 67,3% số lao động có mức đầu tư dưới 1 triệu đồng. <br />
Điều đó chứng tỏ trình độ thâm canh sản xuất ở vùng này quá thấp.<br />
Nhìn chung khi mức vốn đầu tư tăng lên thì việc làm và thu nhập cuả lao <br />
động cũng tăng lên tương ứng. <br />
* Vùng biển và phá Tam Giang:<br />
<br />
7<br />
+ Đối với những lao động làm ở nghề nuôi tôm và đánh bắt xa bờ, nhu cầu <br />
vốn đầu tư cho sản xuất rất lớn, bình quân 1 lao động cần đầu tư từ 33 đến 34 triệu <br />
đồng. Trong khi đó, ở nhóm đánh bắt tự nhiên chỉ cần 6,188 triệu đồng, nhóm dịch <br />
vụ là 2,586 triệu đồng.<br />
Tác động của đầu tư vốn đến tạo việc làm và thu nhập trong từng nhóm nghề <br />
thể hiện khá rõ. Khi vốn đầu tư tăng thì số ngày lao động và thu nhập cũng tăng lên <br />
tương ứng. <br />
Những nhận xét trên cho thấy, vốn đầu tư có ảnh hưởng đến tạo việc làm và <br />
tăng thu nhập cho lao động nhưng mức đầu tư vốn và hiệu quả sử dụng vốn lại phụ <br />
thuộc vào đặc điểm của mỗi ngành. <br />
III. Những khó khăn và trở ngại xung quanh vấn đề giải quyết việc làm <br />
và tăng thu nhập cho lao động nông thôn: <br />
Cơ cấu kinh tế theo ngành chuyển đổi còn chậm, ngành trồng trọt vẫn còn <br />
chiếm 63,1% tổng GO. Trong cơ cấu ngành trồng trọt, lúa và cây lương thực khác <br />
vẫn chiếm tỷ trọng cao (75,1%). Dịch vụ nông nghiệp đã có sự gia tăng về giá trị <br />
nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng quá nhỏ (6,7%). Với cơ cấu thiên về cây lương thực <br />
là chủ yếu đã gây nên tính thời vụ cao cho việc sử dụng sức lao động nông nghiệp, <br />
đồng thời khả năng tăng thu nhập cũng hạn chế.<br />
Chăn nuôi của TTH trong thời gian qua chưa được chú trọng phát triển đặc <br />
biệt là chăn nuôi trâu, bò.<br />
Cây công nghiệp trong những năm qua có xu hướng chững lại (cây công <br />
nghiệp lâu năm) hoặc giảm sút (cây công nghiệp hàng năm). <br />
Sản lượng thủy sản đầm phá bị giảm sút rõ rệt do tình trạng khai thác bừa <br />
bãi, quá mức và vấn đề vi phạm pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn khá phổ <br />
biến. Trong nuôi trồng thủy sản, quy mô diện tích phát triển nhanh nhưng phương <br />
thức canh tác chủ yếu là nuôi quảng canh hoặc quảng canh cải tiến nên năng suất <br />
bình quân còn thấp. Công tác khuyến ngư, kiểm dịch, phòng dịch, sản xuất và quản <br />
lý giống thủy sản, sản xuất thức ăn tổng hợp và dịch vụ kỹ thuật nuôi trồng thủy <br />
sản... vẫn còn bất cập, chưa đáp ứng kịp với yêu cầu của sản xuất.<br />
Cơ sở hạ tầng nông thôn TTH trong thời gian qua đã có bước cải thiện đáng <br />
kể nhưng vẫn còn tình trạng không đồng bộ, chưa đủ sức tạo ra những tiền đề vật <br />
chất để phát triển nông nghiệp và nông thôn.<br />
Chất lượng lao động nông thôn rất thấp đã gây trở ngại cho việc tiếp cận, <br />
tìm kiếm và tạo lập việc làm của lao động nông thôn trong các lĩnh vực phi nông <br />
nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là trong các ngành công <br />
nghiệp đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng lao động cao. <br />
Tiềm năng để phát triển ngành nghề và dịch vụ phục vụ cho du lịch và đời <br />
sống còn lớn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, còn bộc lộ một số tồn tại chủ <br />
<br />
8<br />
yếu: Quy mô sản xuất nhỏ, công nghệ lạc hậu, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày <br />
càng thu hẹp, sức cạnh tranh thấp, mẫu mã sản phẩm không được cải thiện và chất <br />
lượng không ổn định. <br />
Các chương trình tạo việc làm của tỉnh còn nhiều bất cập.<br />
IV. Một số giải pháp để tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông <br />
thôn TTH:<br />
Trên cơ sở những phân tích trên, đề tài đã đưa ra các quan điểm định hướng <br />
đồng thời đề xuất 5 nhóm giải pháp chủ yếu để tạo việc làm và tăng thu nhập cho <br />
lao động nông thôn.<br />
Nhóm giải pháp thứ nhất:<br />
Tập trung phát triển cây lương thực ở các vùng trọng điểm lúa ở khu vực <br />
đồng bằng đồng thời chuyển diện tích trồng lúa năng suất thấp, không chủ động <br />
được nước tưới sang nuôi trồng thủy sản hoặc trồng các loại cây công nghiệp ngắn <br />
ngày.<br />
Chú trọng phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày ở những nơi có <br />
điều kiện; Phát triển cây rau ở xung quanh thành phố thị trấn, thị tứ; Phát triển cây ăn <br />
quả để cung cấp cho thị trường trong tỉnh và khách du lịch.<br />
Phát triển đàn trâu, bò ở vùng núi và gò đồi dưới các hình thức hộ và trang <br />
trại; Thực hiện Sind hóa đàn bò nhằm nâng cao năng suất và chất lượng chăn nuôi; <br />
Nâng cao chất lượng đàn lợn giống theo hướng nạc hóa.<br />
Ngành thủy sản<br />
Về nuôi trồng thủy sản: Xúc tiến quy hoạch vùng nuôi trồng chuyên canh ở <br />
khu vực phá Tam Giang; xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển thuỷ sản; Khuyến <br />
khích phát triển nuôi trồng theo hình thức hộ gia đình và trang trại; Phát triển hệ <br />
thống khuyến ngư; Tăng cường công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản<br />
Nhóm giải pháp thứ hai:<br />
Thực hiện việc di dời dân từ vùng đất chật, người đông sang các vùng núi, <br />
gò đồi và cát nội đồng.<br />
Tăng hệ số sử dụng đất từ 1,6 lên 2 lần bằng việc xây dựng mới, cải tạo và <br />
hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi; Thay đổi một số công thức luân canh có hiệu quả thấp <br />
sang những công thức luân canh mới có hiệu quả hơn. <br />
Thực hiện thâm canh tăng năng suất cây trồng trên những diện tích hiện có. <br />
Nhóm giải pháp thứ ba: <br />
Sau khi chỉ ra tiềm năng to lớn để phát triển các ngành nghề, dịch vụ của tỉnh, <br />
đề tài đã đề xuất một số giải pháp: Cho vay vốn phát triển sản xuất; Tăng cường <br />
đào tạo nghề; Khuyến khích các nghệ nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội mở lớp <br />
truyền nghề, dạy nghề cho người lao động; Tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề <br />
được thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất mới tại các cụm công nghiệp đã quy hoạch, <br />
<br />
9<br />
các vị trí thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm và sử dụng cơ sở hạ tầng để phục vụ <br />
sản xuất.<br />
Nhóm giải pháp thứ tư:<br />
Đồng thời với việc chỉ ra hướng phát triển kinh tế trang trại và hộ sản xuất <br />
hàng hóa ở trên cả 3 vùng, đề tài đã chỉ ra những biện pháp cơ bản để thúc đẩy <br />
nhanh chóng sự hình thành và phát triển 2 loại hình kinh tế trên. Đó là: Vấn đề xúc <br />
tiến nhanh việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho các chủ trang trại; Quy mô <br />
vốn vay và thời hạn vay vốn; Tập huấn để nâng cao trình độ của các chủ trang trại; <br />
Xây dựng các cơ sở chế biến trên các vùng chuyên canh. <br />
<br />
Nhóm giải pháp thứ năm <br />
Về nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách vĩ mô của Nhà nước đối với nông <br />
nghiệp, nông thôn, đề tài đề cập đến 3 vấn đề chính đó là: tạo môi trường điều kiện <br />
mở rộng việc làm; Vấn đề thị trường và mở rộng thị trường nông thôn; Chính sách <br />
phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn<br />
Tóm lại, dân số và nguồn lao động tăng nhanh lại phân bố không đồng đều <br />
giữa các vùng trong Tỉnh; Cơ cấu việc làm của lao động nông thôn còn đơn điệu và <br />
có sự khác biệt giữa các vùng; Tỷ suất sử dụng sức lao động thấp, đặc biệt là vùng <br />
núi; Thu nhập của lao động nông thôn vùng núi và đồng bằng còn thấp và bấp bênh. <br />
Trong cơ cấu thu nhập, thu từ trồng trọt và chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao. Quy mô diện <br />
tích đất nông nghiệp bình quân 1 lao động, cơ cấu ngành nghề, dịch vụ và cơ cấu <br />
đầu tư vốn đều có ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của lao động nông thôn trên <br />
cả ba vùng nghiên cứu. Tuy nhiên, ở các vùng và các nhóm nghề khác nhau, mức độ <br />
ảnh hưởng của chúng cũng khác nhau. <br />
Thực trạng trên cho thấy, nhu cầu việc làm của lao động nông thôn TTH là <br />
rất lớn và cấp bách. Vì vậy, để tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông <br />
thôn cần quán triệt 4 quan điểm, định hướng và 5 nhóm giải pháp đã đề cập ở trên<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1 Ban chỉ đạo tổng điều tra tỉnh TTH , Báo cáo tônøg kết và phân tích sơ bộ kết quả <br />
tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản thời điểm 1.10.200 (2002).<br />
2 Cục thốïng kê TTH , Niên giám thống kê 2001(2001)<br />
3 Cục thống kê TTH , Kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 1999 tỉnh TTH<br />
4 Hội LHPN TTH (1999), Báo cáo tình hình hoạt động của trung tâm xúc tiến việc làm <br />
tỉnh hội PN Huế năm 1999((2001)<br />
5 Hội LHPN TTH Báo cáo tình hình hoạt động dạy nghề 6 tháng đầu năm 2002 của <br />
trung tâm xúc tiến VL, tỉnh hội PN Huế năm 1999 <br />
6 Sở Lao đọng TB & XH, Báo cáo tổng kết công tác năm 2000 và kết quả 10 năm hoa <br />
ût động (2000)<br />
7 Sở NN & PTNT. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh TTH năm 2010 <br />
(2002)<br />
10<br />
8 Sở Thủy sản. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch năm 2001, định hướng kế hoạch <br />
ngành thủy sản năm 2002<br />
9 Sở thủy sản. Báo cáo triển khai kế hoạch năm 2002<br />
10 Tổng cục thống kê. Niên giám thống kê 2002((2003)<br />
11 Tổng cục thống kê. Tài liệu tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm <br />
2001(2001)<br />
12 Tỉnh ủy TTH. Dự thảo báo cáo chính trị của ban chấp hành đảng bộ tỉnh TTH (khóa <br />
XI) trình đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh lần thứ XII ((2000)<br />
13 UBND tỉnh TTH. Báo cáo tổng kết chương trình việc làm 5 năm 1996 2000 và <br />
phương hướng, kế hoạch 5 năm 2001 2005(2000)<br />
14 UBND tỉnh TTH. Đề án quy hoạch công tác đào tạo nghề giai đoạn 2001 2005 và <br />
2001 2010 tỉnh TTH.(2001)<br />
15 UBND tỉnh TTH. Báo cáo tổng hợp rà xoát, điều chỉnh, bổ xung quy hoạch tổng thể <br />
phát triển kinh tế xã hội tỉnh TTH (2001),<br />
16 UBND tỉnh TTH. Báo cáo công tác đào tạo nghề giai đoạn 1998 2000(2000)<br />
<br />
MAJOR SOLUTIONS FOR JOB CREATION AND INCOME GENERATION <br />
FOR RURAL LABORERS IN THUA THIEN HUE PROVINCE<br />
Phung Thi Hong Ha<br />
College of Economics, Hue University<br />
<br />
SUMMARY <br />
<br />
There is 70,3% population living in rural areas in ThuaThienHue, a province in the <br />
northern part of Central Vietnam. This population and its labor force are not well distributed. <br />
The occupational structure is very simple. The income of the rural laborers in the highland and <br />
lowland areas is very low and not stable. Most of the income comes from cultivation and <br />
livestock breeding. The work and income of the rural laborers in the three research areas are <br />
affected by cultivated area per labor, structure of occupation and service, structure of <br />
investment. <br />
Based the mentioned facts, this research emphasizes on systematic viewpoints, <br />
orientations relating to Job creation and generating income in rural area and suggests <br />
solutions in order to create more jobs and increase income for the rural laborers in Thua <br />
ThienHue Province.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />