intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG - TRANG PHỤC Ở CÁC TƯỢNG NAM PHẦN 1

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

173
lượt xem
29
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người Việt cổ ở xứ sông nước nhiệt đới nên nam giới về trang phục có phần đơn giản hơn nhiều, họ có tục xăm mình, cởi trần, cắt tóc ngắn. Theo sách Việt Tuyệt thư: “Người Văn Lang biết đóng gạch, nung vôi…

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG - TRANG PHỤC Ở CÁC TƯỢNG NAM PHẦN 1

  1. NHỮNG HÌNH THỨC TRANG PHỤC, MÀU SẮC MŨ, KHĂN, VÁY, ÁO, KHỐ THỜI HÙNG VƯƠNG 4. TRANG PHỤC Ở CÁC TƯỢNG NAM Người Việt cổ ở xứ sông nước nhiệt đới nên nam giới về trang phục có phần đơn giản hơn nhiều, họ có tục xăm mình, cởi trần, cắt tóc ngắn. Theo sách Việt Tuyệt thư: “Người Văn Lang biết đóng gạch, nung vôi… Họ làm nhà bên bờ lau. Giỏi bơi lội, ở dưới nước mà như đi trên cạn, lấy thuyền làm ngựa, lấy bơi chèo làm roi. Họ thờ Giao Long làm thần…”. Chính cuộc sống xã hội sông nước này có ảnh hưởng tới trang phục của người Việt cổ ở tầng lớp bình dân, họ thường chỉ đóng khố đơn hoặc khố kép, có lá phủ trước sau. Trong các pho tượng nam ở các chuôi
  2. kiếm, chuôi dao găm trang phục thường ở trần, đóng khố, một số tượng đầu quấn khăn buộc bỏ giọt ra phía sau, thắt lưng bản rộng, đệm khố thường rất lớn, che ngang gần hết phần mông và đùi nếu đứng khép hai chân. Đệm khố thường được trang trí, thả dài có tết tua. Các tượng nam thấy hai tay có đeo vòng ống vòng tay dài cao tới ½ ống tay. Đặc biệt có một pho tượng nam còn diễn tả sau lưng đeo một đầu người, đầu tóc rũ xuống, che cả thắt lưng. Từ bức tượng này chứng tỏ văn hóa thời kì Đông Sơn còn có tục săn đầu người. Khu vực văn hóa Điền ở Vân Nam cũng rất phổ biến tục lệ này. Pho tượng này là nam giới nên phần chân bị thu hẹp tuy vẫn có cả vòng ống chân lộ ra. Thay cho phần váy xòe ra của tượng nữ Đông Sơn, tượng nam Đông Sơn đã tạo thêm hai vòng tròn xoáy ốc từ phía đốc dao thẳng lên gắn với hai chân ngang và đệm khố tạo cho tay cầm chuôi kiếm được vững chắc. Mô típ hình xoáy ốc là điển hình phong cách trang trí Đông Sơn.
  3. Lối trang phục này, ta có thể tìm được những lời tả trong sử thi Ê đê nhu sau: “Đam San tháo khố cũ, quấn khố mới, áo này chưa vừa lòng, chàng lấy áo khác. Chàng quấn một khố sọc rằn gập bỏ múi[1], mặc một áo dày nút[2]”. Loại khố này có hoa văn và tua ở hai đầu, đủ dài để quấn nhiều vòng hông, một đầu thả xuống phía trước che gần hết chân, đầu còn lại gập thành múi giắt ở bên hông trái. Áo dày nút là một kiểu áo cổ chui tay dài, vạt che gần kín mông. Vạt trước ngắn hơn vạt sau, ngực đính nhiều dải khuy đồng và khuyết đỏ đơm sít nhau thành một mảng hình thang trước ngực, các nút đồng làm thành một hàng dài thẳng đứng trước mỏ ác. Mảng khuy và khuyết đó trong như miếng giáp, tạo dáng khỏe mạnh cho toàn bộ chiếc áo. Nội dung ẩn:
  4. Hoặc ở một đoạn khác: “Chàng quấn một khố sọc điểm hoa kơ u, chít một khăn đen điểm hoa êmiê, mặc cái áo ông trời ở trên cao đã ban cho, từ trên cao ông trời đã thả xuống. Quanh hông, chàng quấn thêm một dải thắt lưng đen, đầu bịt thêm một vành khăn láng đỏ. Chàng hiện rõ ràng là một trang tù trường đẹp, tài ba”.
  5. Cách trang phục của người Tây Nguyên mà sử thi cổ Khan Đăm San và Khan Đam Kteh Mlan kể cho ta thấy hoàn toàn tương đồng với trang phục trên tượng chuôi kiếm Đông Sơn. Kể cả các trang phục giáp của nam và giáp của nữ thời xưa cũng có điểm tương đồng. Giáp lưới được đúc thủng theo trang trí cũng được nhắc tới “Y Đhing – Vậy thì Y Kuăt người anh mặc giáp sắt, người em mặc giáp lưới, hai dũng sĩ cuộn chạc ngựa, chạc trâu không rối (ý nói tung dây kéo được con vật về phía mình, tỏ sự dũng mãnh), em có ưng, có thương không?”. Vậy sử thi Ê đê đã kể về trang phục, cách thức trang trí, kiểu áo, khố quấn thắt lưng rất gần gũi với các tượng chuôi kiếm. Nội dung ẩn:
  6. -------------------- [1] Khố sọc rằn gập bỏ múi (kpin riung kk’ ut) và áo dày nút (aokier boh anut) là hai bộ phận chính của bộ lễ phục đàn ông Ê đê. [2] Mặc một áo dày nút: chỉ tầng lớp quý tộc nhà
  7. giàu, đẹp trai – hình ảnh lý tưởng của xã hội. Sử thi Ê đê tập II trang 12/13/102 NXB CTQG 2003.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2