intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM VƯƠNG QUỐC VĂN LANG CỔ ĐẠI VÀ ÂU LẠC - PHẦN 2

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

144
lượt xem
30
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những cuộc khai quật khảo cổ ở nhiều nơi đã tìm thấy nhiều di vật là vải và bánh xe quay sợi. Những mẫu vải dệt khá mịn, có màu và có hình dệt trang trí trên vải. Màu sắc nhuộm vải bằng các củ rừng bản địa. Ngoài ra ngành khảo cổ còn tìm thấy các đồ sơn, đồ da được vẽ trang trí bằng màu. Các loại trống đồng, thạp đồng được chạm khắc khá cầu kì.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM VƯƠNG QUỐC VĂN LANG CỔ ĐẠI VÀ ÂU LẠC - PHẦN 2

  1. LỊCH SỬ TRANG PHỤC CÁC TRIỀU ĐẠI TRONG KIẾN VIỆT NAM VƯƠNG QUỐC VĂN LANG CỔ ĐẠI VÀ ÂU LẠC (tiếp theo) Những cuộc khai quật khảo cổ ở nhiều nơi đã tìm thấy nhiều di vật là vải và bánh xe quay sợi. Những mẫu vải dệt khá mịn, có màu và có hình dệt trang trí trên vải. Màu sắc nhuộm vải bằng các củ rừng bản địa. Ngoài ra ngành khảo cổ còn tìm thấy các đồ sơn, đồ da được vẽ trang trí bằng màu. Các loại trống đồng, thạp đồng được chạm khắc khá cầu kì. Hình ảnh trang trí trên các đồ vật chứng tỏ thời kì này nhiều nghề tồn tại như: chài lưới, chăn nuôi gia súc, làm gốm, nghề đúc, nghề làm muối, nghề đãi vàng, đặc biệt là nghề làm đồ trang sức và dệt. Nhiều sản phẩm của văn hóa Đông Sơn đã du nhập lan tỏa vào
  2. vùng đất phương Nam của Đông Nam Á và giao lưu trên một địa bàn rộng lớn như Mã Lai, Phi Líp Pin, Đài Loan v.v… Hàng chục các di chỉ là các đồ trang sức như vòng tay, nhẫn, chuỗi hạt có kĩ thuật cao được tìm thấy ở Tràng Kênh – Hải Phòng, Bãi Tự - Hà Bắc và Cồn Cấu, Bái Tê - Thanh Hóa. Tại di chỉ Văn Điển, ngành khảo cổ học đã tìm thấy một pho tượng người đàn ông được tạo tác khá kĩ bằng đá nhỏ, cao 3cm6 có niên đại cách đây 2000 năm TCN. Người ta cũng tìm thấy một pho tượng người nhỏ bằng đồng, tay dắt hai con chó ở Thanh Oai (Hà Sơn Bình) và một pho tượng đồng ở di chỉ Gò Mun. Kích cở hai bức tượng này cũng nhỏ tương tự như pho tượng đá ở Văn Điển. Tiếp theo, người ta tìm thấy ở Đông Sơn Thanh Hóa pho tượng bằng đồng lớn hơn vài lần tượng đá Văn Điển, đây là tượng người cõng nhau thổi khèn nhảy múa. Bức tượng người thổi khèn khác ở mộ Việt Khê
  3. – Hải Phòng là hình người đàn ông thổi khèn trên một cán gáo bằng đồng với tư thế thoải mái. Tượng người đàn ông đội đèn có bụng lớn, tròn tìm thấy ở Lạch Trường, Thanh Hóa và hơn 10 tượng người được tạo tác trên các đoản kiếm thời xưa cho ta nhiều thông tin về mỹ thuật tạo hình và trang phục xưa hơn. Năm 1961, ngành khảo cổ học đã đào được ở Việt Khê (Thủy Nguyên – Hải Phòng) một ngôi mộ có áo quan hình thuyền kiểu thân cây có khoét rỗng niên đại khoảng thế kỉ III đến IV TCN. Hiện vật gồm đồ gốm và đồ sơn, đặc biệt có một tráp gỗ hình hộp nhỏ (55cmx40cmx20cm), phía ngoài hộp sơn 2 lớp sơn đen và vẽ trang trí những đường hoa văn bằng sơn màu cánh gián hoặc nâu nhạt. Hoa văn vẽ khá tinh tế. Riêng 8 cán thương thì có 2 cái còn tương đối nguyên vẹn dài 2m37 và 2m35. Toàn bộ cán thương sơn màu vàng đen, trên đó vẽ trang trí những vòng tròn cách đều nhau như đốt trúc. Có ba đục bẹt cắm gỗ dài
  4. được sơn cẩn thận, vẽ trang trí vòng tròn như cán giáo, hai chiếc đục cán dài 55cm2, cán có móc đồng sơn then. Một miếng da thú có vẽ sơn trang trí đã bị tróc vỡ, rách, khi chắp lại có diện tích chừng 40x90cm. Trên mặt da được phủ hai lớp sơn, lớp trong phủ đen dày, ngoài đen bóng mỏng và có vẽ trang trí những vòng tròn đồng tâm bằng sơn màu đỏ gạch hoặc nâu xám. Giữa các cụm vòng tròn có nạm miếng kim loại màu trắng[1]. Năm 1969 tại xã Vinh Quang – Hoài Đức – Hà Nội có một ngôi mộ cổ hơn ở Việt Khê cũng tìm thấy một đoạn gỗ sơn hai khoanh màu đỏ sẫm và màu đen. Đồ tùy táng trong một số mộ có cả đồ nghề làm sơn như bút vẽ, bát đựng sơn, bàn vặn sơn để lọc sơn trang trí… Thông qua những hiện vật di khảo cổ, tự thân chúng
  5. đã nói lên tiếng vọng của thời cổ đại xa xưa về đời sống sinh hoạt, nghi lễ nước Văn Lang xưa. Năm 1960 – 1961 trong cuộc khai quật ở Thiệu Dương – Thanh Hóa, người ta tìm thấy một hộ tâm phiến[2] có trang trí theo kiểu trống đồng đặc kín trên ngực một bộ xương, trên nó còn có dấu vết của các sợi vải. Hộ tâm phiến cho thấy rõ người chết được chôn theo tấm giáp là một thủ lĩnh hoặc võ tướng. Hộ tâm phiến hình vuông có trang trí các vòng tròn đồng tâm và hình móc câu. Tại Đông Sơn hồi trước cách mạng tìm được một bộ thắt lưng khóa bằng đồng có gắn lục lạc nhỏ. Những tượng đá, tượng đồng và những hiện vật trang trí tìm thấy ở trên là các tác phẩm mĩ thuật đầu tiên, phát triển đồng hành cùng xã hội xưa, và khắc họa lại đời sống văn hóa Việt cổ. Những trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Hoàng Hạ, trống đồng Điếu Môn… những đồ chế tác áo giáp đồng, khóa đồng, vũ khí, lưỡi qua, lưỡi giáo và hàng
  6. tạ tên đồng cổ ở Cổ Loa đã cho thấy một nền văn hóa Đông Sơn của nước Việt cổ thật rực rỡ, có bản sắc riêng. Nước Việt ở vị trí đất đai trù phú thuộc vùng trồng lúa sông Hồng, sông Mã nên đã sớm tổ chức lực lượng vũ trang. Vua đầu tiên của nước ta hiệu là Hùng Vương, tục cha truyền con nối có từ thời đó. Lực lượng chiến binh tồn tại dưới dạng thân binh tập hợp, bảo vệ thủ lĩnh nên trong tất cả các mộ táng đều thấy hiện tượng phổ biến là vũ khí đồng đều cho mọi lứa tuổi. Từ nhà nước Văn Lang này đã phát triển bền vững trong nhiều thế kỉ, mà đỉnh cao là Âu Lạc – thời An Dương Vương. Giai đoạn này thành Cổ Loa cho thấy rõ lực lượng quân sự gồm cả quân bộ có nhiều voi chiến, ngựa và quân thủy với nhiều thuyền thiện chiến chống ngoại xâm. Thủy chiến gồm thuyền độc mộc, thuyền thúng và thuyền có tầng (hình trên trống đồng), thuyền thúng hình bầu dục (hình trên rìu đồng
  7. vùng sông Mã). Một số thuyền thể hiện là thuyền có vũ trang (trống Miếu môn I và II), loại thuyền này có trang trí đầu mũi thuyền bao giờ cũng có hình linh thú kì dị. Đo theo luật tương quan thuyền có chiều dài khoảng 10 – 15 m, có bánh lái ở đuôi, có hệ thống nhiều mái chèo hoặc những cánh buồm. Đáy thuyền có ván rẽ nước. Trên thuyền có nhiều cọc phụ, người chèo thuyền trang phục quần áo tề chỉnh, người đầu thuyền cầm nhịp, có một vài chiếc trống da để ở giữa thuyền, thậm chí có cả sạp lầu thuyền. Loại chiến thuyền lớn nhất trang trí đẹp nhất, tiêu biểu có chèo lái ở đuôi thuyền. Trên hình thuyền của trống Hoàng Hạ có hai mái chèo lái đằng mũi, chèo lái ở đuôi dài, mũi ngắn nhưng rộng bản giống lái mũi trên chiếc thuyền của quốc gia Ki-ép cổ đại thế kỉ XIII. Hầu như các hình ảnh thuyền rất ít thể hiện người chèo thuyền khiến cho ta nghĩ thuyền chạy buồm. Ở đáy thuyền cả đuôi lẫn mũi đều có những tấm rẽ nước được trang trí đẹp. Trên thuyền có nhiều cọc ổn định.
  8. Trang trí đẹp nhất thường là các cọc phụ ở phía đuôi gần người điều khiển, có trống da ở giữa thuyền và một sạp lầu cao khoảng 1m5, vị trí lui về đuôi thuyền có xạ thủ bắn cung hoặc nỏ. Vũ khí nỏ là một loại đặc biệt của khu vực Đông Nam Á, thuyền độ dài khoảng 20 – 30 m. Vũ khí ngoài rìu, giáo, lao, dao găm, cung nỏ, giáp là loại sử dụng nhiều nhất để khi chiến binh khi tiếp giáp mũi thuyền là có thể sát thương, sau đó nhảy sang thuyền địch giáp lá cà. Thời kì này có Cao Lỗ là người chế ra máy nỏ với lẫy nỏ thần Kim Quy. Hiện ven bờ biển Malaysia người ta đã đào được một trống đồng Đông Sơn ở nguyên trạng thái trên ván, người ta nghĩ có thể đây là một tấm ván thuyền. Cách đây khoảng 4000 năm biển còn len lỏi vào sâu tận ven Hà Nội. Thời các vua Hùng còn tồn tại nhiều truyền thuyết về đánh giặc biển như Hồ Tăng phía nam cướp cả ven biển Hải Phòng, hang vua chống giặc biển ở Quỳnh Châu thời nữ trướng Lê Chân…, thần thoại Sơn Tinh – Thủy Tinh. Những
  9. huyền sử này đều xuất phát từ cốt lõi trong lịch sử người Việt cổ đại. -------------------- [1] Những ngôi mộ tìm thấy ở Việt Khê, Hải Phòng – tạp chí NCLS số 49/4 – 1963, trang 18 [2] Hộ tâm phiến: Miếng giáp kim loại che trước ngực của võ tướng thời xưa __________________
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2