intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở XE Ô TÔ ZIL 130

Chia sẻ: Tô Trung Hiếu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

629
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hiện tượng: Đi ga ở các thời kỳ khác thì tốt (chạy không tải, trung bình, toàn tải, tăng tốc) khi để chạy chậm thì động cơ không làm việc hoặc tốc độ động cơ quá cao. Nguyên nhân: Do đường xăng chạy chậm bị tắc hoặc chỉnh vít chạy chậm không đúng tiêu chuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở XE Ô TÔ ZIL 130

  1. NHỮNG HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP Ở XE Ô TÔ ZIL 130 I. HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU. 1.Hỏng đường xăng chạy chậm. a. Hiện tượng: - Đi ga ở các thời kỳ khác thì tốt (chạy không tải, trung bình, toàn tải, tăng tốc) khi để chạy chậm thì động cơ không làm việc hoặc tốc độ động cơ quá cao. b. Nguyên nhân: - Do đường xăng chạy chậm bị tắc hoặc chỉnh vít chạy chậm không đúng tiêu chuẩn. c. Kiểm tra sửa chữa: - Kiểm tra điều chỉnh vít chạy chậm bằng cách vặn chặt vít rồi nới ra từ 1.5 – 2 vòng sau đó phát động động cơ nổ rồi điều chỉnh dần vào từ 1/4 – 1/8 vòng, sau đó ta đi tăng tốc rồi bỏ chân ga đột ngột động cơ không tự chết là được. 2. Hỏng đường xăng tăng tốc. a. Hiện tượng: - Động cơ làm việc ở các chế độ khác thì tốt nhưng khi đi tăng tốc thì không bốc. b. Nguyên nhân: - Do tuột giá chữ U, quả nén tăng tốc bị mòn rách van tăng tốc hỏng, kẹt, đường xăng tăng tốc và vòi phun tăng tốc bị tắc. c. Kiểm tra sửa chữa: - Kiểm tra giá chữ U xem có tuột không sau đó tiến hành tháo chế hoà khí kiểm tra quả nén, màng bơm xăng tăng tốc, thông rửa đường xăng tăng tốc đến khi động cơ làm việc tốt ở chế độ tăng tốc là được. 3. Hỏng đường xăng cung cấp. a. Hiện tượng: - Phát động động cơ làm việc nhưng máy lịm dần rồi chết, mồi xăng máy nổ hết xăng mồi máy chết. b. Nguyên nhân: - Do thùng xăng hết xăng, khoá thùng xăng luôn đóng, tắc hoặc hở đường ty ô, bầu lọc, bơm xăng hỏng, kim van 3 cạnh luôn đóng. c. Kiểm tra sửa chữa: - Kiểm tra xăng trong thùng xăng, nếu tốt ta tháo đường ty ô vào chế hoà khí dùng khí nén hoặc hơi thổi để kiểm tra. + Trường hợp dùng bơm tay ở bơm xăng có xăng ra đường ty ô vào chế hoà khí ta tiến hành tháo chế hoà khí kiểm tra kim van 3 cạnh. + Trường hợp không có xăng ra ta tháo đường vào bơm xăng dùng khí nén hoặc hơi kiểm tra tắc hoặc hở, quá trình kiểm tra nếu tốt thì tháo bơm xăng kiểm tra màng bơm xăng, van bơm, cần bơm hỏng chỗ nào ta kiểm tra và sửa chữa chỗ đó đến khi xăng được bơm đầy đủ lên chế hoà khí là được. 4. Hỏng đường xăng chính. a. Hiện tượng:
  2. - Phát động máy nổ nâng ga từ từ máy nghẹt dần rồi chết (ở chế độ trung bình). b. Nguyên nhân: - Do đường xăng chính + vòi phun xăng chính bị tắc. c. Kiểm tra sửa chữa: - Tháo chế hoà khí kiểm tra thông rửa đường xăng chính kiểm tra thông rửa rích lơ xăng chính, hỏng (tắc) chỗ nào ta sửa chữa chỗ đó. 5. Hỗn hợp đặc. a. Hiện tượng: - Khởi động máy khó nổ, khi nổ máy làm việc rung giật, khói đen có mùi xăng sống, không bốc có tiếng nổ ở ống xả. b. Nguyên nhân: - Do bầu lọc gió bị tắc, mức dầu trong bầu lọc gió quá cao, bướm gió luôn đóng, mức xăng trong chế hoà khí quá cao, kim van 3 cạnh kẹt luôn mở, phao xăng thủng, vòi phun xăng bị mòn rộng. c. Kiểm tra sửa chữa: - Kiểm tra thông rửa bầu lọc gió, kiểm tra mức dầu trong bầu lọc gió, kiểm tra bướm gió, kiểm tra mức xăng trong chế hoà khí, kiểm tra kim van 3 cạnh, kiểm tra phao xăng, vòi phun chỗ nào hỏng ta sửa chữa chỗ đó. 6. Hỗn hợp loãng. a. Hiện tượng: - Khởi động máy có nổ khi nổ máy làm việc rung giật, yếu máy, không chạy chậm được, khép bướm gió từ từ làm việc thay đổi có tiếng hút gió, có tiếng nổ lên chế hoà khí. b. Nguyên nhân: - Do khe hở lắp ghép giữa phần 1, 2, 3 của chế hoà khí hở, cổ hút phần bắt vào thân máy bị hở nhẹ, mức xăng trong buồng phao quá thấp, kim van 3 cạnh bị kẹt nhẹ, hở đường chân không thông với bộ chia điện, rích lơ bị hạn chế, hở ốc kiểm tra cổ hút. c. Kiểm tra sửa chữa: - Kiểm tra các mặt lắp ghép của chế hoà khí, kiểm tra hở ở cổ hút, kiểm tra mức xăng trong buồng phao, kiểm tra kim van 3 cạnh, kiểm tra đường chân không, ốc cổ hút, kiểm tra rích lơ xăng chỗ nào hở ta sửa chữa chỗ đó. II. Hệ thống điện. 1. Đứt dây điện nguồn. a. Hiện tượng: - Còi không kêu, đèn không sáng. b. Nguyên nhân: - ắc quy hết điện, lỏng hoặc tuột cọc bình điện, các vị trí lắp ghép của dây dẫn không tiếp xúc hoặc đứt dây từ bình điện lên đồng hồ ăm pe kế khoá đèn, núm còi hỏng hoặc đứt dây. c. Kiểm tra sửa chữa.
  3. - Kiểm tra sự tiếp xúc ở các cọc bình điện, các vị trí lắp ghép của dây dẫn, không tiếp xúc hoặc đứt dây từ bình điện lên đồng hồ ămpekế chỗ nào hỏng ta sửa chữa chỗ đó. 2. Đứt dây hạ thế. a. Hiện tượng: - Còi kêu đèn sáng mở khoá điện kim đồng hồ không báo, quay máy kim đồng hồ không nhúc nhích. b. Nguyên nhân: - Đứt, lỏng, tuột dây dẫn từ đồng hồ đến bạch kim động của bộ chia điện, đồng hồ hỏng, khoá điện hỏng, tăng điện hỏng, tăng điện hoặc điện trở phụ bị đứt dây, khe hở bạch kim rộng hoặc bẩn hoặc luôn mở. c. Kiểm tra sửa chữa. - Tháo đầu dây dẫn vào cọc P của bộ chia điện dùng bóng đèn kiểm tra. + Trường hợp bóng đèn sáng: Tháo nắp bộ chia điện quay máy cho bạch kim ở G cao kiểm tra khe hở bạch kim (điện thường từ 0,25 – 0,3 mm; bán dẫn từ 0,3 – 0,45 mm) hoặc xem bạch kim có bẩn hay cháy dỗ không, kiểm tra dây dẫn từ cọc P của bộ chia điện đến bạch kim động. + Trường hợp bóng đèn không sáng (cọc P của bộ chia điện không có điện): Kiểm tra từ đồng hồ đến khoá điện, mở khoá điện kiểm tra nấc phụ khoá điện, kiểm tra đến tai phụ của khởi động, kiểm tra cọc BK be, cọc P của tăng điện, cọc P của bộ chia điện, chỗ nào hỏng ta sửa chữa chỗ đó đến khi quay máy thấy kim đồng hồ báo tốt là được. * Chú ý: Khi điều chỉnh bạch kim phải quay máy cho bạch kim ở G cao. 3. Cao thế nổ máy. a. Hiện tượng: - Còi kêu, đèn sáng mở khoá điện quay máy kim đồng hồ báo tốt, khởi động máy khó nổ, khi nổ máy làm việc rung giật, nóng máy, không bốc có tiếng gõ có tiếng nổ lên chế hoà khí và ống xả. b. Nguyên nhân: - Do nến điện hỏng, cắm sai thứ tự nổ, nắp chia điện bị lọt điện dưới 1/2 sớm hoặc muộn lửa. c. Kiểm tra sửa chữa: - Kiểm tra thứ tự nổ của động cơ. + Động cơ 8 máy: 1 – 5 – 4 – 2 – 6 – 3 – 7 – 8. + Động cơ 6 máy: 1 – 5 – 3 – 6 – 2 – 4. + Động cơ 4 máy: 1 – 3 – 4 – 2. hoặc 1 – 2 – 4 – 3. - Kiểm tra sự làm việc của nến điện, kiểm tra nắp chia điện xem có bị lọt điện không, kiểm tra sớm muộn lửa đến khi động cơ làm việc ổn định ở mọi chế độ là được. 4. Cao thế không nổ máy. a. Hiện tượng. - Còi kêu đèn sáng mở khoá điện quay máy kim đồng hồ báo tốt nhưng khởi động máy không nổ. b. Nguyên nhân:
  4. - Do bình điện yếu, tụ điện hỏng, tăng điện hỏng, thứ tự cắm dây sai, nắp chia điện bị lọt điện, nến điện chết quá 1/2, dây cao áp chính bị lọt điện, tăng điện bị lọt điện, đầu con quay bị lọt điện. c. Kiểm tra sửa chữa. - Rút đầu dây cao áp chính kiểm tra tia lửa điện. + Trường hợp cao áp tốt: (cao áp xanh, tròn) do cắm sai thứ tự nổ của động cơ, nắp chia điện bị lọt điện, nến điện chết quá 1/2 con quay bị lọt điện. + Trường hợp cao áp yếu: (rớt đỏ): Do bình điện yếu, tăng điện kém, tụ điện hỏng. + Trường hợp không có cao áp: Do bình điện hết điện, tăng điện hỏng, dây cao áp chính bị lọt điện. 5. Chạm mát nhẹ. a. Hiện tượng: - Còi kêu đèn sáng, mở khoá điện kim đồng hồ báo lệch về âm, quay máy kim đồng hồ vẫn ở vị trí âm không nhúc nhích. b. Nguyên nhân: - Chạm mát từ cọc BK của tăng điện đến bạch kim động, khe hở bạch kim luôn đóng, dây dẫn từ cọ P của tăng điện đến bạch kim động chạm mát, tụ điện bị chạm mát. c. Kiểm tra sửa chữa: - Tháo đầu dây cọc P của bộ chia điện dùng bóng đèn kiểm tra. + Trường hợp tốt: Mở nắp chia điện quay máy kiểm tra khe hở bạch kim, tụ điện bằng cách kiểm tra riêng dây tụ, kiểm tra dây dẫn đến cọc P của bộ chia điện đến bạch kim động. + Trường hợp đầu dây cọc P của bộ chia điện bị chạm mát ta tách rời tất cả dây dẫn vào tăng điện, kiểm tra cọc BK be đến cọc BK, đến cọc P kiểm tra điện trở phụ chạm mát chỗ nào ta sửa chữa chỗ đó, đến khi mở khoá điện quay máy kim đồng hồ báo tốt là được. III. Ban tổng hợp: 1. Khởi động máy không nổ. a. Xăng: - Do sặc xăng hỗn hợp đậm đặc khi hệ thống lửa làm việc tốt động cơ vẫn không làm việc, ta tháo vít thăm xăng hoặc nhìn qua kính thăm xăng để xác định mức xăng trong buồng phao, nếu xăng chào qua lỗ thăm xăng hoặc ngập kính thăm xăng phải tháo chế hoà khí để điều chỉnh mức xăng trong buồng phao, nếu xăng đủ thì bớt bướm gió và khởi động động cơ nếu động cơ vẫn không nổ là do hở gió lớn ở đệm cổ hút và cổ chế hoà khí, dập xăng tăng tốc và quan sát xăng phun qua họng chế hoà khí nếu không có xăng phun, tháo kiểm tra bộ phận tăng tốc (lúc này động cơ không nổ là do thiếu xăng). b. Điện: - Do cắm sai thứ tự nổ, khe hở bạch kim không đúng tiêu chuẩn, nắp chia điện bị hỏng, sớm hoặc muộn lửa hoàn toàn, nến điện hỏng. c. Kiểm tra sửa chữa: - Kiểm tra cắm lại dây cao áp kiểm tra nắp chia điện.
  5. - Nới vít hãm bộ chia điện kiểm tra điều chỉnh thời điểm đánh lửa. - Nếu kiểm tra các nội dung trên mà động cơ vẫn không nổ thì tiếp tục tháo và làm sạch nến điện. 2. Động cơ không nổ, khi nổ được thì hắt lửa lên chế hoà khí. a. Xăng: - Khi điện tốt khép bướm gió khởi động động cơ nếu động cơ nổ được là do hở gió, tiến hành siết chặt bề mặt cổ hút nếu động cơ vận không nổ tháo chế hoà khí để thông rửa các rích lơ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2