intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những khác biệt về chế độ làm việc của giảng viên các trường cao đẳng khi so sánh các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Chia sẻ: ViColor2711 ViColor2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

83
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc thay đổi cơ quan chủ quản không làm thay đổi mô hình đào tạo của các trường cao đẳng hiện tại, tuy nhiên lại ảnh hưởng rất lớn đến chế độ làm việc của giảng viên về giờ chuẩn giảng dạy, quy đổi giờ chuẩn, nghiên cứu khoa học. Bài viết tập trung làm rõ những bất cập về chế độ làm việc của giảng viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp khi chuyển đổi sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lí.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những khác biệt về chế độ làm việc của giảng viên các trường cao đẳng khi so sánh các văn bản quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 303-306<br /> <br /> <br /> NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC CỦA GIẢNG VIÊN<br /> CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG KHI SO SÁNH CÁC VĂN BẢN QUY ĐỊNH<br /> CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VỚI BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI<br /> Nguyễn Thị Hồng Vân - Trường Đại học Đồng Tháp<br /> <br /> Ngày nhận bài: 20/02/2019; ngày sửa chữa: 20/03/2019; ngày duyệt đăng: 29/03/2019.<br /> Abstract: Since January 1, 2017, all professional colleges (except pedagogical colleges) were<br /> converted to the Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs for management. The change<br /> of governing body does not change the training model of the current colleges, but this change<br /> greatly affects the lecturers’ working regime of teaching standard time, convert standard time,<br /> scientific research. The article focuses on clarifying inadequacies in the working regime of teachers<br /> of professional colleges when converting to the Ministry of Labour, War invalids and Social<br /> Affairs for management.<br /> Keywords: Lecturers’s working regime, professional college, change of governing body in<br /> professional colleges, lecturers’ rights.<br /> <br /> 1. Mở đầu - Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT<br /> Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu của một ban hành ngày 31/12/2014 quy định về chế độ làm việc<br /> quốc gia và đầu tư cho giáo dục là đầu tư khôn ngoan đối với giảng viên.<br /> nhất. Hiểu rõ được tầm quan trọng của giáo dục nên trong - Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao<br /> những năm gần đây Đảng và Nhà nước không ngừng đổi động - Thương binh và Xã hội ban hành ngày 10/03/2017<br /> mới hệ thống giáo dục theo xu thế chung của toàn cầu. quy định về chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề<br /> Tâm điểm của đổi mới giáo dục chính là đội ngũ nhà nghiệp.<br /> giáo, những người sẽ đóng vai trò chủ lực đưa cuộc cải Những bất cập được thể hiện qua một số vấn đề như:<br /> cách giáo dục đi đến thành công. định mức giờ giảng, quy đổi giờ chuẩn, quy mô lớp học,<br /> Căn cứ quyết định của Chính phủ, từ ngày định mức nghiên cứu khoa học, thực tập nhà máy xí<br /> 01/01/2017, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ nghiệp,...<br /> quản lí nhà nước lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp trình độ<br /> 2.1.1. Định mức giờ giảng<br /> cao đẳng trở xuống, trừ các trường sư phạm, trong đó có<br /> 201 trường cao đẳng, 303 trường trung cấp chuyên Giờ chuẩn giảng dạy (sau đây gọi chung là giờ chuẩn)<br /> nghiệp sẽ được chuyển đổi từ Bộ GD-ĐT sang Bộ Lao là đơn vị thời gian quy đổi để thực hiện một công việc<br /> động - Thương binh và Xã hội quản lí. Việc chuyển đổi tương đương cho một tiết giảng lí thuyết trình độ cao<br /> này đã làm thay đổi rất nhiều vấn đề như: chương trình đẳng, đại học trực tiếp trên lớp theo niên chế, bao gồm<br /> đào tạo, phân cấp quản lí, tiêu chuẩn giảng viên, chế độ thời gian lao động cần thiết trước, trong và sau tiết giảng.<br /> giảng viên,... Sự thay đổi này đã gây ra một số bất cập về Định mức giờ giảng là số giờ chuẩn mà nhà giáo phải<br /> chế độ làm việc của giảng viên. thực hiện trong một năm học.<br /> Bài viết làm rõ những bất cập về chế độ làm việc của Thời giờ làm việc giữa hai Bộ được quy định như<br /> giảng viên các trường cao đẳng khi chuyển đổi từ Bộ nhau là tổng quỹ thời gian làm việc của giảng viên trong<br /> GD-ĐT sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản một năm học để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, nghiên<br /> lí bằng việc so sánh các văn bản quy định của hai Bộ này. cứu khoa học, học tập bồi dưỡng và các nhiệm vụ khác<br /> 2. Nội dung nghiên cứu trong nhà trường là 1.760 giờ sau khi trừ số ngày nghỉ<br /> 2.1. Những bất cập về chế độ làm việc của giảng viên theo quy định.<br /> các trường cao đẳng khi chuyển đổi sang Bộ Lao động Định mức giờ giảng của giảng viên cao đẳng giữa hai<br /> - Thương binh và Xã hội quản lí Bộ có sự khác biệt cụ thể như sau:<br /> Những bất cập về chế độ làm việc của giảng viên các - Điều 5 Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT thì định<br /> trường cao đẳng khi chuyển đổi từ Bộ GD-ĐT sang Bộ mức giờ giảng dành cho giảng viên đại học, cao đẳng nói<br /> Lao động Thương binh và Xã hội quản lí được so sánh chung là 270 giờ chuẩn/1 năm học, không có sự phân biệt<br /> dựa trên hai văn bản quy định sau: giữa các môn học.<br /> <br /> 303<br /> VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 303-306<br /> <br /> <br /> - Điều 5 Thông tư số 07/2017/TT-BLĐTBXH định giảng dạy từ lớp thứ 3 trở đi, cùng chương trình, trình độ<br /> mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm học: Từ 380- thì một giờ lí thuyết tính bằng 0,75 giờ chuẩn còn chưa<br /> 450 giờ chuẩn đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng. hợp lí, cần phải được xem xét sửa đổi. Trong khi đó, định<br /> Riêng đối với nhà giáo dạy các môn chung (Chính trị, mức giờ giảng lại tăng rất cao điều này làm cho giảng<br /> Pháp luật, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng và an viên dạy lí thuyết khó có thể giảng dạy đủ chuẩn.<br /> ninh, Tin học, Ngoại ngữ) thì định mức giờ chuẩn trong 2.1.3. Quy mô lớp học<br /> một năm học là 450 giờ chuẩn. Quy mô lớp học là quy định về số lượng người học<br /> Xem xét từ quy định của hai Bộ được nêu trên, có thể trong một lớp học.<br /> thấy, khi chuyển đổi từ Bộ GD-ĐT sang Bộ Lao động - Căn cứ Thông tư 07 của Bộ Lao động - Thương binh<br /> Thương binh và Xã hội quản lí thì định mức giờ giảng và Xã hội quy định về quy mô lớp học đã có sự mâu<br /> của giảng viên cao đẳng tăng lên rất cao, đặc biệt là thuẫn, chồng chéo trong một văn bản. Khoản 4, Điều 2,<br /> những giáo viên giảng dạy môn chung, nhưng Bộ Lao Thông tư 07 quy định quy mô rõ lớp học như sau: “Lớp<br /> động - Thương binh và Xã hội cũng không đưa ra lí giải học lí thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh<br /> cho việc chênh lệch giờ chuẩn giữa cũ và mới; giữa giảng viên...” và không có trường hợp ngoại lệ. Nhưng tại Điều<br /> viên dạy môn chung và những môn học khác. Trong khi 11 Thông tư này quy định về việc quy đổi hoạt động<br /> đó, theo chuẩn cũ thì các giảng viên giảng dạy các môn chuyên môn ra giờ chuẩn lại quy định: “Trường hợp các<br /> đều bình đẳng với nhau về giờ chuẩn. môn học chung cần thiết phải ghép lớp: Đối với lớp học<br /> Mặt khác, khi chuyển đổi thì các trường cao đẳng có trên 35 học viên, học sinh, sinh viên thì 01 giờ được<br /> phải thực hiện việc chuyển đổi chương trình đào tạo theo tính bằng 1,2 giờ chuẩn; đối với lớp học có trên 50 học<br /> khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo viên, học sinh, sinh viên nhưng tối đa không quá 60 học<br /> hướng cắt giảm lí thuyết, tăng cường thực hành. Vì thế, viên, học sinh, sinh viên thì 01 giờ được tính bằng 1,3 giờ<br /> dẫn đến tình trạng giảng viên giảng dạy môn chung số chuẩn...”. Vậy, đối với môn chung có thể ghép tối đa là<br /> giờ học bị cắt giảm nhưng giờ chuẩn lại tăng cao, thậm 60 người học. Từ đó, có thể thấy ngay cả trên một văn<br /> chí là giờ chuẩn cao nhất trong khung mà Bộ quy định. bản đã chứa đựng sự mâu thuẫn với nhau về quy mô lớp<br /> Từ đó, thực trạng hiện nay xảy ra là giảng viên của các học. Hầu hết các trường đều tổ chức ghép lớp khi giảng<br /> trường cao đẳng thiếu giờ chuẩn giảng dạy, hoặc nếu dạy môn học chung để tiết kiệm kinh phí, nhưng quy định<br /> giảng dạy đủ giờ chuẩn (bao gồm cả nghiên cứu khoa về ghép lớp chỉ thực hiện khi “cần thiết”, nhưng thế nào<br /> học) thì giảng viên rất vất vả. là cần thiết thì Thông tư không nêu rõ.<br /> Thiết nghĩ, trong cùng một hệ thống giáo dục, cùng 2.1.4. Giảm định mức giờ giảng trong thời gian tập sự<br /> một chức danh cần có sự bình đẳng về chế độ, chính sách Thời gian tập sự của giảng viên là thời gian để giảng<br /> giữa đội ngũ nhà giáo tham gia giảng dạy. viên làm quen với công việc trước khi được tuyển dụng<br /> 2.1.2. Quy đổi giờ chuẩn chính thức, là quy định bắt buộc đối với công chức, viên<br /> Quy đổi giờ chuẩn là cách thức để chuyển đổi số giờ chức làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp<br /> làm việc sang giờ chuẩn của giảng viên bao gồm giờ công lập. Thời gian tập sự là từ 3 tháng đến 12 tháng kể<br /> giảng dạy lí thuyết, thực hành, tích hợp và những công từ ngày kí hợp đồng lao động, trong đó, đối với giảng<br /> việc khác được quy đổi thành giờ chuẩn. viên cao đẳng là 12 tháng. Trong thời gian tập sự, giảng<br /> Theo quy định hai bộ thì có những cách thức quy đổi viên được hưởng 85% mức lương, đồng thời, giảng viên<br /> giờ chuẩn khác nhau tuỳ theo tính chất của ngành nghề, sẽ được giảm định mức giờ giảng nhưng việc giảm định<br /> quy mô lớp học. Nhưng có một vấn đề bất cập trong quy mức này cũng có sự chênh lệch rất lớn giữa hai Bộ, cụ<br /> định về quy đổi giờ chuẩn theo Điểm a, Khoản 1, Điều thể như sau:<br /> 11, Thông tư 07 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã - Căn cứ Thông tư 47 của Bộ GD-ĐT quy định:<br /> hội như sau : “Giảng dạy song song nhiều lớp cùng “Giảng viên trong thời gian tập sự, thử việc chỉ thực hiện<br /> chương trình, trình độ, từ lớp thứ 3 trở đi: 01 giờ lí thuyết tối đa 50% định mức giờ chuẩn quy định...” (Khoản 1<br /> được tính bằng 0,75 giờ chuẩn”, trong khi đó Bộ GD-ĐT Điều 8 Thông tư 47). Vậy trong thời gian tập sự giảng<br /> không quy định về vấn đề này. viên chỉ thực hiện từ 50% số giờ chuẩn trở xuống tuỳ<br /> Xét về mặt lí luận, công việc của một giảng viên cao theo quy chế chi tiêu nội bộ của mỗi trường quy định, để<br /> đẳng khi thực hiện giảng dạy trên một lớp học đều phải tạo điều kiện cho giảng viên tập sự có thời gian học hỏi,<br /> thực hiện đầy đủ các công tác giảng dạy như: chuẩn bị nghiên cứu tài liệu, soạn bài giảng.<br /> giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kì kết quả - Căn cứ vào Thông tư 07 của Bộ Lao động -<br /> học tập của mô-đun, môn học là như nhau nhưng tại sao Thương binh và Xã hội quy định: “Nhà giáo trong thời<br /> <br /> 304<br /> VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 303-306<br /> <br /> <br /> gian tập sự được giảm 30% định mức giờ giảng” (Điểm 2.2. Đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế những bất cập<br /> b, Khoản 4, Điều 10, Thông tư 07). Vậy trong thời gian Từ những căn cứ đã được phân tích nêu trên, cho thấy<br /> tập sự giảng viên phải thực hiện 70% định mức giờ có hai vấn đề đặt ra:<br /> chuẩn quy định. - Khi chuyển đổi cơ quan chủ quản từ Bộ GD-ĐT<br /> Từ các quy định trên, ta thấy có sự chênh lệch lớn sang Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì chế độ<br /> giữa chế độ giảng viên tập sự của Bộ GD-ĐT và Bộ Lao giảng viên cao đẳng cũng thay đổi theo hướng bất lợi hơn<br /> động - Thương binh và Xã hội với tỉ lệ trên 20% số giờ cho giảng viên về các vấn đề như: định mức giờ giảng,<br /> chuẩn. Vấn đề đặt ra là tại sao có sự chênh lệch này, mặc quy đổi giờ chuẩn, giảm định mức cho giảng viên tập sự.<br /> dù về mặt chức danh là như nhau, tính chất công việc - Căn cứ theo các quy định của Bộ Lao động -<br /> tương tự nhau nhưng chế độ lại hoàn toàn khác nhau. Thương binh và Xã hội tồn tại sự bất bình đẳng giữa<br /> 2.1.5. Định mức nghiên cứu khoa học, thực tập nhà máy những giảng viên giảng dạy môn chung và những môn<br /> xí nghiệp khác như:<br /> Bên cạnh công tác giảng dạy, để nâng cao năng lực + Định mức giờ giảng của giảng viên dạy môn chung<br /> chuyên môn, nghiệp vụ đòi hỏi giảng viên cần phải được ấn định ở mức cao nhất khung định mức giờ giảng.<br /> không ngừng nghiên cứu khoa học, thực hành nâng cao + Quy mô lớp học của giảng viên dạy môn chung<br /> tay nghề; vì vậy, cơ quan quản lí giáo dục đã quy định được ghép lớp đông hơn những môn học khác. Thêm vào<br /> định mức nghiên cứu khoa học đối với giảng viên trong đó, khi chuyển đổi sang Bộ Lao động - Thương binh và<br /> một năm học. Xã hội thì hầu hết tiết giảng của môn lí thuyết bị cắt giảm,<br /> Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 47 của Bộ GD- bao gồm cả môn chung dẫn đến tình trạng giảng viên dạy<br /> ĐT quy định về định mức nghiên cứu khoa học của giảng môn chung giảng dạy thiếu định mức.<br /> viên như sau: + Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định<br /> 1. Giảng viên phải dành ít nhất 1/3 tổng quỹ thời “Giảng dạy song song nhiều lớp cùng chương trình, trình<br /> gian làm việc trong năm học để làm nhiệm vụ nghiên độ, từ lớp thứ 3 trở đi: 01 giờ lí thuyết được tính bằng<br /> cứu khoa học. 0,75 giờ chuẩn...” (Điểm a, Khoản 1, Điều 11, Thông tư<br /> 2. Việc giao và triển khai thực hiện nhiệm vụ nghiên 07). Đối với những môn chung, đa số đều giảng dạy<br /> cứu khoa học cho giảng viên phải phù hợp với điều kiện, nhiều về lí thuyết nên quy định này ảnh hưởng trực tiếp<br /> tiềm lực khoa học, định hướng phát triển hoạt động khoa đối với giảng viên dạy môn chung như: định mức giảng<br /> học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học và phù hợp dạy cao, lớp ghép đông,số tiết bị giảm, hệ số thấp.<br /> với năng lực chuyên môn của giảng viên. Thủ trưởng cơ + Đối với giảng viên môn chung rất khó hoàn thành<br /> sở giáo dục đại học giao cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu quy định về thực tập nhà máy, xí nghiệp ít nhất 4 tuần<br /> khoa học cho giảng viên của đơn vị...”. trong một năm học. Nếu không hoàn thành được quy<br /> Từ quy định này, các trường sẽ cụ thể hoá vào quy định này thì những trường sẽ quy đổi giờ thực tập nhà<br /> chế chi tiêu nội bộ dựa trên mô hình hoạt động của trường máy, xí nghiệp này thành giờ chuẩn.<br /> và vị trí việc làm của giảng viên nhằm đưa ra định mức Để khắc phục những vấn đề trên, chúng tôi đề xuất<br /> nghiên cứu hợp lí. một số kiến nghị như sau:<br /> Tuy nhiên, khi chuyển sang Bộ Lao động - Thương - Đề xuất sửa đổi Thông tư 07 của Bộ Bộ Lao động -<br /> binh và Xã hội quản lí thì bên cạnh phải thực hiện định Thương binh và Xã hội theo hướng duy trì những quy<br /> mức nghiên cứu khoa học thì giảng viên phải thực hiện định có lợi cho giảng viên khi chuyển đổi cơ quan chủ<br /> thêm định mức “thực tập nhà máy, xí nghiệp” được quy quản. Cần giảm định mức giảng dạy cho giảng viên tạo<br /> định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 4, Thông tư 07 “Thực điều kiện tốt cho giảng viên hoàn thành công việc, an tâm<br /> tập tại doanh nghiệp hoặc cơ quan chuyên môn: 04 tuần công tác và nghiên cứu khoa học. Tiếp đó, Thông tư cần<br /> đối với nhà giáo dạy trình độ cao đẳng, trung cấp”, quy loại bỏ quy định bất hợp lí tại Điểm a, Khoản 1, Điều 11,<br /> định này dành cho giảng viên giảng dạy tất cả các môn Thông tư 07 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội<br /> học. Từ đó, chúng ta thấy quy định trên chưa hợp lí vì nó như sau : “Giảng dạy song song nhiều lớp cùng chương<br /> không căn cứ vào tính chất, vị trí việc làm, chuyên môn trình, trình độ, từ lớp thứ 3 trở đi: 01 giờ lí thuyết được<br /> của giảng viên như: giảng viên dạy những môn Triết học, tính bằng 0,75 giờ chuẩn” vì đây là quy định hoàn toàn<br /> Tiếng Anh, Pháp luật, Thể dục,... sẽ không thể hoàn không có cơ sở, không phù hợp.<br /> thành nhiệm vụ này. Vì vậy, cần sửa đổi quy định này - Đề nghị sửa đổi Thông tư 07 của Bộ Lao động -<br /> cho phù hợp hơn với thực tế, tạo điều kiện cho giảng viên Thương binh và Xã hội những nội dung có sự phân biệt<br /> có thể hoàn thành nhiệm vụ, yên tâm công tác. giữa giảng dạy môn chung và môn chuyên ngành để tạo<br /> <br /> 305<br /> VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2019, tr 303-306<br /> <br /> <br /> ra sự bình đẳng giữa giảng viên và giữa những môn học PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU...<br /> với nhau. Đối với giáo dục cao đẳng thì những môn (Tiếp theo trang 296)<br /> chung (gồm Thể chất, Chính trị, Anh văn, Tin học, Pháp<br /> luật, Quốc phòng An ninh) là môn học tạo kiến thức, kĩ<br /> năng cần thiết cho sinh viên để học tập, nhưng quy định 4. Cách bắt<br /> - HS kể<br /> phân biệt như trên của Bộ đã tạo ra sự phân biệt, những cá trái phép 4. Cách bắt cá trái phép<br /> lại hoặc<br /> trường cao đẳng và sinh viên sẽ có tâm lí môn chung là có hại như nó không chỉ làm tuyệt<br /> tưởng<br /> môn phụ, không cần thiết, xem thường kiến thức môn thế nào với chủng các thủy sinh mà<br /> tượng về<br /> chung. Điều đó cũng ảnh hưởng đến tâm lí, vị thế của cuộc sống còn rất nguy hiểm với<br /> việc<br /> của con tính mạng của bản thân<br /> giảng viên giảng dạy môn chung. đánh bắt<br /> người và loài mình và người xung<br /> 3. Kết luận cá trên<br /> động vật quanh.<br /> Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII khẳng định: sông.<br /> dưới nước?<br /> “GD-ĐT là quốc sách hàng đầu ...”. Giáo dục tác động<br /> mạnh mẽ đến vận mệnh quốc gia, dân tộc. Vì vậy, để có 3. Kết luận<br /> một nền giáo dục tốt thì cần có một đội ngũ nhân lực vừa Mục đích của dạy học Tập đọc là phát triển năng lực<br /> có đức và tài, tâm huyết với nghề, nhưng hiện nay chế độ đọc cho HS. Chính vì vậy, dạy HS đọc hiểu văn bản có<br /> dành cho giảng viên chưa phù hợp, bình đẳng nên khó vai trò quan trọng trong dạy học phân môn Tập đọc nói<br /> thu hút những người có năng lực trụ lại với nghề. Từ riêng và trong dạy học tiểu học ở nước Cộng hòa Dân<br /> những phân tích trên, thiết nghĩ cần có sự thống nhất chế chủ Nhân dân Lào nói chung. Trong đó, việc khai thác<br /> độ dành cho giảng viên giữa những cơ quan quản lí giáo những tri thức nền có vai trò rất quan trọng trong việc<br /> dục và giữa các môn học nhằm tạo sự hài hoà cho người đọc hiểu văn bản, tác phẩm. Để giờ tập đọc có hiệu quả,<br /> lao động trong cùng hệ thống giáo dục, cùng trình độ đào GV cần phải linh hoạt vận dụng những biện pháp để khơi<br /> tạo góp phần vào tiến trình đổi mới giáo dục theo xu thế gợi kiến thức nền của HS, giúp các em tái hiện, vận dụng<br /> toàn cầu hoá. kiến thức đã có để hình thành kiến thức mới.<br /> <br /> Tài liệu tham khảo<br /> Tài liệu tham khảo<br /> [1] Bộ GD-ĐT (2014). Thông tư 47/2014/TT-BGDĐT<br /> ban hành ngày 31/12/2014 quy định về chế độ làm [1] Đỗ Ngọc Thống (2012). Chương trình Ngữ văn<br /> việc đối với giảng viên. trong nhà trường phổ thông. NXB Giáo dục Việt<br /> [2] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2017). Nam.<br /> Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH ban hành ngày [2] Nguyễn Thị Hạnh (2014). Xây dựng chuẩn năng lực<br /> 10/03/2017 quy định về chế độ làm việc của nhà đọc hiểu cho môn Ngữ văn của chương trình giáo<br /> giáo giáo dục nghề nghiệp. dục phổ thông sau 2015 ở Việt Nam. Tạp chí Khoa<br /> [3] Ban Chấp hành Trung ương (2018). Nghị quyết số học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số<br /> 27-NQ/TW ngày 21/05/2018 về cải cách chính 56 (90), tr 88-97.<br /> sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên [3] Pardo, L. S. (2004). What every teacher needs to<br /> chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong know about comprehension. International Reading<br /> doanh nghiệp. Association, pp. 272-280, doi:10.1598/RT.58.3.5.<br /> [4] Ban Chấp hành Trung ương (1996). Nghị quyết số [4] Viện nghiên cứu Khoa học giáo dục - Bộ GD-ĐT<br /> 2-NQ/TW ngày 24/12/1996 về định hướng chiến (2009-2010). Sách giáo khoa Tiếng Lào (lớp 4).<br /> lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời<br /> kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến [5] Đỗ Ngọc Thống (chủ biên) - Đỗ Xuân Thảo - Phan<br /> năm 2000. Thị Hồ Điệp - Lê Phương Nga (2018). Dạy học phát<br /> [5] Quốc hội (2009). Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung triển năng lực môn Tiếng Việt tiểu học. NXB Đại<br /> một số điều của Luật Giáo dục 2005 số học Sư phạm.<br /> 44/2009/QH12 ban hành ngày 25/11/2009. [6] Lê Đức Luận (2015). Tiếp cận tác phẩm văn học nhà<br /> [6] Quốc hội (2012). Luật Giáo dục Đại học số trường theo phương pháp phức hợp. NXB Văn học.<br /> 08/2012/QH13 ban hành ngày 18/06/2012. [7] Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2015). Chương<br /> [7] Quốc hội (2014). Luật Giáo dục Nghề nghiệp số trình dạy tiếng Việt cho học sinh Lào tại nước Cộng<br /> 74/2014/QH13 ban hành ngày 27/11/2014. hòa Dân chủ Nhân dân Lào.<br /> <br /> 306<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2