intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lỗ hổng trong hoạt động M&A

Chia sẻ: Nguyễn Bá Trung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

190
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hoạt động trên sàn chứng khoán, khi mua bán trên 5% vốn cổ phần công ty thì phải thông báo với Uỷ ban chứng khoán Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) đang diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, chưa có các quy định pháp lý đầy đủ và rõ ràng cho hoạt động này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lỗ hổng trong hoạt động M&A

  1. Những lỗ hổng trong hoạt động M&A Hoạt động trên sàn chứng khoán, khi mua bán trên 5% vốn cổ phần công ty thì phải thông báo với Uỷ ban chứng khoán Hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) đang diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, chưa có các quy định pháp lý đầy đủ và rõ ràng cho hoạt động này. Đầu năm nay, hãng bánh kẹo Hàn Quốc Lotte đã thực hiện một vụ mua bán, sáp nhập (M&A) đình đám Việt Nam khi tuyên bố nắm giữ tới hơn 30% sở hữu của công ty cổ phần bánh kẹo Biên Hoà Bibica. Theo thoả thuận, Bibica sẽ nhập khẩu và phân phối sản phẩm của Lotte tại hệ thống của mình tại Việt Nam. Đây là điểm đáng chú ý nhất bởi mạng lưới phân phối của Bibica lên đến gần 20.000 cửa hàng, chiếm 10% thị phần bánh kẹo ở Việt Nam. Như vậy, nhiều chuyên gia lo ngại, Lotte – với tiềm lực và kinh nghiệm vượt trội – có thể phát triển thành nhà kinh doanh lớn nhất trong ngành này. Với số cổ phần nắm giữ khoảng 30% của Bibica, qua thương vụ trên, Lotte đã chọn được con đường ngắn nhất và ít rủi ro nhất để thâm nhập thị trường phân phối ở Việt Nam. Những người trong ngành ước tính, Bibica đang chiếm khoảng 10% thị phần bánh kẹo ở Việt Nam.
  2. Theo cam kết WTO, Việt Nam chỉ cho phép các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được quyền phân phối trong giới hạn mở một cơ sở phân phối sau ngày 1/1/2009 tới. Cuộc "hôn nhân" của Lotte và Bibica rõ ràng đã đặt ra vấn đề là khung pháp lý nào cho các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua lại doanh nghiệp Việt Nam có hơn một cơ sở phân phối? Mặc dù các cơ sở pháp lý cơ bản nhất về M&A đã được ban hành rải rác ở các luật Đầu tư, Doanh nghiệp, Cạnh tranh, Chứng khoán... nhưng các quy định tại các văn bản này về riêng lĩnh vực M&A vẫn còn “chưa cụ thể và toàn diện”, theo ông Ngô Công Thành, thuộc cục Đầu tư nước ngoài, bộ Kế hoạch và đầu tư. “Thị trường còn thiếu các thông tin tin cậy… Bản thân các nhà đầu tư trong nước, các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương cũng chưa có một sự hiểu biết đúng đắn và đầy đủ về vai trò và xu hướng phát triển của hình thức đầu tư M&A”, ông Thành nhận xét. Một ví dụ khác. Theo điều 153 của luật Doanh nghiệp, các công ty nhận sáp nhập có thị phần 30 – 50% phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh; và cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp phải có văn bản từ cục Cạnh tranh xác nhận doanh nghiệp có thị phần dưới 30%. Ông Đăng Dương Anh, luật sư văn phòng luật Vilaf Hồng Đức nhận xét, tiêu chí này là thiếu định lượng và gây khó khăn cho các doanh nghiệp. “Họ phải mất chi phí khá lớn để nghiên cứu thị phần, xem có phải thông báo cho cục Cạnh tranh hay không trước khi tiến hành hoạt động M&A”, ông Anh nói. Rõ ràng, sẽ xảy ra trường hợp các doanh nghiệp có nhu cầu M&A sẽ tránh thông báo với cục này. Ông Thành cho rằng, khuôn khổ pháp lý chưa rõ ràng, nằm rải rác tại nhiều văn bản và trong nhiều trường hợp xung đột nhau đã làm các cơ quan quản lý cả Trung ương và địa phương rất khó khăn trong việc áp dụng luật pháp.
  3. Ví dụ, các hoạt động M&A liên quan tới các doanh nghiệp đã niêm yết thì do uỷ ban Chứng khoán Nhà nước quản lý, liên quan tới đầu tư trực tiếp nước ngoài thì thuộc thẩm quyền của bộ Kế hoạch và đầu tư. Thêm vào đó, các cơ quan nhà nước cũng còn chưa thống nhất định nghĩa M&A là đầu tư trực tiếp hay gián tiếp, điều kiện nào để chuyển hoá từ đầu tư gián tiếp thành đầu tư trực tiếp và ngược lại. Trên thị trường chứng khoán đã diễn ra các giao dịch của các quỹ đầu tư và các định chế tài chính nước ngoài như ngân hàng Deutsche (Đức) mua 5,22% cổ phần của FPT và 5,71% cổ phần Vinamilk; quỹ đầu tư VOF mua 8,83% cổ phần của REE. Một số các đối tác nước ngoài thậm chí đã mua để tham gia điều hành và quản lý doanh nghiệp như ANZ với công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn, Swiss Reinsurance với công ty cổ phần Tái bảo hiểm Việt Nam. Ông Phan Hữu Thắng, cục trưởng cục Đầu tư nước ngoài nhận xét, phương thức M&A sẽ là xu thế của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung nhiều hơn vào các dự án quy mô lớn. Ông Thành, thuộc cục Đầu tư nước ngoài, cũng đồng tình điểm này: “Việt Nam bắt buộc và cần phải nắm bắt cơ hội thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài thông qua hình thức M&A để huy động vốn cho quá trình phát triển”. Tuy nhiên, ông Thành cho rằng cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, minh bạch và đầy đủ để định hướng thực hiện và quản lý các giao dịch M&A, mà trước hết cần ban hành nghị định về M&A tại Việt Nam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2