intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lời khuyên phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

81
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh trĩ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ăn uống không hợp lý, mất cân bằng, ăn nhiều thức ăn cay nóng, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ phải rặn nhiều khi đại tiện, đứng nhiều, ngồi nhiều, lao động khuân vác nặng nhọc, sức khỏe kém, phụ nữ mang thai…Hầu hết người bệnh trĩ đều không được chữa trị sớm, bệnh thường ở mức trung bình hoặc nặng ( nhiều người bệnh bị hàng vài chục năm, ba bốn búi trĩ vòng hết hậu môn), số ít ở mức độ nhẹ. Về nguyên tắc thì bệnh chữa càng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lời khuyên phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ

  1. Những lời khuyên phòng ngừa và chữa trị bệnh trĩ Bệnh trĩ xuất phát từ nhiều nguyên nhân như ăn uống không hợp lý, mất cân bằng, ăn nhiều thức ăn cay nóng, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ phải rặn nhiều khi đại tiện, đứng nhiều, ngồi nhiều, lao động khuân vác nặng nhọc, sức khỏe kém, phụ nữ mang thai…Hầu hết người bệnh trĩ đều không được chữa trị sớm, bệnh thường ở mức trung bình hoặc nặng ( nhiều người bệnh bị hàng vài chục năm, ba bốn búi trĩ vòng hết hậu môn), số ít ở mức độ nhẹ. Về nguyên tắc thì bệnh chữa càng sớm càng tốt ( sớm thì dễ chữa, thời gian điều trị ngắn, ít đau, đỡ mất thời gian, chi phí ít…). Để phòng và điều trị bệnh trĩ hiệu quả, chúng ta nên nắm được những thông tin sau: Vì sao phần lớn người bệnh không chữa trị sớm? - Ở giai đoạn đầu, biểu hiện bệnh còn ít, chưa rõ ràng người bệnh không có chuyên môn sâu về bệnh nên không kịp thời phòng tránh, điều trị.
  2. - Có người bệnh biết mình bị bệnh trĩ nhưng chưa tìm được phương pháp điều trị phù hợp. - Nhiều người biết mình bị nhưng có thể do tâm lý ngại ngùng, bệnh còn nhẹ chưa có ảnh hưởng nhiều nên chưa điều trị bệnh trĩ . Thực tế không ít người bệnh cố chụi đựng đến lúc không chụi được mới đi chữa. Việc chậm trễ trong chẩn đoán và điều trị bệnh trĩ gây ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một số lời khuyên phòng tránh và điều trị kịp thời bệnh trĩ - Đối với người chưa bị bệnh trĩ nên tập cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt, làm việc điều độ, cân bằng. Nên nhớ cái gì quá thừa hoặc quá thiếu đều không tốt cho sức khỏe. - Khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh trĩ: thường là nóng trong, táo bón, đi ngoài ra máu…nên bình tĩnh thay đổi chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt phù hợp sau một thời gian hầu hết bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. - Đối với người đã bị bệnh trĩ không nên chủ quan cũng như quá lo lắng về bệnh (bản chất bệnh trĩ không có gì là nguy hiểm cả). Sử dụng phương pháp điều trị phù hợp để chữa trị càng sớm càng tốt. Bệnh trĩ và những phương pháp tự chữa
  3. Trĩ là bệnh phổ biến hàng đầu trong các bệnh lý liên quan đến đường hậu môn. Bệnh này chủ yếu do dãn quá mức các đám rối tĩnh mạch hậu môn, trực tràng. Người mắc bệnh trĩ thường xuất hiện các triệu chứng: chảy máu gây thiếu máu trầm trọng, sa trĩ gây sưng vù, chảy máu, bầm tím, nghẹt hậu môn rất khó chịu. Việc điều trị bệnh trĩ rất cần sự can thiệp của y học, bên cạnh đó nếu người bệnh có những kiến thức đầy đủ về bệnh cũng như những bí quyết tự chữa thích hợp thì khả năng điều tri dứt điểm càng nhanh và hiệu quả. Những điều cần biết - Chúng ta cần tập đi đại tiện đúng giờ. Đại tiện khuôn mềm là tốt. - Giảm tư thế ép bụng như quỳ. Tránh ngồi lâu, đứng lâu và lao động quá độ. - Kiêng ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, chất thô nhiều bã, không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc, cà phê. - Cần ăn nhiều thứ làm mát ruột, làm nhờn niêm mạc ruột và những thực phẩm dễ đi ngoài, cầm máu như nước lê tươi, nước ngó sen, nước mã thầy, nước rễ lau (lô can), nước rau cần, củ cải ăn chín, mướp đắng, dưa chuột, cải bắp, lòng đỏ trứng gà, táo tây, chuối tiêu, vừng đen, mộc nhĩ trắng...
  4. - Tâm tình cần thoải mái, vui vẻ. Nếu luôn lo lắng âu sầu sẽ làm niêm mạc ruột co bóp máu không lưu thông. - Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ hậu môn là điều kiện để không gây viêm nhiễm vùng niêm mạc hậu môn trực tràng. Phương pháp tự chữa bệnh trĩ Bài thuốc dân gian Bài 1: Bột nghiền than đại hoàng, mỗi lần 3-6g, ngày 2 lần uống bằng nước ấm. Bài 2: Lá cà sấy khô trên viên ngói nóng, nghiền thành bột, mỗi lần 6g, ngày 2 lần, uống với nước cháo gạo. Bài 3: Cỏ hán liên 60g, sắc nước uống thay trà. Bài 4: Than địa du 15g, than hoa hòe 12g, than tây thảo 12g, đậu đỏ nhỏ hạt 30g, than phòng phong 10g, than đại hoàng 10g, hoàng bách 10g, mỗi ngày sắc 1 thang, uống làm 2 lần. Dùng cho người tích thực kèm ẩm, máu đỏ lẩn vẩn, miệng đắng, lưỡi có rêu dày màu vàng, đại tiện không thông thoát. Bài 5: Đất thó nung 30g, đảng sâm 10g, bạch truật sao cháy 10g, than gừng 10g, than thăng ma 10g, hoàng kỳ đã sao 12g, a giao 9g, cam thảo 6g, mỗi ngày 1 chén, sắc uống 2 lần. Dùng cho người tỳ khí hư nhược, mặt trắng bệch, mệt mỏi không có sức.
  5. Một số món ăn - bài thuốc - Ruột già lợn 250g, hoa hòe tươi 15g, nấu canh ăn. - Mỗi ngày ăn một trái mứt hồng (bánh quả hồng). - Mộc nhĩ trắng 10g, táo đỏ 15g, hầm nhỏ lửa cho nát ra rồi ăn. - Rau kim 30g, cùng với ít đường vàng nấu chè ăn. Chữa tại chỗ Xông hơi: Cho a giao vào giấm, đợi tan ra, chưng lên thành cao. Mỗi ngày dùng 30g ngâm với 500g giấm. Sau đó đun nóng lên, sau khi xông xong, lấy nước rửa hậu môn. Ngày 2 lần, có thể rửa nhiều lần. Dùng chữa hậu môn bị nứt và trĩ chảy máu. Bôi thuốc - Dầu thanh lương trộn với bột chu hoàng 1g, bôi ngoài hậu môn. - Dầu lòng đỏ trứng gà bôi vào cửa hậu môn. Cách làm dầu trứng gà: lấy một số lòng đỏ trứng gà cho vào bát sành, rồi đun nhỏ lửa đợi khi trứng ra dầu là được. Buộc thuốc: Ngải dại (lá khao tử) giã nát rồi buộc vào hậu môn.
  6. Các phương pháp khác - Xoa bụng hằng ngày vào lúc thức giấc và trước khi ngủ xoa bụng 1 lần, xoa theo chiều thuận rồi theo chiều ngược với chiều kim đồng hồ, mỗi lần 100 vòng. - Lót đít, mỗi ngày 2-3 lần làm, mỗi lần từ 30-50 cái. Dùng chữa bệnh trĩ ra máu. Những điều cần tránh - Nếu đột nhiên thấy đi ngoài phân ra máu hoặc có dính máu, thường xuyên như vậy chữa mãi không khỏi, hoặc thấy trong phân có tổ chức hoại tử, có nhiều chất nhày, người bệnh không nên bỏ qua mà phải đi khám tại bệnh viện ngay. - Do sợ đau hậu môn nên bệnh nhân thường nhịn đại tiện, như vậy càng làm phân thêm táo, sinh nhiệt, càng gây chảy máu. - Với các thiếu nữ chưa chồng trong thời kỳ kinh nguyệt cần chú ý vệ sinh âm đạo kỹ nếu không dễ gây viêm niêm mạc cửa hậu môn rồi ra máu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1