intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

Chia sẻ: Nguyễn Thị An | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

113
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn sắp trở thành mẹ, điều quan trọng nhất của bạn lúc này là phải thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cho bà bầu được chọn nên đa dạng và hợp lý. Thực phẩm nên đa dạngCác chuyên gia y tế của Úc khuyên mẹ bầu nên

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ

  1. Những lưu ý về dinh dưỡng cho bà bầu trong suốt thai kỳ Bạn sắp trở thành mẹ, điều quan trọng nhất của bạn lúc này là phải thiết kế cho mình một thực đơn ăn uống thật đầy đủ chất dinh dưỡng. Dinh dưỡng cho bà bầu được chọn nên đa dạng và hợp lý. Thực phẩm nên đa dạng Các chuyên gia y tế của Úc khuyên mẹ bầu nên: - Ăn thật nhiều các loại rau, các loại đậu (đậu xanh và đậu lăng) và trái cây tươi mỗi ngày. - Ăn nhiều ngũ cốc (gồm khoai, bánh mì, mì ống, gạo…) - Ăn nhiều thịt nạc, cá, thịt gia cầm. - Không nên bỏ qua sữa, các chế phẩm từ sữa (sữa chua, pho mát, váng sữa). - Uống nhiều nước trong ngày.
  2. (Ảnh minh họa) Dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý Bạn nên chọn thực phẩm ít muối, ăn một lượng đường vừa phải . Dinh dưỡng cho bà bầu được khuyến nghị trung bình mỗi ngày cần thêm 300 calo trong chế độ ăn uống của mình cho tam cá nguyệt đầu tiên, 600 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và 900 calo trong ba tháng cuối.
  3. Đồ ăn nhẹ lành mạnh cho tam cá nguyệt đầu tiên đó là: Một lát bánh mì nâu hoặc bánh mì nho khô; một quả táo, cam, chuối, hoặc dâu tây; một quả trứng luộc; nửa hộp sữa chua. Trong các tam cá nguyệt tiếp theo, bạn tiếp tục bố trí ăn lượng tăng nhiều hơn với số lượng và số lần. Trong vài tuần đầu tiên, sự thèm ăn của bạn có thể bị giảm đi đáng kể và bạn cảm thấy buồn nôn hoặc mệt mỏi. Trong phần giữa của thai kỳ sự thèm ăn của bạn giống như trước khi có thai hoặc tăng nhẹ. Đến cuối thai kỳ, sự thèm ăn của bạn bắt đầu tăng lên rõ rệt. Nếu bạn bị ợ nóng hoặc đầy bụng sau khi ăn, bạn nên chia nhỏ hơn nữa bữa ăn của mình. Quy tắc quan trọng dành cho bạn đó là hãy ăn khi đói và tuyệt đối không nên cố ăn cho hai người. Vitamin cần bổ sung Thật tuyệt và may mắn nếu bạn không bị ốm nghén, bạn thoải mái có thể ăn những đồ ăn mà mình muốn, và tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, nếu bạn bị nghén, bạn đều bị nôn mỗi khi ăn xong, bạn cần phải bổ sung thêm vitamin theo chỉ dẫn của bác sĩ. Axit folic là một trong những vitamin cực kỳ quan trong trong ba tháng đầu của thai kỳ. Thiếu chất này (có sẵn trong ngũ cốc, gan động vật, rau mầu xanh đậm), đứa trẻ sinh ra có khả năng cao bị bệnh có liên quan tới dị tật bẩm sinh ống thần kinh như nứt đốt sống. Bác sĩ khuyên bạn nên bổ sung vitamin này hàng ngày cho đến khi bạn mang thai được ba tháng.
  4. (Ảnh minh họa) Sắt và Canxi cũng là khoáng chất vô cùng quan trọng cho bà bầu. Iốt là điều vô cùng cần thiết cho sự phát triển não bộ và chức năng tuyến giáp được hình thành của bé. Sắt có nhiều trong gan động vật, tôm cua, vừng, đậu xanh, rau muống..., Canxi có trong cải chíp, con hàu, chuối, kiwi, súp lơ xanh, rau chân vịt... Nếu bạn là một người ăn chay, là người mắc bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường thai kỳ, thiếu máu, hoặc nếu bạn có lịch sử sinh non… hãy nói rõ điều này với bác sĩ của bạn. Bạn cần phải được bổ sung Vitamin A (gan, cá biển, bơ, trứng, sữa) với số lượng hợp lý. Dinh dưỡng cho bà bầu: những thực phẩm cần tránh Có một số loại thực phẩm mà bà bầu cần tránh bởi các bác sĩ nhận định thực phẩm này không an toàn cho sự phát triển của trẻ.
  5. - Hải sản, sushi, cá... Tuy cá là một nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất nhưng bạn vẫn nên đề phòng bởi mức độ thủy ngân có trong cá không thấp. - Pate, thịt tái, trứng trần… tất cả đều là những thực phẩm có thể chứa nguồn vi khuẩn gây hại cho đứa con chưa sinh của bạn. - Rượu: Khuyến cáo của chuyên gia y tế Úc, bà bầu nên nói không với rượu, các chất kích thích như cafe. - Hút thuốc: Nếu bạn đang có bầu, bạn hãy chấm dứt sử dụng thuốc, càng sớm càng tốt. (Ảnh minh họa) Ăn kiêng khi mang thai
  6. Chế độ ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể làm hại bạn và gây hại cho sự phát triển của em bé. Chế độ ăn kiêng không đảm bảo bạn được nạp đầy đủ vitamin và khoáng chất hợp lý. Bạn nên nhớ rằng, tăng cân là một trong những dấu hiệu tích cực cho thấy bạn đang có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu bạn đang thừa cân, bạn có thể cải thiện chế độ ăn uống của mình bằng cách cắt giảm thực phẩm giàu chất béo, đường và tham gia một số bài tập thể dục hợp lý. Cân nặng hợp lý Cách tăng cân tốt nhất đó là tăng từ từ dần dần. Bạn nên đạt được khoảng tăng 11 đến 14 kg, 18 đến 20 kg nếu bạn đang mang thai đôi. Bạn nên tập trung vào một chế độ ăn uống lành mạnh gồm nhiều tinh bột, trái cây rau quả, protein, sữa và thực phẩm từ sữa,… Bạn không cần phải từ bỏ tất cả các món ăn ưa thích chỉ vì bạn đang mang thai. Tuy nhiên, dinh dưỡng cho bà bầu không nên bao gồm thực phẩm và đồ ăn nhẹ nhiều muối, nhiều chất béo và đường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2