Những mối quan hệ giữa thuộc địa và người da đỏ 2
lượt xem 3
download
Những mối quan hệ giữa thuộc địa và người da đỏ 2 Năm 1670, những người định cư đầu tiên đến New England và đảo Barbados ở vùng biển Caribbean đã tới vùng mà bây giờ là thành phố Charleston, bang Nam Carolina. Một hệ thống chính quyền mà nhà triết học Anh John Loke góp phần xây dựng đã được chuẩn bị một cách chu đáo, tỷ mỉ cho thuộc địa mới. Một trong những đặc điểm nổi bật của nó là xoá bỏ được sự tính toán nhằm tạo ra tầng lớp quý tộc cha truyền con nối. Một...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những mối quan hệ giữa thuộc địa và người da đỏ 2
- Những mối quan hệ giữa thuộc địa và người da đỏ 2 Năm 1670, những người định cư đầu tiên đến New England và đảo Barbados ở vùng biển Caribbean đã tới vùng mà bây giờ là thành phố Charleston, bang Nam Carolina. Một hệ thống chính quyền mà nhà triết học Anh John Loke góp phần xây dựng đã được chuẩn bị một cách chu đáo, tỷ mỉ cho thuộc địa mới. Một trong những đặc điểm nổi bật của nó là xoá bỏ được sự tính toán nhằm tạo ra tầng lớp quý tộc cha truyền con nối. Một trong những khía cạnh kém hấp dẫn nhất của thuộc địa là việc sớm buôn bán nô lệ người da đỏ, tuy nhiên trong suốt một thời gian, gỗ xẻ, gạo và thuốc nhuộm màu chàm tím đã đem lại cho thuộc địa một cơ sở kinh tế mạnh mẽ hơn. Vịnh Massachusetts không còn là thuộc địa duy nhất được vận hành bởi các động cơ tôn giáo nữa. Vào năm 1681, William Penn, một người giàu có theo giáo phái Quaker và là bạn của vua Charles đệ Nhị, đã nhận được một vùng đất rộng ở phía tây sông Delaware mà đã trở nên nổi tiếng với cái tên Pennsylvania. Ðể cung cấp dân cư cho vùng đất này, ông Penn đã tích cực tuyển mộ nhiều thành viên các giáo phái không quy phục nhà thờ chính thống từ nước Anh và từ lục địa châu Âu như tín đồ các giáo phái Quaker, Mennonite, Amish, Moravian và Baptist.
- Khi Penn đến vùng đất này một năm sau đó, đã có những người định cư Hà Lan, Thuỵ Ðiển và Anh sống dọc bờ sông Delaware. Ðó là nơi ông đã lập ra thành phố Philadelphia, "Thành phố của Tình yêu huynh đệ". Trung thành với đức tin của mình, ông Penn đã được khuyến khích bởi tình cảm bình đẳng, một điều không phải luôn luôn được tìm thấy ở các thuộc địa khác ở nước Mỹ thời đó. Vì vậy phụ nữ ở Pennsylvania có các quyền từ lâu trước khi phụ nữ ở các khu vực khác tại nước Mỹ có được. Penn và những người được uỷ quyền của ông cũng rất chú ý tới những mối quan hệ của thuộc địa với người da đỏ ở Delaware khi ông bảo đảm rằng họ được trả tiền thanh toán cho bất kỳ mảnh đất nào mà người châu Âu đến định cư. Bang Georgia được thành lập năm 1732, đây là bang cuối cùng trong số 13 bang được thành lập. Vốn là một vùng nằm ở gần vùng Florida thuộc Tây Ban Nha, miền này đã được nhìn nhận như là khu đệm chống lại các cuộc xâm nhập của người Tây Ban Nha. Nhưng miền đất ấy lại có một đặc tính có một không hai: đàn ông chịu trách nhiệm về các công trình bố phòng bang Georgia, tướng James Oglethorpe, là một nhà cải cách đã có sự cân nhắc kỹ càng trong việc tạo ra một khu di tản nơi mà những cựu tù nhân nghèo túng được trao cho những cơ hội mới để phụng sự.
- XII/ Dân định cư, nô lệ và những người hầu Những người đàn ông và đàn bà ít quan tâm tới cuộc sống mới ở nước Mỹ thường được thuyết phục đi Tân Thế giới bởi những lời dỗ dành, xúi bẩy rất khéo léo của những người khởi xướng. Chẳng hạn, William Penn đã phổ biến những cơ hội đang chờ đợi người định cư ở thuộc địa Pennsylvania. Các quan toà và giới lãnh đạo nhà tù đã dụ dỗ bằng cơ hội di cư sang các thuộc địa như bang Georgia thay vì phải chịu kết án tù. Nhưng rất ít kiều dân có thể có đủ tiền chi phí cho chuyến vượt biển của họ và gia đình họ để bắt đầu sự nghiệp ở miền đất mới. Trong một số trường hợp, các thuyền trưởng của tàu nhận được những khoản tiền thưởng hậu hĩnh từ việc bán các hợp đồng phục vụ cho các dân cư nghèo vốn được gọi là những người hầu ràng buộc bằng giao kèo, và mọi phương pháp từ những lời hứa ngông cuồng, vô lý đến việc bắt cóc đều được sử dụng để làm sao lấy đủ lượng hành khách mà con tàu có thể chở được. Trong những trường hợp khác, mọi chi phí cho việc vận chuyển và nuôi ăn được các đại lý tuyển mộ người cho thuộc địa thanh toán như các công ty Virginia và Vịnh Massachusetts. Ðể đổi lại, những người hầu ràng buộc bằng giao kèo đồng ý làm việc cho các đại lý với tư cách công nhân theo hợp đồng, thường là từ bốn cho
- đến bảy năm. Khi hết thời hạn, họ sẽ được trao "quyền tự do", thỉnh thoảng bao gồm cả một mảnh đất nhỏ. Người ta đã ước tính rằng một nửa dân định cư sống ở các thuộc địa ở miền nam New England đã đến Mỹ theo hệ thống này. Tuy phần lớn số họ đã thực hiện các bổn phận của mình một cách trung thành, song có một số người đã chạy trốn khỏi chủ thuê họ. Tuy nhiên nhiều người trong số họ cuối cùng đã có thể tìm được đất và lập các trang trại, hoặc là ở các thuộc địa mà họ đã định cư từ đầu hoặc ở các thuộc địa láng giềng. Không hề có một sự sỉ nhục nào về mặt xã hội áp đặt cho một gia đình nào đó từng bắt đầu lập nghiệp ở Mỹ dưới khuôn cảnh nửa nô lệ như thế. Thuộc địa nào cũng từng cung cấp những vị lãnh tụ vốn là những cựu người hầu ràng buộc bằng giao kèo. Còn một ngoại lệ rất quan trọng đối với mô hình này: đó là những người nô lệ châu Phi. Những người da đen đầu tiên được đưa tới Virginia vào năm 1612, đúng 12 năm sau khi thành lập thành phố Jamestown. Thoạt đầu, nhiều người được coi là những người hầu ràng buộc bằng giao kèo mà họ có thể có được quyền tự do của mình. Tuy nhiên, cho đến những năm 1660, vì nhu cầu về lao động cho các đồn điền ở các thuộc địa miền Nam gia tăng nên việc thiết lập chế độ nô lệ bắt đầu xiết lại xung quanh số phận người da đen, và người châu Phi đã được đưa tới Mỹ, rồi sống trong sự trói buộc của người nô lệ bắt buộc.
- XIII/ Ðiều bí mật vĩnh viễn của người Anasazi Những khu làng Peublo lâu đời và "những thị trấn trên ghềnh đá" đầy ấn tượng sâu sắc nằm ở giữa những ngọn núi mặt bàn (mesa) gồ ghề, trơ trọi và những hẻm núi do sông chảy cắt ngang ở Colorado và New Mexico là nét đặc trưng cho những khu định cư của một số cư dân thời tiền sử của Bắc Mỹ, đó là những người Anasazi (theo tiếng Navajo, từ này có nghĩa là "những người cổ xưa"). Cho đến năm 500 sau công nguyên, người Anasazi đã xây dựng một số trong số những khu làng giống nhau đầu tiên ở miền Tây Nam nước Mỹ, tại đây họ đi săn và trồng các vụ ngô, bí hay đậu. Người Anasazi đã thịnh vượng suốt hàng thế kỷ, họ xây đắp những con đê cùng các hệ thống tưới tiêu có cấu trúc tinh xảo; họ tạo nên một truyền thống làm đồ gốm sứ rất độc đáo và mạnh mẽ; và họ đã khoét những ngôi nhà nhiều phòng, phức tạp ở trên những vách đá dựng đứng mà ngày nay vẫn còn nằm trong số những khu khảo cổ gây ấn tượng mạnh nhất ở Hoa Kỳ. Thế mà cho tới năm 1300, họ đã rời bỏ các khu định cư của mình, bỏ lại mọi đồ sứ gốm, các công cụ, đồ đạc, thậm chí cả quần áo - dường như họ đã trù định việc trở về - và có lẽ họ đã biến mất vào lịch sử xa xôi. Quê hương của họ trở nên hiu quạnh không ai sống ở đó trong suốt hơn một thế kỷ, cho tới khi các bộ lạc mới đến như người Navajo và người Ute, và sau đó là những người định cư Tây Ban Nha và châu Âu khác.
- Câu chuyện về người Anasazi gắn bó chặt chẽ với môi trường tươi đẹp nhưng khắc nghiệt nơi họ đã chọn để sinh sống. Những khu định cư đầu tiên bao gồm các ngôi nhà hầm giản dị được khoét sâu vào trong đất đã trở thành những đàn lễ (kiva)3 chìm được dùng làm nơi tụ hội và thực hành các nghi lễ tôn giáo. Sau này các thế hệ kế tiếp đã phát triển kỹ thuật nề để xây dựng các làng Pueblo với các kiểu nhà vuông bằng đá. Nhưng sự thay đổi gây sửng sốt nhất trong đời sống của người Anasazi- vì những lý do mà vẫn chưa ai khám phá - là việc chuyển tới những nơi trên vách đá của những ngọn núi mặt bàn có đỉnh phẳng, nơi người Anasazi đã đục khoét thành các căn nhà nhiều tầng rất đáng kinh ngạc. Người Anasazi sống trong một xã hội cộng đồng chung được tiến hoá chậm chạp suốt nhiều thế kỷ. Họ buôn bán với những người khác trong vùng, nhưng những dấu tích về chiến tranh quả là ít ỏi và rải rác. Và tuy người Anasazi chắc chắn có các thủ lĩnh tôn giáo và các thủ lĩnh khác cũng như những thợ thủ công rất tài khéo, song rõ ràng những sự phân biệt về xã hội hay giai cấp là không tồn tại. Những môtíp tôn giáo và xã hội hiển nhiên đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng những cộng đồng làng trên vách đá cùng sự rời bỏ đi của họ. Nhưng cuộc đấu tranh nhằm tăng lượng lương thực trong một môi trường ngày càng khó khăn có lẽ là một yếu tố quan trọng nhất. Vì dân số tăng, nông dân trồng trọt trên những ngọn núi mặt bàn ngày càng lớn điều đó đã khiến một số cộng đồng phải canh tác
- trên những phần đất sát biên vách núi, trong khi đó những người khác đã rời đỉnh các ngọn núi mặt bàn tới khu sườn vách đá. Nhưng người Anasazi không thể ngăn cản sự mất mát độ phì nhiêu của đất do việc sử dụng đất thường xuyên liên tục, cũng như họ không thể chống lại được hạn hán theo chu kỳ. Việc phân tích các vòng tuổi thân cây, chẳng hạn đã cho thấy rằng trận hạn hán cuối cùng kéo dài 23 năm, từ năm 1276 đến năm 1299, rốt cuộc đã bắt buộc các nhóm người Anasazi cuối cùng phải rời bỏ vĩnh viễn. Tuy người Anasazi đã tan tác khỏi quê cha đất tổ của mình, song họ không hề biến mất. Di sản của họ vẫn tồn tại trong sự kiện khảo cổ đặc biệt sâu sắc mà họ đã để lại, và tồn tại trong những người Hopi, người Zuni và những người Pueblo khác vì những bộ lạc ấy là người nối dõi họ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Tư tưởng - TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH VỀ VÂN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TÔC
20 p | 1132 | 345
-
Bài 2: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN VÀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
4 p | 1665 | 262
-
Tài liệu ôn tập " Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - lênin 2"
22 p | 600 | 129
-
NỘI DUNG ÔN THI TỐT NGHIỆP CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ (Hệ Cao đẳng khóa 2009-2012)
19 p | 307 | 83
-
SO SÁNH VĂN HÓA ĐÔNG Á VÀ ĐÔNG NAM Á
13 p | 172 | 48
-
Tiểu luận: Quy luật vận động của nền kinh tế phù hợp với sự phát triển của Lực lượng sản xuất 2
5 p | 220 | 38
-
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TÔT NGHIỆP MÔN HỌC CHÍNH TRỊ
7 p | 180 | 29
-
ĐỀ THI HẾT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN - ĐỀ SỐ 18
5 p | 178 | 26
-
THẾ GIỚI TÂM LINH
9 p | 93 | 25
-
ĐỀ THI HẾT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN - ĐỀ SỐ 21
5 p | 150 | 24
-
ĐỀ THI HẾT MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN - ĐỀ SỐ 20
4 p | 152 | 22
-
Báo chí văn chương đầu thế kỷ XX tại Việt Nam
47 p | 185 | 16
-
Mối quan hệ giữa giá trị và giá trị sử dụng
0 p | 995 | 16
-
Giáo án môn Giáo dục phòng chống HIV/AIDS và Ma túy trong trường học – Bài dạy: Các con đường lây nhiếm và không lây nhiễm HIV/AIDS, những biện pháp can thiệp cụ thể phòng lây nhiễm HIV - Nguyễn Trung Nhân
5 p | 135 | 7
-
Giáo án môn Địa lý – Bài dạy: Sông ngòi, hồ và các đới tự nhiên Châu Á - Nguyễn Hữu Sinh
7 p | 203 | 5
-
Những mối quan hệ giữa thuộc địa và người da đỏ 1
7 p | 86 | 4
-
Thiên nhiên với thế giới nghệ thuật ẩn dụ và biểu tượng trong ca dao dân ca
9 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn