intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN

Chia sẻ: Phamphuchau Phuchau | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

753
lượt xem
228
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như các bạn đã biết đời sống của chúng ta luôn tồn tại 2 mặt song song: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Trong đó, đời sống vật chất được gọi là tồn tại xã hội còn đời sống tinh thần được gọi là ý thức xã hội. Trong hệ thống quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử, nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội là 1 nguyên lý cơ bản, đánh dấu sự đối lập căn bản giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm về xã hội....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN

  1. NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN Chào cô và các bạn đến với bài thuyết trình của nhóm mình! Hôm nay nhóm 11 xin thuyết trình về đề tài: TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI Như các bạn đã biết đời sống của chúng ta luôn tồn tại 2 mặt song song: đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Trong đó, đời sống vật chất được gọi là tồn tại xã hội còn đời sống tinh thần được gọi là ý thức xã hội. Trong hệ thống quan niệm duy vật biện chứng về lịch sử, nguyên lý tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội là 1 nguyên lý cơ bản, đánh dấu sự đối lập căn bản giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm về xã hội. V.I.Lênin đã bắt đầu từ nguyên lý này khi trình bày những quan điểm duy vật lịch sử của C.Mác: “Nhận thấy chủ nghĩa duy vật cũ là không triệt để, chưa hoàn bị và phiến diện nên Mác cho là cần phải làm cho khoa học xã hội phù hợp với cơ sở duy vật, và dựa vào cơ sở đó để cải tạo khoa học ấy. Nếu, nói chung, chủ nghĩa duy vật lấy tồn tại để giải thích ý thức chứ không phải ngược lại, thì khi áp dụng vào đời sống xã hội loài người nó buộc phải lấy tồn tại xã hội để giải thích ý thức xã hội I-Khái niệm tồn tại xã hội và ý thức xã hội Trước tiên chúng ta đề cập đến khái niệm Tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội dùng để chỉ phương diện sinh hoạt vật chất và các điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội Kết cấu: có 3 yếu tố cơ bản tạo nên tồn tại xã hội đó là +Điều kiện địa lý: đó là những điều kiên đất đai, khí hậu, sông ngòi, biển đông, thực vật, nguyên liệu, khoáng sản…Điều kiện địa lý là điều kiện thường xuyên và tất yếu của sự tồn tại và phát triển của xã hội. VD: nước ta nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng ẩm,lượng mưa lớn,thời tiết diễn biến thất thường….
  2. +Điều kiện dân số đó là: số lượng dân cư, sự tăng về mật độ dân cư, là điều kiên đối với đời sống xã hội tùy nơi ảnh hưởng đến thuận lợi và khó khăn đối với đời sống và sản xuất. VD: Xuất phát điểm từ 1 nền kinh tế thấp, nước ta lại là 1 nước có tốc độ gia tăng dân số vào loại cao nhất thế giới,dân cư phân bố không đồng đều tập trung chủ yếu ở nông thôn việc này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế cũng như mức sống của người dân… +Phương thức sản xuất là cách thức mà con người dùng để làm ra của cải vật chất cho mình trong 1 giai đoạn lịch sử nhất định, theo cách đó con người có những quan hệ với nhau trong sản xuất. Phương thức đóng vai trò quyết định trong đời sống xã hội vì xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển trên cơ sở của sản xuất mà sản xuất bao giờ cũng có cách thức nhất định. Chính sự thay đổi của phương thức sản xuất làm cho đời sống cũng phát triển. Lịch sử xã hội loài người là lịch sử của các phương thức sản xuất thay thế kế tiếp nhau. VD: Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy: Xã hội loài người được tổ chức trong các cấu trúc bộ lạc truyền thống với ít hơn 50 người trên một đơn vị sản xuất, điển hình bởi việc chia sẻ sản xuất và tiêu thụ toàn bộ sản phẩm xã hội. Các công cụ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu là các lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này. Dần dần những công cụ sản xuất được cải tiến ngày càng hiện đại hơn để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con người như sử dụng rìu búa bằng sắt để thay thế công cụ bằng đá thô sơ dẫn đến năng suất cao hơn,của cải làm ra dư thừa,đó là điều kiện để xuất hiện chế độ chiếm hữu nô lệ Tiếp theo chúng ta sẽ đi phân tích tiếp khái niệm ý thức xã hội Ý thức xã hội là toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội, bao gồm những tư tưởng, quan điểm, lý luận, tình cảm, tâm trạng, tập quán, truyền thống…phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử. Ý thức xã hội và ý thức cá nhân tồn tại trong mối liên hệ hữu cơ biện chứng với nhau, thâm nhập vào nhau và làm phong phú nhau. Tùy theo góc độ xem xét ta chia ý thức xã hội thành:
  3. a) Ý thức xã hội thông thường và ý thức lý luận Ý thức xã hội thông thường là những tri thức, những quan niệm của con người hình thành 1 cách trực tiếp trong hoạt động thực tiễn hàng ngày, chưa được hệ thống hóa, khái quát hóa. VD: Qua hoạt động sản xuất nông nghiệp,ông cha ta đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm để truyền lại cho thế hệ con cháu qua các câu ca dao tục ngữ • Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống • Chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm Các bạn có thể cho mình 1 số ví dụ nữa được không Ý thức xã hội lý luận là những tư tưởng, quan điểm được hệ thống hóa, khái quát hóa thành những học thuyết xã hội, được trình bày dưới dạng khái niệm, phạm trù, quy luật. VD: Định luật bảo toàn khối lượng của 2 nhà khoa học Lomonosov và Lavoisier: Trong phản ứng hoá học có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử,sự thay đổi này chỉ liên quan đến các điện tử còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố được giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi, vì thế tổng khối lượng các chất được bảo toàn b) Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội Tâm lý xã hội gồm toàn bộ đời sống tình cảm, tâm trạng, khát vọng, ý chí,…của những cộng đồng người nhất định. Đặc điểm: -Phản ánh 1 cách trực tiếp điều kiện sinh sống hằng ngày. -Là sự phản ánh có tính chất tự phát, ghi lại những mặt bề ngoài của xã hội. =>Tuy nhiên không có khả năng vạch ra đầy đủ rõ ràng, sâu sắc bản chất các mối quan hệ xã hội của con người.
  4. Vd: C.Mac, Anghen, Lênin và Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nghiên cứu trạng thái tâm lý xã hội của nhân dân để hiểu dân, giáo dục dân, đưa nhân dân tham gia tích cực, tư giác vào cuộc đấu tranh cho 1 xã hội tốt đẹp. Hệ tư tưởng xã hội là toàn bộ các hệ thống quan niệm, quan điểm xã hội như chính trị, triết học, đạo đức, nghệ thuật, tôn giáo... * Đặc điểm: _ Phản ánh gián tiếp và tự giác đối với tồn tại xã hội => Tâm lý xã hội và hệ tư tưởng xã hội là 2 trình độ, 2 phương thức phản ánh khác nhau của ý thức xã hội đối với cùng 1 tồn tại xã hội, chúng có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau, tuy nhiên, không phải tâm lý xã hội tự nó sản sinh ra hệ tư tưởng xã hội. II- Quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH: 1.TTXH quyết định YTXH -Vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội thể hiện: tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội, còn ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn tại xã hội, tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy. Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì những tư tưởng và lý luận xã hội, những quan điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật, …do nó sinh ra sớm muộn cũng sẽ biến đổi theo. - Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội lại là phản ánh tồn tại xã hội, nhưng không phải bất cứ tư tưởng, quan điểm, lý luận của xã hội nào, tác phẩm văn hóa nghệ thuật nào cũng nhất thiết trực tiếp phản ánh những quan hệ kinh tế của thời đại, mà xét đến cùng thì các quan hệ kinh tế mới được phản ánh bằng cách này hay cách khác vào những tư tưởng đó bởi vì ý thức xã hội trong sự phát triển của mình có tính độc lập tương đối. 2. Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định; nhưng ý thức xã hội không hoàn toàn thụ động mà nó năng động và có tinh độc lập tương đối.
  5. Tính độc lập tương đối và vai trò của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây: -Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội vì ý thức xã hội có sau tồn tại xã hội và ý thức xã hội biến đổi sau theo biến đổi của tồn tại xã hội, do sức mạnh của tập quán, của truyền thống do giai cấp lỗi thời tìm cách duy trì xã hội cũ, do tính chất bảo thủ cảu tư tưởng chứa trong 1 số hình thái ý thức (tôn giáo, chuẩn mực đạo đức) -Ý thức xã hội có tính vượt trước: đó là những tư tưởng tiến bộ, khoa học ý thức xã hội có thể đóng vai trò tiên phong vượt trước sự tồn tại xã hội, dự kiến được tương lai nhưng vẫn chịu sự quyết định của tồn tại xã hội. -Ý thức xã hội có nhiều hình thức khác nhau, giũa chúng có tác động qua lại lẫn nhau trong sự phát triển của chúng. Quan điem3 lý luận của mọi thời đại không xuất phát từ mảnh đất trống mà phải có quan hệ kế thừa với ý thức tư tưởng của thời đại trước. Do đó, không chỉ căn cứ vào tồn tại xã hội và quan hệ kinh tế để giải nội dung ý thức xã hội mà phải căn cứ vào tính kế thứa của nó nữa. VD: Tính kế thừa là 1 trong những nguyên nhân nói rõ vì sao 1 nước có trình độ phát triển kém về kinh tế nhưng tư tưởng ở trình độ cao. + Sự tác động trở lại của ý thức xã hội với tồn tại xã hội là biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội. III- Các hình thái YTXH 1.Ý chính trị (YTCT) -YTCT là hình thái quan trong nhất, có ảnh hưởng nhất đến thái độ cũng như hành động của con người trong xã hội. -YTCT là hệ thống các quan điểm, học thuyết thể hiện lợi ích cơ bản của 1 giai cấp về vấn đề xã hội làm cơ sở lý luận cho nền chính trị của giai cấp đó và cho nhà nước. -YTCT được thể hiện thông qua các tổ chức như nhà nước đảng phái. 2. Ý thức pháp luật (YTPL)
  6. - YTPL là toàn bộ những quan điểm, tư tưởng và thái độ hình thành trong xã hội, phản ánh mối quan hệ giữa con người và pháp luật, phản ánh sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp cùa hành vi. -YTPL là tiền đề tư tưởng để xây dựng hệ thống pháp luật, điều chỉnh các lĩnh vực xã hội khác nhau. Pháp luật được coi như lá 1 phương tiện thể hiện ý chí của giai cấp thống trị. Tuy nhiên, pháp luật còn là sự phản ánh các nhu cầu khách quan trong xã hội. Nó là kết quả của quá trình tư duy tích cực về tính quy luật của các mối quan hệ xã hội và thể hiện dưới dạng các quy phạm, điều chỉ hành vi con người cho phù hợp với tính quy luật khách quan đó. 3. Đạo đức Đạo đức là những quan điểm của xã hội đối với hành vi của con người bao gồm những quy tắc và những khuông phép dùng để điều chỉnh quan hệ giữa người với người trong xã hội. 4.Ý thức khoa học (YTKH) YTKH vùa là hình thái ý thức xã hội, vừa là hiện tượng xã hội đặc biệt. 5.Ý thức thẩm mỹ YTTM là sự phản ánh hiện thực vào ý thức của con người với nhu cầu thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Nghệ thuật là hình thức biểu hiện cao nhất của ý thức thẩm mỹ. 6. Tôn giáo Anghen nêu lên định nghĩa “ bất cứ tôn giáo nào đều là sư phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người, là những sức mạnh từ bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ. Tôn giáo chỉ là sự phản ánh, mà trong đó có những sức mạnh ở thế gian đã mang hình thức siêu thế gian”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2