intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những suy ngẫm văn hóa tự nhận thức về công cuộc đổi mới: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:312

11
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Văn hóa tự nhận thức - Những suy ngẫm văn hóa về công cuộc đổi mới" cung cấp cho người đọc các nội dung: Những vấn đề tự nhận thức hiện nay, văn hóa tự nhận thức trên bình diễn cá nhân. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những suy ngẫm văn hóa tự nhận thức về công cuộc đổi mới: Phần 2

  1. Chương bốn NHỮNG VẪN ĐỀ T ự NHẬN THỨC HIỆN NAY Những gì ta vừa nói trê n đây không thể dẫn đến m ột kết luận đ ơ n giản: tuy tự nhận th ứ c của chúng ta chưa hoàn chỉnh, nhưng với bước m ở đầu và những năm tháng tiếp theo đó của công cuộc Đổi Mới, tự nhận thức đã đ ạ t đượ c những cái mốc xuất p hát quan trọng nhất, cơ b ản nhất, và bây giờ ta cứ tiếp tục theo m ột mạch tư duy, chỗ nào còn bất cập thì chỉnh đốn, chỗ nào còn thiếu sót thì bổ sung, hay hơn nữa, p hát hiện ra nhiều điểm mới... và như thế nhận thức đi theo hiện thực, hiện thực kiểm tr a nhận thức, ròi ở cuối chặng đ ư ờ ng kia, tự nhận thức sẽ đạt được đỉnh cao khi hiện thực cũng cho ta th ấy nhữ ng thành công rực rỡ. Đâu có vậy! Đặng Xuân Kỳ, m ột trong những nhà lý luận của thời ky Đổi mới, đã viết: "Đổi mới tư duy không phải chỉ tuyên bố là đã thực
  2. hiện ngay được. Đây là cả một quá trình chuyển đổi phức tạp và không ít khó khăn, đòi hỏi Đảng cũng như mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi người, với tư cách là chủ thể tư duy, phải tự vượt chính bản thân mình để đổi mới nhận thức, tư tưởng và phương pháp tư duy của chính mình. Trong quá trình ấy, cái mới thường bị cái cũ níu kéo, ngăn cản. Cái mới, cái cũ lại thường đan xen nhau, đấu tranh với nhau, phân biệt đúng sai không dễ. Điều này phản ánh quy luật về ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội cũng như quy luật về sự mất đi của cái cũ không dễ dàng và sự ra đời của cái mới không đơn giản." (1) Theo chúng tôi, đây là lúc, m ộ t m ặt chúng ta phát huy những thành quả tự nhận thứ c trong thời kỳ trước - có điều chỉnh nhưng không hề phủ nhận nó, dĩ nhiên, nhưng m ặt khác, và điều này mới thực sự quan trọng và cũng rất phức tạp, đặt sự tự nhận thức của chúng ta trên những bình diện mới, ở những hoàn cảnh mới, có những khía cạnh mới, chủ đề mới, và đồng thời p hươ ng pháp luận tư duy về tự nhận thức cũng có những nét mới. Tại sao phải làm vậy? Đó là điều chúng tôi xin gợi ý dưới đây. HIỆN TRẠNG CỦA ĐẤT NƯỚC NHƯ ĐỎI HỎI MỚI VỀ T ự NHẬN THỨC Đây không phải là một bản báo cáo tình hình quốc
  3. gia qua gần 30 năm đổi mới, mà chúng tôi ghi lại những nét khái quát và sơ lược liên quan đến tình hình đó, chỉ nhấn m ạnh ở những điểm cần nhấn mạnh, đủ để gợi ý cho chúng ta suy nghĩ về vấn đề tự nhận thức. N h ữ n g th à n h t ự u c ủ a c ô n g c u ộ c Đ ổ i m ớ i Nói m ột cách tóm tắt, qua m ột quá trình thực hiện công cuộc Đổi mới, xét cả về vật chất và tinh thần, đất nước ta đã có những thành tựu là: - Xây dựng được một nền kinh tế mang tính chất thị trường (tuy chưa hoàn chỉnh) trong đó các lĩnh vực sản x u ấ t phân phối, lưu thông, đều được cởi m ở rất nhiều so với trước đây và hoạt động trên cơ sở lấy thị trường làm động lực. - Nền kinh tế nhiều thành phần vận hành với những hiệu quả nhất định, trong đó kinh tế tư nhân có những bước tiến lớn, nhờ vậy, sự huy động năng lực con người, huy động các cơ sở tài nguyên, vật chất vào hoạt động kinh tế, đẩy mạnh sản xuất đã hơn hẳn so với trước đây. - Sự tăng trưởng đáng kể và đều đặn về sản xuất vật chất, khối lượng hoạt động kinh tế, quy tụ ở tổng sản phẩm quốc dân, tổng xuất nhập khẩu, thu nhập bình quân tính theo đầu người. • Hạ tầng cơ sở vật chất tăng gấp nhiều lần so với trươc chiến tranh: các nhà máy sản xuất, cơ sở điện
  4. lực, thủy điện, giao thông vận tải, cơ sở dịch vụ văn hóa, nhà ở... - Trình độ khoa học công nghệ nâng cao, ở cả các cơ sở sản xuất, nghiệp vụ, dịch vụ, các lĩnh vực đời sống. - Hệ thống thông tin liên lạc phát triển nhanh th eo hướ ng hiện đại hóa, ở cả các xí nghiệp, cơ quan, các nnặt sinh hoạt cho đến người dân bình thường. Truyền tiồ n g hiện đại, kể cả mạng, trở thành phổ biến. - Bộ m ặt đời sống, đặc biệt ở các đô thị và trong bộ phận dân cư từ trung lưu trở lên thay đổi theo hirómg phồn vinh hơn, hiện đại hơn. - Công tác xóa đói giảm nghèo có nh ữ ng bước titến, tuy chưa n h ư mong muốn (sẽ nói đến sau) nh ư ng :ững đáng ghi nhận, nhất là so với những năm trư ớ c đây. - Hoạt động văn hóa mở rộng hơn, phong phú hơn, lôi cuốn được nhiều người hơn, bước đàu tạo nên m ộ t thị trư ờ n g văn hóa tuy còn phiến diện nhưng có s;ức kích thích nhất định. - Sự hội nhập quốc tế trong quá trình toàn cầu h óa được đẩy mạnh hơn, trong đó có giao lưu kinh tế, văn hóa và cả chính trị. Đầu tư kinh tê và văn hóa của rư'ớc ngoài vào nước ta là hiện tượng chưa hề có trong lị ch sử. Những quan niệm mới và cách ứng xử mới t -ong giao lưu quốc tế đã phát huy tác dựng.
  5. Năm 2000, tại lễ kỷ niệm ngày 30 - 4 và ngày 1 - 5, Thủ tướng đương nhiệm Phan Văn Khải đã viết: "Trong công cuộc đổi mới 15 năm qua, sự p hát triển kinh tế, xã hội có lúc nhanh, lúc chậm, song nhìn chung đã đ ạt đượ c những thành tựu to lớn và có ý nghĩa quan trọng. Đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tiếp tục trụ vững trước những chấn động và thiệt hại do khủng hoảng tài chính trong khu vực và thiên tai gây ra; tăng đư ợ c th ế và lực về mọi mặt; phá thế bị bao vây, cấm vận, từ n g bước hội nhập kinh tề và nâng cao vị th ế trong quan hệ quốc tế; cải thiện m ột bước đời sống nhân dân đi đôi với nâng cao dân trí và tính năng động xã hội; củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững sự ổn định chính trị và trật tự xã hội..." (2) Giờ đây, nhìn lại những ý kiến đánh giá đó, ta có thể thấy m ột niềm lạc quan có lẽ đã phần nào hào sảng hơn th ự c tế, của m ột người đứng đầu cơ quan hành pháp của cả nước, nhất là nhận định "đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội", cũng n h ư ta có thể băn khoăn về những diễn biến của tình hình đất nước trong hơn 13 năm sau lời phát biểu trên đây, phức tạp hơn, đặt ra nhiều câu hỏi hon - nhưng dầu sao, thành tự u được nêu lên ở từ ng lĩnh vực đời sống của đất nước và nhân dân là điều có thực. Và dĩ nhiên những điều có thực đáng m ừng đó không phải là tất cả sự thật về công cuộc Đổi Mới, và đấy
  6. là lý do để cho chúng ta đưa ra nhiều vấn đề bàn bạc, giải m ã hôm nay. Chúng tôi m uốn nhắc lại đây cuốn sách được x u ấ t bản vào cuối thập kỷ th ứ nhất thế kỷ này, của học giả Thụy Điển Ari Kokko (Trường kinh tế Stockholm), có tên là "Việt Nam 20 năm đổi m ới”. Cảm giác đầu tiên của tôi khi đọc cuốn sách này là: vị học giả m ột nước tư Ibản phát triển đã không hề có m ộ t động cơ thiên lệch về chính trị nào, hoặc m ột định kiến văn hóa không h iếm ở những người quan sát đển từ m ột xã hội có trình độ v ă n hóa cao đối với n h ữ n g xã hội được cho là nghèo nàni và lạc hậu. Trái lại, ông có m ột cái nhìn khá khoa học, với ý m uốn đạt đến m ộ t s ự đánh giá gần nhất với s ự thậtp để từ đấy - điều này cho ta thấy được thiện ý của người v iế t - đưa ra đư ợ c n h ữ n g gợi ý bố ích cho chặng đ ư ờ n g p h á t triển sắp tới trong công cuộc Đổi Mới của Việt Nam. IMỘt mặt, ông nêu lên nhữ ng thành tựu mà Việt Nam đã đạt được qua 20 năm đổi mới, đặc biệt thành tự u kinhi tế, trong khi th ừ a nhận rằng những kết quả gặt hái đ ư ợ c đó không phải là chuyện dễ dàng. Mặt khác, d ự a trên kinh nghiệm của bản thân Thụy Điển, tác giả nói đến n h ữ n g vấn đề còn tồn tại, và những vấn đề mới nảy sinh 'gắn liền với sự p h át triển của Việt Nam và của thế giới, mà theo tác giả, phải giải quyết nếu không m uốn công cuộc Đối Mới bị cản tr ở hay trì trệ. Những cụm vấn đề mà tác
  7. giả đề cập đều có tầm quan trọng hàng đàu: "Quản lý kinh tế vĩ mô và toàn cầu hóa", "Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước và tư nhân", "Nhà nước phúc lợi”, “Nhà nước và các nhà tài trợ"; đặc biệt dưới cụm vấn đề chung "Quản lý, giải trình và chịu trách n h iệm ”, tác giả nói đến "Các th ể chế và cơ cấu kinh tế", "Thể chế cho việc đ ư a ra quyết định chính trị", "Hành chính công và quản lý tài chính công", "Khuôn khổ p háp lý". Ở từng vấn đề, cách trình bày của tác giả đều từ tốn, m ực thước, có m ột thái độ điềm đạm đáng nể, n h ư n g hãy đọc kỹ, nh ữ n g b ấ t cập, những điều không ổn, và cả những cảnh báo mà tác giả đư a ra đều có tầm quan trọ n g không nhỏ, đôi lúc là sống còn đối sự p h á t triển của đ ấ t nước chúng ta. Thái độ của Ari Kokko càng thúc đẩy người viết những dòng này cố gắng đ ạ t đến m ột cái nhìn và đ ư a ra những ý kiến, không phải chỉ để qua câu chuyện, mà là thực sự càn thiết vì lợi ích của công cuộc Đổi mới. (3) N h ữ n g b ấ t c ậ p v à n h ữ n g b iể u h i ệ n đ á n g lo n g ạ i Mặc dầu nh ữ ng thành tự u và tiến bộ n h ư đã nêu ở trên, tình hình hầu n h ư ở tất cả các lĩnh vực của đời sống, kể cả những lĩnh vực có sự chuyên biên, còn có rất nhiều điều bất cập, nhiều biểu hiện tiêu cực, không loại trừ những suy sụp, đổ vỡ,m à với yêu cầu tự nhận thức đến nơi đến chốn, chúng ta phải thẳng thắn ghi nhận và
  8. trao đổi, để m ột lần nữa, từ sự tự nhận thức toàn diện, mà tìm ra lối thoát và con đường đi lên. Hơn thế nữa, thời gian gần 30 năm của công cuộc đổi mới, thời gian bằng khoảng cách giữa hai thê hệ, không th ậ t dài n h ư n g cũng không quá ngắn, cùng những hy vọng mà cả d ân tộc đặt vào đó, không còn cho ph ép chúng ta chậm trễ, dây dưa, để cho mọi th ứ tr ở nên trầ m trọng hơn, m à trái lại, phải quyết liệt tự thúc đẩy, tự kích thích, tr ư ớ c hết là bằng tư duy tự nhận thức. Nói m ột cách khác, đây là vdn hóa tự nhận thức đ ư ợ c nâng lên m ột tàm mới: huy động sức m ạnh văn hóa nội tại của chúng ta để tiếp tục tự nhận thức ở ngay n h ữ n g hiện thực, nhữ n g vấn đề, mà tự nhận thức ở đó có những đòi hỏi phứ c tạp hơn, đồng thời gặp những tr ở ngại có th ể ta chưa ngờ tới, nhưng sự nghiệp Đổi Mới không cho phép ta bỏ qua hay lùi bước. Về điều này, ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đối với chúng ta là m ột sự nhắc nhở thấm thìa: "Một nội dung quan trọng của đổi mới tư duy là đổi mới tầm nhìn và cách nhìn thực trạng kinh tế - xã hội. Chúng ta không né tránh mà nhìn thẳng vào sự thật, sáng lòng sáng m ắt để thấy toàn cảnh của thực trạng, m ặt phải và m ặt trái, ánh sáng và bóng tối, quá khứ, hiện tại và tư ơ n g iai. Chê trách những thiếu sót, sai làm về lãnh đạo và quản lý, lên án những hiện tư ợ ng tiêu cực
  9. về kinh tế và xã hội là quyền của mỗi người, là cần thiết và bó ích, miễn là quan điểm tích cực và động cơ xây dựng." (4). Chúng tôi xin gợi ý m ột số nhận xét bước đầu sau đây: * Hãy nói đến tăng trưởng kinh tế, hàng đầu là sản xuất vật chất, là điều mà chúng ta tự hào nhấn mạnh hơn cả. Nhưng ngay ở đây, cần lưu ý: ở giai đoạn đầu, từ m ột nền kinh tế chậm phát triển, quá yếu kém về mọi mặt, đột nhiên có sự cởi m ở hơn, lôi kéo được m ột số nhà đầu tư n ư ớ c ngoài, các doanh nghiệp tư n hân được phép nhảy vào cuộc ò ạt, có sự hỗ t r ợ thích đáng của bộ máy quyền lực (trong bộ máy này không ít người cũng tr ở thành doanh nhân hay tham gia kinh doanh dưới nhiều hình th ứ c khác nhau), thì tỷ lệ tăng trư ở n g (so với m ức cũ) d ư ờ n g n h ư lớn là chuyện không khó khăn lắm. Và đ.èu rất q u a n trọng là ngay ở cái ưu điểm gọi là tăng trưởng nhanh này, đặc biệt những năm gần đây, ta chú ý m ột số hiện tư ợ n g - vấn đề: -T ốc độ tăng trư ởn g bắt đầu giảm sút. Nhiều ngành, nh iềi địa p h ư ơ n g và doanh nghiệp không giải quyết được nhữ n g khó khăn do chính sự tăng trư ở n g gây ra. Con sổ các xí nghiệp phá sản lên đến mức đáng sợ. Có những xí nghiệp Nhà nước ngốn những khoản đầu tư khổr.g lò, th ất bại và tan vỡ mà nhân dân không biết đích xác lý do. Có người bảo tấ t cả là tại ảnh hưởng của
  10. khủng hoảng kinh tể toàn cầu. Nhưng nên xin nhìn kỹ, với tỷ lệ tổng sản phẩm quốc dân, và mức độ dự phần trong nền kinh tế thế giới, thì đâu là những vẫn đề do chủ quan chúng ta gây ra, đâu là những vấn đề thực sự vì ảnh hưởng của kinh tể th ế giới. Vả chăng, khoảng 3, 4 năm trở lại đây, tất cả các nước Đông Nam Á khác thuộc khối ASEAN đều đã tăng trư ở n g ổn định tr ở lại, thậm chí còn bứt lên, Việt Nam là nước duy nhất chưa thoát khỏi khủng hoảng. - Chất lượng của sự tăng trư ở n g \à điều cần cảnh báo nghiêm khắc: các sản phẩm do Việt Nam sản xuất và chế tạo đều không có chất lượng cao hay ngang tầm với m ặt bằng của th ế giới, cả những sản phẩm để tiêu thụ theo tiêu chuẩn nội địa cũng chưa đạt yêu càu - từ đấy đẻ ra sức cạnh tran h kém trên thị trư ờ n g quốc tế, và có khi để hàng hóa nước ngoài giành mất thị trư ờ ng trong nước. Nhiều công trình xây dựng, trong đó có những công trình quan trọng như càu đường, tư ợ n g đài lớn, nhà ở tái định cư (cho những người nghèo không thể ở nơi nào khác), công trình thủy lợi và thủy điện, cảng biển.v.v. quá kém chất lượng, không sử dụng được, gây tổn thất lớn. - Có m ột nghịch lý, ngược với logic thông thường của m ột nền kinh tế đang đà tăng trưởng, là sức thu hút đầu t ư , đặc biệt đầu tư nước ngoài của nền kinh tế Việt Nam,
  11. ngày m ột sa sút, người ta thấy rõ nguy cơ trước m ắt là thiếu hẳn vỏn đâu tư vì nhiều nhà kinh doanh nước ngoài chuyển hướng sang m ộ t số địa bàn khác như Trung Quốc, Lào, Indonesia, đặc biệt là Myanmar. Điều này đặt ra những câu hỏi gay gắt về chính sách, sự ứng xử đối với đầu tư nước ngoài, môi trư ờ n g kinh doanh, và triển vọng kinh doanh nhìn dưới con m ắt duy lý kinh tế. Trong m ột bài viết năm 2010, Hồ Sĩ Quý, bằng s ự tập họp ý kiến của nhiều nhà khoa học trên thế giới, và suy luận phân tích của chính mình, đã cảnh báo với ta về khả nàng không may là nền kinh tế Việt Nam, sau m ột giai đoạn tăng trư ờ n g khá nhanh về khối lượng, gây nên sự lạc quan thái quá ở m ột số người trong nước, thì chững lại, thậm chí sa sú t vì không v ư ợ t được những khó khăn không lường trước nảy sinh tro n g chính quá trình phát tr.ển trên cơ sở n h ữ n g điều kiện vốn có đã không được đanh giá đến nơi đến chốn, ố n g nhắc đến cái gọi là "bẫy thu nhập trung bình", là m ột m ục tiêu kinh tế mà người ta tìm mọi cách để đạt được, với nước ta là lOOOUSD/người, đ ể rồi sau đó, n h ư bị mắc kẹt tro ng cái bẩy đó: "Không còn quá nghèo để phải dồn mọi nguồn lục cho tăng trưởng, như ng lại chưa đủ giàu về hạ tầng kinh tế - xã hội, về các nguồn lực nội sinh cho bước nhảy sinh m ệnh của đất nước". Lúc bấy giờ, cũng theo Hò Sĩ Qjý, nếu muốn tiếp tục tăng trưởng, nền kinh tế phải đi
  12. theo các h ư ớ n g "chuyển từ đa dạng hóa sang chuyên môn h ó a ”; "có ý chí và có p h ư ơ n g thức đổi mới công nghệ”; "biết đầu tư cho giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học". Với nh ữ n g hướng đi n h ư thế, nền kinh tế sẽ bước qua các giai đoạn (nấc thang) khác nhau, để đi đến nấc thang cao nhất hiện nay m à Nhật Bản, Mỹ và m ộ t số nước EU đã đạt đư ợ c là "tạo đư ợ c khả năng tạo ra sản phẩm mới và xu h ư ớ n g thị trư ờ n g toàn càu". Tiếc thay nền kinh tế Việt Nam, dù cho có m ức tăng trư ở n g cao h ơ n cái m ức quá th ấ p trư ớ c đây, thì vẫn chưa cho thẫy dấu hiệu đầy triển vọng của s ự p h á t triển tiếp theo nếu ta căn cứ vào nhữ n g phân tích khoa học của Hò Sĩ Quý và các nhà khoa học m à ông th am khảo (5). * Nền kinh tể thị trường của chúng ta hiện nay, như đã nói, có nh ữ n g n ét mới cởi mở, tiến bộ hơn, đem đến nhiều thay đổi so với nền kinh tế bao cấp, n h ư n g lại phải đặt câu hỏi: Đó đã là m ột nền kinh tể thị trư ờ n g đích thực, đạt đ ư ợ c (tuy không hoàn hảo) những tiêu chí của m ột nền kinh tế thị trư ờ n g ổn định, lành m ạnh với sự cạnh tran h bình đẳng giữa các thành p hàn kinh tế? Người ta ghi nhận quá nhiều nhữ n g hiện tư ợ n g kéo dài, không có dấu hiệu giảm b ó t mà chỉ có tràm trọ n g thêm, dầu được ngụy tran g m ột cách khéo léo hay không - về những doanh nhân, doanh nghiệp phất lên n h a n h chóng lạ th ư ờ n g n h ờ sự làm ăn phi pháp được bao che, n h ờ sự
  13. ngoắc ngoặc giữa doanh nhân và quyền lực; những doanh nghiệp mang danh nghĩa nhà nước, được nhà nước bảo t r ợ m ột cách không giới hạn đ ể có th ể cạnh tranh trê n th ế th ượng phong, hoặc tồn tại dai dẳng chỉ để làm tổn hại cho nền kinh tế (tức nhân dân); m ột số d ự án đầu tư bị cho là nhằm mục đích tư lợi của các cá nhân, các nhóm lợi ích hơn là nhằm lợi ích chung của nền kinh tế nước nhà; tình trạng buôn lậu tràn lan khiến cho thị trư ờ n g không thể vận hành theo quy luật thị trư ờ n g sòng phẳng, cho thấy sự lũng đoạn của những thành ph àn làm ăn bất chính và đ ặ t dấu hỏi cả về năng lực và đạo đức quản lý của nhà nước; quyền lợi hợp lý của người tiêu dùng không được bảo đảm, tiếng nói của người tiêu dùng không có trọng lượng và "dân chủ thị trường" tr ở thành m ột khái niệm xa lạ.v.v.. - Vấn đề xã hội liên quan đến đ ờ i sống con người: Một vấn đề rất lớn trong nhữ n g bất cập hiện nay, có ý nghĩa cao n h ấ t trong sự nghiệp đổi mới. Mặc dầu đã có những tiến bộ n h ư chúng ta từ n g khẳng định, nhưng đồng thời chúng ta cũng nhận thấy: + B ứ c tranh toàn cảnh của đ ời sống nhân dân không lấy gì làm sáng sủa, đặc biệt của những người làm công ăn lương, những người lao động chân tay, không có nghề nghiệp nhất định, những người lao động trí óc, những người về hưu, công chức nhà nước bình thường.
  14. Chủ yếu là do giá cả không được kiểm soát, rất nhiều khi đư ợ c tự p h á t nâng lên một cách vô lý mà không có biện pháp ngăn chặn h ữ u hiệu từ phía các cơ quan có chức năng và thẩm quyền của nhà nướ c liên quan đến vấn đề này. Những người lao động của các doanh nghiệp phá sản hay giải thế, nh ữ n g người nông dân mất đất, những học sinh, sinh viên tố t nghiệp chưa tìm được việc làm, tạo nên m ột lớp người khá đông đảo không có thu nhập, kiếm ăn lần hồi, giật gấu vá vai, hoặc kiếm miếng cơm bằng b ấ t cứ giá nào, kể cả b ất chính và phi pháp, càng gây nên sự bức xúc, ngột ngạt, m ột không khí xã hội không bình thường. + Mặc dầu có tiến bộ về xóa đói giảm nghèo, nhưng tiến bộ đó còn rất thấp so với yêu cầu của xã hội và so với lẽ công bằng cần thiết, và không thể bù đắp lại tình trạng cái hô' ngăn cách giàu nghèo ngày càng lớn, lớn vào hàng nhất thế giới, và càng không đáng có ở m ột nước định hư ớ ng xã hội chủ nghĩa. Mức sống của những người, những nhóm người nghèo nhất, nhữ ng vừng nghèo nhất thì cứ n h ư vậy, thậm chí trở nên thê thảm trong nhữ ng hoàn cảnh đặc biệt, trong khi tiền của mà những người giàu có nhất thu vét được, và từ đó, mức sống và lối sống của họ, tăng nhanh khó mà tirởng tư ợng nổi, tạo nên một khoảng vô cùng rộng - nhưng ở đây, điều đáng lo ngại về m ặt xã hội, là có không ít
  15. trư ờ n g hợp s ự giàu có hoàn toàn không do năng lực lao động, sự tài giỏi, nhữ ng nỗ lực hợ p pháp mà lại do những yếu tố phi đạo đức n h ư lạm dụng quyền lực, làm ăn bất hợp pháp, lừa đảo, tước đoạt.v.v... Hơn thế, m ột bộ phận không nhỏ nhữ ng người giàu đó, là những người có vị trí quyền lực cao hoặc người thân của họ, cũng tạo nên không khí xã hội thiếu bình đẳng. Và rồi sự bất bình đẳng ở các lĩnh vực khác: giáo dục, lối sống, h ư ở n g thụ văn hóa, tiếp cận thông tin.v.v., th ự c sự tr ở thành vấn đề xã hội rộng lớn và nghiêm trọng. Khoảng cách giữa thành thị và nông thôn đã rẩt rõ, và khoảng cách ngay giữa những người dân ở thành thị hay ở nông thôn với nhau cũng dễ dàng nhận ra. v ề điều này, các tác giả trong cuốn sách do Ari Kokko chủ biên mà ta nói ở trên, đã đề cập một cách "nhẹ n h àn g ’’, nhưng lại khá sâu sắc, và không phải không cho ta thấy tất cả mức độ trầm trọng của nó: "Cũng có bằng chứng cho thấy định h ư ớ n g thị trư ờ n g đã có những hậu quả xã hội phức tạp. Khoảng cách thu nhập gia tăng, như ng sự p hát triển gây lo ngại lớn nhất có lẽ là sự x uất hiện của các khoảng cách lớn trong tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như y tế và sức khỏe. Với sự phụ thuộc ngày càng nhiều vào loại phí sử dụng chính thứ c và không chính thức, các dịch vụ chính thức ngày càng chỉ dùng cho những người có tiền".
  16. Ở m ột chỗ khác, các tác giả cũng viết: "Những nhóm không th ể trả được các loại chi phí chính thức cũng n h ư không chính thức trong lĩnh vực y tế và giáo dục thì đang bị gạt ra ngoài lề, theo nghĩa là họ và con em họ hầu n h ư không có cơ hội để cải thiện m ức sống, hay h ư ở n g lợi từ sự phát triển chung của xã hội Việt Nam", n h ư vậy, "cần phải làm nhiều hơn nửa đ ể đảm bảo s ự phân cực đang xuất hiện trong xã hội Việt Nam không t r ở thành mổi đe dọa đối với ổn định xã hội và chính trị." (6) + Vấn đề đất đai và nông thôn đang nổi lên như m ột vết th ư ơ n g lớn và m ột bê bối xã hội gây nhiều hậu quả khó lường. N hư ta đã biết, trong thời gian vừa qua, đất nước ở tron g quá trình công nghiệp hóa, hiện đai hóa, rất nhiều diện tích đất đai vốn là cơ sở canh tác hay sinh hoạt của nông dân đã trở thành địa bàn công nghiệp, địa bàn xây dự n g nhà ở, các công trinhg giao thông, các công trình công cộng và các địa điểm kinh doanh khác. Hàng loạt vấn đề đã nảy sinh trong quá trình này như: giá cả đền bù cho những đẩt đai bị "trưng m ua”, mục đích và thực tê sử dụng những đất đai ấy, cuộc sống của những người nông dân không còn đất đai hay bị lấy đi phàn lớn đấ t đai, sự giàu lên quá nhanh của những "đại gia" kinh doanh trên những đất đai vốn là nguồn sinh sống của nông dân... Đất đai từ một vấn đề kinh tế trở
  17. thành một vẩn đề xã hội lớn, thậm chí gây nên sự bức xúc cia xã hội. Trước tình hình đó, gần đây Quốc hội đã thảo luận về Luật đ ất đai mới. Có một hiện tượng mà ta phải lưu ý khi nói đến vấn đề đất đai: ở nhiều vùng nông thôn, tuy diện tích đất tròng trọ t tính bình quân đàu ngưòt không nhiều, đáng lẽ đất là tài sản quý giá, vậy mà nhiều nông dân, nhất là thanh niên, lại bỏ ruộng vườn, tìm ra thành thị, đi lang thang kiếm ăn vật vạ với lý do là ruộng vườn không nuôi nổi họ nữa. Chúng tôi chưa thể đi sâu phân tích hiện tượ ng này qua nhiều lý do kinh tế - xã hội, nhưng ở một nước ngàn năm nông nghiệp, mảnh ruộng và cái làng đã là gốc rễ, chốn nương náu, nơi gửi gắm :uộc sống của bao thế hệ, nơi đã là điểm xuất phát của những đặc điểm văn hóa tố t đẹp và bền vững nhất của dân tộc, thì hiện tư ợ n g "bỏ làng bỏ ruộng" này là m ột dấu hiệu không bình thường, không th ể chỉ coi như m ột :huyển biến tất yếu của xã hội hướng về hiện đại hóa, Tià có thể đang nói lên sự ly tán, đổ vỡ ở bề sâu của tâm hồn, tâm lý con người, mang tầm vóc xã hội. + Vấn đề m ôi trư ờn g sinh thái, vốn gắn liền với sự phát triển bền vững, cũng đang cho ta thấy một thực trạn£ đau lòng và một bài toán khó giải hay chưa có ai đủ thực tâm và thực lực để giải. Song song với những hoạt động kinh tế làm nên sự tăng trư ởng được cho là ấn tirợng. là một quá trình phá hoại môi trường sinh
  18. thái khủng khiếp. Rất nhiều - nếu không nói là phần lớn - các cơ sở sản xuất công nghiệp, kể cả tiểu thủ công, kể cả lớn và nhỏ đều tham gia đầu độc môi trường sinh thái bằng đủ loại chất thải khí, lỏng, mềm, rắn mang theo không chỉ cái "bã" vô tri, mà cả chất độc hại, chất truyền bệnh, chất hóa học chết người. Những dòng sông, con kênh tr ở thành nơi tiếp nhận vô điều kiện cho khối lượng không có giới hạn những chất nguy hiểm đó. Những miền đất vốn lành tính cứ bị các chất độc ngấm dần như các mạch ngầm chi chít của m ột chất thiêu hủy khủng khiếp. Những vùng trời rộng lớn quẩn đục một th ứ bụi khói tàn hại làm mờ m ắt đục phổi. Những kho chứa các loại thuốc gọi là "bảo vệ thực vật” không hề được bảo quản tr ở thành khô bom hóa học khổng lồ phát nổ dần dần. Đã có những làng, những cụm dân cư nhiều năm có số người nhiễm và chết vì bệnh ung thư lên đến con sổ hủy diệt chỉ vì phải sống với những bầu trời, những nguồn nước và tầng đất ô nhiễm như thế. Bên cạnh đó, tình trạng rừng bị phá hoại, kể cả rừng đầu nguồn, rừng nguyên sinh, rừng phòng hộ, rừng sinh thái, trở thành câu chuyện "nghe đến nhàm tai”, hoàc do những công trình xây dựng, những đập thủy lợi nhà máy thủy điện được phê duyệt không tính toái, và nhiều nhẩt là do chính con người khai thác bằng sụ chặt phá bừa bãi, bất hợp pháp nhưng lại lách được lưới
  19. pháp luật. Đã ai dám nói thẳng rằng n h ữ n g trận lũ lụt kinh hoàng n hư cả một trời nước đổ ập xuống hàng triệu dân cư, m ột phần không nhỏ vì cái hàng rào tự nhiên chắn nước làm bằng những dãy rừ n g dày rậm xưa kia đã không còn nữa? Lại phải nói thêm : Mật độ xe cộ chạy bằng xăng, dầu, rác thải sinh h o ạt cũng đang ngày càng phá hoại môi trường của các thành phố, thị trấn và các vùng quanh thị trấn. Phân bón nông nghiệp đư ợ c sử dụng rộng rãi trên đòng ruộng nhất thời có làm năng suẫt trồng trọ t tăng đáng kể, nhưng đã ai nghĩ đến kinh nghiệm của Ấn Độ, quốc gia ờ thế kỷ trư ớ c từ n g đạt thành công vang dội bằng "cách m ạng xanh", là chính những nguồn phân đang góp phần tăng khả năng sinh lợi cho đất đai, qua một thời gian, sẽ làm hỏng đ ất đai bằng các lượng chất vô cơ hóa học mà nó m ang trong mình, và lúc ấy, người ta sẽ chẳng làm đượ c bất cứ chuyện gì với các th ứ đất suy kiệt vì vô cơ hóa đó! Tất cả những điều mà chúng tôi ghi nhận trên đây, và còn nhiều điều khác nữa, không phải không từ n g đư ợ c cảnh báo bởi những người và những nhóm người đã không thể im tiếng: những nhà báo, nhà khoa học, khách du lịch, nhà hoạt động môi trường (vốn còn ít ở nước ta) và nhất là những nạn nhân của tình trạng môi trư ờ n g bị phá hoại, kể cả bệnh nhân, người thân của nhữ n g người chết, những cư dân chẳng có cách gì đế di dời khỏi vùng
  20. đất độc hại vốn là quê cha đất tổ của họ.v.v... Tiếc thay, cho đến nay những nỗ lực khắc phục, trư ớ c tiên về phía Nhà nước và các cơ quan công quyền có trách nhiệm và quyền hạn, lại còn rất kém cỏi, nhiều lúc là m ột s ự vô cảm tội lỗi: "Tại sao vậy?" Chúng tôi m uốn có câu tr ả lời thẳng thắn của chính người trong cuộc và người có liên quan, trong khi tác giả những dòng này, trên nhữ n g trang tiếp theo, có thể chỉ đưa ra được m ộ t số gợi ý. Dầu sao, ngày nay ở nước ta, môi trư ờ n g sinh thái đã tr ở thành m ột vấn đề xã hội, vấn đề con người rẩt lớn, m à nếu không giải quyết hay giải quyết càm chừng, thì hậu quả nhân đạo sẽ không tỉnh hết được, và đó là trách nhiệm không chỉ đối với đất nước, dân tộc, mà còn đối với cả nhân loại trên m ột hành tinh đang bị đe dọa ở ngay sự sống còn của họ vì sự suy thoái môi trường. Để hiểu thêm thực trạng tình hình đất nước sau gần ba thập kỷ công cuộc Đổi mới được tiến hành, chúng tôi xin trích đoạn sau đây trong m ột bài viết của Chủ tịch nước T rương Tấn Sang cuối năm 2012: "Về kinh tế, sau nhiều năm đất nước phát triển đầy hưng phấn, nay do nhiều nguyên nhân, cả bên trong và bên ngoài, đang lâm vào tình trạng suy giảm. Nguyên nhân bên trong có nhiều nhưng trong đó phải kê đến khuyết điểm của lãnh đạo và quản lý. Gần đây, báo chí và d ư luận hàng ngày đề cập đến những "nhóm lợi ích",
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2