NHỮNG THÀNH TỰU CỦA VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG<br />
<br />
ĐẠI VÀ ẢNH HƯỞNG ĐỐI VỚI NỀN VĂN HÓA THẾ GIỚI<br />
<br />
(P2)<br />
II. Những thành tựu của văn hóa phương Tây cổ - trung đại và ảnh<br />
<br />
hưởng của nó đối với nền văn hóa thế giới<br />
<br />
<br />
<br />
1. Chữ viết<br />
<br />
<br />
<br />
Những thành tựu huy hoàng của văn minh Hi Lạp đã trở thành mẫu mực và<br />
<br />
đỉnh cao cuả nhiều thời đại. Đó là kết quả của một nền kinh tế phát triển cao,<br />
<br />
một thể chế dân chủ không bị chi phối bởi tôn giáo và sự tiếp thu một cách<br />
<br />
tinh tế những thành tựu của văn hóa phương Đông.<br />
<br />
<br />
<br />
Chữ viết của Hi Lạp đã xuất hiện từ thời Crete – Mycenae. Vào những năm<br />
<br />
cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người ta đã tìm thấy hàng nghìn tấm đất sét<br />
<br />
được khắc chữ cổ được xác định là của thời kì này.<br />
<br />
<br />
<br />
Sau khi bị người Dorien thống trị, loại chữ trên đã bị mai một. Đến cuối thế<br />
<br />
kỉ VII TCN, người Hi Lạp khôi phục lại chữ viết của mình trên cơ sở văn tự<br />
<br />
của người Phoenicia. Đến năm 403 TCN, nhà nước Athens đã thống nhất<br />
quy định thể thức viết từ trái sang phải và giảm từ 40 chữ cái xuống còn 27<br />
<br />
chữ 9sau này rút lại còn 24 chữ). Loại chữ này được sử dụng rộng rãi và<br />
<br />
được coi là thứ chữ đẹp nhất thế giới bởi sự cân đối, hài hòa, thanh nhã và<br />
<br />
tiện dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
So với hệ thống chữ tượng hình của người phương Đông, hệ thống chữ cái<br />
<br />
Hi Lạp đã đạt đến trình độ khái quát hóa rất cao. Với khoảng hơn 20 chữ cái<br />
<br />
người ta có thể diễn đạt mọi ý tưởng trừu tượng nhất bằng cách ghép chữ<br />
<br />
dựa theo âm tiết. Đây là một trong những cống hiến lớn lao của Hi Lạp vào<br />
<br />
kho tàng văn hóa chung của nhân loại. Từ chữ cái Hy Lạp cổ sau này đã<br />
<br />
hình thành nên chữ cái Latinh và chữ cái Cyrill (của các ngôn ngữ gốc Slav).<br />
<br />
Đó là các cơ sở chữ cái mà nhiều dân tộc trên thế giới ngày nay đang sử<br />
<br />
dụng.<br />
<br />
<br />
<br />
Tiếng Hy Lạp viết bằng bảng chữ cái Hy Lạp có từ thế kỷ thứ 8 trước Công<br />
<br />
nguyên. Bảng chữ cái Hy Lạp bao gồm:<br />
<br />
<br />
<br />
Chữ Hoa:<br />
<br />
<br />
<br />
Α, Β, Γ, Δ, Ε, Ζ, Η, Θ, Ι, Κ, Λ, Μ, Ν, Ξ, Ο, Π, Ρ, Σ, Τ, Υ, Φ, Χ, Ψ, Ω.<br />
Chữ Thường:<br />
<br />
<br />
<br />
α, β, γ, δ, ε, ζ, η, θ, ι, κ, λ, μ, ν, ξ, ο, π, ρ, σ (ς), τ, υ, φ, χ, ψ, ω.<br />
<br />
<br />
<br />
Tiếng Hy Lạp được dạy trong các trường và đại học ở nhiều nước từ thời<br />
<br />
Phục hưng trở đi. Tiếng Hy Lạp hiện nay có khác nhiều so với tiếng Hy Lạp<br />
<br />
cổ đại nhưng vẫn có thể nhận ra nhiều điểm giống nhau. Trên thế giới có<br />
<br />
khoảng 12 triệu người sử dụng tiếng Hy Lạp (ở Hy Lạp và những quốc gia<br />
<br />
có người Hy Lạp sinh sống).<br />
<br />
<br />
<br />
Ở La Mã, chữ viết của người Etrusque xuất hiện vào khoảng thế kỉ VIII –<br />
<br />
VII TCN nhưng đến hiện giờ người ta vẫn chưa đọc được loại chữ này. Theo<br />
<br />
nhiều nguồn tài liệu, người La Mã chính thức có chữ viết vào thế kỉ VI TCN<br />
<br />
có nguồn gốc từ văn tự Hi Lạp. Trên cơ sở chữ viết Hy Lạp cổ, người La Mã<br />
<br />
đã bổ sung và hoàn thiện, đặt ra một loại chữ riêng của mình mà ngày nay ta<br />
<br />
quen gọi là chữ Latinh.<br />
<br />
<br />
<br />
Với hệ thống chữ viết đơn giản và tiện lợi, tiếng Latinh đã ngày càng trở nên<br />
<br />
phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở các nước thuộc đế chế La Mã. Chữ<br />
Latinh chính là nguồn gốc của nhiều ngôn ngữ châu Âu hiện đại (Ý, Tây<br />
<br />
Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp…Người La Mã còn để lại hệ thống chữ số mà<br />
<br />
ngày nay người ta vẫn thường dùng và quen gọi là chữ số La Mã.<br />
<br />
<br />
<br />
Có thể nói, từ bảng chữ cái Latinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày<br />
<br />
nay được sử dụng làm ngôn ngữ chung cho cả thế giới, trên tất cả các lĩnh<br />
<br />
vực chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, khoa học, nghệ thuật…mang mọi nền<br />
<br />
văn hóa của các quốc gia dần xích lại gần nhau hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
2. Văn học<br />
<br />
<br />
<br />
Văn học Hi Lạp gồm 3 bộ phận gắn bó chặt chẽ với nhau: thần thoại, thơ,<br />
<br />
kịch. Theo tiếng Hi Lạp thần thoại có nghĩa là một tập hợp, tổng thể những<br />
<br />
câu chuyện dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, kì ảo<br />
<br />
gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng,<br />
<br />
dũng sĩ Hi Lạp... Điểm nổi bật trong thần thoại Hi Lạp chính là hình ảnh các<br />
<br />
vị thần. Hệ thống các vị thần trong thần thoại Hi Lạp đa dạng và phong phú,<br />
<br />
được miêu tả rất gần với cuộc sống đời thường của con người, khác với các<br />
<br />
vị thần của phương Đông. Sau này người La Mã đã tiếp thu các vị thần của<br />
<br />
Hi Lạp và cải biên đi thành các vị thần của mình:<br />
- Thần Zeus – thần Jupiter: thần sấm sét tối cao trong 12 vị thần trên đỉnh<br />
<br />
Olympus<br />
<br />
<br />
<br />
- Nữ thần Aphrodite – nữ thần Venus: thần tình yêu và sắc đẹp<br />
<br />
<br />
<br />
- Nữ thần Demeter – nữ thần Cerès: nữ thần nông nghiệp<br />
<br />
…<br />
<br />
<br />
<br />
Thần thoại Hi Lạp là những câu chuyện rất hấp dẫn về các vị thần và các anh<br />
<br />
hùng với những tính cách, khát vọng, tình cảm gần gũi với con người. Đằng<br />
<br />
sau cái vẻ cổ xưa thần thoại là những vấn đề nhân văn và nhân sinh rất con<br />
<br />
người được thể hiện qua hình ảnh các vị thần. Không phải ngẫu nhiên mà<br />
<br />
cho đến nay vô số chủ đề thơ kịch, tiểu thuyết của châu Âu lấy đề tài từ<br />
<br />
những vị thần của Hi Lạp. Những giá trị nhân văn của văn học Phục hưng có<br />
<br />
thể được bắt nguồn từ đây.<br />
<br />
<br />
<br />
Thần thoại Hi Lạp là nguồn cảm hứng cho nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác<br />
<br />
của Hi Lạp: thơ, kịch, kiến trúc, điêu khắc…<br />
<br />
Về thơ ca, nổi bật lên là 2 bộ sử thi Iliade và Odixe của Homer, có giá trị cả<br />
về lịch sử lẫn văn học, để lại cho thế giới nhiều điển tích VH cho đến ngày<br />
<br />
nay: gót chân Asin, con ngựa thành Troy…Hai bộ sử thi này cũng được<br />
<br />
nhiều nhà văn, nhà thơ La Mã lựa chọn đề tài để sáng tác.<br />
<br />
<br />
<br />
Nghệ thuật kịch Hi Lạp ra đời và phát triển rực rỡ với nhiều nhà soạn kịch<br />
<br />
nổi tiếng: Etsin, Sôpôclơ…Đây chính là nguồn gốc của kịch châu Âu đương<br />
<br />
đại. Sau này chính Shakespear là người đã kế thừa truyền thống và tinh hoa<br />
<br />
của kịch Hi Lạp, La Mã cổ đại đưa nghệ thuật kịch lên tuyệt đỉnh.<br />
<br />
<br />
<br />
Nghệ thuật kịch Hi Lạp đã cho ra đời một công trình kiến trúc khá hiện đại<br />
<br />
và quy mô: nhà hát Athens.<br />
<br />
<br />
<br />
Văn học La Mã về sau chủ yếu tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn<br />
<br />
học Hi Lạp. Hai tập sử thi nổi tiếng của Hi Lạp là Iliat va Ôđixe đã trở thành<br />
<br />
nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà soạn kịch La Mã tiêu biểu như nhà<br />
<br />
thơ Vieecsgilut với trường ca Eneit có chủ đề, kết cấu, tình tiết ngôn từ được<br />
<br />
phỏng theo sử thi Iliat và Ôđixe. Hay các nhân vật trong Iliat và Ôđixe như<br />
<br />
tráng sĩ Agamemnong trở thành nhân vật trong vở Orextex của Etsin.<br />
<br />
<br />
<br />
Thời kì Phục hưng, trên cơ sở kế thừa những thành tựu của văn học Hi Lạp<br />
và La Mã, văn học Tây Âu phát triển rực rỡ, để lại nhiều tác phẩm giá trị cho<br />
<br />
văn học thế giới.<br />
<br />
<br />
<br />
Về thơ ca, tiêu biểu là Đantê với “Thần khúc”, mở đầu cho thơ ca thời kì<br />
<br />
phục hưng. Ngoài ra còn có Pêtêraca, Bôcaixô…đây đều là những tác giả<br />
<br />
say mê nghiên cứu và chịu những ảnh hưởng nhất định từ nền văn học của<br />
<br />
Hi Lạp và La Mã. Về tiểu thuyết, Rabơle được xem là học giả vĩ đại nhất<br />
<br />
của văn học Phục hưng Pháp với tác phẩm “Cuộc đời đáng chán của người<br />
<br />
khổng lồ Gácgăngchuya và người con Păngtagruyen”, trở thành cha đẻ của<br />
<br />
hai nhân vật khôi hài nhất trong lịch sử văn chương. Đặc biệt trong nền văn<br />
<br />
học Phục hưng nổi lên một học giả lừng danh là nhà văn Xecvantec với tác<br />
<br />
phẩm Đônkihôtê. Cuốn tiểu thuyết là một bắc tranh chân thực, rõ ràng về xã<br />
<br />
hội Tây Ban Nha thế kỉ XVI, đồng thời cũng là tác phẩm châm biếm toàn bộ<br />
<br />
xã hội phong kiến. Giá trị và ảnh hưởng của tác phẩm không cần phải nói gì<br />
<br />
nhiều, chỉ nghe đến tên thì rất nhiều người biết rất rõ về tác giả và tác phẩm,<br />
<br />
đủ cho thấy tầm ảnh hưởng của nó rộng rãi như thế nào.<br />
<br />
<br />
<br />
Về kịch, đại văn hào William Shakespears đã trở thành nhà soạn kịch vĩ đại<br />
<br />
của không chỉ của nước Anh mà của cả thế giới với các tác phẩm: Romeo và<br />
<br />
Juliet, Hămlet, Macbeth, vua Lear…Những tác phẩm của ông vừa mang tính<br />
chất bi kịch vừa mang tính chất hài kịch nhưng tràn đầy một sức sống huy<br />
<br />
hoàng, mạnh mẽ. Tài năng và tầm ảnh hưởng của ảnh hưởng của ông đã<br />
<br />
được cả thế giới công nhận “Shakespear không chỉ thuộc về nước Anh mà<br />
<br />
ông thuộc về mọi thời đại”, các tác phẩm của ông cho đến ngày nay vẫn<br />
<br />
đang được biểu diễn trên khắp các sân khấu kịch châu Âu và thế giới. Tài<br />
<br />
năng của Shakespears được K. Marx và F. Engels nhắc nhiều trong các tác<br />
<br />
phẩm của mình.<br />
<br />
<br />
<br />
Tại Việt Nam, sau 1975 ở trường phổ thông và đại học đã bắt đầu giảng dạy<br />
<br />
một số tác phẩm của Shakespear<br />
<br />
*Vài nét về Shakespears: ông sinh ra và lớn lên ở Staford, trong một gia<br />
<br />
đình khá giả, ông được học hành tử tế cho đến năm 18 tuổi phải thôi học vì<br />
<br />
hoàn cảnh gia đình và lấy vợ. Cuộc đời Shakespear trải qua nhiều thăng<br />
<br />
trầm, để có thể viết kịch và làm trong nhà hát ông đã phải làm rất nhiều<br />
<br />
nghề: nhắc tuồng, giữ chân ngựa, sửa bản in…nhưng cuối cùng đã trở thành<br />
<br />
một nhà viết kịch thiên tài của thế giới.<br />
<br />
<br />
<br />
Nhìn chung, văn học thời kì Phục hưng mang tính nhân văn sâu sắc, một mặt<br />
<br />
văn học đóng vai trò phê phán lên án giáo hội và phong kiến, mặt khác nó lại<br />
<br />
đề cao những giá trị con người, tính lạc quan, lòng yêu tự do, công bằng,<br />
danh dự… Tuy nhiên nền văn học Phục hưng cũng là một trong những cơ sở<br />
<br />
cho sự ra đời của chủ nghĩa cá nhân sau này.<br />
<br />
<br />
<br />
Tóm lại, trải qua một thời dài từ cổ đại đến trung đại, nền văn học phương<br />
<br />
Tây đã để lại cho thế giới một kho tàng văn học đồ sộ với một hệ thống các<br />
<br />
tác phẩm có giá trị về nhiều mặt, nhiều tác phẩm được xem là khuôn mẫu,<br />
<br />
chuẩn mực cho văn học và nghệ thuật của châu Âu và thế giới. Sự đóng góp<br />
<br />
và ảnh hưởng của những thành tựu văn học phương Tây cổ trung đại đối với<br />
<br />
châu Âu và thế giới không chỉ trong giai đoạn cổ trung đại mà cho đến tận<br />
<br />
ngày nay, nhiều tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị và không ngừng được khai<br />
<br />
thác, nghiên cứu, phát triển nhiều mặt.<br />