intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những trò chơi “thân thiện” với túi tiền

Chia sẻ: Dep Australia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

72
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bạn không cần phải mua quá nhiều món đồ chơi để làm vui lòng bé yêu đâu, như thế là quá tốn kém! Chúng tôi hiến kế cho bạn một vài trò chơi rất đơn giản, hiệu quả có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi tiêu cho gia đình mà vẫn phát triển được trí tuệ và niềm vui cho con trẻ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những trò chơi “thân thiện” với túi tiền

  1. Những trò chơi “thân thiện” với túi tiền (Webtretho) Bạn không cần phải mua quá nhiều món đồ chơi để làm vui lòng bé yêu đâu, như thế là quá tốn kém! Chúng tôi hiến kế cho bạn một vài trò chơi rất đơn giản, hiệu quả có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi tiêu cho gia đình mà vẫn phát triển được trí tuệ và niềm vui cho con trẻ. Độ tuổi từ 0 - 6 tháng
  2. 1. Cùng ngồi dậy nào Khi bé đã có thể giữ đầu mình nhấc lên, hãy đặt bé nằm ngửa trên sàn và nhẹ nhàng đỡ con ngồi dậy bằng cách tự chống tay của mình. Khi bé làm được rồi, hãy động viên con bằng một tiếng “hoan hô!”. Lợi ích của trò chơi này là giúp củng cố cơ lưng và cơ cổ của bé, đồng thời là dịp cha mẹ gần gũi với bé yêu của mình. 2. Vỗ tay và hát “Bắc kim thang”, “Kìa con bướm vàng”… bạn có thể hướng dẫn con nhiều bài hát thiếu nhi và dạy bé cách vỗ tay khi kết thúc như thế nào. Trò chơi này giúp bé tập điều khiển bàn tay của mình và làm quen dần với việc diễn đạt bằng ngôn ngữ.
  3. Từ 6 - 12 tháng tuổi 1 . Chèo thuyền ra biển Đặt bé vào lòng bạn và đung đưa bé nhịp nhàng theo nhịp điệu của một bài hát yêu thích, tạo cho con có cảm giác đang bồng bềnh nhẹ lướt trên một con thuyền. Với trò chơi này, bé có cơ hội phát triển khả năng cân bằng cơ thể khi bạn xốc và nâng bé trong lòng mình, đó cũng là một dịp tốt để dạy bé phát triển khả năng ngôn ngữ đấy. 2. Khám phá
  4. Chọn một chiếc túi vải kín và đổ đầy những món đồ chơi an toàn vào đó, chẳng hạn như: chiếc trống lục lạc, thú nhồi bông, những khối xếp hình… rồi để bé tự lấy ra, cất vào, đây là biện pháp kích thích quá trình nhận biết của trẻ rất hữu hiệu. Trong quá trình đó hãy giới thiệu cho bé những khái niệm đơn giản như: đầy và rỗng, cứng và mềm… như thế bé sẽ phát triển khả năng phối hợp tay và mắt khi bé cầm nắm đồ vật. Từ 12 - 18 tháng tuổi 1. Trốn tìm Bắt đầu từ trong nhà, với việc bạn giấu một vài món dưới ra trải giường hoặc sau ghế sofa rồi khuyến khích bé đi tìm những vật ấy. Bé bắt đầu hiểu ra khái niệm về “sự bất biến”, có nghĩa là một vật gì bé không nhìn thấy không có nghĩa là nó không còn tồn tại nữa. 2. Tiệc trà
  5. Chuẩn bị cho bé một bộ ấm tách đồ chơi và giúp bé tổ chức một buổi tiệc trà nho nhỏ dành cho cô búp bê và bé gấu bông của mình. Hành động rót trà (nên thay bằng nước lọc) sẽ dạy bé biết đo lường mức độ và việc chơi với chú gấu giúp phát triển trong bé những kỹ năng xã hội, giao tiếp cần thiết. Độ tuổi trên 18 tháng 1. Săn tìm kho báu
  6. Dẫn bé dạo một vòng quanh công viên, yêu cầu con tìm và tập hợp lại những món đồ theo một danh sách bạn đã chuẩn bị từ trước như: một viên đá to và nhẵn, một chiếc lông chim và một quả thông… Trò chơi nhỏ này giúp bé tập phát hiện ra đồ vật đúng như mình đang tìm kiếm, cho bé có cơ hội vận động, việc nhặt nhạnh giúp phát triển sự khéo léo của bàn tay và định hình những cảm nhận về vật chất. 2. Bán đồ hàng Bày ra thật nhiều món hàng trên bàn bếp như: trái cây đủ loại, những lon, hộp đựng thức ăn… Cho con bạn thử làm người bán hàng và vờ như một người khách đang muốn mua hàng của bé. Đó là những bài học đầu tiên về những quy ước, luật lệ xã hội và sự khác nhau giữa từng loại thức ăn như thế nào. Việc cầm và nhấc những chiếc cốc, lọ cũng giúp phát triển khả năng phối hợp tay-mắt của bé yêu nữa đấy!.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2