intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những trò chơi rèn luyện tư duy và giao tiếp trong tập thể

Chia sẻ: Vũ Đỗ Hồng Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1.033
lượt xem
136
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những trò chơi giúp rèn luyện tư duy và cách ứng phó linh hoạt trong giao tiếp cũng như công việc hàng ngày, làm cho các thành viên trở nên thân thiện và gần gũi với nhau hơn. Trò chơi kỹ năng là cách tốt nhất để truyền đạt một điều gì đó đến cho mọi người tham gia.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những trò chơi rèn luyện tư duy và giao tiếp trong tập thể

  1. Những trò chơi rèn luyện tư duy và giao tiếp trong tập thể Những trò chơi giúp rèn luyện tư duy và cách ứng phó linh hoạt trong giao tiếp cũng như công việc hàng ngày, làm cho các thành viên trở nên thân thiện và gần gũi với nhau hơn. Trò chơi kỹ năng là cách tốt nhất để truyền đạt một điều gì đó đến cho
  2. mọi người tham gia. 1. Tôi Là Ai ? - Cắt nhiều bảng bằng giấy carton, trên đó ghi tên những nhân vật nổi tiếng và ghim vào lưng vài người chơi mỗi đội. - Những người có bảng tên lần lượt đi vòng quanh hỏi những người khác vài câu hỏi để biết bảng tên của mình đang đeo. Câu trả lời sẽ là “đúng, sai”. Ai đoán ra tên mình mang sẽ thắng cuộc. Ví dụ : Tôi là văn sĩ ? Không Tôi là nghệ sĩ ? Không Tôi là vận động viên thể thao ? Đúng Tôi là cầu thủ bóng đá ? Đúng Tôi là người Việt Nam ? Đúng Tôi được khoảng 30 tuổi ? Đúng Tôi là Công Minh ? Đúng
  3. 2. Đoán Đồ Vật - Một người ra khỏi phòng, những người khác chọn một tiếng có một hoặc nhiều đồng âm là đồ vật - Người này đi vào và hỏi một số người 3 câu hỏi sau : . Bạn thích nó cách nào ? . Bạn thích dùng nó làm gì ? . Bạn thích nó ở đâu ? - Người được hỏi trả lời và nghĩ tới tiếng có âm giống. - Ví dụ : Chiếu (để nằm ; đọc sách, trên giường) . Bạn thích nó cách nào ? Nằm lên . Bạn dùng nó làm gì ? Đọc sách . Bạn thích nó ở đâu ? Trên giường. 3. Nhạc Sĩ Mù - Một người bị bịt mắt ở giữa vòng tròn. - Vòng tròn vừa di chuyển vừa hát cho tới khi NĐK thổi còi thì ngưng. Người bị bịt mắt sẽ đến trước mặt một người, người này sẽ giả giọng hát
  4. một bài. Người bị bịt mắt sẽ đoán, nếu đúng người này sẽ bị bịt mắt và trò chơi tiếp tục, nếu sai người bị bịt mắt phải đi đến người khác. 4. Đoán Hình Anh - NĐK đưa ra một tấm ảnh nhân vật trong Kinh Thánh hoặc một phong cảnh du lịch cho mỗi tổ xem. - Trong vòng một phút mỗi tổ họp lại và cho biết hình gì. Tổ nào đúng là đạt. 5. Đoán Sở Thích - Mỗi tổ cử ra một bạn đứng phía trên, chỗ NĐK. NĐK phát cho người này một tờ giấy và cây viết. - NĐK hỏi bạn thích chương trình Tivi nào nhất ? Và người này viết vào giấy sở thích của mình. Cả tổ ở dưới đoán coi sở thích của bạn là gì ? * Lưu ý: Chương trình Tivi được thay đổi bằng sở thích khác : - Cầu thủ bóng đá - Nghệ sĩ đóng phim - Loại hoa - Ca sĩ
  5. - Bài hát sinh hoạt - Vị thánh. 6. Những Kiểu Nón Đẹp - Vài tờ giấy báo lớn, bút chì, kéo, đồ bấm ghim, kẹp cho mỗi tổ. - Mỗi tổ tự nghĩ ra cách chế tạo những kiểu nón lạ trong thời gian khoảng 15 phút. - Sau đó đội lên trình diễn cho khán giả xem. Giám khảo sẽ chấm điểm kiểu nón nào đẹp nhất là đạt. *Lưu ý: Có thể thay những kiểu nón thành những kiểu quần áo. 7. Dán Tranh - Mỗi tổ hai tờ lịch treo tường giống nhau, một tờ được xé ra nhiều mảnh xếp lộn xộn (xé ngang và dọc tờ lịch). Tờ kia để đối chiếu làm mẫu. - Mỗi tổ thêm 1 tờ lịch cũ và một chai keo nước hoặc hồ. - Bắt đầu chơi, NĐK phát cho mỗi tổ dụng cụ như trên. Mỗi tổ dùng tờ lịch cũ lật bề trái (giấy trắng không có cảnh) trải xuống đất, lấy tờ lịch được xé rải đều lên mặt trái này và đối chiếu với tờ lịch mẫu để dán sao cho giống với tờ lịch mẫu. Tổ nào xong và giống là đạt.
  6. 8. Viết Nhanh - Mỗi tổ tụm lại thành vòng tròn nhỏ. - NĐK phát cho mỗi tổ một tờ giấy và một cây viết cho tổ trưởng. Tổ trưởng ngồi giữa vòng tròn. - Bắt đầu chơi, NĐK yêu cầu mỗi tổ hãy liệt kê danh sách tên các con vật theo vần đầu là C và CH … Tổ họp lại, nói cho tổ trưởng để viết ra giấy. Trong vòng hai phút tổ nào viết được nhiều và đúng là thắng. * Lưu ý: Có thể viết tên các nhân vật trong Kinh Thánh theo vần D hoặc M, P, A… 9. Ghép Câu Kinh Thánh - Viết một câu Kinh Thánh ra giấy nhỏ. Sau đó cắt rời câu Kinh Thánh ra từng chữ. - Phát cho mỗi tổ một miếng bìa giấy lớn và một chai keo (hồ). - Mỗi tổ họp lại sắp xếp câu Kinh Thánh đã được cắt ra, dán vào giấy lớn cho hợp với câu Kinh Thánh. Tổ nào xong trước và đúng là thắng.
  7. 10. Mặt Nạ Vui - Vật dụng: 1 tờ giấy carton lớn, viết lông, bút chì, kéo, đồ bấm, ghim, kẹp, keo cuộn cho mỗi tổ. - Mỗi tổ tự nghĩ chế ra những loại mặt nạ hề vui hóm hỉnh nhất. - NĐK ấn định khoảng thời gian 15 phút, sau đó đeo mặt nạ vào trình diễn cho khán giả xem. Giám khảo sẽ chấm điểm mặt nạ đẹp vui và trình diễn xuất sắc. 11. Dựng Cảnh Xảy Ra - NĐK bày ra trước mặt các tổ 6 loại đồ vật, (búa, chai, khăn…) và tuyên bố. Vừa rồi có việc gì xảy ra tại đây ? Những đồ vật này là tang chứng, mỗi tổ dùng các vật đó diễn lại sự việc đã xảy ra. - Mỗi tổ họp lại bàn cách dựng lại biến cố này bằng vai diễn của vài người hoặc bằng lời hùng biện của một người đại diện tổ. - Ban giám khảo sẽ đánh giá chấm điểm những màn kịch khác nhau của mỗi tổ.
  8. 12. Dựng Kịch Theo Nhân Vật Cho Trước - NĐK liệt kê những nhân vật rất đặc thù : người bán báo, người đi xe đạp, người cùi, người xỉn rượu… - Mỗi tổ họp lại dàn dựng một vở kịch với những vai trên. Có thể tự hóa trang. - Giám khảo sẽ chấm điểm diễn xuất của mỗi tổ có cái hay riêng nối kết được các nhân vật. 13. Sáng Chế Thơ Lục Bát - NĐK cho các tổ một chủ đề. - Mỗi tổ họp lại sáng chế ra 5 câu thơ lục bát theo chủ đề đã cho. - Mỗi tổ cử ra một người xướng 5 câu thơ trên theo điệu hò lơ, hoặc hò dô ta, hoặc cò lả. - Giám khảo sẽ chấm cái hay và súc tích của mỗi tổ. 14. Sáng Chế Cử Điệu Bài Hát - NĐK cho các tổ một bài hát hoặc mỗi tổ một bài. - Mỗi tổ họp lại sáng chế cử điệu múa dựa theo bài hát đã cho.
  9. - Giám khảo sẽ chấm điểm cách diễn súc tích và đều đặn của mỗi tổ. 15. Sáng Chế Lời Bài Hát - NĐK cho các tổ một bài hát hoặc mỗi tổ một bài và yêu cầu sáng chế lời theo chủ đề. - Mỗi tổ họp lại sáng chế lời bài hát đó theo chủ đề người điều khiển yêu cầu. - Giám khảo sẽ chấm điểm khi mỗi tổ hát lên lời sáng chế theo tiêu chuẩn hát hay, nội dung sâu sắc và xúc tích. * Lưu ý: Nên chọn những bài hát có làn điệu dân ca. 16. Họa Sĩ Mù - Mỗi tổ cử hai người, một người không bịt mắt còn một người bị bịt mắt. Người không bịt mắt cõng người bị bịt mắt. Trên bảng vẽ sẵn một khuôn mặt người nhưng chưa vẽ các bộ phận mắt, lông mày, tai, mũi miệng, tóc. Người cõng hướng dẫn người bị bịt mắt vẽ vào cho đủ mặt người. Sau một phút, hình vẽ nào đúng, đẹp nhất là thắng cuộc.
  10. 17. Viết Kinh Tiếp Sức - Mỗi tổ xếp hàng dọc, trước mặt mỗi tổ có một tấm bảng. Người thứ nhất của mỗi tổ cầm bong bóng đã được thổi và kẹp vào đùi. - Bắt đầu chơi, NĐK cho biết viết kinh Lạy Cha tiếp sức mỗi người viết một chữ. Người thứ nhất cầm cục phấn kẹp bóng nhảy lên bảng viết một chữ rồi nhảy về, trao phấn và bong bóng cho người thứ hai. Người thứ hai tiếp tục như thế cho đến khi viết hết kinh. Tổ nào xong trước là thắng cuộc. * Lưu ý: Dư hoặc thiếu một chữ trừ 1 điểm. Ai làm rớt bong bóng thì lượm lên, kẹp vào đùi, nhảy tiếp tục. Người thứ nhất trao bóng cho người thứ hai và chạy ra sau hàng. 18. Thi Hát Với Nhau - Hai tổ thi đấu với nhau, mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn có một cái micrô. - Bắt đầu chơi NĐK đưa ra một chủ đề để hát. Ví dụ : “Con vật” “Mưa” “Mây” “Mẹ” “Xuân” “Tình yêu”.
  11. - Tổ nào hát đã có từ theo chủ đề rồi thì hát tiếp một câu nữa của bài hát đó rồi mới chỉ tổ kia. Tổ nào bí hoặc lặp lại bài hát tổ kia hay tổ mình đã hát rồi thì bị thua. * Lưu ý: Hát đúng lời của bài hát không được sáng chế. 19. Nghe Nhạc Đoán Tựa Bài Hát - Mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn với nhau. - NĐK chọn một vài bài hát quen thuộc có nhạc. Nhờ một người dạo đàn 1 hoặc 2 câu đầu hoặc câu cuối của bài hát cho các tổ nghe. Tổ nào đoán đúng tựa của bài hát đó sẽ thắng cuộc. * Lưu ý: +Có thể chọn bài hát sinh hoạt hoặc nhạc trẻ đời hoặc nhạc đạo. +Tựa bài hát có 2 loại : là chính câu đầu của bài hát hoặc có lời tựa riêng khác với câu đầu của bài hát. 20. Thi Hát Chọn Ca Sĩ “Dở Nhất” - Hai tổ thi đấu với nhau, tổ này chọn chỉ định một người dở nhất trong
  12. tổ kia và ngược lại tổ kia chỉ định 1 người trong tổ này. - NĐK ghi lời câu đầu của một vài bài hát quen thuộc (bài hát sinh hoạt, nhạc đời, nhạc đạo) cho 2 người được chọn bắt thăm và hát lên bài hát đó cho mọi người thưởng thức. Giám khảo sẽ cho điểm hát của từng ca sĩ một. 21. Nghe Hát Trích Đoạn Đoán Tựa Bài Hát (Nói và làm theo đúng như lời NĐK) - Mỗi tổ ngồi nhóm vòng tròn với nhau. - NĐK chọn một bài hát quen thuộc và hát trích đoạn, ngưng và hát tiếp như băng cassette bị dập nhão. Tổ nào đoán đúng tựa của bài hát đó sẽ thắng cuộc. 22. Trăng Tròn (Nói và làm theo đúng như lời NĐK) NĐK: - Bắt đầu nhé. - Trăng tròn (tay phải chỉ ra trước đánh vòng tròn)
  13. - Có hai con mắt (vẽ 2 con mắt tròn) - cái lỗ mũi (gạch cái lỗ mũi) - Cái miệng (vẽ cái miệng)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2