intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề cần lưu ý

Chia sẻ: Ali Ali | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

135
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công tác hướng dẫn thi hành luật Có rất nhiều nội dung trong Luật BHYT cần được quy định chi tiết về đối tượng, mức đóng, mức hưởng, phương thức thanh toán chi phí... cũng như cần đặc biệt quan tâm đến các chế tài đảm bảo tính tuân thủ luật. Đây là một nội dung quan trọng, được các chuyên gia về BHYT của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo phải nhanh chóng thực hiện. Thực tế gần 20 năm thực hiện chính sách BHYT cho thấy, việc vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề cần lưu ý

  1. Những vấn đề cần lưu ý trong triển khai thực hiện Luật Bảo hiểm Y tế Nguồn: molisa.gov.vn Ngày 01/7/2009, Luật Bảo hiểm Y (BHYT) tế bắt đầu có hiệu lực thi hành. Để sắc luật này được thực thi có hiệu quả, ngoài sự nỗ lực của cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Y tế, Bộ Tài chính), đơn vị tổ chức thực hiện chính sách (Bảo hiểm Xã hội Việt Nam), cần có sự vào cuộc của tất cả các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể và nhân dân. Một số giải pháp được đề xuất là: Công tác hướng dẫn thi hành luật Có rất nhiều nội dung trong Luật BHYT cần được quy định chi tiết về đối tượng, mức đóng, mức hưởng, phương thức thanh toán chi phí... cũng như cần đặc biệt quan tâm đến các chế tài đảm bảo tính tuân thủ luật. Đây là một nội dung quan trọng, được các chuyên gia về BHYT của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo phải nhanh chóng thực hiện. Thực tế gần 20 năm thực hiện chính sách BHYT cho thấy, việc vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng nhiều với tính chất ngày càng phức tạp. Nguyên nhân chính là do chế tài xử lý còn rất chung chung, tính chặt chẽ chưa cao, không đủ sức răn đe, giáo dục ý thức tuân theo pháp luật và chưa đủ sức đấu tranh phòng ngừa các vi phạm. Thực tế là đến thời điểm này, chúng ta đang mới chỉ khai thác được khoảng 50% đối tượng tham gia BHYT bắt buộc thuộc khối doanh nghiệp. Trong Dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT chưa đề cập đến nội dung này. Do đó, cần xem xét, quy định rõ thêm một số nội dung sau: - Thanh tra y tế chuyên ngành BHYT: Điều 46 Luật BHYT quy định thanh tra y tế thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về BHYT. Do vậy, Chính phủ cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết hơn về thẩm quyền, nội dung, phạm vi thanh tra trong lĩnh vực này. Từ khi BHYT ra đời đến nay, hoạt động thanh tra, nhất là thanh tra chuyên ngành bị bỏ ngỏ do thiếu cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện. Các cuộc thanh tra không mang tính chủ động và chưa được tiến hành thường xuyên, đồng
  2. bộ. Hơn nữa, chất lượng không mang tính chuyên môn cao, do vậy việc phát hiện vi phạm còn hạn chế và đặc biệt là việc xử lý các vi phạm chưa triệt để. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hiệu quả thực thi các quy định về BHYT thấp. Để thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành BHYT, Bộ Y tế cần chủ động xây dựng kế hoạch, quy trình, quy chế thanh tra; kịp thời hướng dẫn công tác, nghiệp vụ thanh tra đối với các Sở Y tế trong cả nước; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho các thanh tra viên và cán bộ thanh tra y tế; khẩn trương kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra BHYT. - Về tranh chấp và cơ chế giải quyết tranh chấp BHYT: Điều 49 Luật BHYT quy định tranh chấp BHYT là tranh chấp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa các đối tượng: Người tham gia, người đại diện của người tham gia BHYT; tổ chức, cá nhân đóng BHYT; tổ chức BHYT và cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Luật cũng có quy định về cơ chế giải quyết tranh chấp, đó là các bên tranh chấp có trách nhiệm tự hoà giải về nội dung tranh chấp. Trường hợp hoà giải không thành, các bên tranh chấp có quyền khởi kiện tại toà án theo quy định của pháp luật. Để tránh tính hình thức, quy định cần phải chi tiết và phải: - Xác định rõ tính chất pháp lý của hợp đồng khám chữa bệnh (KCB) được ký giữa tổ chức BHYT và cơ sở KCB. Hiện tại, Luật BHYT chỉ quy định một số nội dung liên quan đến nguyên tắc của hợp đồng, chưa có đủ cơ sở để xác định bản chất pháp lý, trong khi đó, hệ thống y tế tư nhân đang phát triển cả về số lượng và quy mô nên việc ký hợp đồng KCB với các cơ sở này sẽ nhiều hơn. Đương nhiên, đối với các cơ sở y tế tư nhân, trong mọi hợp đồng KCB thì yếu tố lợi nhuận phải được đảm bảo hàng đầu, ngược lại, họ sẽ từ chối cung cấp dịch vụ, vì bản chất của mọi hợp đồng là sự thoả thuận tự nguyện. - Có các quy định cụ thể để khi tranh chấp xảy ra sẽ có ngay cơ chế để giải quyết, tránh tình trạng lúng túng không biết áp dụng cơ chế nào, hoặc không xử lý được triệt để, làm ảnh hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Thực tế, nếu phát sinh khúc mắc giữa tổ chức BHYT và cơ sở KCB công lập thì trong một chừng mực nào đó, Bộ Y tế trong vai trò thực hiện quản lý Nhà nước có thể đứng ra giải quyết. Nhưng trong trường hợp tranh chấp về hợp đồng giữa tổ chức BHYT và cơ sở y tế tư nhân thì trong Luật
  3. BHYT chưa đưa ra được phương án giải quyết và hướng giải quyết theo trình tự tố tụng nào, kinh tế hay dân sự… Vấn đề hình sự hoá các vi phạm pháp luật về BHYT Luật BHYT quy định, người nào có hành vi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2