Những vấn đề cơ bản của triết học
lượt xem 132
download
Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng.
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những vấn đề cơ bản của triết học
- àn thêm về vấn đề cơ bản của triết học Vũ Tình Tạp chí Triết học 08:15' AM - Thứ bảy, 07/10/2006 Thông tin liên quan: Giới thiệu sách “Câu chuyện triết học” 10/11/2010 Khái niệm triết học tại Sài Gòn trước 1975 17/07/2010 Cần biết và cần nghĩ 24/06/2010 Liệu triết học có phải là khoa học không? 28/04/2010 Diễn từ tại lễ trao giải thưởng Văn hóa Phan Châu Trinh 27/03/2010 Tiếu lâm và triết học 03/03/2010 Người ta cần triết học để làm gì? 17/11/2009 M.Heidegger với "tồn tại và thời gian" 12/11/2009 Triết học là gì, triết học khởi đầu ra sao? 12/03/2009 Thế giới quan – chiếc la bàn định hướng cuộc sống 27/12/2007 Thế nào là một bài viết có
- tính triết học? 26/07/2007 Triết học trong “thế giới phẳng” 23/07/2007 Tiếp tục đổi mới nghiên cứu và giảng dạy triết học ở nước ta 18/04/2007 Triết học là gì? 16/03/2007 “Trà dư tửu hậu” và triết học 03/02/2007 xem tất cả... Giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu của việc tìm hiểu triết học nói chung và tìm hiểu một học thuyết triết học nào đó nói riêng. Trong nhiều năm, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta, về cơ bản, đều khẳng định: Vấn đề cơ bản của triết học là "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức". Gần đây, giáo trình về môn học này của Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh viết: "Quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất, trở thành vấn đề lớn và là vấn đề cơ bản của triết học". Hiện nay, cách giải thích tại sao "mối quan hệ giữa vật chất và ý thức" hay “quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất" lại là vấn đề cơ bản của triết học cũng khác nhau. Có giáo trình viết: Trong thế giới cố vô vàn hiện tượng, nhưng chung quy chúng chỉ phân thành hai loại, một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy). Do đó vấn đề về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại và tư duy là vấn đề cơ bản của triết học". Lại có giáo trình cho rằng: Vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản hay vấn đề tối cao của triết học vì giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết các vấn đề khác của triết học". Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự khi đề cập đến nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Thí dụ: "Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt. Mặt thứ nhất giải quyết vấn đề giữa vật chất và ý thức cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào... Mặt thứ hai vấn đề cơ bản của triết học giải quyết vấn đề khả năng nhận thức của con người”, "Khi nghiên cứu các hệ thống, các trường phái triết học, chủ nghĩa Mác cho rằng, vấn đề quan trọng hàng đầu là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần và thế giới tự nhiên, cái nào có trước, cái nào có sau…” Là những tài liệu để giảng dạy, học tập, các giáo trình triết học Mác - Lênin ở nước ta hiện nay tuy có sự thống nhất về tư tưởng và đều xuất phát từ các tác phẩm kinh điển, nhưng trong trường hợp này, lại có sự lý giải ít nhiều khác nhau, đã gây ra những lúng túng nhất định không chỉ đối với người học (đặc biệt là đối với đối tượng lấy tự học là chính), mà còn đối với cả người dạy và người tham khảo. Vì vậy, việc trao đổi thêm những nội dung trên nhằm góp phần tìm cách diễn giải sao cho rõ để không chỉ phản ánh đúng đắn quan điểm từ kinh điển của triết học Mác - Lênin, mà còn phù hợp với sự phát triển của dân trí đương thời là điều cần thiết.
- Theo chúng tôi, trước khi đi vào nội dung cụ thể vấn đề cơ bản của triết học, phải làm sáng tỏ vấn đề cơ bản của các khoa học nói chung và của triết học nói riêng là gì? Ngành khoa học nào cũng phải nghiên cứu hàng loạt vấn đề. Tất cả những vấn đề đó tạo nên hệ chống các vấn đề (hay hệ vấn đề) thuộc đối tượng nghiên cứu của ngành khoa học đó. Vị trí, vai trò của các vấn đề trong hệ vấn đề không giống nhau. Có vấn đề chỉ đóng vai trò hỗ trợ. Có vấn đề đóng vai trò quan trọng. Lại có vấn đề đóng vai trò cực kỳ quan trọng, quan trọng đến mức nó đóng vai trò là nền tảng, định hướng cho ngành khoa học ấy giải quyết những nội dung còn lại. Đấy chính là vấn đề cơ bản của một ngành khoa học. Triết học cũng vậy. Với tư cách là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy, triết học có hệ vấn đề của mình. Trong hệ vấn đề ấy, có vân đề đóng vai trò là nền tảng, định hướng để giải quyết những vấn đề khác. Theo chúng tôi, đây là cơ sở quan trọng nhất để xác định vấn đề cơ bản của triết học. Về nội dung vấn đề cơ bản của triết học Trong tác phẩm Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph.Ăngghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại”. Trong tác phẩm này và một số tác phẩm khác, khi nói về vấn đề cơ bản của triết học, Ph.Ăngghen không định nghĩa tư duy là gì, tồn lại là gì mà chỉ nêu một số khái niệm khác tương tự như tinh thần, tự nhiên, vì vậy dễ dẫn đến cách giải thích quan hệ giữa "tư duy và tồn tại", "tinh thần và tự nhiên" của Ph.Ăngghen là quan hệ giữa "ý thức và vật chất" hoặc quan hệ giữa "vật chất và ý thức". Chúng ta biết rằng, ngay sau khi nêu quan điểm "Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại", Ph.Ăngghen viết tiếp: “Ngay từ thời hết sức xa xưa, khi con người hoàn toàn chưa biết gì về cấu tạo thân thể của họ và chưa biết giải thích những điều thấy trong mơ, họ đã đi đến chỗ quan niệm rằng tư duy và cảm giác của họ không phải là hoạt động của chính thân thể họ (TG nhấn mạnh) mà là hoạt động của một linh hồn đặc biệt nào đó cư trú trong thân thể và rời bỏ thân thể họ khi họ chết, ngay từ thuở đó, họ đã phải suy nghĩ về quan hệ giữa linh hồn ấy với thế giới bên ngoài"... Do đó, vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên, một vấn đề tối cao của toàn bộ triết học, cũng hoàn toàn giống như bất cứ tôn giáo nào, đều có gốc rễ trong các quan niệm thiển cận và ngu dốt của thời kỳ mông muội... (TG nhấn mạnh ). Vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn tại, một vấn đề đã đóng một vai trò lớn lao trong triết học kinh viện thời trung cổ, vấn đề xem cái nào có trước, tinh thần hay tự nhiên? vấn đề đó bất chấp giáo hội, lại mang một hình thức gay gắt: thế giới do Chúa Trời sáng tạo ra, hay nó vẫn tồn tại từ trước đến nay (TG nhấn mạnh). Cách giải đáp vấn đề ấy đá chia các nhà triết học thành hai phe lớn. Những người quả quyết rằng tinh thần có trước tự nhiên, và do đó rút cục lại thừa nhận rằng thế giới được sáng tạo ra bằng cách nào đó... những người đó là thuộc phe chủ nghĩa duy tâm. Còn những người cho rằng tự nhiên là cái có được thì thuộc các học phái khác nhau của chủ nghĩa duy vật. Như vậy, trong quan hệ "giữa tư duy và tồn tại, giữa tinh thần với tự nhiên" thì khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng nên giải thích như thế nào cho rõ? Có nên không khi chúng ta cho rằng: "... một là những hiện tượng vật chất (tồn tại, tự nhiên), hai là những hiện tượng tinh thần (ý thức, tư duy)", hoặc "... mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay ý thức và vật chất được gọi là vấn đề cơ bản... của triết học". Mặc dù phần nói về chủ nghĩa duy tâm khách quan có giải thích về khái niệm tinh chần, nhưng ngay từ đầu, cách trình bày trên đã làm cho người tìm hiểu vấn đề cơ bản của triết học và cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật
- với chủ nghĩa duy tâm đồng nhất nội dung khái niệm tư duy, tinh thần với nội dung khái niệm ý thức, tinh thần mà xã hội đang sử đụng (ý thức, tinh thần là ý thức, tinh thần của con người). Sự đồng nhất này không đúng, vì khái niệm tư duy, tinh thần mà Ph.Ăngghen sử dụng ở đây chỉ muốn đề cập đến cái phi vật chất, cái không phải là vật chất. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm đều thừa nhận sự tồn tại của cái phi vật chất. Với chủ nghĩa duy vật, đấy là ý thức, tinh thần, sản phẩm của vật chất, cái phản ánh vật chất, cái bị vật chất quyết định cả về nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Với chủ nghĩa duy tâm, đấy là thực thể siêu tự nhiên (không có nguồn gốc từ tự nhiên, không phải là cái phản ánh tự nhiên), thế giới vật chất là sản phẩm thuần trí của thực thể siêu tự nhiên này nên thế giới vật chất không có thực chất của nó. Theo quan điểm truyền thống, chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái, chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, trong đó chủ nghĩa duy tâm chủ quan gắn liền với tên tuổi của triết gia - Giáo sĩ người Anh Giogiơ Béccơly (George Berkeley). Chúng ta biết rằng, vào thế kỷ XVII, Giogiơ Béccơly đã biện minh cho chủ nghĩa duy tâm dưới hình thức mới bằng cách dựa trên những tiền đề hơi khác so với các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm truyền thống. Đấy là vạn vật quanh ta là các khái niệm trong ý thức của ta (Béccơly và những người sau ông nói nhiều và nhấn mạnh ý này) song tất cả (cả ta và ý thức của ta) đều có nguồn gốc từ cái thuần trí của giới siêu tự nhiên, bị cái thuần trí của giới siêu tự nhiên quyết định. (Cuộc đối thoại thứ nhất và cuộc đối thoại thứ hai đặc biệt là đoạn kết trong cuộc đối thoại thứ hai giữa Philông ( Philonnus) và Hylaxơ (Hylas) của Béccơly phản ánh rất rõ tư tưởng này). Vì vậy nếu chỉ dừng lại ở quan niệm chủ nghĩa duy tâm nhủ quan cho rằng ý thức của con người của chủ thể là cái tồn cài sẵn trong con người, là cái có trước, còn các sự vật bên ngoài chỉ là phức hợp các cảm giác, chỉ là cái phụ thuộc vào ý thức chủ thể thì chưa đủ. Chúng tôi cho rằng khi tuyệt đối hoá vai trò của ý thức con người (ý thức của chủ thể), coi sự vật là ,,phức hợp các cảm giũa, thì không có nghĩa chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại do nguồn gốc này hay nguồn gốc khác, dưới hình thức này hay hình thức khác của sự vật, mà ở đây chủ nghĩa duy tâm chủ quan đã tuyệt đối hoá vai trò của cảm giác, của ý thức ở góc độ nhận thức luận. Hơn nữa, sự ra đời của chủ nghĩa duy tâm chủ quan là một trong những biểu hiện sự bế tắc, sự truy tìm lối thoát về mặt lý luận của chủ nghĩa duy tâm. Về bản chất, chủ nghĩa duy tâm chủ quan không phủ nhận sự tồn tại của thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất, vì vậy, có thể được không khi hiểu: chủ nghĩa duy tâm không chia thành hai phái, mà chủ nghĩa duy tâm chủ quan hay chủ nghĩa duy tâm khách quan chỉ là những biểu hiện khác nhau của chủ nghĩa duy tâm. Những vấn đề trên không phải được rút ra từ câu chữ, từ lý luận thuần tuý, mà quan trọng hơn, từ nhu cầu của cuộc sống hiện thực. Cho đến nay, không phải chỉ những người thuộc chủ nghĩa duy vật hay những người có học vấn cao mới hiểu tinh thần, ý thức là của con người, mà đấy thuộc loại kiến thức phổ thông, bất cứ ai cũng biết. Chính vì vậy không ít người, đặc biệt đặc biệt là giáo dân của các tôn giáo hữu thần, tuy không thừa nhận "tinh thần", "ý thức" kể cả cái gọi là "ý thức khách quan" là cái có trước, là cái quyết định gi ới tự nhiên, song họ lại rất tin tưởng ở một thế giới siêu tự nhiên, phi vật chất tồn tại với tư cách là lực lượng sáng tạo . Ngay cả các nhà duy vật, thậm chí các nhà khoa học duy vật, cũng có lúc này, lúc khác rơi vào quan điểm của chủ nghĩa duy tâm (thường là duy tâm chủ quan), thì, kể cả những lúc duy tâm nhất cũng không ai quan niệm "tinh thần", "ý thức" của con người có trước tự nhiên, không ai quan niệm sự vật là "phức hợp các cảm giác" xét dưới góc độ bản thể luận.
- Về bản chất vấn đề cơ bàn của triết học Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề giữa tư duy và tồn tại, song do "tư duy" được các trường phái triết học quan niệm khác nhau nên bản chất vấn đề cơ bản của triết học cũng được hiểu khác nhau. Với chủ nghĩa duy tâm khách quan, đấy là mối quan hệ giữa giới siêu tự nhiên, phi vật chất tồn tại dưới những tên gọi khác nhau với giới tự nhiên, con người và xã hội loài người. Với chủ nghĩa duy tâm chủ quan, đấy là mối quan hệ giữa toàn bộ những biểu hiện của tinh thần, ý thức con người như ý chí, tình cảm, tri thức… với hiện thực. Với chủ nghĩa duy vật biện chứng thì: “ Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại" thường được lý giải trực tiếp là "mối quan hệ giữa ý thức và vật chất". Thực ra, khái niệm "tư duy” có ngoại diên hẹp hơn khái niệm "ý thức” còn khái niệm "tồn tại" lại có ngoại điên rộng hơn khái niệm “vật chất". Vì vậy, chỉ trong trường hợp này và chỉ trong những trường hợp tương tự như thế này thì mới có thể đồng nhất "tư duy”, với "ý thức", "tồn tại" với "vật chất", còn trong nhưng trường hợp khác thì nội dung của những khái niệm đó phải được phân biệt rõ ràng, nhất là khi đề cập đến các vấn đề bản chất của thế giới, tính thống nhất vật chất của thế giới và lý luận nhận thức. Cách giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là cơ sở để phân biệt chủ nghĩa duy vật với chủ nghĩa duy tâm. Song, theo Ph.Ăngghen, lúc đầu [và chỉ lúc đầu (TG nhấn mạnh), cơ sở của sự phân biệt đó chỉ là ở việc thừa nhận hay không thừa nhận tự nhiên là cái có trước và do đó, không thửa nhận hay thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới. Điều này cho thấy, quan hệ trước sau không phải là cơ sở quan trọng hàng đầu, cũng không phải là cơ sở duy nhất để xác định duy vật hay duy tâm trong khi giải quyết những vấn đề mà triết học đặt ra, mà quan trọng hơn, phải xét xem vai trò quyết định thuộc về nhân tố nào thuộc về vật chất hay ý thức. Chẳng hạn, vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực xã hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Đấy là mối quan hệ giữa những nhân tố vật chất mà những biểu hiện cơ bản của nó là hoàn cảnh địa lý, dân số và phương thức sản xuất với nhưng nhân tố tinh thần được biểu hiện qua ý thức của những con người cụ thể, hình thành nên tâm lý xã hội, hệ tư tưởng với hai cấp độ ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận. Trong mối quan hệ này, tồn tại xã hội không thể có trước, ý thức xã hội không thể có sau, mà sự ra đời của tồn tại xã hội và ý thức xã hội là đồng thời. Tính chất duy vật ở đây chỉ được bộc lộ khi thừa nhận ý thức xã hội là cái phản ánh tồn tại xã hội, là cá i bị tồn tại xã hội quyết định. Tương tự, gọi là duy âm chủ quan với những biểu hiện của nó như chủ quan duy ý chí chủ quan duy tình cảm, chủ quan duy tri thức… không có nghĩa là quan niệm những yếu tố thuộc ý thức này là cái có trước, mà chỉ là quan niệm cho rằng những yếu tố này (ý chí, tình cảm, tri thức… ) có thể quyết định sự thành công hay thất bại của con người (xem nhẹ hoàn cảnh khách quan). Ranh giới giữa ý thức và vật chất vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối. Tính tuyệt đối của ranh giới này được giới hạn ở góc độ nhận thức luận cơ bản, đó là sự thừa nhận tính thứ nhất của vật chất, tính thứ hai của ý thức. Ngoài giới hạn ấy, khi khẳng định nguồn gốc vật chất của ý thức, khẳng định khả năng ý thức được vật chất hoá thông qua hoạt động của con người thì chủ nghĩa duy vật biện chứng đã thừa nhận tính tương đối của ranh giới này. Mặt khác, nói đến ý thức là nói đến ý thức của con người, nói đến vật chất là nói đến giới tự nhiên, thế giới vật chất, nên bản chất mối quan hệ giữa ý chức và vật chất là mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên mà con người đang sống trong đó. Ở đây, hai mặt trong vấn
- đề cơ bản của triết học được chủ nghĩa duy vật biện chứng đặt ra rất rõ ràng, và chủng có mối quan hệ rất mật thiết với nhau: Mặt thứ nhất: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì vị trí, vai trò của con người đối với giới tự nhiên như thế nào? Mặt thứ hai: Trong mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên thì khả năng nhận thức của con người về giới tự nhiên ra sao? Đây là một trong những cách hướng đến triết học ứng dụng - triết học đặt ra và định hướng giải quyết những nội dung không chỉ liên quan đến những vấn đề chung nhất có tính toàn cầu như môi trường sinh thái, tài nguyên thiên nhiên, chiến tranh, hoà bình, lương thực, nhà ở… mà còn liên quan đến cả những vấn đề do cuộc sống nghề nghiệp, cuộc sống đời thường của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đặt ra. Vân đề cơ bản của triết học đã, đang và chắc chắn sẽ còn nhiều quan điểm khác nhau. Một vài ý kiến trên chỉ để các bạn đồng nghiệp tham khảo với mong muốn góp phần làm cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy, truyền bá triết học nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng đạt hiệu quả hơn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những tư tưởng cơ bản của Hegel về logic học với tính cách là logic biện chứng
8 p | 357 | 81
-
Bài giảng Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Bài 1: Những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng
203 p | 509 | 37
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin - Chương 1: Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội
46 p | 118 | 35
-
Sáng kiến kinh nghiệm môn triết học – chương 1 vấn đề cơ bản của triết học
6 p | 235 | 28
-
Môn học: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
105 p | 121 | 13
-
Đề cương Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin - TS. Nguyễn Nam Thắng & TS. Triệu Quang Minh
44 p | 58 | 10
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 1 - Khái luận về Triết học và triết học Mác-Lênin (2023)
28 p | 33 | 10
-
Bài giảng Triết học - Chương 1: Triết học và vai trò của nó trong đời sống xã hội
14 p | 103 | 9
-
Bài giảng Triết học Mác-Lênin: Chương 1 - PGS. TS Phương Kỳ Sơn
64 p | 15 | 7
-
Bài giảng môn Triết học: Chương 1 - Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. HCM
21 p | 74 | 6
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 1 - Khái luận về Triết học (Dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh các ngành Khoa học xã hội và nhân văn)
23 p | 23 | 5
-
Bài giảng Triết học Mác - Lênin: Chương 01 - Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội
5 p | 30 | 4
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2019-2020 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2 - Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 50 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2018-2019 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2 - Đề số 1) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 72 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2018-2019 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênnin (Phần 2 - Khoa Quốc tế) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 59 | 3
-
Đề thi cuối học kỳ II năm học 2015-2016 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lên nin (Phần 2) - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 37 | 2
-
Đề thi cuối học kỳ I năm học 2015-2016 môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lên nin - ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn
1 p | 40 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn