Những vấn đề liên quan đến vắcxin ngừa HPV
lượt xem 5
download
Loại vắc xin đầu tiên có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung được tổ chức FDA (Food and Drug Administration) Hoa Kỳ công nhận vào ngày 8 tháng 6 năm 2006 đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong phòng chống ung thư phụ khoa ở phụ nữ. Hằng năm, có khoảng 10000 trường hợp được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tại Mỹ và gần 4000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Tại Việt Nam theo số liệu thống kê năm 2002, có khoảng 6220 trường hợp ung thư cổ tử cung mới...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những vấn đề liên quan đến vắcxin ngừa HPV
- Những vấn đề liên quan đến vắcxin ngừa HPV Loại vắc xin đầu tiên có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung được tổ chức FDA (Food and Drug Administration) Hoa Kỳ công nhận vào ngày 8 tháng 6 năm 2006 đã tạo ra một kỷ nguyên mới trong phòng chống ung thư phụ khoa ở phụ nữ. Hằng năm, có khoảng 10000 trường hợp được chẩn đoán ung thư cổ tử cung tại Mỹ và gần 4000 trường hợp tử vong vì bệnh này. Tại Việt Nam theo số liệu thống kê năm 2002, có khoảng 6220 trường hợp ung thư cổ tử cung mới phát hiện. Loại vắc xin tứ giá có tác dụng phòng ngừa ung thư cổ tử cung, bệnh mụn cóc ở đường sinh dục và những tổn thương tiền ung thư (CIN 1, 2 hay thậm chí 3, ung thư tại chỗ), tân sản biểu mô âm hộ (VIN 2 hay 3) do bốn loại HPV 6, 11, 16 và 18 gây ra. Còn vắc xin song giá thì ngừa được hai loại HPV 16 và 18. Vắc xin tứ giá ngừa HPV chứa protein vỏ (L1) được tạo ra bằng phương pháp tái tổ hợp của các type 6, 11, 16, 18 của virus HPV. Mỗi 0,5 ml vắc xin chứa gần 20mcg protein L1 của type 6; 40mcg protein L1 type 11; 40mcg type 16 và 20
- mcg protein L1 type 18. Bốn type này của virus HPV là nguyên nhân gây ra gần 70% ung thư cổ tử cung, 90% trường hợp mụn cóc đường sinh dục và 35-50% tổn thương tiền ung. Khi vào cơ thể loại vắc xin này có tác dụng kích thích các lympho bào B sản xuất các kháng thể đặc hiệu chống lại protein L1 và kích thích sản xuất các lympho bào T ghi nhớ. Hiệu quả bảo vệ của kháng thể đ ược sản xuất được đánh giá dựa trên lượng kháng thể trong máu và GMT (Geometric Mean Titer) tương ứng. Trong một nghiên cứu thực hiện trên phụ nữ từ 18 đến 26 tuổi, giá trị GMT đo sau một tháng hoàn tất ba đợt chích ngừa của kháng thể kháng HPV 6 là 582, HPV 11 là 696,5; HPV 16 là 3899; HPV 18 là 801,2. GMT gi ảm chậm sau đó và tiếp tục được đo sau 5 năm tiêm chủng. Loại vắc xin này có tác dụng giúp cơ thể tạo ra miễn dịch nhân tạo chủ động. Hình 1. Ung thư cổ tử cung
- 1) Ai là đối tượng nên được chích ngừa loại vắcxin này? Loại vắc xin này được cho phép sử dụng ở những bé gái từ 11-12 tuổi. Loại vắc xin này cũng được cho phép sử dụng ở trẻ 9 -10 tuổi và 13-26 tuổi chưa chích ngừa hoặc chích ngừa chưa đầy đủ. Những yêu cầu này được ACIP (Advisory Committee on Immunization Practices) đưa ra vào tháng 6-2006 cho CDC (Centers for disease control and prevention). Trong một nghiên cứu gần đây so sánh hiệu quả vắc xin giữa nhóm tuổi 9-15 và 16-26 người ta thấy rằng giá trị trung bình của GMT cao gần gấp đôi ở nhóm 9-15 so với 16-26. Tuy nhiên theo những nghiên cứu khác, kết quả cho thấy vắc xin được chỉ định thích hợp nhất cho phụ nữ từ 9 đến 26 tuổi. 2) Hiệu quả của loại vắc xin này như thế nào? Loại vắc xin được nghiên cứu chính trên phụ nữ trẻ chưa từng mắc một trong bốn type virus HPV 6, 11, 16, 18 và các nhà nghiên cứu nhận thấy hiệu quả của vắc xin đạt 100% trong ngăn ngừa ung thư cổ tử cung do bốn type HPV trên gây ra. Tương tự, họ cũng ghi nhận hiệu quả bảo vệ 100% cho ung thư âm hộ, âm đạo và bệnh mụn cóc ở đường sinh dục. Loại vắc xin này tỏ ra hiệu quả nhất ở phụ nữ chưa quan hệ tình dục, kém hiệu quả trên những phụ nữ trẻ từng mắc một trong bốn loại HPV trên và chỉ có tác dụng phòng ngừa chứ không có tác dụng điều trị khi người đó đã mắc ung thư cổ tử cung, âm hộ, âm đạo hay mụn cóc đường sinh dục.
- 3) Có phải phụ nữ đã quan hệ tình dục và phụ nữ có nhiều bạn tình có lợi khi tiêm ngừa vắc xin này? Phụ nữ đã quan hệ tình dục và phụ nữ có nhiều bạn tình sẽ có nhiều lợi ích khi tiêm ngừa loại vắc xin này nhưng một điều làm đau đầu các bác sĩ lâm sàng là những phụ nữ này thường dễ mắc một trong bốn loại HPV do đó sẽ làm cho hiệu quả vắc xin giảm. Vì vậy, tốt nhất nên tiêm ngừa khi họ chưa có quan hệ tình dục. 4) Lịch chích ngừa loại vắc xin này như thế nào? Loại vắc xin này được chích làm 3 đợt, đợt 2 cách đợt đầu hai tháng và đợt ba cách đợt đầu 6 tháng. Vắc xin này được sử dụng bằng đường tiêm bắp, thường tiêm ở cơ delta cánh tay. Theo ACIP, vắc xin có thể tiêm cùng với vắc xin ngừa viêm gan B, bạch hầu – ho gà – uốn ván và viêm màng não mủ. 5) Tên các loại vắc xin hiện có tại Việt Nam? a. Gardasil: chỉ định cho phụ nữ từ 9-26 tuổi, phòng chống HPV type 16, 18, 6, 11 b. Cervarix: chỉ định cho phụ nữ 10-25 tuổi, phòng chống HPV type 16, 18. 6) Giá thành của vắc xin? Khoảng 120 đô la Mỹ một đợt tiêm. Ở Việt nam, giá thành của vắc xin thay đổi trong khoảng trên dưới 1 triệu đồng tùy theo cơ sở tiêm vắc xin và loại vắc xin.
- 7) Vắc xin ngừa HPV có an toàn? Tổ chức FDA (Food and Drug Administration) đã công nhận tính an toàn và hiệu quả của vắc xin ngừa HPV. Vắc xin đã được thử nghiệm trên 11000 phụ nữ (tuổi từ 9-26 tuổi) ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vắc xin không gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tác dụng phụ thường thấy là đau vùng tiêm. Tuy nhiên cũng giống như các loại vắc xin khác, nó cũng có một số chống chỉ định như không sử dụng trên phụ nữ dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, hoãn tiêm ở phụ nữ đang sốt. Vì vắc xin sử dụng đường tiêm bắp nên phụ nữ bị rối loạn đông máu hay sử dụng các chất chống đông phải cẩn thận khi dùng. Đối với người bị suy giảm miễn dịch hay đang điều trị các chất ức chế miễn dịch, hiệu quả của vắc xin có thể giảm. 8) Phụ nữ đã tiêm ngừa thì không cần thực hiện các test tầm soát ung thư cổ tử cung? Không phải. Có rất nhiều lý do để vẫn phải tầm soát ung thư tử cung ở những người đã tiêm ngừa. Thứ nhất, loại vắc xin này không có tác dụng bảo vệ chống lại tất cả các type của HPV có khả năng gây ra ung thư cổ tử cung. HPV type 16 và 18 gây ra 70% ung thư cổ tử cung và type 6 và 11 có thể gây ra 90% mụn cóc đường sinh dục. Bởi vì vắc xin không có tác dụng chống tất cả các type n ên nó chỉ có tác dụng phòng ngừa 30% ung thư cổ tử cung nói chung. Thứ hai, không phải ai cũng chích ngừa đầy đủ các mũi của vắc xin do đó hiệu quả của vắc xin có thể
- không phát huy đầy đủ. Thứ ba, phụ nữ có thể không thể đạt được hiệu quả bảo vệ 100% nếu như họ chích ngừa sau khi đã mắc phải một trong bốn loại HPV. Do vậy sau khi tiêm ngừa phụ nữ vẫn có thể mắc ung thư nếu như rơi vào ba trường hợp trên. 9) HPV liên quan như thế nào với ung thư cổ tử cung? Vài type HPV có thể gây nhiễm trùng ở cổ tử cung và gây nên những biến đổi tế bào ở cổ tử cung, từ chỗ gây ra loạn sản ở cổ tử cung đến ung thư tại chỗ và cuối cùng là ung thư lan tràn. Nếu như tác nhân gây biến đổi này bị loại bỏ, tế bào cổ tử cung sẽ phục hồi bình thường, nếu kích thích tiếp tục sẽ dẫn đến ung thư. Nhưng không phải bất cứ phụ nữ nào nhiễm HPV cũng phát triển thành ung thư cổ tử cung sau đó, có khoảng 60-70% phụ nữ quan hệ tình dục có nhiễm HPV, nhưng sau một năm chỉ còn lại 30% trong số đó tiếp tục mang HPV và sau 2 năm con số này là 9%, điều này có nghĩa là cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể như miễn dịch tại chỗ và miễn dịch toàn thân đã góp phần quan trọng loại bỏ HPV ra khỏi cơ thể. 10) Thời gian bảo vệ của loại vắc xin này? Thời gian bảo vệ của loại vắc xin này chưa được hiểu rõ. Những tính toán của các nghiên cứu gần đây cho thấy thời gian bảo vệ khoảng 30 năm.
- 11) Phụ nữ nên làm test tầm soát ung thư cổ tử cung trước khi chích ngừa? Không cần thiết vì PAP’smear hay HPV test chỉ cho bệnh nhân biết họ có những biến đổi tiền ung thư hay không và họ có nhiễm HPV không chứ không thể cho biết chính xác type HPV bị nhiễm. Thậm chí nếu họ đ ã nhiễm một loại HPV thì vắc xin cũng có tác dụng bảo vệ chống các type còn lại. 12) Vắc xin có thể tiêm ngừa cho nam giới? Chưa có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin ở nam giới nhưng đã thấy tác dụng bảo vệ chống lại mụn cóc đường sinh dục, và những ung thư hiếm như ung thư dương vật và hậu môn. Những nghiên cứu hiện nay vẫn đang tiếp tục tìm ra hiệu quả vắc xin trên phòng chống HPV ở nam giới. 13) Phụ nữ có thai có thể chích ngừa? Vắc xin không có chỉ định trên phụ nữ có thai. Số lượng nghiên cứu còn hạn chế trong việc chứng tỏ tính an toàn của vắc xin cho mẹ và thai. Hiện tại phụ nữ có thai nên sinh con xong mới nên chích ngừa, nếu như họ phát hiện mình mang thai sau khi mới chích một hoặc hai đợt nên chờ khi thai kỳ chấm dứt mới chích tiếp. Tài liệu tham khảo 1. CDC: HPV vaccine Questions & Answers. http://www.cdc.gov/std/HPV. 2. Medscape HPV vaccination: http://www.medscape.com/viewarticle/549278
- 3. HPV Vaccines and Screening in the Prevention of Cervical Cancer. Vaccine, Vol 24, Sup3, Aug 2006. ELSEVIER 4. Weinstock H, Berman S, Cates W Jr. Sexually transmitted diseases among American youth: incidence and prevalence estimates, 2000. Perspect Sex Reprod Health 2004;36:6--10. 5. U.S. Food and Drug Administration (FDA). "FDA Approves New Indication for Gardasil to Prevent Genital Warts in Men and Boys" . Press release. http://www.fda.gov/NewsEvents/Newsroom/PressAnnouncements/ucm187 003.htm. Retrieved 2009-10-30. 6. "Reports of Health Concerns Following HPV Vaccination". Vaccine Safety. Centers for Disease Control and Prevention (CDC). November 5, 2009. http://www.cdc.gov/vaccinesafety/Vaccines/HPV/gardasil.html. Retrieved 2009-11-13.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chế độ ăn - Dinh dưỡng - Tập luyện cho người bệnh gan (Phần 7)
13 p | 184 | 43
-
NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN TỪNG PHẦN THÂN THỂ CỦA BÉ
10 p | 123 | 34
-
140 Vấn đề liên quan đến kinh nguyệt phụ nữ
106 p | 159 | 34
-
Sữa nào tốt nhất cho người già?
5 p | 152 | 17
-
Bài giảng Vấn đề thường gặp ở vú - cơ quan sinh dục - PGS.TS. Ngô Thị Kim Phụng
38 p | 113 | 14
-
Không hút thuốc, rượu bia nhưng huyết áp lại cao bất thường có liên quan gì đến bệnh tim mạch không
5 p | 165 | 10
-
Những vấn đề liên quan đến phác đồ GNRH ANTAGONIST trong kích thích buồng trứng
8 p | 159 | 10
-
10 thực phẩm bất lợi cho bà bầu
5 p | 74 | 8
-
Khó thở ở trẻ nhỏ - một vấn đề cần quan tâm
8 p | 124 | 8
-
Khó thở ở trẻ nhỏ vấn đề cần quan tâm
4 p | 120 | 8
-
Sữa nào tốt nhất cho người già
3 p | 135 | 6
-
Thể dục phòng chống bệnh tuyến tiền liệt
7 p | 85 | 6
-
Những bệnh lý bàn chân liên quan đến giày dép
12 p | 69 | 5
-
Nhựa BPA có liên quan đến bệnh tim
3 p | 60 | 3
-
BÍ QUYẾT GIẢM ĐAU LƯNG CHO DÂN VĂN PHÒNG
2 p | 84 | 3
-
Đẻ mổ là do thiếu vitamin D
2 p | 74 | 3
-
Chỉ nam sức khỏe Thụy Sĩ: Tóm lược hệ thống tổ chức y khoa Thụy Sĩ - Hướng dẫn dành cho những người di dân tại Thụy Sĩ
50 p | 49 | 3
-
Bài giảng Các biến chứng của thủ thuật cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn - Th.S Hoàng Văn Quý
50 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn