intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những vấn đề về luật pháp trong hợp đồng nhượng quyền

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

109
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong khi bạn đang gây dựng công ty theo cách riêng thì việc trở thành một chủ sở hữu thương hiệu nhượng quyền có nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp và bạn cần phải biết rõ những điều này là gì trước khi bạn lao đầu vào. Một trong những cách tốt nhất để hiểu là tham khảo ý kiến một chuyên gia về luật trong nhượng quyền thương hiệu. trong số những thành viên chuyên nghiệp liên kết với các công ty nhượng quyền thương hiệu của Anh là những luật sư có kịến thức sâu về...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những vấn đề về luật pháp trong hợp đồng nhượng quyền

  1. Những vấn đề về luật pháp trong hợp đồng nhượng quyền Trong khi bạn đang gây dựng công ty theo cách riêng thì việc trở thành một chủ sở hữu thương hiệu nhượng quyền có nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp và bạn cần phải biết rõ những điều này là gì trước khi bạn lao đầu vào. Một trong những cách tốt nhất để hiểu là tham khảo ý kiến một chuyên gia về luật trong nhượng quyền thương hiệu. trong số những thành viên chuyên nghiệp liên kết với các công ty nhượng quyền thương hiệu của Anh là những luật sư có kịến thức sâu về lĩnh vực nhượng quyền ở Anh, những người đó có thể giúp bạn hiểu rõ các mặt luật pháp của mọi vấn đề. Steven Ress-Davies, cố vấn pháp luật tại công ty luật Hill Dickinson liên kết với bfa, nói: “Có rất nhiều điểm mấu chốt mà những người nhận quyền thương hiệu tương lai cần biết rõ trước khi tiến hành công việc. Chẳng hạn như họ nên biết về những vấn đề liên quan đến luật pháp, ngắn hạn và dài hạn trong việc ký kết một hợp đồng nhượng quyền, những thủ tục nào được đưa ra để giải quyết mâu thuẫn, và những điều khoản nào cần có cho bên nhận quyền đang muốn thanh lý hàng và kết thúc kinh doanh.” Ông còn nói thêm rằng họ cũng nên hiểu rõ về những điều dính đến luật pháp khi mở một công ty hay bắt đầu một mối làm ăn, cũng như không nên làm việc như một thương gia cô độc mà phải hiểu rõ những lĩnh vực nào của việc mở một công ty mà bên nhượng quyền có thể thay đổi trong suốt thời hạn nhượng quyền. Họ còn nên đảm bảo cho bên nhượng quyền có những quyền hạn hợp pháp để cấp phép sử dụng cả kỹ thuật lẫn thương hiệu ở Anh.
  2. Bên nhận quyền tương lai thường bị lúng túng bởi độ dài và độ phức tạp của những hợp đồng nhượng quyền mà họ được yêu cầu ký kết và một lần nữa, luật sư là người có kinh nghiệm trong những vấn đề như thế này sẽ giúp được bạn bằng cách giải thích chi tiết những điều khoản trong hợp đồng. Như một quy luật chung, những hợp đồng này được ký kết trong thời hạn là 5 năm và có cơ hội làm mới lại sau khoảng thời gian đó. Ông Ress Davies nói: “Hãy nhớ rằng với tư cách là một người nhận quyền, những gì bạn đang thực sự mua là một thương hiệu và kỹ thuật điều hành một công ty. Việc những thương hiệu này được bảo vệ là rất quan trọng và như vậy nó cũng là một thủ tục chuẩn mực cho các hợp đồng nhượng quyền nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi cho người nhượng quyền. Những điều khoản cơ bản của một hợp đồng nhượng quyền sẽ góp phần làm rõ những tiêu chuẩn bảo vệ mà mỗi người nhận quyền cẩn phải hiểu một cách chi tiết.”
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0