Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp
lượt xem 13
download
Điều trị cao huyết áp cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và đặc biệt phải đúng phương pháp. Dưới đây là những việc bạn cần làm khi tiến hành điều trị. Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây: - Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg. ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp
- Những việc cần làm để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp
- Điều trị cao huyết áp cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định và đặc biệt phải đúng phương pháp. Dưới đây là những việc bạn cần làm khi tiến hành điều trị. Để điều trị tốt bệnh tăng huyết áp bạn cần thực hiện 3 điều sau đây: - Đưa được huyết áp vế thấp hơn 140/90mmHg. - Thực hiện tốt các biện pháp điều trị không dùng thuốc và có dùng thuốc - Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo. Điều trị để mức huyết áp thấp hơn 140/90mmHg là bạn đã tự giúp cơ thể mình trách được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp như: giảm 40% khả năng bị đứt mạch máu não, 50% khả năng bị suy tim mãn, giảm 30% khả năng bị tai biến mạch máu não tái phát, và nhiều biến chứng khác… Như vậy để đạt được các lợi ích này bạn cần thực hiện các điều sau đây: - Thực hiện tốt việc điều trị lhông dùng thuốc và việc điều trị có dùng thuốc.
- - Điều trị các bệnh lý khác đi kèm theo nếu có. Trong điều trị không dùng thuốc bạn cần thực hiện 10 điểm sau đây: 1. Nếu bị béo phì, nên áp dụng chế độ ăn giảm cân: ít đường, ít mỡ, nhiều chất đạm và chất xơ rau quả, trái cây. 2. Nên ăn lạt, không ăn quá 1 muỗng cà- phê muối mỗi ngày. Lượng muối này bao gồm cả lượng muối được nêm trong thức ăn và nước chấm. 3. Nên ăn chất đạm có nguồn gốc từ cá và thực vật hơn là các loại thịt heo, bò, gà… 4. Không nên ăn quá ngọt ngay cả khi không bị tiểu đường… 5. Hạn chế ăn mỡ động vật và dầu dừa. Tốt nhất là dùng dầu ô- liu, dầu hướng dương, dầu mè, dầu đậu nành. 6. Nên ăn nhiều rau cải, trái cây để cung cấp nhiều chất khoáng, vitamin và chất xơ. 7. Ngừng hoặc hạn chế uống nhiều rựơu. 8. Bỏ hẳn hút thuốc lá.
- 9. Giữ nếp sinh hoạt điều độ, ổn định. Tránh trạng thái căng thẳng, xúc động, lo âu. 10. Rèn luyện thân thể thường xuyên: tập thể dục đều đặn ít nhất 45 phút mỗi ngày, 3 lần trong một tuần nhưng không nên gắng sức. Trong các vấn đề điều trị không dùng thuốc nêu trên thì hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ nếu có thể loại bỏ được, bỏ hút thuốc lá mang lại các lợi ích sau cho sức khỏe: Lợi ích tức thì 20 phút sau ngưng hút thuốc lá huyết áp, mạch và nhiệt độ trở về bình thường. Sau 24 giờ các cơn đau tim bắt đầu giảm. Sau 48 giờ ăn uống thấy ngon miệng hơn. Sau 72 giò phế quản dãn ra hơn, hô hấp dễ dàng hơn, lượng không khí hít thở tăng nhiều hơn. Sau 1-9 tháng giảm được những cơn ho, tình trạng thở ngắn và thiếu hơi thở.
- Lợi ích lâu dài Sau vài tháng ngưng htuốc lá nguy cơ bệnh mạch vành tim bắt đầu giả rõ rệt và sau 3- 5 năm trở về giống như người chưa hút thuốc lá. Sau10 năm ngưng hút thuốc lá nguy cơ ung thư phổi giảm 30- 50%, sau 15 năm nguy cơ ung thư phổi giống như người chưa hút thuốc lá. Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm nguy cơ ung thư khác như ung thư thanh quản, thực quản, tuỵ tạng, bàng quang. Ngưng hút thuốc lá còn làm giảm các bệnh lý khác như tai biến mạch máu não, tắc mạch máu ở chân, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, viêm phổi và cải thiện được tình trạng khí phế thủng, viêm phế quản. Ở bệnh nhân tiểu đường ngưng hút thuốc lá làm giảm biến chứng tim mạch và tai biến mạch máu não. Ngoài vấn đề hút thuốc lá thì uống rượu cũng có nhiều vấn đề cần quan tâm: - Uống rượu quá nhiều, thường xuyên say xỉn rất dễ bị đột quỵ,tai biến mạch máu não. - Có sự tỉ lệ thuận giữa bệnh tăng huyết áp và sự uống rượu.
- - Người đang uống nhiều thường xuyên khi ngừng rượu khi ngừng rượu đột ngột huyết áp có thể tăng vọt lên và gây tai biến. Do đó nếu bạn đang nghiện rượu khi bỏ rượu cũng phải giảm từ từ trong 3 tháng đến mức độ có thể chấp nhận được. - Lượng rượu bia tối đa mà bạn có thể uống mà không gây ảnh hưởng đến tim mạch là không quá 2 lon bia hay 60ml rượu mạnh hoậc1/4 xị rượu đế một ngày. Điều trị có dùng thuốc: Mục tiêu: Đưa huyết áp về dưới 140/90mmHg. Trong điều trị có dùng thuốc bạn cần lưu ý 3 điểm: - Phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tái khám đúng kỳ hẹn. Bạn không nên tự ý mua thuốchạ huyết áp để uống hay uống thuốc theo chỉ dẫn của người quen, lối xóm hay bạn bè lhông phải là bác sĩ. - Theo quan niệm hiện nay thuốc hạ huyết áp nên được sử dụng sớm khi có chỉ định và nên phối hợp nhiều loại thuốc hạ huyết áp với liều thấp hơn là sử dụng một loại thuốc với liều cao.
- - Sáu nhóm thuốc hạ huyết áp thường được sử dụng hiện nay có tên là khoa học. 1. Nhóm thuốc lợi tiểu. 2. Nhóm thuốc chẹn kênh canxi 3. Nhóm thuốc ức chế thụ thể bêta 4. Nhóm thuốc ức chế thụ thể alpha 5. Nhóm thuốc ức chế men chuyển 6. Nhóm thuốc ức chế thụ thể angiotensinll Trong 6 nhóm thuốc chính nêu trên mỗi nhóm có nhiều thế hệ mỗi thế hệ có nhiều dẫn xuất khác nhau, mỗi dẫn xuất lại có nhiều tên thương mạikhác nhau do vậy trên thị trường thuốc hiện nay có đến vài trăm tên thuốc hạ huyết áp. Khi chọn lựa thuốc huyết áp cho người bệnh thầy thuốc sẽ căn cứ vào 6 yếu tố sau đây: 1. Loại thuốc bệnh nhân đã dùng trước đó và sự dung nạp hay phản ứng phụ của bệnh nhân với loại thuốc này.
- 2. Khả năng kinh tế của bệnh nhân đáp ứng cho việc sử dụng lâu dài với các loại thuốc hạ huyết áp và những xét nghiệm theo dõi khác kèm theo. 3. Các nguy cơ tim mạch mà bệnh nhân đang có. 4. Sự hiện diện của tổn thương nội tạng do tăng huyết áp hay bệnh tim mạch, bệnh thận và đái tháo đường. 5. Sự hiện diện của các bệnh lý khác như rối loạn mỡ trong máu, hen suyễn, bệnh lý về khớp, u sơ tiền liệt tuyến…các bệnh này có thể thuận lợi hay gây bất lợi khi sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp. 6. Tương tác giữa thuốc điều trị tăng huyết áp và các loại thuốc khác mà bệnh nhân đang dùng. Bạn cần tránh ba sai lầm mà người bệnh tăng huyết áp hay mắc phải khi chữa trị là: 1. Tự mua thuốc hạ huyết áp để uống. Đã có nhiều trường họp phải đưa đến bệnh viện cấp cứu do tự uống thuốc hạ huyết áp. 2. Chỉ chữa bệnh khi huyết áp tăng cao và ngừng thuốc khi huyết về bình thường.
- 3. Uống lâu dài với 1toa thuốc mà không tái khám để đánh giá lại tình trạng bệnh. Trong quá trình điều trị khi theo dõi huyết áp tại nhà bạn cần lưu ý: 1. Phải có sổ theo dõi huyết áp, trong sổ náy bạn ghi số đo huyết áp mỗi ngày 1-3lần, triệu chứng bất thường trong ngày, thuốc uống trong ngày. Bạn trình cho bác sĩ điều trị sổ này mỗi lần tái khám. 2. Cách dùng máy đo huyết áp điện tử tại nhà: Đa phần bà con sau khi đưa mua máy đo huyết áp điện tử đều bị khủng hoảng trong thời gian đầu v ì bạn thường đo huyết áp rất nhiều lần trong ngày mà mỗi lần đo máy điện tử thường cho một số đo khác nhau nên người bệnh cho là huyết áp của mình không ổn định. Từ đó dẫn đến bất an hay khủng hoảng tâm lý. Cho nên khi theo dõi huyết áp tại nhà bạn chỉ nên đo huyết áp 1-3 lần trong ngày, mỗi lần đo huyết áp nên đo 2 lần liên tiếp cách nhau vài phút rồi lấy trung bình 2lần đo. Cần nhớ phải nằm nghĩ khoảng 15 phút trước khi đo. Trước khi đo huyết áp 30 phút không được uống rượu, cà phê hay hút thuốc lá. Không nên đo huyết áp sau khi ăn sau khi mới ngủ dậy.
- Như vậy khi tuân thủ đúng các hướng dẫn điều trị và theo dõi của bác sĩ huyết áp của bạn được đưa về thấp hơn 140/90mmHg. Lúc này bạn sẽ thấy mình có cuộc sống thoải mái bình thường không phải lo âu về biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Bài nói đến đây là hết, cám ơn sự lắng nghe của quí vị và các bạn.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chẩn đoán và điều trị đau thắt ngực ổn định 2007: Từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng
43 p | 343 | 150
-
Làm sao xuống cân
4 p | 213 | 32
-
Hướng dẫn dinh dưỡng cho người điều trị ung thư gan
5 p | 102 | 14
-
Làm thế nào để giảm Cholesterol (Kỳ 5)
18 p | 140 | 8
-
Những việc cần làm khi bị rắn độc cắn
5 p | 119 | 7
-
Những việc cần làm để đảm bảo an toàn cho con
5 p | 71 | 5
-
Hướng dẫn điều trị và nguyên tắc chăm sóc người bệnh sa sút trí tuệ
27 p | 7 | 4
-
Phương pháp điều trị cho trẻ bị cao huyết áp
5 p | 99 | 4
-
Những việc cần làm khi trẻ bị chấn thương đầu
5 p | 66 | 4
-
Những việc cần làm ngay khi bị cảm cúm
9 p | 97 | 4
-
Những bệnh cần cẩn trọng với vitamin
3 p | 50 | 4
-
Đông y điều trị xơ gan
8 p | 88 | 4
-
Những điều các bệnh nhân gout nên làm và nên tránh (Kỳ 2)
5 p | 72 | 4
-
Những việc làm cần thiết để tránh bệnh tim
5 p | 73 | 3
-
Làm gì khi cháy nắng?
4 p | 75 | 3
-
Mẹo dạy trẻ những thói quen tốt cho sức khỏe
5 p | 64 | 3
-
Đề cương học phần Ngoại bệnh lý 2 (Mã học phần: SUR 322)
23 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn