52 Xã hội học số 3 (55), 1996<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Những yếu tố xã hội tác động đến quyết định nạo thai<br />
của người phụ nữ không có chồng<br />
<br />
<br />
<br />
NGUYỄN QUÝ THANH<br />
<br />
<br />
<br />
T ùy theo lý do gây ra hiện tượng thang thai ngoài hôn nhân, người phụ nữ sẽ đi đến quyết định nạo thai<br />
hay để sinh con. Trong tuyệt đại đa số các trường hợp mang thai ngoài hôn nhân người phụ nữ thường<br />
đi đến quyết định nạo thai. Những yếu tố xã hội nào tác động đến quá trình ra quyết định nạo thai của người phụ<br />
nữ?<br />
1. Dư luận xã hội.<br />
Một trong các chức năng cơ bản của dư luận xã hội (DLXH) là chức năng kiểm soát xã hội( 1 ) mà một khía<br />
cạch của nó là kiểm soát hành vi cá nhân. Sự kiểm soát này được thực hiện trên cơ sở phán xét đánh giá của nó<br />
dựa trên một hệ thống các chuẩn mực xã hội (bao gồm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, tôn giáo...). Cuộc trưng cầu<br />
ý kiến 200 người của chúng tôi về hành vi nạo thai, năm 1993 đã cho kết quả như sau:<br />
<br />
Bảng 1. Thái độ đối với việc phụ nữ nạo thai(%).<br />
<br />
Ủng hộ Phản đối Khó nói Cộng<br />
Nam 73,3 13,3 13,4 46,8<br />
Nữ 17,5 67,4 5,9 53,2<br />
Chung 43,7 46,8 9,5 100<br />
<br />
<br />
Nguồn: Nguyễn Quý Thanh. Kết quả điều tra DLXH 200 người về nạo thai. 1995.<br />
Những người ủng hộ và phản đối việc phụ nữ nạo thai lại phân bổ như sau:<br />
<br />
<br />
Bảng 2. Phân bổ thái độ ủng hộ việc nạo thai (%).<br />
Chỉ ủng hộ phụ nữ có Chỉ ủng hộ phụ nữ Ủng hộ nạo thai nói<br />
chồng nạo thai không có chồng nạo chung<br />
thai<br />
Nam 50,0 16,7 33,3<br />
Nữ 11,1 5,6 83,3<br />
Chung 31,5 4,0 57,5<br />
<br />
Nguồn: Nguyễn Quý Thanh. Kết quả điều tra DLXH 200 người về nạo thai. 1995.<br />
<br />
<br />
<br />
1. Mai Quỳnh Nam: Dư luận xã hội mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học. Số 1 - Trang 6.<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Nguyễn Quý Thanh 53<br />
<br />
<br />
Bảng 3. Phân bố thái độ phản đối việc nạo thai<br />
<br />
<br />
Chỉ ủng hộ phụ nữ có Chỉ ủng hộ phụ nữ Phản đối nạo thai nói<br />
chồng nạo thai không có chồng nạo chung<br />
thai<br />
Nam 23,9 29,5 46,6<br />
Nữ 28,2 21,6 50,2<br />
Chung 25,5 25,5 49,0<br />
<br />
Nguồn: Nguyễn Quý Thanh. Kết quả điều tra DLXH 200 người về nạo thai. 1995.<br />
<br />
<br />
<br />
Qua 3 bảng số liệu trên đây, chúng ta có thể nêu ra một vài nhận xét. Thứ nhất, nhìn chung số người phản<br />
đối và ủng hộ việc nạo thai gần như tương đương nhau. Theo kết quả này chúng ta có thể nói việc nạo thai chưa<br />
có được sự đồng tình lớn trong toàn dân chúng. Thứ hai, trong số những người ủng hộ việc nạo thai thì nam giới<br />
thiên về việc chỉ ủng hộ việc nạo thai của phụ nữ có chồng, trong khi nữ giới lại thiên về ủng hộ việc nạo thai<br />
của phụ nữ nói chung. Thứ ba, trong những người phản đối thì cả nam giới và nữ giới đều có xu hướng phản đối<br />
việc nạo thai nói chung, chứ không có sự phân biệt đối xử rõ nét với từng nhóm phụ nữ cụ thể.<br />
<br />
Theo chúng tôi, nếu như những ý kiến phản đối việc nạo thai dựa trên những chuẩn mực đạo đức văn hóa cũ<br />
và tôn giáo thì những ý kiến ủng hộ dựa trên cơ sở các chuẩn mực xã hội mới nảy sinh (thí dụ trong linh vực<br />
giải phóng phụ nữ, dân số kế hoạch hóa gia đình v.v...).<br />
<br />
Nếu so sánh mức độ ủng hộ của nam và nữ giới trong các số liệu nói trên, chúng ta thấy rằng nám giới ủng<br />
hộ mạnh hơn và có thiên vị với nhóm phụ nữ có chồng. Số nhấn mạnh sự ủng hộ việc nạo thai của phụ nữ<br />
không có chồng không cao lắm, phải chăng là do họ suy tính đến những hậu quả về sức khỏe, hay xã hội xảy ra<br />
với người phụ nữ.<br />
<br />
Nếu chúng ta tính đến một thực tế là xã hội Việt Nam còn bị chi phối bởi quan niệm phóng kiến, việc nạo<br />
thai không được khuyến khích cả từ phía nhà nước lẫn xã hội thì tỷ lệ ủng hộ mà chúng ta thu được ở đây đã<br />
chứng tỏ một chuyển biến lớn trong suy nghĩ, quan niệm của nhân dân xung quanh vấn đề này. Và dưới sự ủng<br />
hộ từ phía nhà nước dường như xu hướng ủng hộ việc nạo thai đang dần dần thắng thế. Nói cách khác dư luận<br />
xã hội dường như đang giảm bớt sự kiểm soát đối với hành vi nạo thai. Nó trở nên ít phê phán và đang hình<br />
thành thái độ ủng hộ, mô hình hành vi mới: nạo thai tự do.<br />
<br />
Tuy nhiên không phải những ý kiến phản đối của dư luận xã hội không có những tác động đến hành vi nạo<br />
thai của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ không có chồng. Chính vi lý do này mà nhiều phụ nữ không có chồng nạo<br />
thai đã phải tìm một lý do nào đó để bào chữa, thanh minh, lý giải cho hành vi của mình. Thí dụ, chị P., 21 tuổi<br />
khi đến hút điều hòa kinh nguyệt - một hình thức nạo thai sớm đã nói rằng "Em nghĩ nạo thai là một hành động<br />
thất đức nhưng với em, hút điều hòa, nó chỉ là một giọt máu nên không phải nạo thai." Hay như chị T.A. 23<br />
tuổi, "...Bọn em chưa vội cưới nên mới phải đi nạo, chứ mấy chị có gia đình thì nạo làm gì chứ.."<br />
<br />
Lý do bào chữa của các phụ nữ này dễ tìm hơn cả đó là thái độ ủng hộ của nhà nước thông qua việc mở rộng<br />
các dịch vụ nạo thai. Theo họ nếu việc nạo thai là xấu, không nên làm thì nhà nước đã cấm.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
54 Những yếu tố xã hội tác động đến...<br />
<br />
<br />
Nói tóm lại những ý kiến phản đối của dư luận xã hội chỉ có tác dụng làm cho người phụ nữ không có chồng<br />
phải suy nghĩ nhiều hơn khi quyết định nạo thai chứ không ngăn được quyết định này ở đa số trường hợp mang<br />
thai ngoài hôn nhân. (Tất nhiên ở đây còn có tác động của dư luận xã hội đối với việc sinh con ngoài giá thú,<br />
trước hôn nhân và nhiều yếu tố khác). Còn luồng ý kiến đồng tình, ủng hộ rõ ràng càng làm người phụ nữ không<br />
có chồng yên tâm hơn khi ra quyết định nạo thai.<br />
<br />
2. Tiểu môi trường xã hội.<br />
<br />
Vai trò của tiểu môi trường xã hội xung quanh người phụ nữ không có chồng (gia đình, bố mẹ, nhóm bè<br />
bạn, người yêu, bạn tình...) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định nạo thai. Tiểu môi trường<br />
này có vai trò đặc biệt trong việc vật chất hóa những phán xét của dư luận xã hội. Nói cách khác nó chuyển<br />
những phán xét chung của xã hội thành những hành động cụ thể. Trong trường hợp có sự thống nhất giữa ý kiến<br />
của dư luận xã hội và ý kiến của tiểu môi trường xã hội thì sức mạnh kiểm soát và điều chỉnh hành vi của cá<br />
nhân từ cả hai phía tăng lên gấp bội. Nhưng như trên đã phân tích, trong xã hội hiện nay chưa có ý kiến nào về<br />
hành vi nạo thai của phụ nữ không có chồng là hoàn toàn thẳng thế. Chính vì vậy rất hay xảy ra tình trạng không<br />
đồng nhất ý kiến giữa tiểu môi trường xã hội và một luồng dư luận xã hội nào đó, hoặc ngay giữa bản dân các<br />
tiểu môi trường xã hội (giữa gia đình bố mẹ với nhóm bạn bè, hoặc với người yêu, bạn tình...). Nhưng trong bất<br />
kể tình huống nào hiện nay, ý kiến của các tiểu môi trường xã hội sẽ phù hợp với một trong các luồng ý kiến<br />
hiện có của DLXH về vấn đề nạo thai. Như vậy nó sẽ làm tăng thêm sức mạnh phản đối nếu đó là ý kiến phản<br />
đối của DLXH, và tăng thêm sự ủng hộ - nếu luồng DLXH đó ủng hộ.<br />
<br />
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng người phụ nữ không có chồng có xu hướng tham khảo ý kiến (bạn<br />
bè, người yêu, gia đình...) nhiều hơn so với phụ nữ đã có chồng. Trong số các phụ nữ không có chồng có hành<br />
vi nạn thai được hỏi, thì chỉ có 18,2% tự quyết định việc nạo thai của mình, trong khi 81,8% phải tham khảo ý<br />
kiến của người yêu, bạn bè, bố mẹ... Trong khi đó chỉ có 43,8% số phụ nữ có chồng hỏi ý kiến chồng, bạn bè,<br />
bố mẹ... về việc nạo thai của mình.<br />
<br />
Sự tham khảo ý kiến của người phụ nữ không có chồng về việc nạo thai của họ hầu như chỉ xoay quanh câu<br />
hỏi: nạo thai - hay không nạo? Nếu nạo thì ở đâu, hậu quả như thế nào, v.v..., không nạo thì giải quyết ra sao?<br />
Cưới hay không? Hay sinh con ngoài giá thú? v.v... Vậy ý kiến của gia đình cha mẹ, nhóm bạn bè, người yêu,<br />
người tình thế nào? Cuộc điều tra về nạo thai ở Hà Nội 1993 cho thấy rằng 22,3% số người biết đến nạo thai cơ<br />
sở nạo thai là do người thân giới thiệu. Nhìn chung người phụ nữ không có chồng thường không chủ động báo<br />
cho bố mẹ, anh em biết về việc mình có thai ngoài hôn nhân (chỉ có 9,1%). Tuy nhiên khi đã biết con gái mình<br />
đang có thai ngoài hôn nhân muốn nạo thai, các gia đình có thể có những ý kiến sau:<br />
<br />
1 - Một số gia đình cấm con gái không được nạo thai (phần nhiều trong các trường hợp sắp cưới).<br />
<br />
2 - Khuyên giải không nên nạo thai nhưng nếu không nghe thì cũng mặc.<br />
<br />
3 - Khuyên giải bằng được nên đi nạo thai.<br />
<br />
4 - Bất phải đi nạo thai.<br />
<br />
5 - Tùy con quyết định, sau khi phân tích.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Nguyên Quý Thanh 55<br />
<br />
<br />
Tuy nhiên do sự giới hạn về tư liệu chúng không thể có những phân tích định lượng về các ý kiến trên.<br />
<br />
Trong khi chỉ có 9,1% số phụ nữ không có chồng báo cho gia đình và tham khảo ý kiến của gia đình trước<br />
khi ra quyết định nạo thai thì có đến 51,3% trao đổi, hỏi ý kiến bạn gái, và đa số phụ nữ không có chồng nạo<br />
thai 91,2% nếu đã có tham khảo ý kiến nào đó thì đều có trao đổi với người yêu (hay bạn tình) về việc giải quyết<br />
"hậu quả". Những người bạn gái của các phụ nữ này thường không dám có những ý kiến khẳng định rõ ràng.<br />
Dạng ý kiến thường gặp nhất là: "Nếu cưới được thì cưới, còn nếu không thì xem cách nào hợp lý nhất thì làm".<br />
Ví dụ chị H nói: "Bạn gái em khi biết chuyện nó bảo "Sao mày không cưới đi". Khi em nói anh ấy không muốn<br />
cưới vội, thì nó bảo "Mày bàn với anh ấy xem thế nào, chứ bây giờ nạo cũng dở mà không nạo cũng dở"."... Tuy<br />
nhiên theo kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi, nội dung trao đổi thường không trực tiếp vào vấn đề nạo -<br />
không nạo? Mà thường những câu hỏi liên quan: nạo thì có sao không? nạo ở đâu? có thuận lợi không? nên nạo<br />
ở địa điểm nào? v.v...<br />
<br />
Người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết định nạo thai của phụ nữ không có chồng là người<br />
yêu hoặc bạn tình. Thứ nhất, những người này chính là nguồn tác động chính đến quyết định nạo - không nạo<br />
của người phụ nữ không có chồng. Theo ý kiến của các bác sĩ sản khoa thì khoảng 75 - 85% số phụ nữ không có<br />
chồng đã được người yêu, bạn tình của họ khuyên giải hoặc bị ép đi nạo thai, khoảng 10 - 15% thì người yêu,<br />
bạn tình của họ có ý kiến không rõ ràng (tùy). Và chỉ có một lượng nhỏ là người yêu, bạn tình khuyên không<br />
nên nạo, nhưng họ vẫn đi nạo.<br />
<br />
Thứ hai, họ thường chính là người cung cấp tài chính và "hộ tống" họ đến các cơ sở nạo thai. Anh D 22 tuổi,<br />
khi được hỏi có phải đưa tiền cho người yêu nạo thai không, cho biết: "có chứ? mất 300 (ngàn) đấy!". Lẽ tất<br />
nhiên đây không phải chỉ là tiền viện phí, mà còn bao gồm cả bồi dưỡng sức khỏe, v.v... Nhìn chung nam giới<br />
khá dễ dàng đáp ứng nhu cầu tài chính của phụ nữ khi họ nạo thai.<br />
<br />
Theo quan sát của chúng tôi tại một cơ sở nạo thai tại ngoại thành Hà Nội, có khoảng 70 - 75% số phụ nữ<br />
không có chồng đến cơ sở nạo thai cùng với người yêu, hoặc bạn tình, trong khi chỉ khoảng 10 - 15% phụ nữ có<br />
gia đình đến nạo thai cùng chồng. Điều này phải chăng chứng tỏ người yêu, bạn tình của những người phụ nữ<br />
không có chồng lo lắng hơn đến việc giải quyết hậu quả những cái thai ngoài ý muốn so với các ông chồng.<br />
<br />
Thực tế không phải như vậy. Bởi vì theo ý kiến đa số phụ nữ không có chồng nạo thai, họ đi nạo thai theo ý<br />
kiến thuyết phục khuyên bảo của người yêu, bạn tình. Mặc dù nhiều phụ nữ muốn hợp lý hóa cái thai bằng hình<br />
thức cưới nhưng đã bị từ chối. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thái độ của nam giới với một số phụ<br />
nữ đã từng nạo thai như sau: 57,2% tuyên bố sẽ bỏ, không cưới, còn 42,8% sẽ lấy, trong đó 80% số đồng ý chỉ<br />
lấy những người đã nạo thai do họ gây ra, 20% dù ai gây ra cũng cứ lấy. Còn 66,7% sẽ bỏ dù họ gây ra. Những<br />
người đàn ông này đưa bạn gái của mình đến nạo chủ yếu là để kết thúc một sự việc mà họ không muốn kéo dài.<br />
Một nữ sinh viên khi đến nạo thai, khi chúng tôi hỏi chuyện đó vừa khóc vừa nói:<br />
<br />
"Lần trước anh ấy đưa em đi nạo thai và đưa về rất chu đáo. Sau đó 1 tháng em lại không thấy kinh. Em nói<br />
chuyện với anh ấy là có khi em lại có thai đang định bàn với anh về chuyện tổ chức đám cưới. Vì em cũng đã<br />
học năm thứ tư, anh ấy học cùng trường bây giờ ra trường đi làm rồi.<br />
<br />
Từ hôm em báo tin có thai, anh ấy rất hay cáu vô lý và giận dữ với em ngay cả khi<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
56 Những yếu tố xã hội tác động đến ...<br />
<br />
<br />
không có chuyện gì đáng giận cả. Anh ấy đến với em cứ thưa dần. Em cũng bực lắm. Em bảo anh ấy còn yêu<br />
nhau thì phải thế nào chứ tình trạng này thì phải nói chuyện thẳng thắn với nhau, không yêu nữa thì thôi. Thế là<br />
sau đó anh ấy nói với em là anh ấy không yêu em nữa.<br />
<br />
Em rất sợ chị ạ? Từ đó anh ấy không nói gì đến chuyện em có thai nữa. Anh ấy bảo muốn làm thế nào thì<br />
làm. Hôm nay em bảo anh ấy đưa em đi thì anh đưa em đến cổng bệnh viện rồi nói em vào mà làm, sau đó sẽ<br />
quay lại đón."...<br />
<br />
... "Lát nữa nạo xong chị đưa em ra cổng nhé vì sợ anh ấy nghĩ bảo em giả vờ có thai với anh ấy"...<br />
<br />
Báo Hà Nội mới chủ nhật 25/9/1995 trong bài "Lừa tình"cũng đã đăng một vụ án trong đó có 1 nữ nạn nhân<br />
cũng đã bị bị can làm cho mang thai (cô ta tưởng rằng người đó sẽ cưới). Sau đó lại bị anh ta thuyết phục đi nạo<br />
thai vì lý đo kinh tế khó khăn, cần làm giầu... Tóm lại các tiểu môi trường xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng<br />
trong việc ra quyết định nạo thai của người phụ nữ không có chồng. Tất nhiên theo kết quả thu được của chúng<br />
tôi thì giữa các tiểu môi trường này người yêu hoặc bạn tình là người đóng vai trò lớn nhất trong quyết định nạo<br />
thai của những phụ nữ không có chồng, sau đó mới đến nhóm bè bạn (chủ yếu là bạn gái) và gia đình.<br />
<br />
Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng tuyệt đại đa số phụ nữ không có chồng chịu rất nhiều sức ép từ<br />
phía xã hội, gia đình, bè bạn, người yêu, bạn tình v.v... Người phụ nữ không có chồng sẽ không thể có một<br />
quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn hành vi tối ưu: nạo - không nạo, nếu họ thiếu kinh nghiệm và kiến<br />
thức về giáo dục tình dục. Khi họ thiếu những kiến thức này họ dễ bị lệ thuộc vào những khuyên bảo, ép buộc từ<br />
bên ngoài.<br />
<br />
3. Những yếu tố khác.<br />
<br />
Trong thực tế nghiên cứu chúng tôi đã bắt gặp những trường hợp, người yêu đồng ý cưới gia đình bạn bè<br />
phản đối việc nạo thai, thế những người phụ nữ vẫn tự quyết định nạo thai. Như vây phải chăng họ hoàn toàn tự<br />
do để lựa chọn hành vi của mình? Các nhà xã hội học Anh (T. Bilton, K. Bonnett, Ph. Jones, và những người<br />
khác) đã rất chính xác khi nhận xét rằng các cá nhân không bao giờ tự do hoàn toàn trong các lựa chọn của<br />
mình( 1 ). Chúng ta đều chịu nhiều sự kiểm soát của thực tế. Tức là ngay cả trong trường hợp người phụ nữ không<br />
có chồng tự quyết định nạo thai, họ cũng không được tự do hoàn toàn trong sự lựa chọn đó mà phụ thuộc vào<br />
nhiều yếu tố hiện thực. Ví dụ chị T.N 21 tuổi nói: "Anh ấy nói là anh ấy không muốn em đi nạo, bố mẹ em cũng<br />
bảo để sinh con, nhưng bây giờ em đang chuẩn bị thi tốt nghiệp. Em nghĩ trước mắt còn phải thi được. Nếu có<br />
thai sẽ mệt không học được, thi trượt tốt nghiệp lúc đó còn khổ hơn...".<br />
<br />
Chi T.N đã bị suy nghĩ về kết quả học tập chế định sự lựa chọn của mình mặc dù không có sự cản trở nào từ<br />
phía người thân, yếu tố thực tế này khiến chị phải lựa chọn hành vi nạo thai.<br />
<br />
Tuy nhiên không phải chỉ có yếu tố kể trên có thể tác động đến sự lựa chọn hành vi.<br />
<br />
Những yếu tố khác như việc làm, quan hệ tình cảm mới v.v... cũng có thể đóng góp vai trò kiểm soát sự lựa<br />
chọn của phụ nữ có thai ngoài hôn nhân. Rõ ràng hiện nay rất nhiều nhà máy, công ty ở Việt Nam đưa ra qui<br />
định không có con trong khoảng thời gian mới vào làm nhả máy (Thường là 1-2 năm). Lẽ tất nhiên đây là một<br />
điều mà những phụ nữ muốn có việc làm - thu nhập sẽ phải suy nghĩ đến.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. T. Bilton, K. Bonnett, Ph. Jones và những người khác. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội<br />
- 1993. Trang 39 - 40.<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
Nguyễn Quý Thanh 57<br />
<br />
<br />
Với phụ nữ có mang mà bị người yêu chối bỏ thì họ ít khi dám xây dựng một quan hệ tình cảm mới trong<br />
tình trạng như vậy. Do vậy việc xây dựng những mối quan hệ tình cảm mới có thể sẽ là những yếu tố ảnh hưởng<br />
đến sự lựa chọn hành vi nạo thai của họ. Như vậy người phụ nữ không có chồng, khi đã có thai, sẽ đứng trước<br />
một sự lựa chọn khắc nghiệt nạo - hay để sinh. Hành vi mà người phụ nữ lựa chọn phải là hành vi tối ưu của họ<br />
trong thời điểm đó. Bởi vì hành vi này được lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích hàng loạt yếu tố tác động đến:<br />
Phản ứng của xã hội, của gia đình, ý kiến của người yêu thế nào, bạn tình thế nào. Nếu như những người này<br />
hoàn toàn ủng hộ sự lựa chọn một hành vi nào đó của họ, họ sẽ tiếp tục xem xét đến những sự kiểm soát thực tế.<br />
Nói tóm lại những hành vi mà họ chọn là hành vi có lợi nhất không chỉ về mặt kinh tế( 1 ), mà còn có lợi cả về<br />
mặt xã hội với bản thân họ.<br />
Khi các tác động DLXH, các tiểu môi trường xã hội nhất quán và kiên định thì người phụ nữ dễ dàng hơn<br />
trong việc ra quyết định nạo thai.<br />
Có lẽ sự thiếu nhất quán trong các phán xét của dư luận xã hội và các tiểu môi trường xã hội và những kiểm<br />
soát thực tế đã làm cho thời gian đi đến quyết định nạo thai của phụ nữ không chồng dài hơn của phụ nữ đã có<br />
chồng.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Báo cáo của Bộ Y tế về kết quả điều tra dân số giữa thời kỳ. và Nội. 1994. Biểu 4.11, 4.12.<br />
2. Báo Hà Nội mới chủ nhật. 25/9/1995. Bài "Lừa tình"<br />
3. Biên bản thảo luận nhóm tập trung về: "Chấm dứt thời kỳ và các biện pháp tránh thai". Bệnh viện Từ Dũ<br />
- Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 13/8/1994.<br />
4. T. Bilton, K. Bonnett. P. Jones và những người khác. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã<br />
hội. Hà Nội - 1993. Trang 39 - 40. 432 - 442.<br />
5. Dương Thị Cương và Nguyễn Thị Lê. Tình hình tai biến sau nạo hút thai tại Quảng Ninh. Nội san Phụ<br />
sản, số 1 - 1994.<br />
6. Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện. Tâm lý học và đời sống. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà<br />
Nội. 1994. Trang 226 - 306.<br />
7. Nguy cơ SIDA ở Việt Nam. Một phân tích về gái mại dâm và đàn ông ở thành thị với một số định hướng<br />
phòng chống. Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam. Chuyên khảo số 1.<br />
8. Tạp chí Khoa học xã hội Số 1 - 1994 (Tiếng Anh).<br />
9. Tạp chí Xã hội học. Số 1 - 1995.<br />
10. Nguyễn Quốc Triệu và các tác giả khác. Thực trạng nạo phá thai với công tác dân số - kế hoạch hóa gia<br />
đình ở Hà Nội. 1993<br />
11. Lê Thị Nhâm Tuyết. Việc nạo phá thai, nạo thai vị thành niên. Báo cáo khoa học. Hà Nội. 1995.<br />
12. Lê Thái Thị Băng Tâm. Sinh viên với việc giáo dục giới tính. Báo cáo khoa học. Hà Nội. 1995.<br />
13. Nguyen The Lap, Le Thi Nham Tuyet, Annika Jonhanson, Nguyen Thi Thu Huyen. Late abortion.<br />
Results of thereseach project. CGFED. Hanoi. 1995.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Gary S Becker. Bài nói chuyện nhận giải Nobel: Xét hành vi từ hướng kinh tế. Tạp chí Xã hội học số 1 - 1995.<br />
<br />
<br />
Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />