Vai trò của Công tác xã hội trong Sức khỏe Tâm thần<br />
Và Những gợi ý cho Việt Nam<br />
<br />
TS. Edward Cohen<br />
Th.S CTXH. Trần Đình Tuấn<br />
<br />
Chương trình Thăng tiến Giáo dục Công tác xã hội (SWEEP)<br />
Một dự án hợp tác giữa Đại học Bang San Jose, Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế<br />
Hoa Kỳ và Tám trường đại học ở Việt Nam<br />
<br />
Trường Đại học bang San José<br />
San José, California<br />
<br />
1<br />
<br />
Tóm tắt<br />
Tóm tắt này miêu tả những vai trò của các nhân viên công tác xã hội trong cung<br />
cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Chúng tôi cũng sẽ giải thích định nghĩa “các rối nhiễu<br />
tâm thần”, những yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra chúng, những gợi ý dành cho<br />
đào tạo công tác xã hội và những gợi ý đối với công tác xã hội và chăm sóc sức khỏe tâm<br />
thần ở Việt Nam với việc thực hiện Đề án 1215. Các nhân viên công tác xã hội đóng vai<br />
trò quan trọng trong việc thực thi đề án này.<br />
<br />
2<br />
<br />
Giới thiệu<br />
Bài viết tóm tắt này sẽ miêu tả những vai trò của các nhân viên công tác xã hội<br />
trong cung cấp các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Chúng tôi cũng sẽ giải thích định nghĩa<br />
“các rối loạn tâm thần”, những yếu tố được xem là nguyên nhân gây ra chúng, những gợi<br />
ý dành cho đào tạo công tác xã hội và những gợi ý đối với công tác xã hội và chăm sóc<br />
sức khỏe tâm thần ở Việt Nam với việc thực hiện Đề án 1215 (Văn phòng Thủ tướng Việt<br />
Nam, 2011).<br />
Với mục tiêu của bài viết này, chúng tôi định nghĩa một rối loạn tâm thần là một<br />
rối loạn trong đó một người (ở bất kỳ độ tuổi nào) trải qua một hay nhiều các triệu chứng<br />
sau: a) lo âu chủ quan; b) một mức độ suy giảm hoạt động chức năng tâm lý và/hoặc xã<br />
hội nhất định; c) hoạt động bất thường hay suy giảm trong các chứng năng cảm giác xung<br />
đột với môi trường chung; và/ hoặc d) chức năng tư duy hay nhận thức bất thường xung<br />
đột với văn hóa của cá nhân (Sands & Gelis, 2012). Nghề công tác xã hội, được định<br />
hướng bởi những bằng chứng khoa học và y tế, nhìn nhận nguyên nhân của các rối loạn<br />
tâm thần là một tập hợp các yếu tố phức tạp trong khuôn khổ “sinh học – tâm lý – xã hội”<br />
đã được xây dựng từ mô hình thống nhất về y tế và bệnh tật (Weiner, 1984). Khuôn khổ<br />
này tính đến yếu tố di truyền, tính dễ bị tổn thương và khí chất của cá nhân, các yêu tố<br />
nguy cơ về mặt sinh học và môi trường, và các nguyên nhân gây căng thẳng về sinh học<br />
và môi trường thúc đẩy “sự biểu đạt” của tính dễ bị tổn thương mắc phải, hay yếu tố có<br />
thể gây cản trở hoạt động chức năng lành mạnh của cá nhân (như trường hợp những tác<br />
động của sang chấn nghiêm trọng). Tầm quan trọng nhất định đối với những yếu tố<br />
nguyên nhân được xác định theo văn hóa – các nền văn hóa khác nhau đặt trọng tâm ở<br />
những yếu tố khác nhau (và các kiểu triệu chứng thể hiện) để xác định “không bình<br />
<br />
3<br />
<br />
thường” hay sức khỏe yếu. Ví dụ, trầm cảm có nhiều khả năng thể hiện ở các triệu chứng<br />
thể chất (ví dụ như đau đầu hay đau bụng) ở những nền văn hóa châu Á hơn là những nền<br />
văn hóa khác nơi mà các triệu chứng rõ ràng nhất thay vì đó lien quan đến cảm xúc và<br />
khí sắc (Eshun & Caldwell-Colbert, 2009). Những triệu chứng và hành vi được xác định<br />
và giải thích như thế nào bị ảnh hưởng bởi những diễn giải mang tính văn hóa về nguyên<br />
nhân của các rối loạn. Điều này quan trọng đối với các nhà thực hành trong lĩnh vực sức<br />
khỏe tâm thần làm việc cùng với các nhóm dân cư đa dạng, vì thiếu hiểu biết về những<br />
bối cảnh văn hóa có thể dẫn đến chấn đoán sai và việc ứng dụng những can thiệp trị liệu<br />
không phù hợp (Adeponle, Thombs, Groleau, Jarvis, & Kirmayer). Tuy vậy, một số yếu<br />
tố gây bệnh có thể phổ biến chung. Các nhà nghiên cứu tiếp tục khám phá những yếu tố<br />
gây bệnh, như là các quá trình sinh học và hóa học thần kinh phổ biến chung đi kèm với<br />
các cảm xúc và những hành vi không bình thường.<br />
Mức độ phổ biến của các rối nhiễu tâm thần<br />
Gánh nặng gây ra bởi các rối nhiễu tâm thần đối với xã hội rất lớn. Ước tính trên<br />
toàn thế giới các rối loạn tâm thần chiếm tới 13% gánh nặng bệnh tật toàn cầu (World<br />
Health Organization, 2013). Trầm cảm nằm trong số các nguyên nhân gây khuyết tật<br />
hàng đầu trên toàn thế giới (trong số các bệnh mãn tính khác). Ở Việt Nam, các rối loạn<br />
tâm thần được ước tính lên đến trên 16% gánh nặng bệnh tật của cả nước (World Health<br />
Organization, 2011). Những chi phí con người đối với những người rối loạn tâm thần, gia<br />
đình họ và cộng đồng không thể tính toán được.<br />
Tại Hoa Kỳ, một nghiên cứu quốc gia lớn đã ước tình rằng 46% dân số có một rối<br />
loạn tâm thần tại một thời điểm nào đó trong đời như được xác định bằng Sách hướng<br />
dẫn chấn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM trong nghiên cứu khảo sát các hộ<br />
<br />
4<br />
<br />
gia đình (Kessler, và các cộng sự., 2005). Trên thế giới, tỷ lệ mắc phải ước tính có thể<br />
dao động từ 12% đến 36% ở các quốc gia đã được Tổ chức Y tế thế giới khảo sát cho tới<br />
nay (Kessler, và các cộng sự, 2013). Ở Việt Nam, số lượng thống kê dịch tế học được<br />
công bố gần đây nhất về các rối loạn tâm thần là từ năm 2003 (Vuong, Ginneken,<br />
Morris, Ha, & Busse, 2010). Tại thời điểm đó, mười rối loạn phổ biến nhất có tỷ lệ mắc<br />
phải kết hợp của hầu hết 15% dân số, và nghiện rượu và trầm cảm là những rối nhiễu phổ<br />
biến nhất. Với những thay đổi xã hội mà đất nước trải qua kể từ năm 2003 do di cư đô thị<br />
và toàn cầu hóa, dường như những tỷ lệ mắc phải ở Việt Nam hiện nay thậm chí còn cao<br />
hơn.<br />
Vai trò của các nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần<br />
Các nhân viên công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và<br />
cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Hoa Kỳ ( Hiệp hội nhân viên công tác<br />
xã hội quốc gia, 2014) cũng như ở nhiều quốc gia khác. Những kiến thức về sàng lọc,<br />
đánh giá và trị liệu các vấn đề tâm lý quan trọng đối với bất kỳ một nhân viên công tác xã<br />
hội nào, thậm chí đối với cả những ai không làm việc trực tiếp trong các dịch vụ sức khỏe<br />
tâm thần. Ví dụ, hầu hết các nhà thực hành và các học giả thống nhất rằng có sự tương tác<br />
giữa tình trạng khỏe mạnh về thể chất và tâm thần và vì thế các nhân viên công tác xã hội<br />
trong các cơ sở y tế có thể nhận thấy rằng những vấn đề tâm lý thường” xảy ra đồng thời<br />
đối với những người đang phải đương đầu với tình trạng bệnh tật cấp tính và mãn tính,<br />
như được tóm lược trong Auslander & Freedenthal (2006). Các nhân viên công tác xã hội<br />
trong các lĩnh vực bảo vệ trẻ em, các dịch vụ dành cho người cao tuổi, tư pháp hình sự,<br />
phát triển cộng đồng và thậm chí quản trị tổ chức cần có hiểu biết tối thiểu về nhu cầu đối<br />
với các dịch vụ sức khỏe tâm thần dành cho các nhóm dân cư mà họ phục vụ.<br />
<br />
5<br />
<br />