Nhượng quyền thương hiệu hoặc cơ hội kinh doanh – Đưa ra sự lựa chọn (Phần 2)
lượt xem 8
download
Nhượng quyền thương mại là một ngành kinh doanh đại chúng quan trọng với một thị trường và một hệ thống rộng khắp. Quyền năng chi trả của đồng đôla, cộng với những nhà nhận quyền trong thị trường của họ và phần còn lại của hệ thống không những cho phép ngành kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thống trị các thị trường địa phương và thiếp lập ra những doanh nghiệp mà còn cạnh tranh hiệu quả với những tập đoàn khác....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Nhượng quyền thương hiệu hoặc cơ hội kinh doanh – Đưa ra sự lựa chọn (Phần 2)
- Nhượng quyền thương hiệu hoặc cơ hội kinh doanh – Đưa ra sự lựa chọn (Phần 2)
- Nhượng quyền thương mại là một ngành kinh doanh đại chúng quan trọng với một thị trường và một hệ thống rộng khắp. Quyền năng chi trả của đồng đôla, cộng với những nhà nhận quyền trong thị trường của họ và phần còn lại của hệ thống không những cho phép ngành kinh doanh nhượng quyền thương hiệu thống trị các thị trường địa phương và thiếp lập ra những doanh nghiệp mà còn cạnh tranh hiệu quả với những tập đoàn khác. Phần I Những bất lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh bằng cách nhận quyền Một trong những lợi ích thường được kể đến khi trở thành một doanh nghiệp kinh doanh bằng nhận quyền cũng có thể là một trong những bất lợi chính. Đó là bị mất đi tính độc lập của doanh nghiệp, điều cần thiết đối với bất cứ hệ thống nhượng quyền nào. Đối với một doanh nhân thực sự, nhượng quyền thương mại là sự lựa chọn sai lầm vì cấu trúc của hệ thống làm mất đi đáng kể sự tự do của họ trong cách họ điều hành doanh nghiệp.
- Sự mất tự do này, nếu đi quá mức giới hạn sẽ đưa đến điều bất lợi hơn trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu – sự lệ thuộc quá mức trong hệ thống. Nhượng quyền thương hiệu thành công nhất là khi các doanh nghiệp đang gặp phải rủi ro và được thúc đẩy bởi rủi ro về tài chính để thành công. Nơi mà các doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống trông chờ vào sự thành công của họ, sự lệ thuộc quá mức cũng có thể gây ra vấn đề. Vì thế, doanh nghiệp phải cân bằng giới hạn của hệ thống với khả năng quản lý cá nhân. Một điểm mạnh mà đồng thời cũng là một bất lợi khác đó là sự kỳ vọng của công chúng khi họ mua sắm tại một khu vực thương hiệu. Lý do chính góp phần vào thành công của nhượng quyền thương hiệu là sự nhận thức của công chúng về chất lượng và tính nhất quán của hệ thống. Vì thế, khi công chúng nhận được những dịch vụ tuyệ t vời ở một khu vực thì họ sẽ cho rằng dịch vụ ở những khu vực nhượng quyền khác của thương hiệu đó cũng tốt như vậy. Đây có thể là trục trặc chính – bởi vì điều này cũng có mặt trái của nó. Những doanh nghiệp nhượng quyền khác với các dịch vụ tồi sẽ làm hỏng công việc kinh doanh của bạn khi họ thậm chí không chia sẻ thị trường của họ. Nếu bánh hamburger ở một khu vực không ngon, công chúng sẽ cho rằng nó cũng có mùi vị như vậy trên toàn hệ thống. Nếu một tin tức nào đó bắt nguồn từ khu vực đó thì những khu vực khác của thương hiệu cũng bị ảnh hưởng – dù là tin tốt hay xấu. Để bảo vệ doanh nghiệp mua quyền kinh doanh thương hiệu, những hệ thống nhượng quyền có chất lượng luôn có sự kiểm soát mạnh mẽ cần thiết để bảo đảm rằng các tiêu chuẩn luôn được thỏa mãn.
- Một số doanh nghiệp mua quyền kinh doanh thương hiệu tương lai luôn kỳ vọng quá mức vào nguồn thu nhập mà họ sẽ kiếm được. Nếu không đạt được những kỳ vọng này có thể gây ra các vấn đề cho nguồn tài chính của doanh nghiệp và làm họ thấy hối tiếc vì đã đầu tư. Trong khi những kỳ vọng không vươn tới được là một điểm yếu cố hữu trong nhượng quyền thương mại, nó cũng đồng thời là điểm yếu của doanh nghiệp – dù là kinh doanh nhượng quyền hay tự do. Suy nghĩ hiện thực rất quan trọng khi ra một quyết định đầu tư. Trong nhượng quyền thương mại, nếu người chủ tương lai tiến hành đánh giá một cách độc lập và toàn diện những khả năng, thì rủi ro này có thể được giảm đi đáng kể. Hầu hết những sự giới hạn được nhà nhượng quyền thương hiệu đặt ra cho một doanh nghiệp đã lấy đi phần nào sự độc lập của doanh nghiệp và vì thế có thể được xem là một bất lợi. Một vài vấn đề như những hạn chế về sản phẩm và dịch vụ đưa ra, giới hạn về lãnh thỗ, khả năng thất bại vì không thể theo kịp hệ thống, những hạn chế về tiếp thị bị phụ thuộc và quảng cáo là một con dao hai lưỡi sắc bén – nó phụ thuộc vào việc bạn hiểu thế nào về mối quan hệ đó. Tuy nhiên, bất cứ doanh nghiệp nào cũng đều hỏi vốn đầu tư của ai bị đặt vào vòng rủi ro vì một doanh nghiệp khác hoạt động không hiệu quả nếu họ đã được lợi bằng khả năng của nhà nhượng quyền thương hiệu để loại trừ các doanh nghiệp khác. Bạn hầu như sẽ hiểu tầm quan trọng của việc chọn lựa một hệ thống nhượng quyền thương hiệu có khả năng và lịch sử tốt trong việc thực hiện các tiêu chuẩn của nó. Quyết định lựa chọn nhượng quyền hoặc cơ hội kinh doanh.
- Hầu hết các doanh nghiệp có thể được chào mời kinh doanh nhượng quyền hoặc một cơ hội kinh doanh. Sẽ rất quan trọng cho bạn để phân biệt được đâu là cơ hội tốt trước khi ra quyết định. Bước đầu tiên để chọn nhượng quyền là sổ sách cá nhân. Hãy chắc chắn rằng lãnh vực mà bạn lựa chọn đáp ứng yêu cầu của bạn. Nếu bạn cảm thấy xấu hổ khi nói với bạn của mình rằng bạn sắp kinh doanh giặt ủi hoặc quét dọn nhà cửa, thậm chí dù đó là ngành kinh doanh béo bở, thì cũng đừng chọn lựa nó. Niềm vui của riêng bạn rất quan trọng. Có ít nhất là 85 lãnh vực được nhượng quyền khác nhau. Hãy kiểm tra cảm xúc, ý thích của bạn về mỗi lĩnh vực trước tiên. Một khi đã có một danh sách ngắn các ngành mà bạn thích, sau đó hãy bắt đầu kiểm tra những công ty thuộc ngành đó. Không chỉ nên chú ý đến cuộc cạnh tranh nhượng quyền mà còn chú ý đến chuỗi doanh nghiệp nhượng quyền của các công ty. Cuối cùng, khi bạn đã có sự lựa chon của riêng mình, hãy đến phần chọn lựa công ty. Sự lựa chọn hiển nhiên có thể là một công ty được hoạt động tốt với hàng trăm doanh nghiệp nhượng quyền nhưng hãy nhớ rằng cũng có nhiều cơ hội khác mới mẻ hơn trên thị trường với những cải tiến mà những hệ thống khác không có. Tương tự, những hệ thống cũ hơn thường ít linh hoạt hơn, bạn nên thương lượng các điều khoản trong khi những hệ thống mới sẵn lòng xem xét những điều khoản của bạn. Điều này một lần nữa lại là con dao hai lưỡi. Điểm mạnh của nhượng quyền thương mại là tính nhất quán. Có thể Nhà nhượng quyền sẽ thương lượng với người nhận quyền tương lại về những vấn đề đầy ý nghĩa, họ hầu như là
- luôn làm như vậy. Những lý do của họ có thể được dựa trên nhu cầu cần bán quyền kinh doanh thương hiệu cho bạn để trả lương tuần kế cho nhân viên hoặc để bảo đảm rằng người môi giới không bỏ rơi họ vì họ không đủ linh hoạt để người đó kiếm tiền hoa hồng. Hãy luôn nhớ rằng, những tay môi giới chỉ kiếm được tiền khi bạn mua quyền thương hiệu. Thậm chí nếu đây không phải là những lý do khiến họ sẵn lòng thương thuyết thì một từ khác dành cho sự linh hoạt là tính không nhất quán. Và tính không nhất quán không phải là điều bạn hay công chúng mong muốn từ ngành kinh doanh nhượng quyền. Hầu hết những nhà nhượng quyền thương hiệu ngày nay đều có trang web riêng với vôi số thông tin về công ty và cơ hội nhượng quyền. Hãy kiểm tra mỗi thông tin triệt để và liên hệ với mỗi nhà nhượng quyền thương hiệu mà bạn thấy thích để biết thêm bất cứ chi tiết nào khác. Những hình vẽ đồ họa cầu kỳ không phải là một lý do tốt trong việc lựa chọn một công ty. Bạn cần phải hiểu triết lý của công ty. So sánh dịch vụ và chi phí của họ. Phí tổn thấp nên là lý do ít quan trọng nhất khi cho rằng công ty này hơn công ty kia. Những chi phí đó được sắp xếp thế nào? Nếu phí nhượng quyền thương hiệu cao nhưng phí hoạt động thấp thì bạn có thể đoán được rằng nhà nhượng quyền thích bán quyền thương hiệu của họ cho bạn hơn là có một nguồn thu nhập ổn định liên liên tục để cung cấp cho bạn dịch vụ? Nếu phí hoạt động cao, thì những dịch vụ được nhà nhượng quyền cung cấp có xứng đáng không? Câu trả lời của bạn sẽ đến từ hai nguồn, các cuộc gặp gỡ cá nhân với nhà nhượng quyền ở trụ sở chính và sự liên hệ với các doanh nghiệp mua quyền thương hiệu của họ.
- Hãy ghé qua trụ sở chính của mỗi nhà nhượng quyền mà bạn thực sự có hứng thú. Không mua bất cứ quyền kinh doanh thương hiệu nào mà không ghé qua trụ sở chính của công ty đó. Thậm chí những nhà nhượng quyền lớn cũng có những vấn đề mà bạn chỉ có thể thấy khi đến trụ sở chính. Cho nhà nhượng quyền cơ hội giới thiệu đến bạn với hệ thống, dịch vụ, và các nhân viên cấp cao. Chắc chắn rằng bạn sẽ gặp những người này, bạn và họ sẽ có một mối quan hệ lâu dài bao gồm Phương pháp hoạt động, Chương trình huyến luyện, Tiếp thị và Tổ chức. Đặt câu hỏi và không chấp nhận những câu trả lời qua loa. Những dịch vụ được cung cấp là gì và bởi ai? Chương trình huấn luyện kéo dài bao lâu, ai huyến luyện, ở đâu và như thế nào? Công ty có một chiến dịch tiếp thị bền vững hay không? Họ có sở hữu nhãn hiệu của họ không? Và hàng trăm câu hỏi khác mà bạn sẽ nghĩ đến. Hãy nhớ rằng, nhà nhượng quyền đã có kinh nghiệm trong việc này hàng trăm lần trong khi đây là lần đầu tiên của bạn. Hỏi những câu mà bạn đã chuẩn bị trước. Cảm thấy thỏa đáng với câu trả lời và không tỏ ra miễn cưỡng điều tra những thông tin xa hơn. Mua quyền thương hiệu hầu như là một trong những quyết định đầu tư quan trọng nhất mà bạn từng thực hiện. Chúng tôi đã cung cấp một cẩm nang ở cuối bài viết này để bạn có thể sử dụng như một cuốn sách hướng dẫn. Những vấn đề nghiêm túc về lãi suất nên bao gồm lợi nhuận và tiền lời trong đầu tư, dịch vụ và sản phẩm đã được thông qua, hệ thống hoạt động, huấ n luyện, tiếp thị, mở rộng kế hoạch (nhà nhượng quyền có ý định mở rộng toàn cầu hay không), dịch vụ, nghiên cứu và phát triển, các mối quan hệ nhượng quyền, các mục tiêu của hệ thống và khả năng thực hiện mục tiêu đó, và dĩ nhiên là tình trạng tài chính của nhà nhượng quyền. Ở cuộc gặp với
- nhà nhượng quyền, bạn sẽ nhận được bảng luật lệ nhượng quyền, một bản sao của tài liệu giới thiệu nhượng quyền. Nếu được, hãy cố gắng có được bản sao này trước đó để bạn có thể hỏi về nó. Hầu hết các nhà nhượng quyền không phát hành bản giới thiệu nhượng quyền này trước cuộc gặp bởi vì chúng cũng tốn phí sản xuất và nhà nhượng quyền muốn đích thân giải thích với bạn những điều khoản. Không nhận được tài liệu này qua đường bưu điện không phải là dấu hiệu của sự lừa dối. Đó là một sự thực hiển hiện, bạn không được cung cấp tài liệu UFOC trước khi gặp gỡ. Một vài nhà nhượng quyền đôi khi sẽ cung cấp một bản sao tài liệu cho bạn và thậm chí một số công ty tư nhân và cơ quan nhà nước sẽ bán cho bạn bản sao của hồ sơ UFOC. Tài liệu công bố sẽ cung cấp cho bạn rất nhiều thông tin mà bạn nên để luật sư và kế toán của bạn xem qua. Không may mắn là nhiều doanh nghiệp đã tin cậy hoàn toàn vào luật sư địa phương trong những vấn đề nhượng quyền thương hiệu. Nhượng quyền thương hiệu là một lĩnh vực phức tạp và có phần khác biệt về luật lệ và yêu cầu bạn phải làm việc với các luật sư có chuyên môn về lĩnh vực này. Một nguồn thông tin tốt để xác định các cố vấn nhượng quyền có chuyên môn là International Franchise Association www.franchise.org hoặc là tổ chức ở địa phương của bạn. Ngày nay, bạn có thể thấy chính mình đang đang trở thành một người môi giới nhượng quyền thương hiệu hoặc một công ty đại diện, thậm chí khi những chi phí đó được chi trả bởi nhà nhượng quyền. Vì những tay môi giới được nhà nhượng quyền chi trả để thuyết phục bạn mua quyền kinh doanh thương hiệu, cho nên họ là nhân viên của nhà nhượng quyền chứ không phải cố vấn của bạn. Vì thế, bạn nên chú ý khi làm việc với bất cứ người môi giới
- nào vì họ chỉ kiếm được tiền khi bạn mua quyền thương hiệu từ một trong những khách hàng của họ - chứ không phải là từ cơ hội nhượng quyền. Nếu bạn cần một cố vấn, hãy thuê cho riêng mình. Đây hầu như là quyết định đầu tư quan trọng nhất – hãy nhớ lấy. Hồ sơ UFOC, nguồn thông tin bao gồm trải nghiệm của nhà nhượng quyền và đội ngũ nhân viên của họ trong ngành kinh doanh này; hồ sơ kiện cáo và lịch sử vỡ nợ; chi phí cho việc kinh doanh nhượng quyền thương hiệu cũng như các phí tổn ban đầu và về sau; lời giải thích về mối quan hệ và trách nhiệm của nhà nhượng quyền và doanh nghiệp mua quyền thương hiệu cùng với thông tin tài chính của nhà nhượng quyền; số lượng doanh đơn vị nhận quyền hiện tại, đã đóng cửa và quan trọng nhất là một danh sách các doanh nghiệp mua quyền thương hiệu đang tồn tại. Hãy bắt đầu với vần A tiến tới vần Z và gọi cho họ cho đến khi bạn thỏa mãn với các thông tin đầy đủ. Hãy đến gặp càng nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh nhượng quyền thương hiệu càng tốt. Đây là một quá trình tốn thời gian, nhưng trên hết, đây là lợi ích tài chính của chính bạn và gia đình bạn. Nếu bạn có thể tìm một doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền sẵn lòng để bạn làm trong khu vực của họ - hầu hết các nhà nhượng quyền sẽ ủng hộ quyết định đó vì họ biết rằng nó sẽ giúp bạn hiểu hơn khi chuẩn bị trở thành một doanh nghiệp kinh doanh nhượng quyền. Một thông tin quan trọng là bạn có thể hy vọng tìm ra được trong tài liệu công bố có thể sẽ không ở đó – lợi nhuận hay bất cứ sự dự đoán nào liên quan đến lợi nhuận doanh nghiệp. Đối với nguồn thông tin hỗ trợ, phần lớn các nhà nhượng quyền không bao gồm thông tin này. Vì thế, rất quan trọng để biết rằng bạn nên đặt nền tảng cho giả định tài chính của bạn trên những
- thông tin có sẵn, thông tin có sẵn từ các bài báo về công ty và các cuộc nói chuyện với các doanh nghiệp. Hãy hỏi doanh nghiệp nhượng quyền, người mà bạn trao đổi về vấn đề tài chính và đừng quên kiểm tra các hồ sơ công khai nếu nhà nhượng quyền đó là công ty công cộng. Nhượng quyền thương hiệu hay cơ hội kinh doanh – Đưa ra sự lựa chọn. Nhượng quyền thương hiệu và cơ hội kinh doanh là hai điều khác nhau và mỗi thứ đều có ưu và nhược điểm. Hãy nhớ rằng người bán đã kinh doanh một thời gian dài và họ cũng có kinh nghiệm trong nghề của mình. Công việc của họ là làm bạn hứng thú về cơ hội và giúp bạn quyết định xem nên mua quyền thương hiệu của họ sớm hay muộn. Hầu như chắc chắn rằng đây là lần đầu tiên bạn ra quyết định kinh doanh. Kìm nén cảm xúc của chính mình và đặt nền tảng quyết định của bạn trên sự thật và những điều làm lợi cho bạn trên phương diện cá nhân và tài chính. Tìm kiếm những lời khuyên độc lập. Đọc sách báo về lĩnh vực đó. Có rất nhiều thông tin trên internet mà bạn có thể dễ dàng tìm được.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Franchise - Bí quyết thành công cho thương hiệu Việt Nam
7 p | 354 | 103
-
Hợp đồng franchise (Hợp đồng nhượng quyền thương mại)
6 p | 228 | 45
-
Mua franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp VN đương đại-chương 5
14 p | 103 | 19
-
Luật về nhượng quyền thương mại
3 p | 126 | 18
-
Giá trị từ danh tiếng
5 p | 83 | 12
-
Mua nhượng quyền: Những điều cần biết
5 p | 101 | 10
-
Nhượng quyền thương hiệu hoặc cơ hội kinh doanh – Đưa ra sự lựa chọn (Phần 1)
11 p | 96 | 7
-
Giá trị của danh tiếng từ thương hiệu
7 p | 84 | 4
-
Mối quan hệ nhượng quyền - nhận quyền cho bạn biết tình hình kinh doanh nhượng quyền của mình
3 p | 85 | 4
-
Chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm
3 p | 84 | 3
-
Những rủi ro và phần thưởng khi trở thành bên nhận quyền đầu tiên
3 p | 67 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn