Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2020 (Binhduong statistical yearbook 2020)
lượt xem 6
download
"Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2020 (Binhduong statistical yearbook 2020)" bao gồm số liệu chính thức năm 2016, 2017, 2018, 2019 và sơ bộ năm 2020. Các số liệu được thu thập, xử lý, tổng hợp tính toán theo phạm vi, phương pháp thống nhất của ngành Thống kê Việt Nam. Trong từng chương có đánh giá tổng quan kinh tế - xã hội của một số ngành, lĩnh vực năm 2020 và giải thích thuật ngữ, nội dung, phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2020 (Binhduong statistical yearbook 2020)
- 2020 2021 2021 1
- Chỉ đạo biên soạn: NGÔ VĂN MÍT CỤC TRƢỞNG CỤC THỐNG KÊ TỈ NH BÌNH DƢƠNG Biên soạn: Thống kê viên Phòng Thống kê Tổng hợp: Nguyễn Thị Ngọc Dung DưTuấn Anh Tăng Nhật Tiên Võ Thị NhưSương Nguyễn Quốc Nam Cùng sự tham gia của các phòng nghiệp vụ Văn phòng Cục Thống kê tỉ nh Bình Dƣơng 2
- LỜI NÓI ĐẦU Niên giám Thống kê là ấn phẩm được Cục Thống kê tỉnh Bình Dương biên soạn hàng năm. Nội dung bao gồm những số liệu cơ bản phản ánh khái quát động thái và thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương và các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Niên giám Thống kê tỉnh Bình Dương năm 2020 bao gồm số liệu chính thức năm 2016, 2017, 2018, 2019 và sơ bộ năm 2020. Các số liệu được thu thập, xử lý, tổng hợp tính toán theo phạm vi, phương pháp thống nhất của ngành Thống kê Việt Nam. Trong từng chương có đánh giá tổng quan kinh tế - xã hội của một số ngành, lĩnh vực năm 2020 và giải thích thuật ngữ, nội dung, phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê. Cục Thống kê tỉnh Bình Dương mong nhận được ý kiến đóng góp của các cấp, các ngành đối với ấn phẩm để kỳ phát hành sau được tốt hơn. CỤC THỐNG KÊ TỈNH BÌNH DƢƠNG 3
- FOREWORDS Statistical Yearbook is a publication which is published annually by Binh Duong Statistics Office. Its contents include basic statistical figures reflected socio-economic situation in Binh Duong province and all the belonged districts, towns and provincial city. Binh Duong Statistical Yearbook 2020 is composed with official data in 2016, 2017, 2018, 2019 and preliminary data in 2020. The data is collected, processed and calculated according to the scope and unified method of Vietnamese General Statistics Office. Each chapter contains the overview on the Social and economic situation of some branches and sectors in 2020 and the terminology explanation, content and method of calculating statistical indicators. We are looking forward to receiving the contributive opinions of all branches and divisions so that the editions should be better afterwards. BINH DUONG STATISTICS OFFICE 4
- MỤC LỤC - CONTENTS Trang Page Lời nói đầu 3 Forewords 4 Tổng quan kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương năm 2020 7 Overview on socio-economic situation in Binh Duong in 2020 15 Đơn vị hành chính, đất đai và khí hậu 25 Administrative unit, land and climate Dân số và Lao động 41 Population and Labour Tài khoản quốc gia, Ngân sách Nhà nước và Bảo hiểm 85 National accounts, State budget and Insurance Đầu tư và Xây dựng - Investment and Construction 121 Doanh nghiệp, Hợp tác xã và Cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể 151 Enterprise, Cooperative and Individual business establishment Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản 287 Agriculture, Forestry and Fishing Công nghiệp - Industry 381 Thương mại và Du lịch - Trade and Tourism 413 Chỉ số giá - Price index 435 Vận tải, Bưu chính và Viễn thông 461 Transport, Postal service and Tele-communications Giáo dục, Đào tạo và Khoa học, Công nghệ 481 Education, Training and Science, Technology Y tế, Thể thao, Mức sống dân cư, Trật tự, An toàn xã hội, Tư pháp và Môi trường 525 Health, Sport, Living standards, Social order, Safety, Justice and Environment 5
- 6
- TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI TÎNH BÌNH DƯƠNG NĂM 2020 Tổng sản phẩm trên địa bàn Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP, theo giá so sánh 2010) năm 2020 tăng 6,91% so với cùng kỳ (năm 2019 tăng 10%). Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,77%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,78% (trong đó: ngành công nghiệp tăng 7,8%), khu vực dịch vụ tăng 6,35%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 2,71%. Về qui mô, GRDP (theo giá hiện hành) đạt 389.451 tỷ đồng. GRDP bình quân đầu người đạt 150,9 triệu đồng, tương đương 6.524 đô la Mỹ (năm 2019 là 146,4 triệu đồng, tương đương 6.323 đô la Mỹ). Về cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 3,15%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 66,94%, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 21,98%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm tỷ trọng 7,93% (năm 2019 chiếm tỷ trọng tương ứng là 2,68% - 67,1% - 21,96% - 8,26%). Thu, chi ngân sách Nhà nƣớc, Ngân hàng, Bảo hiểm Tổng thu mới ngân sách nhà nước năm 2020 đạt 81.532 tỷ đồng, tăng 5,1% so với cùng kỳ. Trong đó: Thu nội địa 44.300 tỷ đồng, bằng 95% so với cùng kỳ; thu xuất, nhập khẩu 15.400 tỷ đồng, bằng 96,1% so với cùng kỳ. Tổng chi ngân sách là 28.820,8 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ, trong đó: chi đầu tư phát triển 13.947 tỷ đồng, tăng 86,5% so với cùng kỳ; chi thường xuyên 12.051,9 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ, đã đáp ứng kịp thời các yêu cầu chi tiền lương, các khoản phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức, các khoản an sinh xã hội, phòng ngừa dịch bệnh... Hệ thống các tổ chức tín dụng tiếp tục phát triển và hoạt động hiệu quả. Đến nay, toàn tỉnh có 77 chi nhánh tổ chức tín dụng đang hoạt động, với 180 phòng giao dịch. Lãi suất, tỷ giá ổn định, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được triển khai tích cực. Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước đạt 217.000 tỷ đồng, tăng 7,2% so với đầu năm 2020. Dư nợ cho vay ước đạt 25.306 tỷ đồng, tăng 5,5% so với đầu năm. Nợ xấu ở mức 1.400 tỷ đồng, chiếm 0,65% tổng dư nợ. 7
- Tổng thu bảo hiểm năm 2020 là 24.170 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ, trong đó: bảo hiểm xã hội là 18.344 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ; bảo hiểm y tế là 4.377 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ; bảo hiểm thất nghiệp là 1.450 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ. Tổng chi bảo hiểm là 9.994 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ, trong đó: bảo hiểm xã hội là 6.844 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ; bảo hiểm y tế là 1.658 tỷ đồng, bằng 90,8% so với cùng kỳ; bảo hiểm thất nghiệp là 1.492 tỷ đồng, tăng 35,9% so với cùng kỳ. Đầu tƣ Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội (theo giá hiện hành) năm 2020 đạt 128.027 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2019 và chiếm 32,9% GRDP. Trong đó: vốn khu vực nhà nước chiếm 12,3% tổng nguồn vốn, tăng 11,5% so với năm 2019 (riêng vốn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý thực hiện tăng 12,5%); vốn khu vực ngoài nhà nước tương ứng chiếm 38%, tăng 11,3%; vốn khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 49,7%, tăng 12%. Đầu tư trong nước: Đã thu hút được 78.146 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, tăng 22,7% so với năm 2019, gồm: 6.840 doanh nghiệp đăng ký mới (47.441 tỷ đồng), 1.460 doanh nghiệp điều chỉnh tăng vốn (36.733 tỷ đồng) và 73 doanh nghiệp giảm vốn (2.230 tỷ đồng); có 507 doanh nghiệp giải thể (3.797 tỷ đồng). Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 49.028 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 442.812 tỷ đồng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Có 113 dự án mới với tổng số vốn đăng ký là 665 triệu đô la Mỹ. Lũy kế đến nay toàn tỉnh có 3.933 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn: 35.502 triệu đô la Mỹ. Tình hình hoạt động của doanh nghiệp Năm 2020 số lượng doanh nghiệp mới đi vào hoạt động tăng so với năm 2019. Trong năm có 5.491 doanh nghiệp mới đi vào hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 42.304 tỷ đồng, gồm: 5.385 doanh nghiệp đầu tư trong nước với tổng vốn 37.598 tỷ đồng và 106 doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn 4.706 tỷ đồng. So với cùng kỳ, tăng 0,8% về số doanh nghiệp và tăng 3,9% về số vốn đăng ký. Các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động năm 2020 tập trung ở các ngành, lĩnh vực như: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (1.183 doanh nghiệp, với tổng vốn 9.174 tỷ đồng); ngành xây dựng (529 doanh nghiệp, 4.638 tỷ đồng); ngành sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác (1.822 doanh 8
- nghiệp, 7.229 tỷ đồng); ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (353 doanh nghiệp, 575 tỷ đồng); ngành hoạt động kinh doanh bất động sản (337 doanh nghiệp, 15.070 tỷ đồng); ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ (249 doanh nghiệp, 1.055 tỷ đồng); ngành hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ (225 doanh nghiệp, 834 tỷ đồng). Tính từ đầu năm đến nay, có 118 doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn, tăng gấp 2,1 lần cùng kỳ; 840 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 91,3% so với cùng kỳ; 413 doanh nghiệp giải thể, tăng 21,5% so với cùng kỳ (các doanh nghiệp giải thể chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa có vốn đầu tư trong nước). Tính trung bình, cứ 4 doanh nghiệp thành lập mới thì có 1 doanh nghiệp gặp khó khăn, bỏ địa chỉ kinh doanh, tạm ngừng hoặc giải thể. Tình hình sản xuất nông nghiệp Diện tích các loại cây trồng cơ bản ổn định, phát triển theo hướng tập trung, năng suất cao, chất lượng; kiểm soát tốt dịch bệnh trên cây trồng; chăn nuôi gia súc, gia cầm tương đối ổn định. Riêng đàn heo do ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo Châu Phi nên giảm so với cùng kỳ. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Nông thôn mới, đến nay, 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó: 07 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 01 huyện, 02 thị xã đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (Dầu Tiếng, Tân Uyên, Bến Cát). Tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ 03 huyện còn lại (Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên) trình Hội đồng thẩm định Trung ương để công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Tính đến thời điểm 31/12/2020, tổng đàn đàn bò có 24.565 con, giảm 1,9% so với năm 2019; đàn lợn: 674.276 con, tăng 5,2%; đàn gia cầm: 13.114,6 nghìn con, tăng 10,6%, trong đó: gà 12.518,6 nghìn con, tăng 8,9% Công tác phòng, chống lụt bão, khắc phục thiên tai, quản lý, khai thác công trình thủy lợi, nước sạch nông thôn được chú trọng; quan tâm bảo vệ rừng, trồng cây phân tán (đã trồng 12.465 cây); đến nay tỷ lệ dân cư nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ che phủ cây lâm nghiệp và cây lâu năm đạt 57,5%. Tình hình sản xuất công nghiệp Năm 2020, sản xuất công nghiệp tiếp tục phát triển, chuyển dịch nội bộ ngành theo hướng tích cực; công nghiệp chế biến, chế tạo đóng vai trò quan trọng của ngành; một số ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh (gỗ, dày dép, dệt 9
- may, điện tử, linh kiện,...) có quy mô lớn, năng lực cạnh tranh, đạt giá trị xuất khẩu cao. Năm 2020 có 1.300 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp đi vào hoạt động có doanh thu, góp phần đưa chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) tăng 8% so với năm 2019. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục tăng trưởng khá cao, tăng 8% so với năm 2019. Về khu công nghiệp: Toàn tỉnh hiện có 29 khu công nghiệp, trong đó 27 khu công nghiệp đi vào hoạt động, diện tích 12.743 ha. Về cụm công nghiệp: đến nay toàn tỉnh có 12 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 790 ha. Thƣơng mại và dịch vụ Thương mại nội địa hoạt động ổn định, hàng hóa phong phú, chất lượng, giá cả ổn định. Công tác bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu được thực hiện thường xuyên với sự tham gia tích cực của 12 doanh nghiệp và các chợ truyền thống đã dự trữ và bán hàng bình ổn giá theo đúng kế hoạch, hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường được đẩy mạnh cả trong và ngoài nước; vận hành thử nghiệm sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh có 106 chợ hoạt động trong quy hoạch, 12 siêu thị và 05 trung tâm thương mại. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ước đạt 252.888,7 tỷ đồng, tăng 12,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 27.755 triệu đô la Mỹ, tăng 9,7% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 21.528 triệu đô la Mỹ, tăng 7,9%; thặng dư thương mại của tỉnh năm 2020 đạt 6,2 tỷ đô la Mỹ; đến nay sản phẩm xuất khẩu của tỉnh đã có mặt 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2020, lĩnh vực du lịch phải đối mặt với những khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát. Việc đóng cửa biên giới để ngăn chặn Covid-19 khiến lượng khách quốc tế giảm mạnh, thị trường du lịch trong nước cũng bị ảnh hưởng bởi các đợt giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Doanh thu của các đơn vị kinh doanh lưu trú, du lịch trên địa bàn giảm mạnh do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Tổng lượt khách du lịch đến Bình Dương ước đạt 2,6 triệu lượt người, giảm 24,5% so với năm 2019, doanh thu đạt 615,5 tỷ đồng, đạt 52,2%. Hoạt động của ngành vận tải trên địa bàn phát triển ổn định đảm bảo phục vụ tốt nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân và doanh nghiệp. Doanh thu vận tải kho bãi và dịch vụ hỗ trợ năm 2020 đạt 23.846 tỷ đồng, tăng 8,1% so với năm 2019, vận chuyển hành khách đạt 109,8 triệu hành 10
- khách, tăng 2,7% so với năm 2019 và luân chuyển được 4.410,3 triệu hành khách.km, tăng 1,9%. Vận tải hàng hóa đạt 236,6 triệu tấn, tăng 3,4% so với năm 2019 và luân chuyển được 8.325,9 triệu tấn.km, tăng 5,9%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 2,96% so với cùng kỳ, chỉ số giá vàng tăng 27,03%, chỉ số giá đô la Mỹ giảm 0,2%. Một số lĩnh vực về văn hóa - xã hội Công tác bảo đảm an sinh xã hội: Thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách, chế độ cho các đối tượng người có công, đối tượng xã hội, người nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và công nhân lao động, nhất là các dịp lễ, kỷ niệm; toàn tỉnh đã huy động 620 tỷ đồng từ nhiều nguồn vốn để chăm lo cho các đối tượng; xây dựng, sửa chữa 16 căn nhà tình nghĩa và 52 căn nhà đại đoàn kết; hiện tỉnh có 3.114 hộ nghèo và 3.031 hộ cận nghèo. Quan tâm bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội. Rà soát, sắp xếp phù hợp hệ thống đào tạo nghề; kết nối hiệu quả giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, giữa đào tạo nghề và giải quyết việc làm; thường xuyên kiểm tra, giám sát và tuyên truyền chế độ tiền lương, bảo hiểm, giới thiệu việc làm, điều tiết và ổn định tình hình lao động; tạo việc làm tăng thêm cho 45.000 người; kịp thời hỗ trợ người lao động, doanh nghiệp khi có vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động, giải quyết ổn định 20 vụ đình công, tranh chấp lao động tập thể với 14.327 lao động tham gia, tăng 01 vụ so với cùng kỳ. Ước dân số trung bình năm 2020 của tỉnh là 2.580.550 người. Giáo dục - Đào tạo: Năm học 2019-2020, giáo dục, đào tạo có nhiều đổi mới, chất lượng giảng dạy và học tập ở các cấp học được nâng lên; tỷ lệ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia đạt 99,7%; tỷ lệ tốt nghiệp khối giáo dục phổ thông đạt 99,93%. Năm học 2020-2021, toàn tỉnh có 696 cơ sở giáo dục và 489.986 học sinh các cấp, tăng 15.816 học sinh so với năm học trước; công tác sắp xếp trường lớp, tổ chức dạy và học nhanh chóng đi vào ổn định sau khai giảng năm học mới. Chăm sóc sức khoẻ nhân dân: Đầu tư trang thiết bị, vật tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến phục vụ khám và điều trị bệnh các tuyến; đổi mới phong cách, thái độ phục vụ người bệnh; chủ động phòng chống bệnh truyền nhiễm, phối hợp trong công tác truyền thông, giám sát, vệ sinh môi trường; đẩy mạnh xã hội hoá, phát triển cơ sở y tế ngoài nhà nước; đến nay có 7,51 bác sĩ/vạn dân, 20,2 giường bệnh/vạn dân, 82% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Trong năm, một số bệnh: tay chân miệng, sởi, rubella 11
- tăng so với cùng kỳ, không xảy ra dịch lớn trên địa bàn; an toàn vệ sinh thực phẩm được đảm bảo; tuyên truyền, vận động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình. Văn hóa, thể thao: Công tác tuyên truyền cổ động trực quan, hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và các sự kiện chính trị của tỉnh và các địa phương được tổ chức với nhiều nội dung, hình thức đa dạng và phong phú, trong đó nổi bật là các hoạt động mừng Đảng - mừng Xuân Canh Tý 2020, chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về cơ bản đáp ứng được yêu cầu về nội dung tư tưởng, chất lượng nghệ thuật, thu hút sự quan tâm và tham gia của các tầng lớp nhân dân. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và công tác gia đình tiếp tục được triển khai nhân rộng tại các địa phương, gắn kết và lồng ghép các hoạt động của phong trào với việc thực hiện cuộc vận động xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh đô thị; các thiết chế văn hóa, thể thao và di tích từ cấp tỉnh đến cơ sở tiếp tục được quan tâm đầu tư xây dựng, tu bổ, tôn tạo. Công tác tổ chức và quản lý lễ hội, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững và ổn định, bảo vệ an toàn tuyệt đối các lễ hội và sự kiện quan trọng; chủ động triển khai phương tiện, lực lượng kịp thời chữa cháy, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn. Về phạm pháp, trật tự xã hội: xảy ra 712 vụ (giảm 30 vụ so với cùng kỳ). Phạm pháp về kinh tế phát hiện 673 vụ (giảm 54 vụ). Phạm pháp về ma túy: phát hiện 662 vụ (tăng 45 vụ). Xảy ra 21 vụ cháy, giảm 12 vụ so với cùng kỳ; thiệt hại tài sản khoảng 22,3 tỷ đồng. Về tai nạn giao thông: đã xảy ra 1.351 vụ (giảm 340 vụ so với cùng kỳ); thiệt hại: làm chết 275 người (giảm 22 người), bị thương 1.367 người (giảm 373 người). Đánh giá chung Trong năm 2020, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp ở trong nước và thế giới đã tác động đến hầu hết các ngành, lĩnh vực. Trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức; Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương tăng cường triển khai quyết liệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương về thực hiện mục tiêu kép: vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nhanh chóng thiết lập trạng thái bình thường mới, với kiểm 12
- soát dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu nhằm bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội và giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế, tạo điều kiện duy trì và sớm phục hồi sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống Nhân dân, nhất là công nhân. Đồng thời nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và sự chung sức, đồng lòng, nỗ lực vượt bậc của cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân, Tỉnh đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Bình Dương đã chủ động theo dõi, nắm tình hình hoạt động doanh nghiệp, việc làm của người lao động; tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy xuất khẩu; tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền; phát động các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến đến Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, tập trung tham mưu các nội dung, chuẩn bị các điều kiện phục vụ Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XI. Nhìn chung tình hình kinh tế - xã hội năm 2020 của Tỉnh có nhiều điểm sáng, đạt được những thành tựu rất quan trọng, cơ bản đạt được mục tiêu tổng quát và nhiều chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, góp phần quan trọng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh. Một số kết quả nổi bật là: - Tăng trưởng kinh tế duy trì mức tăng khá, một số chỉ số: sản xuất công nghiệp, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, kim ngạch xuất nhập khẩu, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tín dụng tăng khá so với 2020; hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới toàn tỉnh. - Kịp thời triển khai các cơ chế, chính sách để phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội. UBND tỉnh đã chủ động đánh giá mức độ ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh đến phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, từ đó ban hành nhiều kế hoạch tháo gỡ khó khăn trên từng ngành, lĩnh vực. - Tỉnh đã tập trung chỉ đạo công tác quản lý ngân sách, cơ cấu lại các khoản thu, xử lý nợ xấu, đôn đốc thu hồi nợ đọng thuế; thu ngân sách gần đạt dự toán; chi ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Các tổ chức tín dụng thực hiện rà soát, thống kê dư nợ vay để kịp thời thực hiện các biện pháp hỗ trợ khách hàng. - Tổ chức gặp gỡ, khảo sát nắm tình hình sản xuất và kinh doanh của các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp, triển khai dự án của các chủ đầu tư khu công nghiệp; giải ngân vốn đầu tư công được chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, một số công trình giao thông mang tính kết nối vùng được khởi công chào mừng Đại hội các cấp. 13
- - Huy động nhiều nguồn lực để chăm lo vật chất và tinh thần cho các đối tượng, nhất là các đối tượng bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Thị trường lao động của tỉnh đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực, nhiều doanh nghiệp nhanh chóng phục hồi sau dịch, có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. - Chăm sóc sức khỏe nhân dân có sự chuyển biến tích cực, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giảm mạnh so với cùng kỳ; chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên; các hoạt động chào mừng năm mới, Tết Nguyên đán, lễ hội, lễ kỷ niệm được tổ chức phù hợp trong điều kiện phòng, chống dịch. - Tập trung rà soát, kiện toàn, sắp xếp hệ thống tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; công tác cải cách hành chính được tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; các chỉ số đo lường hiệu quả quản lý, phục vụ, ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền được cải thiện. - Trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo; hoạt động đối ngoại, xúc tiến đầu tư, thương mại được tổ chức với nhiều hình thức phù hợp; củng cố và phát triển quan hệ hợp tác, giúp đỡ được bạn bè quốc tế phòng chống dịch. 14
- OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION IN BINH DUONG IN 2020 Gross Regional Domestic Product Gross regional domestic product (GRDP, at 2010 constant prices) in 2020 increased by 6.91% year-on-year (an increase of 10% in 2019). In which, the agriculture, forestry and fishery sector increased by 2.77%, the industry and construction sector increased by 7.78% (in which the industry increased by 7.8%), the service sector increased by 6.35%, product tax less subsidies on production increased by 2.71%. In terms of scale, GRDP (at current prices) reached 389,451 billion VND. GRDP per capita reached 150.9 million VND, equivalent to 6,524 USD (in 2019 it was 146.4 million VND, equivalent to 6,323 USD). In terms of economic structure in 2020, the agriculture, forestry and fishery sector accounted for 3.15%, the industry and construction sector accounted for 66.94%, the service sector accounted for 21.98%, product tax less subsidies on production accounted for 7.93% (in 2019 the percentage was 2.68%, 67.1%, 21.96%, 8.26% respectively). State budget revenues and expenditures, banking and insurance Total new revenue budget in 2020 reached VND 81,532 billion VND, up 5.1% year on year. Of which: Local domestic revenue was 44,300 billion VND, equal to 95% year on year; import and export revenue was 15,400 billion VND, equaling 96.1% year on year. Total budget expenditure was 28,820.8 billion VND, up 7.9% year on year, of which: investment and development expenditure was 13,947 billion VND, up 86.5% year on year; recurrent expenditure was 12,051.9 billion VND, up 24.6% over the same period last year, promptly met the requirements of salary payment, allowances for civil servants, officials and employees as well as payments for social security and disease prevention... 15
- The system of credit institutions continued to develop and operate effectively. Up to now, the province had 77 branches of credit institutions in operation, with 180 transaction offices. Interest rates, exchange rates were stable, non-cash payment methods were actively deployed. Total mobilized capital in the locality was estimated at 217,000 billion VND, up 7.2% compared to the beginning of 2020. Debit balance was estimated at 25,306 billion VND, up 5.5% compared to the beginning of the year. Bad debt was at 1,400 billion VND, accounting for 0.65% of total debit loans. Total insurance revenue in 2020 was 24,170 billion VND, up 7.4% year on year, of which: social insurance was 18,344 billion VND, up 6.9% year on year; health insurance was 4,377 billion VND, up 9.7% year on year; unemployment insurance was 1,450 billion VND, up 6.9% year on year. Total insurance expenditure was 9,994 billion VND, up 8.2% year on year, of which: social insurance was 6,844 billion VND, up 8.4% year on year; health insurance was 1,658 billion VND, equal to 90.8% year on year; unemployment insurance was 1,492 billion VND, up 35.9% year on year. Investment Total investment capital (at current prices) in 2020 reached 128,027 billion VND, up 11.6% compared to 2019 and accounting for 32.9% of GRDP. Of which: the state capital accounted for 12.3% of total capital, up 11.5% compared to 2019 (in particular, the state budget capital managed by localities increased by 12.5%); capital in the non-state sector accounted for 38%, up 11.3%; the FDI investment capital accounted for 49.7%, up 12%. Domestic local investment attracted 78,146 billion VND of registered business capital, up 22.7% compared to 2019, including: 6,840 newly registered enterprises (47,441 billion VND), 1,460 enterprises adjusted to increase capital (36,733 billion VND) and 73 enterprises reduced capital (2,230 billion VND); 507 enterprises dissolved (3,797 billion VND). The accumulated sum up to now, the province had 49,028 registered enterprises with total registered capital of 442,812 billion VND. Foreign direct investment: There were 113 new projects with a total registered capital of 665 million USD. Up to now, the province had 3,933 foreign investment projects with total capital of 35,502 million USD. 16
- Operation of enterprises In 2020, the number of newly- operated enterprises increased in 2019. In the year, there were 5,491 newly operated enterprises with a total registered capital of 42,304 billion VND, including 5,385 domestic investment enterprises with a total capital of 37,598 billion VND and 106 foreign direct investment enterprises with a total capital of 4,706 billion VND. Over the same period, an increase in the number of enterprises and in the registered capital was 0.8% and 3.9% respectively. Newly operated enterprises in 2020 mainly were: manufacturing (1,183 enterprises, with a total capital of 9,174 billion VND); construction (529 enterprises, 4,638 billion VND); repair of automobiles, motorcycles, motorbikes and other motor vehicles (1,822 enterprises, 7,229 billion dong); accommodation and catering services (353 enterprises, 575 billion VND); real estate (337 enterprises, 15,070 billion dong); professional activities, science and technology (249 enterprises, 1,055 billion VND); administrative activities and supporting services (225 enterprises, 834 billion dong). From the beginning of the year until now, 118 enterprises have re- operated ahead of schedule, an increase of 2.1 times over the same period; 840 enterprises registered to suspend their business, up 91.3% over the same period; 413 enterprises dissolved, up 21.5% over the same period (dissolved enterprises were mainly small and medium-sized enterprises with domestic investment capital). On average, 1 out of every 4 newly established enterprises faced difficulties, quitted its business address, suspended or dissolved. Agricultural production situation The area of crops was basically stable and developed in the direction of concentration, high yield and quality; good control of plant diseases; livestock and poultry production was relatively stable. Particularly, due to the influence of African swine fever, the pig population decreased year on year. Implementation of the National target program on new rural areas, up to now, 100% of communes have met the new rural standards, of which: 07 communes have been recognized as meeting the new advanced rural standards; 01 district, 02 towns have been recognized as meeting new rural standards of the district (Dau Tieng, Tan Uyen, Ben Cat). The dossiers of remaining 03 districts (Phu Giao, Bau Bang, Bac Tan Uyen) have been finalised and submited to the 17
- Central Appraisal Council to recognize the district as meeting new rural standards. As of December 31, 2020, the total cattle population had 24,565 heads, down 1.9% compared to 2019; pig population was 674,276 heads, up 5.2%; poultry population was 13,114.6 thousand heads, up 10.6% with 12,518.6 thousand chickens, up 8.9% Preventing and combating floods and storms, overcoming natural disasters, and managing and exploiting irrigation works and rural clean water were focused; paying much attention to forest protection, planting scattered trees (12,465 planted trees); Up to now, the percentage of rural population using hygienic water has reached 100%; the coverage rate of forestry and perennial trees reached 57.5%. Industrial production situation In 2020, industrial production continued to develop, internally industry shifting in a positive direction; the manufacturing played an important role in the industry; some key industries of the province (wood, footwear, textiles, electronics, components...) had large scale, competitive capacity with high export value. In 2020, there were 1,300 industrial production enterprises coming into operation with revenue, contributing to an increase in the index of industrial development (IIP) by 8% compared to 2019. In which, the manufacturing continued to grow quite high, up 8% compared to 2019. About industrial zones: The province currently had 29 industrial zones, of which 27 industrial zones have been put into operation, covering an area of 12,743 hectares. About industrial clusters: Up to now, the province has had 12 industrial clusters, with a total area of 790 hectares. Trade and services Domestic trade operated stably, goods were abundant, quality, and prices were also stable. Market stabilization of essential products was carried out regularly with the active participation of 12 enterprises and traditional markets that stocked and sold goods to stabilize prices according to the plan, trade promotion activities, seeking to expand the market was promoted both inside 18
- and outside the country; the provincial e-commerce trading floor was piloted in operation. Up to now, the province had 106 markets operating in the planning, 12 supermarkets and 05 trade centers. Total retail sales of goods and services in 2020 was estimated at 252,888.7 billion VND, up 12.3% year on year. Export turnover was estimated at 27,755 million USD, up 9.7% over the same period. Import turnover was estimated at 21,528 million USD, up 7.9%; the province's trade surplus in 2020 reached 6.2 billion USD; Up to now, the province's export products have been present in 180 countries and territories. In 2020, the tourism sector faced difficulties due to the impact of the outbreak of Covid-19 pandemic. The border closure to prevent Covid-19 caused a sharp decrease in the number of international visitors, and the domestic tourism market was also affected by social distancing measures to prevent the pandemic. Revenue of accommodation and tourism businesses in the locality decreased sharply due to the complicated developments of the Covid-19 pandemic. The total number of tourists to Binh Duong was estimated at 2.6 million, down 24.5% compared to 2019, revenue reached 615.5 billion VND, reaching 52.2%. The operation of transport industry in the locality developed stably, ensuring to serve the travel and freight needs of people and enterprises. Revenue from warehousing transportation and supporting services in 2020 reached 23,846 billion VND, up 8.1% compared to 2019, passenger carried reached 109.8 million passengers, an increase of 2.7% compared to 2019 and passenger traffic of 4,410.3 million passengers.km, an increase of 1.9%. Freight carried reached 236.6 million tons, up 3.4% compared to 2019 and freight traffic of 8,325.9 million tons.km, up 5.9%. The average consumer price index in 2020 increased by 2.96% over the same period, the gold price index increased by 27.03%, the US dollar price index decreased by 0.2% Social and cultural activities Social security work: The policies and regimes for people with meritorious services, social people, the poor, children with specialized situation and laborers were fully and timely implemented, especially on holidays and anniversaries; the whole province has mobilized 620 billion VND from many 19
- capital sources to take care of the above-mentioned subjects; building and repairing 16 houses of gratitude and 52 houses of great solidarity. Currently, the province had 3,114 poor households and 3,031 near-poor households. Protection and care of children, gender equality, and prevention of social evils were paid much attention. Reviewing and appropriately arranging the vocational training system; effectively connecting the training institutions and enterprises, between vocational training and job creation; regularly inspecting, supervising and propagating the salary regime, insurance, job introduction, regulation and stabilization of the labor situation; creating additional jobs for 45,000 people; promptly supporting workers and enterprises when arising problems in labor relations, stably dealing with 20 strikes and collective labor disputes with 14,327 employees, an increase of 01 case compared to the same period of last year. The province's average population in 2020 was estimated at 2,580,550 people. Education - Training: In the 2019-2020 school year, there were many innovations in education and training, the quality of teaching and learning at all levels was improved; the rate of national high school graduation exam reached 99.7%; the graduation rate of general education was 99.93%. In the 2020-2021 school year, the province had 696 educational institutions and 489,986 students at all levels, an increase of 15,816 students compared to the previous school year; The arrangement of schools and classes, and the organization of teaching and learning quickly stabilized after the opening of the new school year. Taking care of people's health: Investing in equipment and materials, improving the quality of human resources, transferring advanced techniques for medical examination and treatment at all levels; innovating style and attitude to serve patients; proactively preventing infectious diseases, coordinating in communication, monitoring environmental sanitation; promoting socialization and development of non-state medical establishments; Up to now, there were 7.51 doctors per ten thousand people, 20.2 hospital beds per ten thousand people, 82% of the population participated in health insurance. During the year, a number of diseases such as hand, foot and mouth disease, measles, rubella increased year on year, no mass epidemics occurred in the locality; food safety 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2021 (Binhduong statistical yearbook 2021)
571 p | 37 | 9
-
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2022
632 p | 44 | 8
-
Niên giám Thống kê tỉnh Cao Bằng 2019
503 p | 24 | 8
-
Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2022
536 p | 13 | 7
-
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2017 (Statistical yearbook of Binh Duong 2017)
392 p | 23 | 6
-
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2018 (Statistical yearbook of Binh Duong 2018)
377 p | 26 | 6
-
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2019 (Binhduong statistical yearbook 2019)
547 p | 33 | 6
-
Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định 2018
634 p | 27 | 5
-
Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định 2017
628 p | 16 | 5
-
Niên giám thống kê tỉnh Bình Dương 2016 (Statistical yearbook of Binh Duong 2016)
385 p | 18 | 5
-
Niên giám Thống kê tỉnh Bình Định 2016
448 p | 23 | 4
-
Niên giám thống kê Bình Phước 2019
405 p | 15 | 4
-
Niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình 2021
464 p | 12 | 4
-
Niên giám Thống kê huyện Quang Bình năm 2021
172 p | 18 | 3
-
Niên giám Thống kê huyện Quang Bình năm 2020
171 p | 10 | 3
-
Tỉnh Bình Phước - Niên giám thống kê 2019
405 p | 10 | 2
-
Tỉnh Bình Phước - Niên giám thống kê 2018
416 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn