intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam 2020

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:628

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam 2020" bao gồm số liệu chính thức các năm 2016, 2017, 2018, 2019 và số liệu sơ bộ năm 2020. Các chỉ tiêu thống kê trong cuốn Niên giám được thu thập, tổng hợp, tính toán theo phạm vi, phương pháp thống nhất của ngành Thống kê hiện nay. Một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp được hiệu chỉnh theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố cho các tỉnh, thành phố.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam 2020

  1. QUANGNAM STATISTICS OFFICE 2021 2021 1
  2. Chỉ đạo biên soạn: LÊ QUÝ ĐẠT Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam Biên soạn: PHÒNG THỐNG KÊ TỔNG HỢP CÙNG SỰ THAM GIA CỦA CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG NAM 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Niên giám Thống kê là ấn phẩm được Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam biên soạn và xuất bản hàng năm, nội dung bao gồm những số liệu thống kê cơ bản phản ánh thực trạng tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam qua một số năm. "Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam 2020" bao gồm số liệu chính thức các năm 2016, 2017, 2018, 2019 và số liệu sơ bộ năm 2020. Các chỉ tiêu thống kê trong cuốn Niên giám được thu thập, tổng hợp, tính toán theo phạm vi, phương pháp thống nhất của ngành Thống kê hiện nay. Một số chỉ tiêu thống kê tổng hợp được hiệu chỉnh theo số liệu của Tổng cục Thống kê công bố cho các tỉnh, thành phố. Các ký hiệu nghiệp vụ cần lưu ý: (-) Không có hiện tượng phát sinh; (...) Có hiện tượng phát sinh nhưng không thu thập được. Trong khi sử dụng, nếu có vấn đề cần trao đổi xin vui lòng liên hệ Phòng Thống kê Tổng hợp, Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, điện thoại số 0235.3812050 hoặc E-mail: tonghopqna@gso.gov.vn Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp của bạn đọc đối với các lần xuất bản trước và mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến xây dựng để Niên giám Thống kê tỉnh Quảng Nam ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người dùng tin. CỤC THỐNG KÊ TỈNH QUẢNG NAM 3
  4. FOREWORDS Statistical Yearbook is a publication which is annually compiled and published by the Quảng Nam Statistics Office, including basic statistics that generally reflects socio-economic situations of Quang Nam province in some years. "Quảng Nam Statistical Yearbook 2020" includes the official data of the years 2016, 2017, 2018, 2019 and the preliminary data in 2020. The data in the Yearbook were collected, processed, calculated according to unified coverage, methodology throughout the Viet Nam Statistical System. Some aggregate statistical indicators are adjusted according to the data of the General Statistics Office announced for provinces and cities. Special symbol used in this book are: (-) No facts occurred; (...) Facts occurred but no information. In the process of use, for further information, readers are welcome to contact the telephone number: (0235) - 3812050, General division of Quang Nam statistical office, or E-mail: tonghopqna@gso.gov.vn Statistics Office of Quang Nam would like to express its sincere thanks to all readers for their suggestions and criticisms for its previous publications and hopes to receive more comments to improve this Statistical Yearbook in the next release and better satisfy the demands of readers. QUANG NAM STATISTICS OFFICE 4
  5. MỤC LỤC - CONTENTS Phần Trang Part Page LỜI NÓI ĐẦU 3 FOREWORDS 4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI NĂM 2020 7 OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION IN 2020 17 I ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, ĐẤT ĐAI VÀ KHÍ HẬU ADMINISTRATIVE UNIT, LAND AND CLIMATE 27 II DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG - POPULATION AND LABOUR 49 III TÀI KHOẢN QUỐC GIA, NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC VÀ BẢO HIỂM NATIONAL ACCOUNTS, STATE BUDGET AND INSURANCE 111 IV ĐẦU TƢ VÀ XÂY DỰNG - INVESTMENT AND CONSTRUCTION 149 V DOANH NGHIỆP, HỢP TÁC XÃ VÀ CƠ SỞ SXKD CÁ THỂ ENTERPRISE, COOPERATIVE AND INDIVIDUAL BUSINESS ESTABLISHMENT 181 VI NÔNG, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN AGRICULTURE, FORESTRY AND FISHING 365 VII CÔNG NGHIỆP - INDUSTRY 447 VIII THƢƠNG MẠI VÀ DU LỊCH - TRADE AND TOURISM 475 IX CHỈ SỐ GIÁ - PRICE INDEX 499 X VẬN TẢI, BƢU CHÍNH VÀ VIỄN THÔNG TRANSPORT, POSTAL SERVICES AND TELECOMMUNICATION 523 XI GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ EDUCATION, TRAINING AND SCIENCE, TECHNOLOGY 541 XII Y TẾ, THỂ THAO, MỨC SỐNG DÂN CƢ, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI, TƢ PHÁP VÀ MÔI TRƢỜNG HEALTH, SPORT, LIVING STANDARDS, SOCIAL ORDER, SAFETY AND ENVIRONMENT 587 5
  6. 6
  7. TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NAM NĂM 2020 Kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2020 diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng, kinh tế cả nƣớc nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng chịu tác động hết sức nặng nề của dịch bệnh Covid-19; bên cạnh đó dịch tả lợn Châu Phi, tình hình thời tiết mƣa, bão phức tạp, sạt lở đất liên tục xảy ra… Các ngành, địa phƣơng trên địa bàn tỉnh đã tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp vừa phòng chống dịch, đảm bảo sức khỏe ngƣời dân, vừa phòng chống suy giảm kinh tế, nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. So với mục tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra về nhiệm vụ năm 2020, có 11/14 chỉ tiêu đạt và vƣợt kế hoạch1. Theo số liệu Tổng cục Thống kê công bố, Tổng sản phẩm trên địa bàn năm 2020 chỉ đạt 94,5%2, không đạt nhƣ kỳ vọng (KH: +7-7,3%), nhƣng trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc chịu ảnh hƣởng nặng nề bởi dịch Covid-19 thì đây là kết quả đáng ghi nhận. 1. Tăng trƣởng kinh tế Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) sơ bộ năm 2020 sụt giảm ở mức gần 5,5% so với năm 2019, đây là lần đầu tiên kinh tế tỉnh Quảng Nam tăng trƣởng âm kể từ khi tái lập tỉnh đến nay (năm 1997). Trong mức sụt giảm của toàn nền kinh tế, khu vực dịch vụ giảm trên 8,1%, chiếm 2,8 điểm phần trăm trong mức giảm chung; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,3% (chiếm 1,1 điểm phần trăm); thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 10,2% (chiếm 2 điểm phần trăm); riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ít chịu ảnh hƣởng của dịch bệnh Covid-19 nên đây là khu vực duy nhất có mức tăng trƣởng dƣơng (+3,6%). 1 Có 03 chỉ tiêu không đạt kế hoạch: GRDP trên địa bàn; tổng thu ngân sách trên địa bàn; tỷ lệ chất thải rắn đô thị đƣợc thu gom. 2 Tốc độ tăng trƣởng GRDP do Tổng cục Thống kê công bố ngày 10/5/2021. 7
  8. Quy mô nền kinh tế Quảng Nam sơ bộ đến cuối năm 2020 đạt gần 94,7 nghìn tỷ đồng, thu hẹp hơn 4,2 nghìn tỷ đồng so với năm 2019, trong đó quy mô khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm thu hẹp nhiều nhất với gần 2 nghìn tỷ đồng; khu vực dịch vụ (-1,8 nghìn tỷ đồng); khu vực công nghiệp - xây dựng (-1,6 nghìn tỷ đồng); riêng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có xu hƣớng tăng lên (+1,1 nghìn tỷ đồng). Cơ cấu kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,5%; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm 32,9%; khu vực dịch vụ chiếm 34,7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 17,9% (tƣơng ứng năm 2019: 12,7%; 33,1%; 35,1%; 19,1%). 2. Thu, chi ngân sách Nhà nƣớc và Bảo hiểm Tình hình thực hiện thu ngân sách nhà nƣớc trong năm 2020 đạt thấp so với dự toán, đặc biệt số thu nội địa chỉ đạt 88,4% so với dự toán và giảm 4,5% so với cùng kỳ, nguyên nhân chủ yếu do tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị tác động bởi đại dịch Covid-19; hạn hán tiếp tục kéo dài, các nhà máy thủy điện không đủ nƣớc phát điện theo công suất dẫn đến nộp ngân sách đạt thấp... Bên cạnh đó, ảnh hƣởng do thực hiện các chính sách nhƣ: Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 08/4/2020 của Chính phủ về việc gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất; các chính sách để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ; điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân và áp dụng từ năm 2020 theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/6/2020. Hầu hết các lĩnh vực thu, sắc thuế đều bị ảnh hƣởng, nhất là thu từ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; thu từ khu vực công thƣơng ngoài quốc doanh; lệ phí trƣớc bạ; phí, lệ phí… Tổng thu ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn năm 2020 đạt trên 37 nghìn tỷ đồng, tăng 02 nghìn tỷ đồng (+6,2%) so với năm 2019, trong đó thu nội địa đạt trên 18 nghìn tỷ đồng, chiếm 48,8% tổng thu (-4,5%); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt gần 4,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,3% (+38%); thu viện trợ đạt 21 tỷ đồng (-22,2%). Tổng chi ngân sách Nhà nƣớc năm 2020 đạt gần 43,9 nghìn tỷ đồng, giảm 15,5% so với năm 8
  9. 2019, trong đó chi đầu tƣ phát triển đạt 7,5 nghìn tỷ đồng (+14,7%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, quản lý hành chính đạt 14,5 nghìn tỷ đồng (+3,5%). Tổng số thu bảo hiểm năm 2020 đạt gần 4,3 nghìn tỷ đồng, tăng 2,7% so với năm 2019, trong đó: thu bảo hiểm xã hội đạt 2,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,8%, tăng 1,7%; thu bảo hiểm y tế đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 34,9%; +4,4%); thu bảo hiểm thất nghiệp đạt 187 tỷ đồng (chiếm 4,4%; +2,8%). Tổng số chi bảo hiểm năm 2020 đạt gần 3,9 nghìn tỷ đồng, tăng 6,3% so với năm 2019, trong đó: chi bảo hiểm xã hội đạt 2,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 54,2%; chi bảo hiểm y tế đạt 1,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 39%); chi bảo hiểm thất nghiệp đạt 264 tỷ đồng (chiếm 6,8%). 3. Đầu tƣ và xây dựng Tình hình thực hiện đầu tƣ - xây dựng trong năm 2020 còn chậm, nguyên nhân chủ yếu do công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn; tình hình dịch bệnh Covid-19 ảnh hƣởng đến tiến độ thi công của các dự án... Tổng vốn đầu tƣ thực hiện toàn xã hội năm 2020 theo giá hiện hành đạt 28,7 nghìn tỷ đồng, giảm trên 13% so với năm 2019, chiếm 30,4% GRDP; trong đó vốn khu vực Nhà nƣớc đạt gần 7,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 27,4% tổng vốn đầu tƣ thực hiện toàn xã hội, giảm 13% so với năm 2019; khu vực ngoài Nhà nƣớc đạt 13,3 nghìn tỷ đồng (chiếm 46,3%; - 7,6%); khu vực có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đạt 7,5 nghìn tỷ đồng (chiếm 26,3%; -21,4%). Về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: năm 2020 có 10 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 36,7 triệu USD; tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh tính đến cuối năm 2020 có 197 dự án với tổng vốn đầu tƣ đăng ký đạt trên 5,8 tỷ USD. 4. Chỉ số giá và lạm phát Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2020 tăng so với năm trƣớc do nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng lƣơng thực, thực phẩm tăng 9
  10. cao; nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế và giáo dục tăng cũng góp phần làm tăng CPI bình quân năm. CPI bình quân năm 2020 tăng 3,05% so với năm 2019. Một số nhóm có CPI bình quân tăng khá nhƣ: hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+8,76%); giáo dục (+2,6%); thuốc và dịch vụ y tế (+1,86%); hàng hóa và dịch vụ khác (+1,82%). Một số nhóm hàng hóa có CPI bình quân giảm nhƣ: giao thông (-11,68%); bƣu chính viễn thông (-0,86%); văn hóa, giải trí và du lịch (-1,49%). CPI tháng 12 năm 2020 giảm 0,23% so với cùng kỳ năm trƣớc. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ, có 04 nhóm hàng hóa có chỉ số tăng so với cùng kỳ: nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống (+2,84%); nhà ở và vật liệu xây dựng (+1,39%); may mặc, mũ nón, giày dép (+1,45%); đồ uống và thuốc lá (+0,32%). Một số nhóm hàng hóa giảm mạnh nhƣ: giao thông (-12,43%); văn hóa, giải trí và du lịch (-7,02%). 5. Đăng ký doanh nghiệp Tình hình đăng ký doanh nghiệp năm 2020 chịu ảnh hƣởng từ những tác động của đại dịch Covid-19 nên số thành lập mới chỉ đạt 1.287 doanh nghiệp, giảm 12,3% so với năm 2019; tổng vốn doanh nghiệp đăng ký đạt trên 17 nghìn tỷ đồng, giảm 5,9%; bình quân vốn đăng ký khoảng 13,3 tỷ đồng/doanh nghiệp. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải rút lui khỏi thị trƣờng cho thấy những thách thức của nền kinh tế đã và đang dần loại bỏ khỏi thị trƣờng các doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại hoặc không kịp thay đổi để thích nghi với điều kiện mới. Trong năm, số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động 529 doanh nghiệp (+40,7%); 312 doanh nghiệp giải thể (-46%) so với năm trƣớc. Cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho 109 chi nhánh (-21,6%) so với năm trƣớc; 302 địa điểm kinh doanh (-18,6%) và 20 văn phòng đại diện (-60%). Bên cạnh đó, việc triển khai đăng ký kinh doanh qua mạng đƣợc coi là bƣớc tiến lớn trong quá trình cải cách thủ tục hành chính. Số lƣợng hồ sơ qua mạng tăng nhanh qua từng năm, trong năm 10
  11. 2020 đạt 3.047 hồ sơ, chiếm hơn 56% tổng hồ sơ tiếp nhận tại bộ phận một cửa. 6. Kết quả sản xuất kinh doanh một số ngành, lĩnh vực 6.1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản Năm 2020, thời tiết trong tỉnh có nhiều bất lợi đã ảnh hƣởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn; dịch tả lợn Châu Phi tái phát trên diện rộng đã gây thiệt hại lớn cho ngƣời nuôi, tuy nhiên đến thời điểm cuối năm đàn lợn đang dần phục hồi; lâm nghiệp đạt khá với hoạt động trồng rừng, chăm sóc, quản lý, khoanh nuôi bảo vệ rừng đã đƣợc triển khai, thực hiện một cách hợp lý; hoạt động thủy sản với các chính sách hỗ trợ nhƣ cải hoán tàu thuyền tiếp tục đƣợc quan tâm triển khai thực hiện, ngƣ dân mạnh dạn đầu tƣ nâng cấp, phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, góp phần mở rộng ngƣ trƣờng khai thác nên sản lƣợng đạt khá. Diện tích cây lƣơng thực có hạt đạt trên 95 nghìn ha, trong đó diện tích gieo trồng lúa 83,5 nghìn ha, năng suất lúa cả năm 54,2 tạ/ha (+0,9 tạ/ha); sản lƣợng lƣơng thực có hạt cả năm đạt 508 nghìn tấn (+0,4%); riêng sản lƣợng lúa đạt trên 452 nghìn tấn (-0,03%); đảm bảo lƣơng thực bình quân đầu ngƣời 338kg/ngƣời/năm. Chăn nuôi trâu, bò, gia cầm trong năm 2020 nhìn chung tƣơng đối ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng đàn trâu đạt 59,3 nghìn con, giảm 4% so với năm 2019; tổng đàn bò có trên 172 nghìn con (+0,8%); tổng đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) đạt gần 8,2 triệu con (+2,6%). Sản lƣợng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 0,7%; sản lƣợng thịt trâu hơi xuất chuồng giảm 6,8%. Chăn nuôi lợn đang dần đƣợc phục hồi, tổng đàn lợn ƣớc đạt gần 298 nghìn con (+35,6%; +78 nghìn con) so với năm trƣớc. Diện tích rừng trồng mới tập trung năm 2020 đạt trên 20 nghìn ha, tăng 2,7% so với năm 2019, trong đó rừng sản xuất đạt 19,7 nghìn ha (+4,1%). Sản lƣợng gỗ khai thác đạt trên 1.450 nghìn m3 (+9,3%). Sản lƣợng thủy sản năm 2020 đạt 124,7 nghìn tấn, tăng 4,3% so với năm 2019, trong đó sản lƣợng thủy sản nuôi trồng đạt gần 28,2 nghìn tấn, 11
  12. tăng 2,9% so với năm trƣớc, sản lƣợng thủy sản khai thác đạt 96,5 nghìn tấn (+4,7%). 6.2. Công nghiệp Lĩnh vực công nghiệp chịu ảnh hƣởng nặng nề từ dịch Covid-19, nhất là các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; nhiều doanh nghiệp thiếu nguồn vốn kinh doanh, thiếu nguồn nguyên vật liệu đầu vào nên chỉ hoạt động cầm chừng, không đẩy mạnh sản xuất theo kế hoạch của đơn vị; các doanh nghiệp phải cắt giảm hoặc luôn phiên lao động để duy trì hoạt động; một số sản phẩm sản xuất ra không tiêu thụ, không xuất khẩu đƣợc, vì vậy có trƣờng hợp doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động hoặc chuyển đổi ngành nghề kinh doanh. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp năm 2020 giảm 7,9% so với năm 2019, trong đó ngành khai khoáng (-17,9%), ngành công nghiệp chế biến chế tạo (-10,2%), ngành sản xuất và phân phối điện (+27%), ngành cung cấp nƣớc, xử lý nƣớc thải, rác thải (-5,6%). Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo năm 2020 tăng 8,4% so với năm trƣớc. Một số nhóm ngành có chỉ số tiêu thụ tăng nhƣ: sản xuất khác chƣa đƣợc phân vào đâu (+55,4%); sản xuất sản phẩm từ plastic (+26,5%); sản xuất giƣờng, tủ, bàn, ghế (+17,6%); sản xuất linh kiện điện tử (+3,9%); sản xuất xe có động cơ (+2,7%). Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tính đến thời điểm cuối tháng 12/2020 tăng 28,2% so với cùng kỳ năm trƣớc. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng mạnh so với cùng kỳ năm trƣớc nhƣ: sản xuất đồ uống không cồn (+108,8%); sản xuất giày dép (+122,7%); cƣa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ (+91,3%); sản xuất plastic và cao su tổng hợp dạng nguyên sinh (+93,7%); sản xuất cấu kiện kim loại (+54,6%). 6.3. Thương mại, vận tải và du lịch Hoạt động thƣơng mại, vận tải và du lịch đều chịu ảnh hƣởng bởi dịch bệnh Covid-19. Đặc biệt, ngành du lịch chịu ảnh hƣởng rất nặng nề với lƣợng khách tham quan, lƣu trú, nhất là khách quốc tế giảm mạnh; hoạt động vận tải cũng gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2020 do thực 12
  13. hiện giãn cách xã hội, các dịch vụ liên quan đến vận tải nhƣ vận tải hành khách, vận tải hàng hóa và dịch vụ kho bãi cũng chịu tác động không kém. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2020 ƣớc tính đạt 52,8 nghìn tỷ đồng, giảm 6,9% so với năm 2019. Xét theo ngành kinh doanh, doanh thu bán lẻ hàng hóa ƣớc đạt trên 41,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,9% tổng mức, tăng 6,2% so với năm trƣớc; doanh thu dịch vụ lƣu trú, ăn uống đạt 6,2 nghìn tỷ đồng (chiếm 11,7%; -47,3%); doanh thu du lịch lữ hành đạt 57 tỷ đồng (chiếm 0,1%; -77,6%); doanh thu dịch vụ khác đạt gần 5,4 nghìn tỷ đồng (chiếm 10,2%; -9%). Vận tải hành khách năm 2020 đạt gần 9,3 triệu lƣợt khách, giảm 56,7% so với năm trƣớc và 703 triệu lƣợt khách.km, giảm 55,7%. Vận tải hàng hóa năm 2020 đạt gần 13,5 nghìn tấn, giảm 25,9% so với năm trƣớc và 1.509 triệu tấn.km, giảm 18,2%. Doanh thu dịch vụ lƣu trú và lữ hành đạt 787 tỷ đồng, giảm 75,5% so với năm 2019. Tổng lƣợt khách do các cơ sở lƣu trú phục vụ năm 2020 đạt 613 nghìn lƣợt khách, giảm 70,6%, trong đó: khách du lịch nghỉ qua đêm đạt 312 nghìn lƣợt khách (-65,3%); số lƣợt khách trong ngày đạt 301 nghìn lƣợt khách (-74,6%). 7. Một số vấn đề xã hội 7.1. Dân số, lao động và việc làm Dân số trung bình năm 2020 của tỉnh có khoảng 1.505 nghìn ngƣời, tăng 7.563 ngƣời, tƣơng đƣơng tăng 0,5% so với năm 2019, trong đó dân số thành thị 396,2 nghìn ngƣời, chiếm 26,3% tổng dân số; dân số nông thôn 1.108,8 nghìn ngƣời, chiếm 73,7%; dân số nam 740,4 nghìn ngƣời, chiếm 49,2%; dân số nữ 764,6 nghìn ngƣời, chiếm 50,8%. Lực lƣợng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh năm 2020 đạt 891,2 nghìn ngƣời, giảm 05 nghìn ngƣời so với năm 2019. Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế đạt 859,7 nghìn ngƣời, giảm trên 12 nghìn ngƣời so với năm trƣớc. 13
  14. Tình hình lao động và việc làm trong năm 2020 chịu ảnh hƣởng bởi dịch bệch Covid-19 nên tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm chung của cả năm cao hơn năm 2019. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lƣợng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 4,1% (năm 2019: 3,2%), trong đó khu vực thành thị 3,5%; khu vực nông thôn 4,8%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lƣợng lao động trong độ tuổi năm 2020 là 4% (năm 2019: 0,94%), trong đó khu vực thành thị 2,2%; khu vực nông thôn 4,6%. 7.2. Đời sống dân cư Đời sống dân cƣ năm 2020 trên địa bàn bị tác động bất lợi từ thiên tai và dịch bệnh Covid-19, nhất là đối tƣợng ngƣời nghèo, cận nghèo, đối tƣợng bảo trợ xã hội; nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã phải tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô hoặc sản xuất cầm chừng làm gia tăng thất nghiệp, mất việc làm trong ngắn hạn. Trƣớc tình hình trên UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành, địa phƣơng thực hiện quyết liệt, chủ động phòng, chống dịch bệnh theo văn bản của Trung ƣơng. Đồng thời đề ra giải pháp, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và ngƣời dân bị ảnh hƣởng. Do đó tình hình đời sống dân cƣ trên địa bàn tỉnh cơ bản vẫn giữ ổn định; công tác xoá đói giảm nghèo đạt đƣợc kết quả khả quan; công tác giải quyết việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân đƣợc đảm bảo. Thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng của tỉnh đạt 3.555 nghìn đồng, tăng 11,4% (tƣơng ứng tăng 363 nghìn đồng) so với năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều năm 2020 là 5,23%, giảm 0,83 điểm phần trăm so với năm 2019, vƣợt chỉ tiêu giảm nghèo đề ra năm 2020. Thiệt hại do thiên tai trên địa bàn tỉnh năm 2020 chủ yếu là ảnh hƣởng 06 đợt dông, lốc sét trên địa bàn các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Hiệp Đức, Đại Lộc, Điện Bàn gây thiệt hại một số tài sản của nhân dân, làm chết 02 ngƣời; 01 trận động đất 2,8 độ Richte tại huyện Bắc Trà My nhƣng không gây thiệt hại lớn; 03 đợt thiên tai do ảnh hƣởng của bão số 5, bão số 6 và bão số 9 đã gây ra thiệt hại nặng nề về đời sống dân sinh, sản xuất và cơ sở hạ tầng trên hầu hết các huyện. Tổng giá trị thiệt 14
  15. hại ƣớc tính của 3 cơn bão gây ra khoảng hơn 10,8 nghìn tỷ đồng; làm 739 nhà bị sập và hơn 100 nghìn nhà bị hƣ hại; làm 42 ngƣời chết, 19 ngƣời mất tích và hơn 300 ngƣời bị thƣơng. 7.3. Trật tự và an toàn xã hội Tình hình tai nạn giao thông trong năm có nhiều chuyển biến tích cực, giảm trên cả 3 tiêu chí do hiệu quả của Nghị định số 100/2019/NĐ- CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt. Năm 2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 189 vụ tai nạn giao thông, giảm 45 vụ so với năm trƣớc, trong đó: tai nạn giao thông đƣờng bộ xảy ra 184 vụ (giảm 45 vụ); tai nạn giao thông đƣờng sắt 03 vụ (giảm 02 vụ); đƣờng thủy nội địa 02 vụ (tăng 02 vụ). Số ngƣời chết do tai nạn giao thông năm 2020 là 132 ngƣời, giảm 38 ngƣời so với năm trƣớc và số ngƣời bị thƣơng do tai nạn giao thông 155 ngƣời, giảm 08 ngƣời. Số vụ cháy nổ đã xảy ra trong năm 2020 là 80 vụ (tăng 57 vụ so với năm trƣớc), làm 05 ngƣời chết và 02 ngƣời bị thƣơng, tổng thiệt hại ƣớc tính gần 27 tỷ đồng, tăng 8,3 tỷ đồng so với năm trƣớc. Nhìn chung trong năm qua, việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên địa bàn tỉnh diễn ra trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức... đã làm giảm sản lƣợng, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hầu hết các lĩnh vực, ảnh hƣởng trực tiếp đến kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội cũng nhƣ đời sống nhân dân. Tuy nhiên, với sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời, sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; cùng với tinh thần trách nhiệm cao của các cấp, các ngành; sự đồng lòng, quyết tâm của nhân dân đã kịp thời khống chế đƣợc dịch bệnh, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, an sinh xã hội đƣợc đảm bảo, đời sống nhân dân đƣợc quan tâm, tình hình an ninh trật tự đƣợc giữ vững. 15
  16. 16
  17. OVERVIEW ON SOCIO-ECONOMIC SITUATION OF QUANG NAM PROVINCE 2020 The socio-economic situation in Quang Nam province 2020 takes place in the context of a serious decline in the world economy, the economy of the whole country in general and Quang Nam province in particular have been heavily affected by the pandemic of Covid-19. Besides, African swine fever, flood, storm and landslide constantly occur... Departments and localities in the province have focused on implementing synchronous and effective solutions to moderate pandemic prevention and ensure people's health, while preventing economic decline, making the best efforts to implement socio-economic development goals and tasks in 2020. In comparision with the target proposed by the Resolution of the Provincial People's Council on the tasks of 2020, 11/14 targets have been achieved and exceeded. According to the data announced by the General Statistics Office, the gross domestic product in the area in 2020 only reached 94,5%1, that was not as expected (planned growth rate was 7- 7.3%). However, this is also the remarkable result in the context of the economic situation of the country and the world seriously affected by the Covid-19 epidemic which has directly impacted on the province's economic growth. 1. Economic growth Total provincial products preliminary decreased nearly 5,5% compared to 2019. This is the first time the economy of Quang Nam experiences negative growth since the re-establishment of province. In the decline of the whole economy, the service sector decreased by over 8%, accounting for 2.8 percentage points of the overall decline of the whole economy; the industry and construction sector decreased by 3.3% (accounting for 1.1 percentage points); the product taxes less subsidies on production augmented by 10,2%, accounting 2 percentage points.); Particularly, the agriculture, forestry and fishery sector was the 1 GRDP growth rate announced by the General Statistics Office on May 10, 2021. 17
  18. only region with positive growth (+3.6%) because it was less affected by the Covid-19 epidemic. The GRDP size of Quang Nam province by the end of 2020 was estimated at nearly 94.7 trillion VND, narrowing more than 4.2 trillion dong compared to 2019, of which the size of the product tax less subsidies mostly narrowed with nearly 2 trillion dong; the service sector (-1.8 trillion dong); the industry - construction sector (-1.6 trillion dong); in particular, the agricultural, forestry and fishery sector tended to increase (+1.1 trillion dong) because it was less affected by the Covid-19 epidemic. The economic structure in 2020, the agricultural, forestry and fishery sector accounts for 14.5%; the industry - construction sector accounted for 32.9%; the service sector accounted for 34.7%; the product tax less subsidies accounted for 17.9% (corresponding to 2019: 12.7%; 33.1%; 35.1%; 19.1%). 2. State budget revenues, expenditures and insurance The state budget revenue in 2020 was low compared to the estimate, especially domestic revenue only reached 88.4% of the estimate and decreased by 4.5% over the same period, the main reason was due to the production and business situation of enterprises and business households affected by the Covid-19 pandemic; the drought continued to persist, hydroelectric power plants did not have enough water to generate electricity at capacity, leading to low budget payment... Furthermore, the impact was due to the implementation of policies such as: Decree No. 41/2020 /ND-CP on April 8th, 2020 of the Government on the extension of the deadline for paying tax and land rent; policies to remove difficulties for production and business according to Resolution 84/NQ- CP on May 29th, 2020 of the Government; adjusting the family deduction of personal income tax and applying from 2020 according to Resolution No. 954/2020/UBTVQH14 on June 2nd, 2020. Most of areas of revenue and taxes are affected, especially from foreign-invested sectors, from non-state industrial and commercial sectors, registration fees, fees, and charges. Total state budget revenue in the province in 2020 was estimated at over 37 trillion VND, an increase of 2 trillion VND (a rise of 6.2%) 18
  19. compared to 2019, of which domestic revenue reached nearly 18 trillion VND, accounting for 48.8% of total revenue (a decline of 4.5%); revenue from import-export activities reached 4.6 trillion VND, accounting for 12.3% (a drop of 38%); aid revenue reached 21 billion VND. The total state budget expenditure in 2020 was estimated at 43.9 trillion VND, going down 15.5% compared to 2019, of which development investment was nearly 7.5 trillion VND (an augment of 14.7%); expenditures for socio-economic development, national security and defense and administrative management reached over 14,5 trillion VND (a growth of 3,5%). The total insurance revenue in 2020 reached nearly 4.3 trillion VND, an increase of 2.7% compared to 2019, of which: Social insurance revenue reached 2.6 trillion VND, accounting for 60.8% (rising by 1.7%); Health insurance revenue reached 1.5 trillion VND (accounting for 34.9%; +4,4%); Unemployment insurance earned 187 billion VND (contributing 4.4% + 2,8%). Total insurance expenditures in 2020 reached nearly 3.9 trillion VND, an increase of 6,3% compared to 2019, of which: Social insurance expenditure reached 2.1 trillion VND, accounting for 54,2%; Health insurance expenditure gained 1.5 trillion VND, contributing 39%; Unemployment insurance expenditure amounted to 264 billion VND, accounting for 6,8%. 3. Investment and construction The implementation of investment - construction in 2020 was still slow, mainly due to the difficult ground clearance work; cumbersome capital construction investment procedures; the affects of Covid-19 pandemic on the construction progress of projects; the operating mechanism in the budget revenue affected by the Covid-19 pandemic... The total social investment capital in 2020 at current prices reached over 28.7 trillion VND, a decline of 13% compared to 2019, accounting for 30.4% of GRDP. In particular, the capital of the State sector attained 7.9 trillion VND (contributing 27.4% to the total social investment), going down 13% compared to 2019; the non-state sector reached 13.3 trillion VND (accounting for 46.3%; -7.6%); the foreign direct investment (FDI) sector gained 7.5 trillion VND (sharing 26.3%; -21.4%). 19
  20. Regarding foreign direct investment (FDI) attraction: in 200, there were 10 newly licensed projects with a registered capital of 36.7 million USD; the total number of valid projects in the province by the end of 2020 was 197 with a total registered investment capital of nearly 5.8 billion USD. 4. Price indexes and inflation The average consumer price index (CPI) in 2020 increased compared to the previous year due to the high demand for food products; The increased demand for health and education services also contributed to the average annual CPI increase. The average consumer price index (CPI) in 2020 increased by 3.05% compared to 2019. CPI of some groups grew significantly, such as: food, food and drink service (increased by 8.76%); education (increased by 2.6%); medicine and health care service (increased by 1.86%); other goods and services augmented by 1.82%. CPI of some groups went down, such as: transport (a decline of 11.68%); post and telecommunication (a decline of 0.86%); culture, entertainment and tourism (going down 1.49%). The consumer price index in December 2020 increased by 0.23% over the same period last year. Among 11 commodity and service groups, there are 04 groups of goods with an increase in the index over the same period: food and catering services (a rise of 2.84%); housing and construction materials (a rise of 1.39%); garment, hat, footwear (an upturn of 1.45%); beverages and cigarettes (a rise of 0.32%). Transport declined by 12.43%; culture, entertainment and tourism went down 7.02%. 5. Business registration situation The business registration in 2020 was affected by the impacts of the Covid-19 pandemic, so the number of newly established enterprises only reached 1,287, going down 12.3% compared to 2019; the total registered enterprise capital reached over 17 trillion VND, a decline of 5.9%; the average registered capital is about 13.3 billion VND/enterprise. The number of businesses in difficulties having to withdraw from the market shows that the challenges of the economy have been gradually removing from the market the enterprises that was weak and unable to 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0