intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nitrofurantoin

Chia sẻ: Nguyen Hoang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

95
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên chung quốc tế:Nitrofurantoin. Mã ATC: G04A C01. Loại thuốc: Thuốc nitrofuran kháng khuẩn đường tiết niệu. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén: 50 mg, 100 mg; viên nang: 25 mg, 50 mg, 100 mg; hỗn dịch: 25 mg/ml (300 ml). Dược lý và cơ chế tác dụng Nitrofurantoin là thuốc kháng khuẩn, dẫn chất nitrofuran, có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu Gram âm và Gram dương. Cơ chế tác dụng kháng khuẩn của nitrofurantoin không giống các thuốc kháng khuẩn khác. Nitrofurantoin bị khử bởi các flavoprotein của vi khuẩn tạo ra...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nitrofurantoin

  1. Nitrofurantoin Tên chung quốc tế:Nitrofurantoin. Mã ATC: G04A C01. Loại thuốc: Thuốc nitrofuran kháng khuẩn đường tiết niệu. Dạng thuốc và hàm lượng Viên nén: 50 mg, 100 mg; viên nang: 25 mg, 50 mg, 100 mg; hỗn dịch: 25 mg/ml (300 ml). Dược lý và cơ chế tác dụng Nitrofurantoin là thuốc kháng khuẩn, dẫn chất nitrofuran, có tác dụng chống nhiều chủng vi khuẩn đường tiết niệu Gram âm và Gram dương. Cơ chế tác dụng kháng khuẩn của nitrofurantoin không giống các thuốc kháng khuẩn khác. Nitrofurantoin bị khử bởi các flavoprotein của vi khuẩn tạo ra sản phẩm trung gian gây bất hoạt hoặc biến đổi protein ribosom của vi khuẩn và
  2. một số đại phân tử khác. Do đó, nitrofurantoin ức chế quá trình sinh tổng hợp protein, DNA, RNA và quá trình sinh tổng hợp vách tế bào của vi khuẩn. Nitrofurantoin có tác dụng trên nhiều chủng vi khuẩn E. coli, Enterococcus. Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc hiếm trở thành kháng thuốc trong khi điều trị. Nồng độ tối thiểu ức chế khoảng 32 microgam/ml. Hoạt tính kháng khuẩn của nitrofurantoin tăng trong nước tiểu có pH acid. Nitrofurantoin được hấp thu nhanh và hoàn toàn qua đường tiêu hóa, dạng tinh thể kích thước lớn được hấp thu và thải trừ chậm hơn dạng tinh thể bé. Với liều điều trị, nồng độ kháng khuẩn của nitrofurantoin trong huyết tương không đạt được do bị thải nhanh, thời gian bán thải trong huyết t ương khoảng 0,3 đến 1 giờ. Nitrofurantoin chuyển hóa ở gan và các mô; khoảng 40% thải dưới dạng không biến đổi qua nước tiểu và đạt được nồng độ cao trong nước tiểu, khoảng 200 microgam/ml. Tốc độ thải trừ phụ thuộc tuyến tính vào độ thanh thải creatinin, vì vậy đối với người bệnh giảm chức năng cầu thận, hiệu quả điều trị giảm và nguy cơ ngộ độc tăng. Nitrofurantoin làm nước tiểu có màu nâu. Chỉ định Các trường hợp nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp không có biến chứng và mạn tính do E. coli, Enterococcus, Staphylococcus saprophyticus, Staphylococcus aureus và các chủng nhạy cảmKlebsiella, Enterobacter.
  3. Chống chỉ định Người suy thận nặng, vô niệu, thiểu niệu. Trẻ em dưới 2 tháng tuổi. Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase. Người quá mẫn với nitrofurantoin. Thận trọng Không chỉ định điều trị bệnh viêm thận bể thận và áp xe quanh thận. Thận trọng với người bệnh cao tuổi, cần điều chỉnh liều lượng, do nguy cơ ngộ độc cao, đặc biệt là tai biến cấp đường hô hấp. Người mang thai gần ngày sinh. Thời kỳ mang thai Nitrofurantoin được chỉ định có cân nhắc để điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở người mang thai. Nitrofurantoin là thuốc thích hợp nhất dùng dự phòng viêm đường tiết niệu ở người mang thai. Chống chỉ định dùng nitrofurantoin cho người mang thai đủ tháng (38 - 42 tuần). Thời kỳ cho con bú
  4. Nitrofurantoin có thể sử dụng đối với người cho con bú, loại trừ trường hợp trẻ bị thiếu glucose - 6 - phosphat dehydrogenase (G6PD). Tác dụng không mong muốn (ADR) ADR xảy ra khoảng 1% ở các người bệnh. Phản ứng mẫn cảm có hồi phục được phổ biến nhất, trong khi đó, các phản ứng cấp và đôi khi rất nặng ở phổi là 1 vấn đề phải quan tâm. Thường gặp, ADR > 1/100 Toàn thân: Sốt, đau cơ, khô miệng, nhức đầu, chóng mặt. Máu: Tăng bạch cầu đa nhân, tăng bạch cầu ưa eosin. Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy. Da: Ngoại ban, mày đay, ngứa. Gan: Biến đổi ở gan giống hình ảnh của viêm gan mạn hoạt động hoặc vàng da ứ mật, tăng transaminase. Hô hấp: Tăng dải xơ trên X - quang phổi. Thâm nhiễm phổi, tràn dịch màng phổi, khó thở, ran ẩm, triệu chứng hen. Thần kinh: Bệnh dây thần kinh ngoại vi. Ít gặp và hiếm gặp, ADR < 1/100
  5. Máu: Giảm bạch cầu đa nhân, giảm tiểu cầu, thiếu máu tan máu ở người thiếu hụt G6PD di truyền. Thần kinh: Tăng áp lực nội sọ lành tính. Tiêu hóa: Viêm tuyến mang tai. Hô hấp: Xơ phổi. Bệnh khác: Rụng tóc tạm thời, rung giật nhãn cầu, lupus ban đỏ toàn thân. Hướng dẫn cách xử trí ADR Ðã thấy xơ phổi khi dùng thuốc lâu dài (trên 6 tháng), ngay cả khi ngừng thuốc. ADR này đòi hỏi điều trị do chuyên gia. Ðối với bệnh dây thần kinh ngoại biên, có những yếu tố nguy cơ đặc hiệu: giảm chức năng thận, thiếu máu, đái tháo đường, mất cân bằng điện giải và thiếu vitamin B. Thiếu hụt G6PD di truyền làm tăng nguy cơ tan máu. Khi có những yếu tố nguy cơ này, nên tránh dùng nitrofurantoin. Liều lượng và cách dùng Người lớn: Uống 50 - 100 mg/lần, cách 6 giờ/1 lần vào bữa ăn và lúc đi ngủ. Một cách khác: liều hàng ngày được tính theo cân nặng: 5 - 7 mg/kg, chia làm 4 lần (không được vượt quá 400 mg). Một liều đơn 50 - 100 mg lúc đi ngủ có thể ngăn được tái phát.
  6. Trẻ em: Liều hàng ngày 5 - 7 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia 4 lần, nhưng có thể dùng liều thấp 1 mg/kg/ngày khi dùng lâu dài. Một liệu trình phải ít nhất 1 tuần và ít nhất 3 ngày sau khi cấy nước tiểu âm tính và không được vượt quá 14 ngày. Lặp lại liệu trình phải sau một thời gian nghỉ thuốc. Ðiều chỉnh liều ở người suy thận: Nếu độ thanh thải creatinin > 50 ml/phút: Liều không giảm. Nếu độ thanh thải creatinin là 10 - 50 ml/phút: Tránh dùng. Nếu độ thanh thải creatinin < 10 ml/phút: Không dùng. Ðể tránh và giảm phản ứng đối với dạ dày ruột, đồng thời làm tăng hấp thu và dung nạp, cần uống nitrofurantoin trong bữa ăn. Tương tác thuốc Các thuốc thải acid uric niệu, như probenecid, sulfinpyrazon có thể ức chế bài tiết nitrofurantoin ở ống thận, làm tăng nồng độ trong máu, tăng nguy cơ ngộ độc và làm giảm hiệu quả điều trị viêm đường tiết niệu. Thuốc kháng acid có chứa magnesi silicat có thể làm giảm hấp thu nitrofurantoin qua đường tiêu hóa. Nitrofurantoin có thể gây phản ứng dương tính giả, khi xét nghiệm glucose niệu bằng phương pháp khử đồng. Ðộ ổn định và bảo quản
  7. Nitrofurantoin tương đối bền khi ở dạng thuốc rắn và dạng hỗn dịch; bảo quản ở nhiệt độ không quá 25OC, tránh ánh sáng. Tương kỵ Nitrofurantoin tương kỵ với đệm citrat, phản ứng tạo thành tạp chất acid 3 - (5 - nitrofurfuryliden amino) hydantonic. Nitrofurantoin và kháng sinh nhóm quinolon là đối kháng in vitro, vì vậy không nên dùng phối hợp. Quá liều và xử trí Quá liều không có triệu chứng đặc hiệu ngoài nôn. Nên gây nôn, không có thuốc giải độc nhưng phải duy trì một lượng dịch truyền lớn để thúc đẩy bài tiết thuốc qua nước tiểu. Có thể thẩm phân được. Thông tin qui chế Nitrofurantoin có trong danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam ban hành lần thứ tư năm 1999. Thuốc độc bảng B.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2