intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nỗi lòng “rau muống tiến vua”

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sơn Tây xưa không chỉ nổi tiếng là mảnh đất địa linh nhân kiệt mà còn nổi tiếng vì có những món ăn bình dị mà trở thành đặc sản dâng vua. Ngoài gà Mía Đường Lâm, dơi Sài Sơn, cá chép Cấn Khánh, không thể không nhắc tới rau muống của làng Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ. Thứ rau không lạ với người Việt, nhưng rau muống tiến vua thì hẳn không nhiều người biết và có cơ hội thưởng thức. Linh Chiểu rau ứng Thái Chuyện kể rằng, năm xưa, nhà Vua đi qua...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nỗi lòng “rau muống tiến vua”

  1. Nỗi lòng “rau muống tiến vua” Sơn Tây xưa không chỉ nổi tiếng là mảnh đất địa linh nhân kiệt mà còn nổi tiếng vì có những món ăn bình dị mà trở thành đặc sản dâng vua. Ngoài gà Mía Đường Lâm, dơi Sài Sơn, cá chép Cấn Khánh, không thể không nhắc tới rau muống của làng Linh Chiểu, xã Sen Chiểu, huyện Phúc Thọ. Thứ rau không lạ với người Việt, nhưng rau muống tiến vua thì hẳn không nhiều người biết và có cơ hội thưởng thức. Linh Chiểu rau ứng Thái Chuyện kể rằng, năm xưa, nhà Vua đi qua đất Linh Chiểu, dừng chân ở quán Gạn gần đó đã được người dân nơi đây mời thưởng thức món rau muống. Không ngờ màu sắc và hương vị đặc biệt của nó đã làm hài lòng nhà vua. Và thế là hàng năm, người Linh Chiểu lại chờ đúng thời điểm rau ngon nhất, hái những ngọn ngon nhất để dâng
  2. vua. Câu nói "Linh Chiểu rau ứng Thái" cũng theo người dân nơi đây kể từ ngày đó. "Không biết có gì đặc biệt trong đó mà có thể làm hài lòng đấng quân vương?" - Tôi mang câu hỏi ấy tới nhà ông Đỗ Đức Hải, trưởng thôn Linh Chiểu. Ông Hải dẫn tôi tới nhà cụ Đỗ Văn Nghị, một trong số những người có thâm niên trồng rau tiến vua trong làng. Cụ Nghị năm nay 70 tuổi nhưng vẫn còn khá minh mẫn. Cụ cho biết, phải từ tháng Ba trở đi mới l à mùa rau muống. Theo lời cụ Nghị thì khi cụ còn nhỏ đã theo cha mẹ đi trồng rau cho địa chủ. Thời ấy loại rau này được chuộng lắm. Rau muống tiến vua Linh Chiểu khác với rau muống thông thường cả về màu sắc, cách gieo trồng và cả cách hái. Đất trồng rau này phải là loại đất được làm thật mềm, bón một lớp phân chuồng rồi bừa lại, sau đó mới cấy rau. Mỗi cây rau được cấy cách nhau 30x30cm (rau thường chỉ 15x15cm). Rau muống thường có thể trồng trên cạn hoặc dưới nước tuỳ thích nhưng rau của làng Linh Chiểu lúc nào cũng phải bảo đảm mực nước mặt ruộng từ 3 - 5cm. Nhờ thế, chỉ sau một tuần, những ngọn rau đã vươn dài từ 30 - 40cm. Ngọn nào cũng non, trắng, thẳng, vươn dài trên mặt nước. Rau muống Linh Chiểu khi luộc lên nước trong vắt, ăn ngọt, giòn. Nếu chẻ để ăn ghém, những sợi rau muống cũng xoắn đúng hình con ốc. Mỗi sáng sớm, những ngọn rau muống ấy được các cô gái của làng Linh Chiểu ngắt thành từng bó, mỗi bó chỉ vừa khít một vòng giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ, sau đó đặt chúng vào trong chiếc mo cau mang ra chợ bán. Cụ Nghị cho rằng, một trong những yếu tố quan trọng làm nên hương vị đặc biệt của rau ở đây là nước. Linh Chiểunằm sát tuyến đ ê, được hưởng mạch nước sủi trong vắt và phù sa bồi đắp. Có lẽ vì thế ngọn rau muống lúc nào cũng non, trắng ngần
  3. và giữ được hương vị riêng không lẫn vào đâu được. Cụ Nghị có cô con gái, lấy chồng ngay làng bên, ruộng hai làng cách nhau có con mương. Thế mà đem giống về trồng là ngọn rau khác hẳn. "Cả ruộng màu tia tía chứ không trắng và thích mắt như rau Linh Chiểu" - cụ dẫn chứng. Năm xưa, để làm cho ngọn rau mang dâng vua thêm độc đáo, người dân Linh Chiểu còn dùng vỏ con ốc nhồi đặt vào ngọn rau khi mầm của nó vừa nhô ra khỏi mặt đất. Cứ thế, ngọn rau lớn lên và vươn ra ngoài sau khi uốn mình qua vòng xoáy của vỏ ốc, tạo thành những hình lò xo độc đáo. Ngày nay, cách làm cầu kỳ đó tuy không còn nhưng câu chuyện về rau tiến vua thì thế hệ ngày qua thế hệ khác vẫn còn nhớ rất rõ. Với nhiều người dân trong làng, raumuống Linh Chiểu không chỉ đơn thuần là thực phẩm để ăn, để bán mà còn trở thành một thứ quà quý để mang biếu. "Có lần các cán bộ phòng chống lụt bão về làng tôi ăn cơm, được ăn món rau muống ở đây, đồng chí nào cũng thích, lúc về còn được dân làng tặng để mang về cho gia đình" - cụ Nghị nhớ lại. Đường tới thị trường còn… xa Thời cụ Nghị còn trẻ, cả cánh đồng làng Linh Chiểu bạt ngàn rau muống. Giá một mớ rau cũng gấp 5 - 6 lần rau thường mà nhiều khi vẫn không có bán. Tháng năm, tháng sáu rau chính vụ, cả cánh đồng trải một màu trắng xanh, mướt mát. Cụ Nghị chỉ tay về khu vườn trước mặt. Trước đây là khu ruộng trồng rau cả đấy, nhưng giờ đã bị lấp vì nhu cầu nhà ở. Diện tích rau tiến vua cũng chỉ còn khoảng 3 - 4ha, con số chẳng thấm vào đâu nếu so với 15ha rau muống thường. Chưa có một nghiên cứu hay một đánh giá chính thức nào của nhà khoa học, thương hiệu rau tiến vua vẫn chỉ là truyền miệng. Cách đây vài năm, Hội làm vườn Việt Nam đã từng về đặt vấn đề với địa phương về việc khôi phục
  4. và mở rộng diện tích rau tiến vua nhưng không thành. Ông Nguyễn Tuấn Thanh, khi đó là chủ nhiệm HTX, phụ trách trực tiếp dự án kể lại: "Chúng tôi mới chỉ đặt vấn đề nhưng cái gì cũng mắc. Chưa có cơ sở khoa học, đem ra chợ bán chỉ nói miệng thì mấy ai tin, vì thế giá rau tiến vua cũng chỉ nh ư rau thường. Chưa kể việc phải trồng thưa để đảm bảo kỹ thuật cũng ảnh hưởng tới năng suất. Cứ như trận lụt vừa rồi thì trồng rau thường lãi hơn nhiều". Cùng với những khó khăn trên, nỗi lo rau tiến vua ngày càng phai hương, nhạt sắc cũng đang hiển hiện trong lòng những người tâm huyết. Ông Đỗ Đức Hải, trưởng thôn dẫn chứng: Linh Chiểu là làng nghề làm bún, làm đậu phụ. Nước thải từ sản xuất, cộng với nước thải từ chăn nuôi đổ ra đồng, ra mương không chỉ ô nhiễm môi trường mà còn phá dần mạch nước sủi làm nên vị ngon của rau muống. "Nhiều ngọn rau cũng chuyển màu lai với rau muống thường chứ không trắng, không đầy và to ngọn như xưa nữa" - ông Hải than thở. Hiện nay, ông Hải, cụ Nghị và những người tâm huyết vẫn đang trồng và giữ giống rau quý ấy. Họ vẫn mong ngày rau muống Linh Chiểu có mặt trên thị trường như một đặc sản. "Cái cần làm bây giờ là phải ngăn dòng nước đen thải ra đồng để bảo vệ nguồn nước cho rau. Cũng phải mời các nhà khoa học về thử và có đánh giá chính xác. Dân bây giờ ăn ngon rồi. Nếu khẳng định đ ược giá trị và trồng được loại rau như xưa thì lo gì không bán được" - ông Hải chắc chắn. Thuỳ Tươi
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2