Tài liệu "Nội soi can thiệp - cầm máu ống tiêu hóa bằng laser argon" nhằm cung cấp cho học viên những nội dung về đại cương, chỉ định - chống chỉ định, các bước chuẩn bị, các bước tiến hành, theo dõi, tai biến và xử trí các biến chứng sau . Mời các bạn cùng tham khảo!
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Nội soi can thiệp - cầm máu ống tiêu hóa bằng laser argon
- NỘI SOI CAN THIỆP - CẦM MÁU ỐNG TIÊU HÓA
BẰNG LASER ARGON
I. ĐỊNH NGHĨA
Cầm máu ống tiêu hóa bằng máy APC- Argon Plasma Coagulation là phương
pháp nội soi điều trị bằng cách sử dụng năng lượng nhiệt từ đầu dò có dẫn khí trơ của
máy APC. Đây là phương pháp cầm máu ít gây tai biến do sức xuyên thấu của đầu dò-
probe với niêm mạc ống tiêu hóa < 5mm. Kỹ thuật này được áp dụng rất tốt với các tổn
thương do dị dạng mạch của ống tiêu hóa.
II. CHỈ ĐỊNH
1. Dị sản mạch ống tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa.
2. Loạn sản mạch ống tiêu hóa gây xuất huyết tiêu hóa.
3. Loét ống tiêu hóa gây chảy máu.
4. Viêm đại trực tràng do tia xạ.
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Người bệnh có chống chỉ định soi dạ dày hành tá tràng.
2. Người bệnh có chống chỉ định soi đại tràng.
IV. CHUẨN BỊ
1. Người thực hiện
01 Bác sĩ đã được đào tạo về nội soi đại tràng và đã được cấp chứng chỉ nội soi.
02 điều dưỡng.
2. Phương tiện
01 máy nội soi dạ dày, đại tràng ống mềm có kênh hoạt động lớn hơn 4,2 mmm.
Nguồn APC: Máy APC-Argon Plasma Coagulation là một tổ hợp máy gồm hai
bộ phận:
Bộ phận cắt đốt như các máy can thiệp nội soi khác.
Bộ phận có chứa khí trơ Argon: nguồn Argon là một trụ argon hình trụ với một
van giảm áp lực.
Sự kết hợp của hai bộ phận này đảm bảo cho các nhà nội soi can thiệp được
hầu hết các tổn thương trong ống tiêu hóa, đặc biệt với các tổn thương mạch máu.
Nguyên lý: Máy tạo ra dòng nhiệt điện tác dụng lên tổn thương, dựa trên chính
catheter như một kênh dẫn điện trong lòng của nó. Khí trơ Argon đi qua catheter sau
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA 115
- đó được ion hóa bằng cách kích hoạt dòng điện của kênh trước khi phóng ra xa ở đầu
ống thông.
Catheter chuyên dụng: ống không dẫn nhiệt mềm có tác dụng dẫn dòng khí argon.
Bình khí argon
IV. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Kiểm tra hồ sơ
Kiểm tra xét nghiệm:
Nhóm máu
Công thức máu Tiểu cầu > 50G/l
Đông máu cơ bản PT > 60%
Xét nghiệm HIV, HbsAg, Anti HCV.
2. Kiểm tra người bệnh
Người bệnh đã được làm sạch vùng cần can thiệp:
Với dạ dày hành tá tràng: Người bệnh cần được nhịn ăn trước đó 6 giờ.
Với đại tràng: giống như chuẩn bị soi đại tràng.
Đã được giải thích đầy đủ về quá trình làm kỹ thuật và các biến chứng có thể xảy ra.
3. Thực hiện kỹ thuật
Phát hiện tổn thương cần cầm máu bằng máy APC.
Bơm rửa tổn thương sạch bộc lộ vùng cần can thiệp.
Sử dụng máy tùy theo tổn thương cần can thiệp: Cầm máu bằng máy APC là
phương pháp nhiệt không tiếp xúc, độ xuyên thấu chỉ đạt 2 - 3mm cho phép làm ngừng
chảy máu.
Khi đầu điện cực được giữ nguyên tại một vị trí trong khoảng 3 - 10 giây chiều
sâu của tác động đông nhiệt sẽ đạt được khoảng 2mm.
Khi thời gian này trên 10 giây sẽ làm tăng dần dần hiệu quả đông nhiệt tối đa
khoảng 3 - 4mm.
Catheter chuyên dụng thường ở cách vị trí can thiệp 5 mm khi sử dụng nguồn
APC sẽ quan sát được ngọn lửa xanh phóng ra ở đầu ống thông - chứa các electron tự do,
các ion dương, các ion âm hay các phân tử khí trơ. Khi khí giữa điện cực và một tổn thương
là khí trơ, cường độ dòng điện cần đạt tới 500 v/mm để tạo nên hiện tượng khử ion.
Tổn thương viêm ống tiêu hóa do tia xạ: tổn thương trên diện rộng. Nên sử
dụng catheter linh hoạt lia nhanh để cầm máu tổn thương mạch ngay trên bề mặt.
Tổn thương ở dạ dày.
116 HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA
- Lượng khí Argon khuyến cáo là 2 lít/phút.
Cường độ dòng điện 60 - 80w.
Tổn thương ở đại tràng trái.
Lượng khí Argon khuyến cáo là 1,5 lít/phút.
Cường độ dòng điện 60 - 80w.
Tổn thương ở đại tràng phải.
Lượng khí Argon 1,5 lít/phút.
Cường độ dòng điện 40 - 60w.
VI. THEO DÕI
Theo dõi ngay sau làm thủ thuật.
Người bệnh nằm nội trú tại bệnh viện trong 24 giờ.
Dặn người bệnh các triệu chứng báo động: đau bụng, đi ngoài ra máu.
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
1. Chảy máu
Hay gặp nhất.
Xử trí: Truyền máu và máu tự cầm.
Áp dụng các phương pháp cầm máu qua nội soi khác.
2. Trướng hơi
Xử trí: Hút bớt hơi. Có thể hút dịch dạ dày liên tục.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Jonathan Cohen. (2007). Colon . 121-164. Advanced Digestive Endoscopy
2. Wilcox CM., Munoz-Navas Miguel., Sung JJY.(2008). Atlas of clinical
gastrointestinal endoscopy. Saunders Elsevier
3. Jerow D., Way MD., Dogulas KR et al ( 2009). Colonoscopy. Willey Blackwel
4. DanL Longo, AS.Fauci (2010). Harrisons Gastroenterology and Hepatology.
HƯỚNG DẪN QUY TRÌNH KỸ THUẬT NỘI KHOA, CHUYÊN NGÀNH TIÊU HÓA 117