intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nồng độ cholesterol trong máu và sức khoẻ của bạn (kỳ 1)

Chia sẻ: Big Big | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

122
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cholesterol là một chất béo có trong máu và tất cả các loại tế bào của cơ thể, là một phần quan trọng vì nó được sử dụng để tạo nên màng tế bào, một số nội tiết tố (hormones) và phục vụ nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể. Nhưng nếu có quá nhiều cholesterol trong máu thì sẽ là nguy cơ lớn đối với bệnh mạch vành (dẫn đến cơn đau tim cấp) và đột qụy. Tăng cholesterol máu (Hypercholesterolemia) là một thuật ngữ y học về nồng độ của cholesterol máu ở mức cao. Bạn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nồng độ cholesterol trong máu và sức khoẻ của bạn (kỳ 1)

  1. Nồng độ cholesterol trong máu và sức khoẻ của bạn (kỳ 1) Cholesterol là một chất béo có trong máu và tất cả các loại tế bào của cơ thể, là một phần quan trọng vì nó được sử dụng để tạo nên màng tế bào, một số nội tiết tố (hormones) và phục vụ nhiều chức năng quan trọng khác của cơ thể. Nhưng nếu có quá nhiều cholesterol trong máu thì sẽ là nguy cơ lớn đối với bệnh mạch vành (dẫn đến cơn đau tim cấp) và đột qụy. Tăng cholesterol máu (Hypercholesterolemia) là một thuật ngữ y học về nồng độ của cholesterol máu ở mức cao. Bạn có biết rằng bản chất của cholesterol không phải là xấu. Thật sự, cholesterol là một trong nhiều chất được cơ thể chúng ta tạo ra và sử dụng để giữ gìn sức khoẻ của cơ thể . Một số cholesterol được tạo ra bởi cơ thể, một số được cung cấp bởi thức ăn. Có hai loại cholesterol: “tốt” và “xấu”. Điều quan trọng là phải biết về sự khác biệt và nồng độ của cholesterol “tốt” và “xấu” này trong máu của bạn. Có quá nhiều một loại cholesterol hoặc không đủ một loại cholesterol khác đều có thể đưa bạn đến nguy cơ bệnh mạch vành, cơn đau tim cấp. 1. Hai nguồn cung cấp cholesterol ?
  2. Cholesterol đến từ hai nguồn: Từ cơ thể của bạn và từ thức ăn mà bạn ăn vào. Gan và các tế bào khác của cơ thể tạo nên khoảng 75% cholesterol máu, 25% còn lại do thức ăn cung cấp. 2. Hiểu thế nào về nồng độ cholesterol máu của bạn? Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (The American Heart Association) đã thực hiện Chương trình Giáo dục Cholesterol Quốc gia cho mọi người để phát hiện cholesterol máu cao, theo đó, mọi người 20 tuổi trở lên cần thiết lập một hồ sơ về theo dõi xét nghiệm “lipid” mỗi 5 năm. Xét nghiệm này gồm các chỉ số cholesterol toàn phần (total cholesterol), LDL (xấu) cholesterol, HDL (tốt) cholesterol và triglycerides, Các xét nghiệm được thực hiện sau khi nhịn ăn 9-12 giờ. Nếu bạn không nhịn ăn khi thực hiện xét nghiệm thì bác sĩ sẽ không thể thực hiện chính xác được hồ sơ lipid được và yêu cần bạn phải làm xét nghiệm lại. 3. LDL và HDL cholesterol: Loại nào xấu và loại nào tốt? Cholesterol không thể hoà tan trong máu được. Nó phải được vận chuyến bằng một chất vận chuyển gọi là lipoprotein. LDL cholesterol (Low-density
  3. lipoprotein) hay còn gọi là một loại cholesterol “xấu” (cholesterol “bad”. HDL cholesterol (High-density lipoprotein) hay còn gọi là một cholesterol “tốt” (cholestero “good”. Cả hai loại cholesterol này cùng với triglycerides và Lp(a) cholesterol tạo nên cholesterol toàn phần. Tất cả được xác định bằng cách xét nghiệm máu. - LDL “xấu” cholesterol (LDL “Bad” Cholesterol): LDL cholesterol là một cholesterol “xấu” (cholesterol “bad”). Khi có quá nhiều loại này lưu thông trong máu, nó có thể gây tắc động mạch, làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và đột qụy. LDL cholesterol được sản xuất tự nhiên bởi cơ thể. Sự sản xuất quá nhiều cholesterol có thể do di truyền từ cha, mẹ hoặc cả cha lẫn mẹ. Ăn chế độ ăn nhiều mỡ, cholesterol cũng làm cho cholesterol của bạn tăng cao. Nếu gia đình bạn có người có cholesterol máu cao thì sự thay đổi cách sống không đủ để giúp LDL cholesterol của bạn thấp được. Mỗi người có sự khác nhau, vì vậy bạn trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch điều trị theo tốt nhất cho bạn. - HDL “tốt” cholesterol (HDL “good” Cholesterol): Khoảng 1/4 đến 1/3 cholesterol máu được vận chuyển bởi một lipoprotein mật độ cao ( high-density lipoprotein - HDL). HDL cholesterol là một cholesterol “tốt” bởi vì nồng độ cao của HDL hình như bảo bệ chống lại cơn đau tim cấp. Nồng độ thấp của HDL (thấp hơn 40 mg/dL) sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim. Các chuyên gia y khoa nghĩ rằng HDL sẽ vận chuyển cholesterol ra khỏi mạch máu và trở về gan. Một vài chuyên
  4. gia tin rằng HDL sẽ di chuyển cholesterol dư thừa khỏi mảng động mạch một cách từ từ. - Triglycerides: Triglycerides là một dạng chất béo góp phần tạo hình cơ thể. Tăng triglycerides có thể do thừa cân hoặc béo phì, ít vận động, hút thuốc lá, sử dụng rượu bia quá mức, một chế độ ăn giàu tinh bột (bằng hoặc hơn 60% calories của khẩu phần ăn). Người có triglycerides cao thì thường có nồng độ cholesterol toàn phần cao, trong đó có nồng độ LDL (xấu) cholesterol cao và HDL (tốt) cholesterol thấp. Nhiều bệnh nhân tim mạch và tiểu đường cũng có nồng độ triglycerides cao. - Lp(a) cholesterol: Lp(a) là một LDL (xấu) cholesterol khác. Nồng độ Lp(a) cao là một yếu tố nguy cơ quan trọng về sự sớm tích tụ chất béo ở động mạch. Sự hiểu biết về Lp(a) chưa được đầy đủ, nhưng nó có thể tác dụng qua lại với các chất ở thành động mạch và góp phần làm tích tụ chất béo ở đó. 4. Hậu quả cholesterol cao là gì? Cholesterol cao là một trong những yếu tố chính góp phần gây nên bệnh mạch vành, cơn đau tim cấp và đột qụy. Khi cholesterol máu cuả bạn tăng lên thì nguy cơ bệnh mạch vành tăng theo. Nếu bạn có những yếu tố khác như huyết áp cao, tiểu đường cùng với cholesterol cao thì nguy cơ bệnh mạch vành càng cao.
  5. - Phụ nữ và cholesterol : Nội tiết tố nữ có xu hướng tăng HDL cholesterol. Như một nguyên tắc, phụ nữ có HDL (tốt) cholesterol cao hơn nam giới. Sự sản xuất estrogen cao nhất là trong thời kỳ sinh đẻ. Điều này giúp giải thích tại sao các phụ nữ tiền mãn kinh thường được bảo vệ khỏi bệnh tim. - Phụ nữ cũng có xu hướng có nồng độ triglycerides cao hơn. Nồng độ triglycerides bình thường từ 50 đến 250 mg/dL phụ thuộc vào tuổi và giới nam hoặc nữ. Khi lớn tuổi, thừa cân hoặc cả hai, triglycerides và cholesterol của họ có xu hướng tăng lên. - Điều trị nội tiết tố sau mãn kinh (Postmenopausal hormone therapy – PHT) có thể mang lại lợi ích cho phụ nữ khỏi bị loãng xương hoặc các bệnh lý khác có liên quan đến mãn kinh. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (American Heart Association) khuyến cáo rằng PHT không được sử dụng để phòng ngừa bệnh tim mạch. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các phụ nữ đã có cơn đau tim cấp trước đó không ích lợi gì khi sử dụng PHT. Các thử nghiệm lâm sàng hiện nay đã chứng minh PHT không làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột qụy ở những
  6. phụ nữ sau mãn kinh. Các phụ nữ hoặc gia đình họ có tiền sử ung thư vú hoặc các ung thư liên quan nội tiết khác cũng không nên sử dụng PHT. - Hiệp hội Tim Hoa Kỳ khuyến cáo dùng thuốc điều trị hạ LDL (xấu) cholesterol [LDL (bad) cholesterol-lowering drug therapy] cho hầu hết phụ nữ có bệnh tim. Điều trị thuốc nên phối hợp với chế độ ăn ít chất béo bão hoà (saturated fat), chất béo trans (trans fat), cholesterol và muối natri, ăn nhiều rau quả, ngủ cốc, thức ăn nhiều chất xơ Nên ăn cá hai lần/tuần. Ngoài ra, phụ nữ nên kiểm soát cân nặng, vận động và không hút thuốc. - Trẻ em và cholesterol: Các chứng cớ chứng minh rằng quá trình vữa xơ mạch máu bắt đầu từ khi còn niên thiếu và diễn tiến một cách chậm rãi cho đến khi trưởng thành và thường dẫn tới bệnh mạch vành, nguyên nhân tử vong hàng đầu tại Hoa Kỳ. Mặc dù đã có sự thành công đáng kể trong việc làm giảm tử vong của bệnh mạch vành trong hai thập niên qua, hiện nay, bệnh này vẫn còn tử vong trên 450.000 người/năm tại Hoa Kỳ. Trên 43% bệnh nhân bệnh mạch vành xuất viện là
  7. tuổi dưới 65. Nhiều người trong số bệnh nhân này có con có các yếu tố nguy cơ cần được quan tâm. Chứng cứ chứng minh rằng: + Vữa xơ động mạch hoặc tiền triệu bắt đầu ở người trẻ. + Đánh giá nồng độ cholesterol sớm có thể đóng vai trò trong sự phát triển vữa xơ động mạch người lớn. + Chế độ ăn và di truyền có ảnh hưởng đến nồng độ cholesterol máu và nguy cơ bệnh mạch vành. + Hạ thấp nồng độ cholesterol ở tuổi thanh thiếu niên là có lợi. + Hút thuốc lá nên được ngăn cản. + Tập thể dục thường xuyên cần được khuyến khích. + Cao huyết áp cần được chẩn đoán và điều trị. + Tránh thừa cân nên tránh, giảm cân. + Bệnh tiểu đường cần được chẩn đoán và điều trị. Nồng độ cholesterol ở trẻ em từ 2 đến 19 tuổi - Cholesterol toàn phần (mg/dL) + Bình thường (Acceptanle): thấp hơn 170
  8. + Giới hạn (Borderline): 170 – 199 + Cao (High): bằng hoặc cao hơn 200 - LDL cholesterol (mg/dL) + Bình thường(Acceptable) thấp hơn 110 + Giới hạn (Borderline): 110–129 + Cao (High): bằng hoặc cao hơn 130
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0