intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Các biện pháp ngăn ngừa tăng chỉ số Cholesterol.

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

88
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chỉ số cholesterol cao thường không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên, nó lại gây ra tổn thương sâu trong cơ thể. Qua thời gian, quá nhiều cholesterol có thể tích tụ thành các mảng bám vào động mạch gây ra các bệnh về xơ vữa động mạch và nhiều vấn đề về tim mạch khác. Tuy nhiên hạn chế lượng cholesterol trong máu là một điều không khó nếu chúng ta biết cách điều tiết lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể cũng như có một lối sống lành mạnh mỗi ngày. 1. Ăn nhiều thực...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Các biện pháp ngăn ngừa tăng chỉ số Cholesterol.

  1. Các biện pháp ngăn ngừa tăng chỉ số Cholesterol. Chỉ số cholesterol cao thường không gây ra bất cứ triệu chứng gì. Tuy nhiên, nó lại gây ra tổn thương sâu trong cơ thể. Qua thời gian, quá nhiều cholesterol có thể tích tụ thành các mảng bám vào động mạch gây ra các bệnh về xơ vữa động mạch và nhiều vấn đề về tim mạch khác. Tuy nhiên hạn chế lượng cholesterol trong máu là một điều không khó nếu chúng ta biết cách điều tiết lượng dinh dưỡng nạp vào cơ thể cũng như có một lối sống lành mạnh mỗi ngày. 1. Ăn nhiều thực phẩm có chứa chất xơ Chất xơ là thành phần dinh dưỡng chứa nhiều trong các loại rau củ quả, nó có tác dụng giúp ta giảm cholesterol trong máu vì các sợi xơ khi được nạp vào cơ thể sẽ tạo thành dạng gel ở ruột, các chất gel này sẽ gắn kết axít mật. Axít mật hấp thụ cholesterol trong đó, khi axít mật tái hấp thu trở về gan đem theo cholesterol để chuyển hóa, chất xơ tan được làm cho tốc độ lưu chuyển trong ruột nhanh hơn và mang bớt đi cholesterol gắn kết trong axít mật chưa kịp hấp thu trở lại máu. Như vậy, chất xơ góp phần làm giảm cholesterol máu. 2. Hiểu đúng về chất béo Để giảm bớt lượng cholesterol trong máu thì chỉ số calo hàng ngày của bạn sản sinh từ chất béo không nên vượt quá 35%. Nhưng không phải tất cả các
  2. chất béo đều như nhau. Các chất béo no chưa bão hòa - từ các sản phẩm có nguồn gốc động vật sẽ làm tăng chỉ số cholesterol. Chất béo dạng trans còn nguy hiểm hơn, nó làm tăng cholesterol xấu trong khi làm giảm cholesterol tốt. Trong khi đó, dầu thực vật có giá trị năng lượng tương đương với mỡ động vật, nhưng lại ít cholesterol xấu, và chứa nhiều acid béo không no - có hoạt tính sinh học cao, đóng vai trò chuyển hóa cholesterol trong máu giúp phòng ngừa được các bệnh tim mạch và cao huyết áp nhất là đối với người cao tuổi . 3. Kiểm tra chỉ số cholesterol định kỳ Những người trên 20 tuổi nên kiểm tra chỉ số cholesterol ít nhất 5 năm một lần. Việc này có thể thực hiện với chỉ một xét nghiệm máu đơn giản, đó là phương pháp thử sơ lược chỉ số lipoprotein trong điều kiện nhịn ăn. Phương pháp này đo các dạng thức khác nhau của cholesterol đang lưu chuyển trong máu sau khi bạn nhin ăn từ 9-12 tiếng đồng hồ. Kết quả sẽ chỉ ra chỉ số cholesterol “xấu”, cholesterol “tốt” và mỡ máu. 4. Thường xuyên tập thể dục Nếu bạn khỏe mạnh nhưng không năng động cho lắm, việc bắt đầu một chương trình tập thể dục có thể làm tăng chỉ số cholesterol tốt của bạn lên tới 5% trong vòng 2 tháng. Ngoài ra, việc tập thể dục thường xuyên cũng làm giảm chỉ số cholesterol xấu. Bạn nên bắt đầu việc tập luyện của mình bằng cách chọn ra một hoạt động làm tăng nhịp tim như chạy, bơi hay đi bộ nhanh và đặt ra mục tiêu phải dành ít nhất 30 phút để tập cho hầu hết các ngày trong tuần. Không nhất thiết phải là một bài tập 30 phút liên tục, việc đi bộ 2 lần, mỗi lần 15 phút cũng có tác dụng tương đương.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2