intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

MIGRAINE VÀ CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU KHÁC - 2

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

67
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều trị bệnh căn: Chủ yếu là tìm nguyên nhân nhức đầu và điều trị nguyên nhân đó; ví dụ tăng huyết áp, viêm màng não, ổ máu tụ nội sọ… Trong trường hợp đau đầu sau chọc sống thắt lưng, dự phòng bằng cách dùng kim nhỏ và để bệnh nhân nằm sấp sau khi chọc 1-2 giờ, sau đó bất động 24 giờ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vai trò của bất động không thể ngăn ngừa sự xuất hiện của loại đau đầu này mà chỉ kéo dài thời gian tiềm của nó. Biện pháp ngăn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: MIGRAINE VÀ CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU KHÁC - 2

  1. MIGRAINE VÀ CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU KHÁC - 2 6. Điều trị. 6.1. Điều trị bệnh căn: Chủ yếu là tìm nguyên nhân nhức đầu và điều trị nguyên nhân đó; ví dụ tăng huyết áp, viêm màng não, ổ máu tụ nội sọ… Trong trường hợp đau đầu sau chọc sống thắt lưng, dự phòng bằng cách dùng kim nhỏ và để bệnh nhân nằm sấp sau khi chọc 1-2 giờ, sau đó bất động 24 giờ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vai trò của bất động không thể ngăn ngừa sự xuất hiện của loại đau đầu này mà chỉ kéo dài thời gian tiềm của nó. Biện pháp ngăn ngừa tích cực và hiệu quả nhất là dùng kim chọc thích hợp (kim Whitacre, hay còn gọi là kim đầu bút chì). 6.2. Điều trị bệnh sinh:
  2. - Chống phù não: hiện nay có nhiều loại thuốc chống phù não khác nhau, nhưng về tác dụng của chúng thì mỗi loại chỉ thích hợp với một số nguyên nhân nhất định của phù não. + Synacthen: tốt trong trường hợp u não. + Corticoid: có nhiều quan điểm khác nhau về tác dụng chống phù não của nó. Nhưng nói chung corticoid có tác dụng chống phù não trong u não và ít tác dụng trong trường hợp đột qụy não. + Mannitol được khuyến cáo dùng trong tai biến mạch máu não (nhưng không dùng trong các tưrờng hợp chảy máu nội sọ), chấn thương sọ não… + Glucose 10-30% (không dùng trong tr ường hợp nhồi máu não). + Magiêsulfat 25% hiện nay ít được ai dùng vì tác dụng của nó không rõ rệt. - Thuốc an tĩnh: có tác dụng tốt trong nhiều trường nhức đầu do căn nguyên tâm lý, nhức đầu do căng thẳng. Các thuốc th ường dùng là: Seduxen, andaxin, meprobamat, librium… 7. Điều trị đặc hiệu Migraine. Điều trị Migraine bao gồm điều trị cơn và điều trị dự phòng (hay điều trị nền). 7.1. Điều trị cơn:
  3. - Thuốc đặc hiệu nh ergotamin tartrat, viên 1mg, ngậm dưới lưỡi ngay từ khi có biểu hiện tiền triệu. Sau 30 phút nếu không có kết quả ngậm tiếp vi ên thứ 2. Lưu ý chống chỉ định của thuốc và không dùng quá 6 mg 1 ngày và không qúa 10 mg 1 tuần. Ngoài ra có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với các thuốc chống nôn để điều trị cơn như aspirin, paracetamon, … kết hợp với primperan. - Nhóm triptan (Sumatriptan, Rizatriptan và Zolmitriptan). + Sumatriptan (Imigrane) là đồng vận đặc hiệu của thụ cảm thể 5- HT1d, thuốc tiêm ống 6mg, thuốc uống viên 100 mg, có tác dụng cắt cơn rất tốt. + Zolmitriptan (dạng viên tên thương phẩm là Zolmig hàm lượng 2,5 mg và dạng xịt (spray) đường mũi một lần duy nhất là Zolmig Rapimelt hàm lượng 5 mg) đ- ược chỉ định cho tất cả các thể Migraine. Thuốc có tác dụng nhanh và mạnh nhất trong nhóm triptan. + Tuy nhiên giá thành của các thuốc nhóm triptan cao nên thường chỉ được sử dụng khi các thuốc thông thường không có tác dụng và thuốc còn rất hiếm trên thị trường Việt Nam. 7.2. Điều trị dự phòng:
  4. - Dùng dihydroergotamin (Tamik, Dihydroergotamin) viên 3 mg, uống mỗi ngày 2 viên trong thời gian 10- 12 tuần. Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc trên hệ tiêu hóa. - Các nhóm thuốc khác như thuốc chẹn b (propranolol), chẹn canxi (flunarizin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng … cũng có thể sử dụng trong điều trị Migraine. - Từ năm 1990 Nguyễn Văn Chương và CS. (Bộ môn thần kinh học, Học viện quân y) đã ứng dụng phương pháp áp lạnh động mạch thái dương nông và thắt động mạch thái dương nông trong điều trị bệnh Migraine có tổn th ương chọn lọc động mạch thái dương nông. Kết quả điều trị rất khả quan. Ph ương pháp được chỉ định điều trị Migraine cả trong cơn và ngoài cơn. 8. Điều trị triệu chứng. - Nghỉ ngơi cơ thể và tinh thần là biện pháp cần thiết trong mọi trường hợp đau đầu. - Thuốc giảm đau thông thường có hiệu quả trong nhiều trường hợp đau đầu nhưng không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Về cách chọn thuốc, nên sử dụng lần lượt các thuốc tuần tự từ bậc 1 đến 2 và 3 trong bậc thang thuốc giảm đau. Hay được dùng nhất là:
  5. + Nhóm salicylic (Aspirin), + Noramidopyrin (Analgin), + Paracetamol có hoặc không phối hợp với codein (efferalgan codéine pha với nước uống hoặc Prodarfalgan pha với glucose 30% tiêm tĩnh mạch chậm…). + Diclophenac (Voltaren, Diclofen, Antalgin… 75mg) tiêm b ắp thịt… - Dùng các thuốc an tĩnh thần kinh. - Phương pháp điều trị vật lý (chờm đá, bấm huyệt…) th ường có thể làm giảm cơn đau. - Châm cứu có thể được sử dụng trong điều trị cơn đau và có tác dụng trong một số trường hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2