Đau đầu (Phần 3)
lượt xem 36
download
Đau đầu (Phần 3) Ðiều trị chứng đau nửa đầu từ vừa đến nặng như thế nào ? Cần dùng thuốc để cắt đứt cơn migraine khi đau đầu mức độ trung bình hay nặng. Các loại thuốc này khác với những thuốc giảm đau thường dùng nêu ở trên. Thay vì làm giảm cơn đau những loại thuốc này có tác dụng chống lại nguyên nhân gây đau đầu, và còn có thể làm co động mạch thái dương. Hai loại thuốc thường dùng là triptan và ergot Triptan là gì ? Triptan có khả năng gắn vào các thụ thể...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đau đầu (Phần 3)
- Đau đầu (Phần 3) Ðiều trị chứng đau nửa đầu từ vừa đến nặng như thế nào ? Cần dùng thuốc để cắt đứt cơn migraine khi đau đầu mức độ trung bình hay nặng. Các loại thuốc này khác với những thuốc giảm đau thường dùng nêu ở trên. Thay vì làm giảm cơn đau những loại thuốc này có tác dụng chống lại nguyên nhân gây đau đầu, và còn có thể làm co động mạch thái dương. Hai loại thuốc thường dùng là triptan và ergot
- Triptan là gì ? Triptan có khả năng gắn vào các thụ thể của serotonin trên thành mạch và các sợi thần kinh vì vậy nó làm giảm quá trình viêm cũng như làm co mạch. Ðiều này làm chấm dứt cơn đau đầu. Loại thuốc thuộc nhóm triptan thế hệ đầu tiên là sumatriptan (Imitrex). Ở Mỹ, thuốc này được dùng bằng đường tiêm, uống, hay dùng dạng xịt qua mũi. Zolmitriptan (Zomig)và rizatriptan (Maxalt) là hai loại thuốc mới hơn có thể dùng bằng đường uống hay thuốc ngậm tan trong miệng. Naratriptan (Amerge) , almotriptan (Axert), frovatriptan (Frovalan) thì chỉ dùng để uống mà thôi. Theo nguyên tắc, nhóm thuốc này chỉ được kê đơn khi các loại thuốc giảm đau thông thường không có hiệu quả. Nhưng những nghiên cứu gần đây thì cho rằng có thể dùng triptan ngay từ ban đầu để trị chứng đau nửa đầu này nhất là khi nó làm bệnh nhân suy nhược. Triptan nên dùng trước khi cơn đau đầu xuất hiện hoặc khi cơn đau đang còn nhẹ. Việc dùng thuốc sớm giúp tăng hiệu quả của thuốc, giảm tác dụng phụ, giảm nguy cơ tái phát cơn đau trong vòng 24 giờ sau. Dùng thuốc sớm ,tripan có thể làm mất đi hơn 80% cơn đau trong vòng 2 giờ. Tác dụng phụ của triptan là gì ? Các tác dụng phụ thường gặp của triptan là : đỏ bừng mặt, gây cảm giác ngứa da, cảm giác nghẹn cổ, nặng ngực. Ngoài ra, thuốc còn làm bệnh nhân lơ mơ nửa tỉnh nửa mê, choáng váng, mệt mỏi. Tuy nhiên đó chỉ là những tác dụng phụ trong thời gian ngắn, không đáng ngại lắm.
- Tác dụng phụ nguy hiểm nhất là gây nhồi máu cơ tim và làm bệnh nhân bị đột quỵ khi thuyên tắc mạch máu tim hoặc não. Dù tác dụng điều trị của triptan là làm co các động mạch vùng đầu, nhưng nó cũng có thể gây co thắt mạch vành vì vậy có thể gây nhồi máu cơ tim, nhất là ở những bệnh nhân có bị xơ vữa động mạch, lòng mạch bị thu hẹp lại do lắng đọng các mảng xơ vữa, hoặc bệnh nhân hay có những cơn co thắt mạch vành gây đau ngực trước đây (còn được gọi là chứng đau ngực biến thái Prizmetal). Vì vậy triptan không chỉ định cho những bệnh nhân đã từng bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ, hay bệnh nhân có dấu hệu của bệnh xơ vữa động mạch (dấu hiệu của xơ vữa động mạch có thể là đau ngực, dấu hiệu thiếu máu cơ tim thoáng qua hay dấu hiệu đi lặc cách hồi do tình trạng cung cấp máu cho chi dưới không liên tục vì lòng mạch bị hẹp do mảng xơ vữa). Một số bệnh nhân bị xơ vữa động mạch mà không có triệu chứng gì cả, được gọi là thể im lặng. Vì vậy, trước khi cho bệnh nhân dùng thuốc cần kiểm tra lại nếu bệnh nhân có bất kì dấu hiệu nào thuộc nhóm nguy cơ của bệnh xơ vữa động mạch. Các yếu tố nguy cơ đó là hút thuốc, tiểu đường, cao huyết áp, tăng lipoprotein có tỉ trọng thấp (LDL- một loại lipoprotein có hại vì nó làm tăng luợng cholesterone trong máu), béo phì, nam giới trên 40 tuổi, phụ nữ mãn kinh, hoặc có người thân trong gia đình từng bị nhồi máu cơ tim khi còn trẻ. Những đối tượng nguy cơ này nếu phải dùng thuốc thì ngay lần dùng đầu tiên cần theo dõi điện tim liên tục. Triptan khi dùng có thể tương tác với một số thuốc. Ví dụ khi dùng chung với các thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs - thuộc nhóm thuốc điều trị trầm cảm), vài báo cáo cho thấy có thể xảy ra hội chứng serotonin. Hội chứng này gồm :nhầm lẫm, hay quên, sốt, rung cơ, tăng huyết áp, tiêu chảy, đổ mồ hôi. Vài loại thuốc trong
- nhóm này như sumatriptan, zolmitriptan và rizatriptan có thể tương tác với nhóm thuốc ức chế men monoamine oxidase. Hay như propanolol có thể làm tăng nồng độ rizatriptan trong máu, cimetidine (Tagamet) lại làm tăng nồng độ zolmitriptan. Triptan không nên dùng cho phụ nữ có thai và trẻ nhỏ. Ergot là gì ? Cũng có tác dụng đẩy lùi cơn đau đầu migraine, trong thành phần có chứa ergotamine (Ergomar, Wigraine, Cafergot) và dihydroergotamine (Migranal,Tamik, DHE - 45). Ergot cũng có tác dụng làm co mạch nhưng ái lực của thuốc với tim nhiều hơn triptan, vì vậy tác dụng trên tim của thuốc kéo dài hơn, và việc dùng thuốc không an toàn bằng triptan. Ergot cũng gây buồn nôn và nôn nhiều hơn triptan, nó còn gây tăng co cơ trơn tử cung, vì vậy ở phụ nữ có thai nếu dùng thuốc có thể bị sảy thai hay sanh non. Midrin là gì ? Cũng là thuốc điều trị đau đầu do căng thẳng và chứng đau nửa đầu migraine, dùng kết hợp với isometheptene (thuốc gây co mạch), acetaminophen (thuốc giảm đau) và dichloralphedazone (thuốc an thần). Nên dùng trước cơn đau để có tác dụng tốt. Không nên dùng cho bệnh nhân bị tăng huyết áp, suy thận, tăng nhãn áp, bệnh gan, xơ vữa động mạch. Không dùng cùng với nhóm thuốc ức chế men monoamine oxidase. Có loại thuốc nào khác để trị đau nữa đầu hay không ?
- Narcotic và thuốc có chứa butalbital đôi khi cũng được dùng để điều trị chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên những thuốc này có khả năng gây nghiện, vì vậy không nên dùng ngay từ ban đầu. Thuốc có thể chỉ định cho những bệnh nhân điều trị không hiệu quả với các thuốc giảm đau thông thường nhưng lại không sử dụng được triptan (do đang mang thai hay có bệnh tim mạch kèm theo). Ðối với bệnh nhân dễ nôn, nên dùng kèm với một loại thuốc chống nôn khác như prochlorperazine (Compazine), hoặc metoclopramide (Reglan). Nếu bệnh nhân nôn nhiều khiến thuốc không thể hấp thu bằng đường uống thì có thể dùng DHE - 45, prochlorperazide (Compazine), valproate (Depacon). Phòng ngừa chứng đau nửa đầu bằng cách nào ? Có hai cách để phòng ngừa chứng đau nửa đầu : 1. Tránh các yếu tố khởi phát cơn đau 2. Dùng thuốc phòng tránh Thực sự không có cách nào có thể tránh 100%, mà áp dụng các biện pháp này chỉ có thể làm giảm số cơn đau. Các yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu là gì ? Chỉ một số ít những bệnh nhân bị chứng đau nửa đầu là tìm được nguyên nhân khởi phát cơn đau rõ ràng, còn đa phần không xác định được. Những bệnh nhân này có thể xuất hiện cơn đau nếu trước đó họ có một trong các yếu tố sau : stress, rối loạn giấc ngủ, ăn kiêng, hormone, khi bị chói mắt, do một
- số mùi nào đó, khói thuốc lá, hay do dùng một số thức ăn như pho mai cũ, sôcôla, bột ngọt, các chất nitrite, aspartame, cà phê. Ở một số phụ nữ, trong chu kỳ kinh nguyệt, khi nồng độ estrogen trong máu giảm thấp cũng khởi phát cơn đau đầu. Thời gian từ khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát đến khi đau đầu có thể từ vài giờ đến hai ngày. Không nhất thiết bệnh nhân "phải" đau đầu cứ mỗi khi tiếp xúc với yếu tố khởi phát, ngược lại, không phải là cứ tránh được các yếu tố này là tránh được đau đầu. Giấc ngủ và chứng đau nửa đầ Các rối loạn trong giấc ngủ như thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ không liên tục thường bị đánh thức trong giấc ngủ hay thậm chí ngủ quá nhiều đều được ghi nhận là nguy cơ cho chứng đau nửa đầu và chứng đau đầu do căng thẳng. Tổ chức một giấc ngủ hợp lí có thể làm giảm số lần đau đầu, đồng thời giấc ngủ cũng được cho rằng nó rút ngắn cơn đau. Ăn kiêng và chứng đau nửa đầu Ăn kiêng có thể làm khởi phát cơn đau đầu vì ăn kiêng làm phóng thích các hormone gây stress và làm hạ đường huyết. Ánh sáng và chứng đau nửa đầu Ánh sáng quá chói hay bất kì điều gì gây kích thích thị giác đều có thể làm cả bệnh nhân lẫn người khoẻ mạnh đau đầu, nhưng bệnh nhân bị chứng bệnh này thì nhạy cảm hơn, nghĩa là chỉ cần kích thích với cường độ yếu hơn là có thể gây đau đầu (ví như ánh sáng mặt trời, ti vi hay đèn flash). Chất caffein và chứng đau nửa đầu
- Chất này có trong nhiều loại thực phẩm như : nước cola, trà, sôcôla, cà phê và cả các thuốc giảm đau thông thường. Dùng caffein với hàm lượng thấp có thể giúp tỉnh táo và tăng khả năng hoạt động, nhưng nếu dùng quá nhiều thì gây mất ngủ, bứt rứt lo lắng và nhức đầu. Ðối với thuốc giảm đau có caffein, lạm dụng nó thì gây chứng nhức đầu kháng thuốc. Hơn nữa, ở một số người dùng caffein liều cao thường xuyên, khi ngưng dùng đột ngột thì cơn đau có khuynh hướng thuyên giảm. Sôcôla, rượu, tyramine, monosodium glutamate (trong bột ngọt), nitrite, aspartame và chứng đau nửa đầu. · Sôcôla được khuyến cáo có thể gây đau đầu, nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được rõ ràng mối liên hệ này. · Rượu : cả rượu trắng lẫn rượu đỏ. · Tyramine (có trong pho mai, rượu, bia, xúc xích nướng, bắp cải muối), dù được cho rằng chất này khởi phát cơn đau đầu, nhưng không có bằng chứng chứng tỏ rằng nếu hạn chế nó thì làm giảm số cơn đau. · Monosodium glutamate gây đau đầu, đỏ mặt, ra mồ hôi, và đánh trống ngực, nếu dùng lượng nhiều khi đang đói. · Nitrite và nitrate (có nhiều trong xúc xích, giăm bông, thịt hun khói, dồi). · Aspartame - một loại chất tạo vị ngọt dùng thay thế cho đường thông thường ở thực phẩm dành cho người ăn kiêng. Các chất này đã được chứng minh là gây đau đầu nhất là khi dùng nhiều. Hornome sinh dục nữ và chứng đau nửa đầu
- Bệnh nhân nữ bị chứng đau nửa đầu thường ghi nhận họ bị nhiều cơn đau đầu hơn khi đang hành kinh. Ðặc biệt một số người chỉ đau đầu vào khoảng thời gian này. Và loại đau đầu này gọi là đau đầu kinh nguyệt . Người ta cho rằng nồng độ estrogen xuống thấp trong chu kì là nguyên nhân của những cơn đau đầu này. Ở phụ nữ dùng thuốc tránh thai, do bản thân thuốc là estrogen tổng hợp, nên vào giai đoạn không dùng thuốc trong một chu kì, nồng độ estrogen trong máu giảm xuống, và bệnh nhân xuất hiện cơn đau đầu.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Siêu âm tầm soát bất thường thai nhi trong 3 tháng đầu (Kỳ 2)
5 p | 322 | 97
-
Bấm huyệt trị nhức đầu
5 p | 177 | 68
-
Siêu âm tầm soát bất thường thai nhi trong 3 tháng đầu (Kỳ 3)
5 p | 210 | 56
-
Giải phẫu xương đầu mặt (Kỳ 3)
5 p | 245 | 50
-
Khám chấn thương sọ não (Kỳ 3)
6 p | 204 | 46
-
Khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai
3 p | 214 | 34
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 3)
8 p | 171 | 33
-
ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA (Kỳ 3)
5 p | 152 | 30
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị nhức đầu (Phần 6)
7 p | 161 | 28
-
HIV (Phần 3)
9 p | 117 | 24
-
Khám phản xạ, dinh dưỡng, cơ vòng (Kỳ 3)
6 p | 624 | 17
-
Đại cương gãy xương (Kỳ 3)
5 p | 168 | 16
-
BẠCH BIỂN ĐẬU (Kỳ 3)
5 p | 111 | 7
-
ĐẠI CƯƠNG ĐAU BỤNG (Phần 3)
5 p | 94 | 6
-
Bài giảng Đánh giá chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu
14 p | 17 | 6
-
Đầu có chí (Phần 3)
5 p | 122 | 5
-
Các loại quả họ dâu giúp giảm nguy cơ đau tim ở phụ nữ
4 p | 76 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn