Migrain và các chứng đau đầu khác – Phần 3
lượt xem 4
download
Cận lâm sàng - CT (ưu thế trong chẩn đoán khối choán chỗ, nhồi máu, chảy máu, áp xe, não nước...); khó chẩn đoán trong bệnh lý hố sau, khoang sọ gần nền, vùng gần lỗ chẩm lớn vì hay có nhiễu xương.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Migrain và các chứng đau đầu khác – Phần 3
- Migrain và các chứng đau đầu khác – Phần 3 IV) Cận lâm sàng - CT (ưu thế trong chẩn đoán khối choán chỗ, nhồi máu, chảy máu, áp xe, não nước...); khó chẩn đoán trong bệnh lý hố sau, khoang sọ gần nền, vùng gần lỗ chẩm lớn vì hay có nhiễu xương. + ở BN MG: hình ảnh CT bình thường, nhưng nếu đau liên tục vài ngày có thể thấy một vùng phù não nhưng không thấy ổ nhồi máu. + CH, TH, đau đầu chức năng cho hình ảnh CT bình thường. - XQ sọ thường: + Khi đã có CT mở cửa sổ xương thì không cần chụp XQ sọ quy ước nữa. + Các tổn thương dễ thấy trên phim XQ sọ quy ước là: dãn yên, tổn thương xương, dị dạng sọ…
- - XQ cột sống cổ: + Đau vùng chẩm - cổ, vùng C1, C2 phải kiểm tra bằng phương pháp chụp cắt lớp. - MRI: thường không cần thiết chỉ định cho mọi bệnh nhân đau dầu. + Ưu điểm: có ưu thế trong chẩn đoán các bệnh lý hố sau, biểu hiện lỗ chẩm lớn rất rõ, phát hiện dị dạng chẩm - cổ tốt, và chẩn đoán các bệnh lý phần mềm (tuỷ, phần mềm cổ), và cột sống cổ. - MRA (chụp động mạch cộng hưởng từ): dùng điều tra mạch máu trong hoặc ngoài sọ, chẩn đoán dị dạng mạch rất tốt và rất thích hợp trong chẩn đoán huyết khối xoang tĩnh mạch nội sọ. - AG: Hiếm dùng để chẩn đoán các chứng đau đầu không kèm theo tổn thương khu trú. Có lợi ích trong chẩn đoán tắc, hẹp mạch gây đau đầu. Cần tiến h ành AG để chẩn đoán thông động - tĩnh mạch, phình mạch. Tuy nhiên theo quan điểm của đa số tác giả nếu chụp AG trong cơn đau đầu có thể gây các tai biến nguy hiểm. - Chẩn đoán phóng xạ: dùng để chẩn đoán dò dịch não tuỷ. - Xét nghiệm dịch não tuỷ: dùng để loại trừ các bệnh thực thể.
- - Điện não đồ: hiếm có tác dụng trong chẩn đoán đau đầu, không có thay đổi đặc hiệu trong từng loại đau đầu. Có lợi trong chẩn đoán đau đầu có tổn thương thần kinh khu trú nhưng chẩn đoán hình ảnh cho kết quả bình thường và có lợi trong chẩn đoán các bệnh lý gây biến đổi ý thức. IV) Chẩn đoán 4.1- Chẩn đoán lâm sàng Nếu đau đầu là triệu chứng của 1 bệnh thì ta cần căn cứ vào nhiều triệu chứng khác nhau cũng như căn cứ vào các chỉ tiêu cậm lâm sàng để chẩn đoán bệnh lý gốc. Trong trường hợp các chứng đau đầu nguyên phát, hầu hết các tác giả trên thế giới đều khẳng định rằng vấn đề chẩn đoán chỉ dựa cơ bản vào lâm sàng mà thôi. Sau đây chúng tôi chỉ xin nêu tiêu chuẩn chẩn đoán lâm sàng của các chứng đau đầu nguyên phát do nguyên nhân mạch máu của IHS năm 1988. 4.1.1- Tiêu chuẩn chẩn đoán Migren ở người lớn 4.1.1.1- Migren có aura (Tên gọi cũ: MG cổ điển, MG mắt, MG dị cảm 1/2 người, MG liệt nửa người hoặc MG rối loạn ngôn ngữ) A- Có ít nhất 2 cơn MG đáp ứng tiêu chuẩn B B- Có ít nhất 3 trong số đặc điểm sau:
- - 1 hoặc nhiều triệu chứng aura (tự phục hồi hoàn toàn) biểu hiện rối loạn chức năng khu trú vỏ não hoặc thân não. - Có ít nhất 1 tiền triệu gần phát triển dần trong hơn 4 phút hoặc 2 triệu chứng aura xuất hiện kế tiếp nhau. - Không có triệu chứng aura kéo dài hơn 60 phút, nếu có nhiều hơn là 1 triệu chứng aura thì thời gian kéo dài tăng lên tương ứng. - Đau đầu xuất hiện sau aura trước 1 giờ (cũng có thể xuất hiên trước hoặc cùng với triệu chứng aura). C- Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: - Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguy ên nhân đau đầu khác. - Nếu bênh sử và/ hoặc khám cơ thể và/ hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đ ã đựơc loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ. - Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó.
- 4.1.1.2- Migren không có aura (Tên goi cũ: MG thông thường, đau 1/2 đầu giản đơn) A- Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn sau (B-C-D). B- Đau đầu kéo dài 4- 72 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị không có kết quả). C- Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau: - Đau 1 bên - Đau theo nhịp mạch - Cường độ vừa hoặc nặng (bứt dứt khó chịu, hoặc mất khả năng l àm các công việc thừơng ngày). - Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng. D- Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau: - Buồn nôn và/ hoặc nôn - Sự ánh sáng và sợ tiếng động. E- Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau:
- - Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên nhân đau đầu khác. - Nếu bênh sử và/ hoặc khám cơ thể và/ hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đ ã đựơc loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp. - Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó. 4.1.2- Tiêu chuẩn chẩn đoán Migren trẻ em 4.1.2.1- Migren không có aura (Tên goi cũ: MG thông thường, đau 1/2 đầu giản đơn) A- Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn sau (B-C-D). B- Đau đầu kéo dài 4- 48 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị không có kết quả). C- Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau: - Đau một bên - Đau theo nhịp mạch
- - Cường độ vừa hoặc nặng (bứt dứt khó chịu, hoặc mất khả năng l àm các công việc thừơng ngày). - Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng. D- Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau: - Buồn nôn và/ hoặc nôn - Sự ánh sáng và/ hoặc sợ tiếng động. E- Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: - Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên nhân đau đầu khác. - Nếu bênh sử và/ hoặc khám cơ thể và/ hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đ ã đựơc loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp. - Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó. 4.1.2.2- Migren có aura (Tên goi cũ: (Tên gọi cũ: MG cổ điển, MG mắt, MG dị cảm 1/2 ng ười, MG liệt nửa người hoặc MG rối loạn ngôn ngữ)
- A- Có ít nhất 5 cơn đáp ứng tiêu chuẩn sau (B-C-D). B- Đau đầu kéo dài 2- 48 giờ (nếu không được điều trị hoặc điều trị không có kết quả). C- Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 tiêu chuẩn sau: - Đau hai bên (trán, thaí dương) - Đau theo nhịp mạch - Cường độ vừa hoặc nặng (bứt dứt khó chịu, hoặc mất khả năng l àm các công việc thừơng ngày). - Tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ nhàng. D- Trong khi đau đầu có ít nhất 1 trong 2 dấu hiệu sau: - Buồn nôn và/ hoặc nôn - Sự ánh sáng và/ hoặc sợ tiếng động. E- Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: - Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguyên nhân đau đầu khác.
- - Nếu bênh sử và/ hoặc khám cơ thể và/ hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đ ã đựơc loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp. - Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó. 4.1.3- Đau đầu chuõi (Cluster Headache) A- Có ít nhất 5 cơn đau đầu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn B đến D. B- Đau dữ dội một bên hốc mắt và/ hoặc thái dương dài 15- 180 phút nếu không đựơc điều trị. C- Đau đầu kèm theo ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau ở cùng bên đầu đau: 1- Xung huyết kết mạc 2- Chảy nước mắt 3- Chảy nước mũi 4- Xung huyết niêm mạc mũi 5- Chảy mồ hôi mặt và trán
- 6- Co đồng tử 7- Sụp mi 8- Phù nề mi mắt D- Tần số cơn: từ 2 ngày 1 cơn đến 8 cơn 1 ngày E- Có ít nhất 1 trong các tiêu chuẩn sau: - Bệnh sử, thăm khám chung và khám thần kinh không thấy các nguy ên nhân đau đầu khác. - Nếu bệnh sử và/ hoặc khám cơ thể và/ hoặc khám thần kinh thấy có 1 nguyên nhân gây đau đầu khác mà nguyên nhân đó đ ã đựơc loại trừ bằng xét nghiệm bổ trợ thích hợp. - Nếu có 1 nguyên nhân đau đầu khác nhưng những cơn MG đầu tiên không liên quan chặt chẽ về mặt thời gian với nguyên nhân đó. 4.1.4- Đau đầu do căng thẳng (Tension- type Headache) A- Đã có ít nhất 10 chu kỳ đau đầu đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn B đến D dưới đây, và có số ngày đau đầu kiểu này là 180 ngày/ năm hay 15 ngày/ tháng. B- Đau đầu kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày.
- C- Có ít nhất 2 trong các đặc điểm sau: - Đau như ép như bó (không đau theo mạch đập) - Cường độ nhẹ đến vừa - Đau 2 bên - Không tăng khi leo cầu thang hoặc vận động cơ thể nhẹ. D- Có cả 2 tiêu chuẩn sau: - Không buồn nôn hoặc nôn Không sợ ánh sáng, sợ tiếng động hoặc chỉ có 1 trong 2 triệu chứng n ày. - 4.2- Mô hình chẩn đoán lâm sàng đau đầu Đau đầu căn nguyên tâm thần lan toả tăng áp nội sọ viêm màng não, sốt tăng huyết áp
- đôi khi Migren khu trú hai bên ở trán, thường là viêm xoang, cũng có thể do tổn thương nơi khác ở chẩm, thường do tổn thương hố sau, cột sống hoặc rễ TK cổ, nhưng cũng thể do tổn thương có vùng khác.
- thường do viêm xoang sàng, giữa đầu: bướm đau một bên: khi bên phải, khi bên trái thường do Migren đau một bên cố định ở mọi cơn: dị dạng mạch máu não u sọ, não, màng não
- đau dây V đau đầu Cluster viêm động mạch thái dương tăngnhãnáp đôi khi Migren. 5- Điều trị 5.1- Điều trị bệnh căn Chủ yếu là tìm nguyên nhân nhức đầu và điều trị nguyên nhân đó; ví dụ tăng huyết áp, viêm màng não, ổ máu tụ nội sọ… Trong trường hợp đau đầu sau chọc sống thắt lưng, dự phòng bằng cách dùng kim nhỏ và để bệnh nhân nằm xấp sau khi chọc 1 -2 giờ sau đó bất động 24 giờ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp vai trò của bất động không thể ngăn ngừa sự xuất hiện của loại đau đầu này mà chỉ kéo dài thời gian tiềm của nó.
- 5.2- Điều trị bệnh sinh - Chống phù não: Hiện nay có nhiều loại thuốc chống phù não khác nhau, nhưng về tác dụng của chúng thì mỗi loại chỉ thích hợp với một số nguyên nhân nhất định của phù não. Synacthen: tốt trong trường hợp u não. Corticoid: có nhiều quan điểm khác nhau về tác dụng chống ph ù não của nó. Nhưng nói chung Corticoid có tác dụng chống phù não trong u não và ít tác dụng trong trường hợp Tai biến mạch máu não. Manitol được khuyến cáo dùng trong tai biến mạch máu não (nhưng không dùng trong các trường hợp chảy máu nội sọ), chấn thương sọ não… Glucose 10-30% (không dùng trong trường hợp nhồi máu não) Magiesulfat 25% hiện nay ít được ưa dùng vì tác dụng của nó không rõ rệt.
- - Thuốc an tĩnh: có tác dụng tốt trong nhiều trường nhức đầu do căn nguyên tâm lý, nhức đầu do căng thẳng. Các thuốc thường dùng là: Seduxen; Andaxin; Meprobamat; Librium… 5.3- Điều trị đặc hiệu Migren Điều trị MG gồm điều trị cơn và điều trị dự phòng (hay điều trị nền). - Điều trị cơn bằng các thuốc đặc hiệu như Ergotamin tartrat, viên 1mg, ngậm dưới lưỡi ngay từ khi có biểu hiện tiền triệu. Sau 30 phút nếu không có kết quả ngậm tiếp viên thứ 2. Lưu ý chống chỉ định của thuốc và không dùng quá 6 mg 1 ngày và không qúa 10 mg 1 tuần. Ngòai ra có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường kết hợp với các thuốc chống nôn để điều trị cơn như Aspirin, Paracethamon, … kết hợp với Priperan. - Sumatriptan là thuốc chữa MG mới, có tác dụng cắt cơn và được các tác giả cũng như bệnh nhân dánh giá cao. Thuốc đ ược sử dụng ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ từ năm 1990. Thông qua tác dụng đặc hiệu tr ên thụ cảm thể Serotonin 1d, thuốc không qua hàng rào mạch máu não, tác dụng trực tiếp vào hệ Dây V- Mạch làm co chọn lọc các mạch máu ngoài sọ, tái phân bố dòng máu não và làm giảm đau. Ngoài ra thuốc còn làm giảm quá trình viêm vô khuẩn ở màng cứng. Sumatriptan được chỉ định cho các cơn đau đầu dữ dội không đáp ứng với các thuốc khác. - Điều trị dự phòng:
- + Dùng Dihydroergotamin (Tamik, Dihydroergotamin) viên 3 mg, u ống mỗi ngày 2 viên trong thời gian10- 12 tuần. Cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc lên hệ tiêu hoá. + Các nhóm thuốc khác như thuốc chẹn b (Propranolol), chẹn canxi (Flunaricin), thuốc chống trầm cảm 3 vòng v.v…cũng có thể sử dụng trong điều trị Migren. + Từ năm 1990 Bộ môn thần kinh Học viện quân y đã ứng dụng phương pháp áp lạnh động mạch thái dương nông và thắt động mạch thái dương nông trong điều trị bệnh Migren có tổn thương chọn lọc động mạch thái dương nông. Kết quả điều trị khả quan. 5.4- Điều trị triệu chứng - Nghỉ ngơi cơ thể và tinh thần là biện pháp cần thiết trong mọi trường hợp đau đầu. - Thuốc chống đau thông thường có hiệu quả trong nhiều trường hợp đau đầu nhưng không nên dùng liên tục trong thời gian dài. Về cách chọn thuốc, nên xử dụng lần lượt các thuốc tuần tự từ bậc 1 đến 2 và 3 trong bậc thang thuốc chống đau.
- Hay được dùng nhất là nhóm Salixilic (Aspirin), Noramidopyrin (Analgin), Paraxethamon có hoặc không phối hợp với Codein. - Phương pháp điều trị vật lý (chườm đá, bấm huyệt…) thường có thể làm giảm cơn đau. - Châm cứu có thể được xử dụng trong điều trị cơn đau và có tác dụng trong một số trường hợp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đau đầu (Phần 3)
8 p | 141 | 36
-
Hội Chứng Nôn Ói Chu Kỳ (Cyclic Vomiting Syndrome) (Kỳ 1)
6 p | 212 | 25
-
Bài giảng Phác đồ điều trị nhi khoa 2013 - Chương 1: Tổng quát - Các triệu chứng và hội chứng
39 p | 123 | 23
-
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Đau đầu - GS.TS. Nguyễn Văn Chương
17 p | 200 | 22
-
Chứng đau nửa đầu và thuốc trị
5 p | 174 | 21
-
Bệnh đau nửa đầu ở phụ nữ
6 p | 153 | 18
-
Bài giảng Chẩn đoán và điều trị Migraine - BS. Lê Văn Nam
24 p | 151 | 15
-
Tài liệu Cập nhật cơ chế sinh lý bệnh Migraine - PGS.TS Cao Phi Phong
6 p | 102 | 10
-
Những bệnh dễ nhầm với bệnh Viêm xoang: Hội chứng đau nhức sọ mặt (Kỳ 1)
5 p | 135 | 9
-
Hiểu biết mới về chứng đau nửa đầu
6 p | 130 | 9
-
Bệnh đau nửa đầu ở trẻ em
6 p | 162 | 8
-
Đau đầu do thuốc
5 p | 60 | 6
-
Migrain và các chứng đau đầu khác – Phần 2
9 p | 86 | 5
-
Migraine nền
4 p | 90 | 4
-
Migrain và các chứng đau đầu khác – Phần 1
12 p | 101 | 4
-
MIGRAINE VÀ CÁC CHỨNG ĐAU ĐẦU KHÁC - 2
5 p | 66 | 3
-
Tiếp cận bệnh nhân đau đầu cấp
4 p | 24 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn